Thánh Augustinô đã khẳng định: Thiên Chúa dựng nên chúng ta, Ngài không cần hỏi ý kiến chúng ta, nhưng để cứu chuộc chúng ta, Ngài cần sự cộng tác của chúng ta”.
Thật vậy, để thực hiện chương trình cứu độ, suốt dọc theo chiều dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa luôn luôn mời gọi sự cộng tác của con người: Ngài mời gọi sự cộng tác của các tổ phụ; Ngài mời gọi sự cộng tác của các thủ lĩnh; Ngài mời gọi sự cộng tác của các ngôn sứ…Ngài mời gọi sự cộng tác chung của cả dân tộc Do Thái; Ngài mời gọi sự cộng tác riêng của từng người…Đặc biệt, để thực hiện lời hứa ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại, Ngài đã sai sứ thần đến để mời gọi sự cộng tác của một Trinh nữ tại làng quê Nazarét. Trinh Nữ ấy tên là Maria. Cuộc đối thoại giữa Sứ thần và Trinh nữ được Thánh Luca tường thuật lại trong đoạn Tin mừng hôm nay (x. Lc 1, 26-38).
Cuộc đối thoại bắt đầu bằng lời chào của sứ thần Gabriel: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”(Lc 1, 28). Đây là một lời chào đặc biệt, bởi vì sứ thần đã không chào bằng tên thật của Maria, nhưng bằng một tên mới đó là tên: “Đấng đầy ân sủng”. Sứ thần còn thêm rằng:“Đức Chúa ở cùng bà”. Chính vì lời chào đặc biệt nầy mà Trinh Nữ cảm thấy “bối rối”. Hiểu được sự bối rối của Trinh nữ, sứ thần giải thích rằng: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” (Lc 1,30-33). Trinh nữ hiểu rõ lời giải thích của sứ thần, nhưng vì Trinh nữ đã khấn giữ mình đồng trinh, Ngài quý trọng đức Đồng trinh hơn chức vụ làm Mẹ Thiên Chúa. Vì thế, Trinh nữ mới hỏi sứ thần rằng: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1,34). Thắc mắc của Trinh nữ cũng là thắc mắc của nhiều người qua mọi thời đại. Nhưng thắc mắc đó đã được Sứ thần giải thích một cách rõ ràng rằng: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” (Lc 1,35-37). Như vậy, việc Đức Mẹ thụ thai và sinh con là việc của Chúa Thánh Thần chứ không phải việc của con người. Đối với Thiên Chúa, không có gì là không làm được. Cho nên, Đức Mẹ sinh con mà vẫn đồng trinh. Khi hiểu được lời giải thích của sứ thần, Đức Maria đã sẵn sàng thưa xin vâng: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38).
Cuộc đối thoại giữa Sứ thần và Trinh nữ chấp dứt. Sứ thần đã làm tròn sứ mạng Truyền Tin của mình. Khi thưa “xin vâng”, Đức Maria đã chấp nhận cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ nhân loại. Biến cố này hết sức quan trọng vì làm thay đổi cuộc đời của Đức Maria và làm cho lịch sử cứu độ bước sang một trang sử mới. Đối với Đức Maria, từ một thiếu nữ bình thường đã trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế. Đi liền với thiên chức làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa còn ban cho Mẹ ơn Vô Nhiễm thai, ơn đồng trinh trọn đời và được đưa lên trời cả hồn lẫn xác. Đối với lịch sử cứu độ: tiếng thưa “Xin vâng” của Đức Maria làm cho lời hứa của Thiên Chúa ngày xưa được ứng nghiệm, Đấng Cứu Thế đã thực sự xuống thế làm người.
Nhưng tiếng “xin vâng” của Đức Maria không chỉ thể hiện qua lời nói trong chốc lát mà phải “trả giá” cả cuộc đời của Mẹ. Thật vậy, từ khi thưa tiếng “Xin vâng”, Đức Maria bắt đầu bước vào hành trình hy sinh đau khổ: mang thai, bị Giuse hiểu nhầm, sinh con trong hang đá nghèo hèn, đưa con trốn sang Aicập, lạc mất con trong đền thánh, thấy con vác thập giá, chứng kiến con bị đóng đinh, chết trên thập giá và bị người ta tháo đinh để táng trong hang đá…Những đau khổ đó là những lời thưa xin vâng của Mẹ trong cuộc sống. Những đau khổ đó cũng là sự cộng tác của Mẹ với Chúa Giêsu trong việc cứu độ nhân loại. Cho nên, Đức Maria còn được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.
Để nuôi dưỡng Đức Giêsu và bảo vệ Đức Maria, Thiên Chúa còn mời gọi sự cộng tác của Thánh Giuse. Cho nên, Thánh Giuse trở thành bạn thanh sạch của Đức Maria và Cha nuôi của Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu bắt đầu hoạt động công khai, Ngài mời gọi sự cộng tác với Ngài bằng việc tuyển chọn và huấn luyện một số người mà chúng ta gọi là Tông đồ. Ngoài các tông đồ còn có các môn đệ và một số phụ nữ khác…Trước khi về trời, Ngài đã thiết lập Giáo hội để Giáo hội tiếp tục thi hành sứ vụ Cứu thế của Ngài. Trong Giáo hội có đầy đủ mọi thành phần: Giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân. Tất cả được mời gọi cộng tác với nhau và cộng tác vơi Chúa để cứu độ thế giới mãi cho đến tận thế.
Với chúng ta ngày hôm nay thì sao? Tùy vào khả năng và địa vị, Thiên Chúa vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài.
Thứ nhất, là người kitô hữu, mỗi người chúng ta hãy cộng tác với Thiên Chúa trong việc chu toàn bổn phận khi lãnh nhận bí tích Rửa tội là “từ bỏ ma quỷ và tuyên xưng đức tin”. Từ bỏ ma quỷ là từ bỏ cuộc sống trái với luật Chúa và luật Hội thánh. Tuyên xưng đức tin không chỉ trên môi miệng mà cần phải thể hiện bằng chính cuộc sống của mình. Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gcb 2,17).
Thứ hai, là thành viên của gia đình, chúng ta cộng tác với Thiên Chúa bằng cách chu toàn bổn phận làm chồng làm vợ, làm cha làm mẹ và làm con cái. Tất cả các thành viên trong gia đình đều được mời gọi nên thánh. Người làm chồng, làm cha có thể noi gương Thánh Giuse. Người làm vợ, làm mẹ có thể noi gương Đức Maria. Người làm con có thể noi gương Đức Giêsu. Nhìn vào lịch sử Giáo hội còn biết bao gia đình đáng cho chúng ta noi gương và học tập. Chúng ta có thể noi gương đời sống thánh thiện của gia đình ông Louis Martin và bà Zélie Guérin, thân mẫu của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Hai ông bà có chín người con. Bốn người chết trong thời thơ ấu, trong khi năm cô con gái còn lại lần lượt vào Dòng Kín và Dòng Thăm Viếng. Cả Louis và Zélie được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI phong chân phước ngày 19 tháng 10 năm 2008, và được Đức Thánh Cha Phanxicô phong hiển thánh vào ngày 18 tháng 10 năm 2015.
Thứ ba, là người con của giáo xứ, mỗi người chúng ta được mời gọi dùng khả năng của mình để xây dựng, bảo vệ và phát triển giáo xứ: Có những người được mời gọi làm thành viên của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ; có những người được mời gọi làm thành viên của các ban đoàn; có những người được mời gọi làm thành viên trong các Hội đoàn hay một tổ chức khác; cũng có những người chỉ làm một giáo dân bình thường nhưng luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao…Tùy khả năng và hoàn cảnh, tất cả được mời gọi để xây dựng, bảo vệ và phát triển giáo xứ.
Ngoài ra, nếu những ai giữ những chức vụ khác trong đạo ngoài đời đều được mời gọi cộng tác với nhau và cộng tác với ơn Chúa để chu toàn nhiệm vụ của mình để làm sáng danh Chúa. Khi chúng ta thực hiện tốt bổn phận người kitô hữu và bổn phận của đấng bậc mình là chúng ta đang cộng tác với Chúa để cứu độ chúng ta và cứu độ thế giới.
Lạy Chúa, nhờ tiếng xin vâng của Mẹ, nhân loại được đón nhận Đấng Cứu Thế. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin cho mọi người chúng con luôn biết thưa xin vâng trong cuộc sống đức tin để Chúa cũng đến với chúng con và qua chúng con Chúa đến với mọi người. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thật vậy, để thực hiện chương trình cứu độ, suốt dọc theo chiều dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa luôn luôn mời gọi sự cộng tác của con người: Ngài mời gọi sự cộng tác của các tổ phụ; Ngài mời gọi sự cộng tác của các thủ lĩnh; Ngài mời gọi sự cộng tác của các ngôn sứ…Ngài mời gọi sự cộng tác chung của cả dân tộc Do Thái; Ngài mời gọi sự cộng tác riêng của từng người…Đặc biệt, để thực hiện lời hứa ban Đấng Cứu Thế cho nhân loại, Ngài đã sai sứ thần đến để mời gọi sự cộng tác của một Trinh nữ tại làng quê Nazarét. Trinh Nữ ấy tên là Maria. Cuộc đối thoại giữa Sứ thần và Trinh nữ được Thánh Luca tường thuật lại trong đoạn Tin mừng hôm nay (x. Lc 1, 26-38).
Cuộc đối thoại bắt đầu bằng lời chào của sứ thần Gabriel: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”(Lc 1, 28). Đây là một lời chào đặc biệt, bởi vì sứ thần đã không chào bằng tên thật của Maria, nhưng bằng một tên mới đó là tên: “Đấng đầy ân sủng”. Sứ thần còn thêm rằng:“Đức Chúa ở cùng bà”. Chính vì lời chào đặc biệt nầy mà Trinh Nữ cảm thấy “bối rối”. Hiểu được sự bối rối của Trinh nữ, sứ thần giải thích rằng: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” (Lc 1,30-33). Trinh nữ hiểu rõ lời giải thích của sứ thần, nhưng vì Trinh nữ đã khấn giữ mình đồng trinh, Ngài quý trọng đức Đồng trinh hơn chức vụ làm Mẹ Thiên Chúa. Vì thế, Trinh nữ mới hỏi sứ thần rằng: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1,34). Thắc mắc của Trinh nữ cũng là thắc mắc của nhiều người qua mọi thời đại. Nhưng thắc mắc đó đã được Sứ thần giải thích một cách rõ ràng rằng: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” (Lc 1,35-37). Như vậy, việc Đức Mẹ thụ thai và sinh con là việc của Chúa Thánh Thần chứ không phải việc của con người. Đối với Thiên Chúa, không có gì là không làm được. Cho nên, Đức Mẹ sinh con mà vẫn đồng trinh. Khi hiểu được lời giải thích của sứ thần, Đức Maria đã sẵn sàng thưa xin vâng: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38).
Cuộc đối thoại giữa Sứ thần và Trinh nữ chấp dứt. Sứ thần đã làm tròn sứ mạng Truyền Tin của mình. Khi thưa “xin vâng”, Đức Maria đã chấp nhận cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ nhân loại. Biến cố này hết sức quan trọng vì làm thay đổi cuộc đời của Đức Maria và làm cho lịch sử cứu độ bước sang một trang sử mới. Đối với Đức Maria, từ một thiếu nữ bình thường đã trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế. Đi liền với thiên chức làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa còn ban cho Mẹ ơn Vô Nhiễm thai, ơn đồng trinh trọn đời và được đưa lên trời cả hồn lẫn xác. Đối với lịch sử cứu độ: tiếng thưa “Xin vâng” của Đức Maria làm cho lời hứa của Thiên Chúa ngày xưa được ứng nghiệm, Đấng Cứu Thế đã thực sự xuống thế làm người.
Nhưng tiếng “xin vâng” của Đức Maria không chỉ thể hiện qua lời nói trong chốc lát mà phải “trả giá” cả cuộc đời của Mẹ. Thật vậy, từ khi thưa tiếng “Xin vâng”, Đức Maria bắt đầu bước vào hành trình hy sinh đau khổ: mang thai, bị Giuse hiểu nhầm, sinh con trong hang đá nghèo hèn, đưa con trốn sang Aicập, lạc mất con trong đền thánh, thấy con vác thập giá, chứng kiến con bị đóng đinh, chết trên thập giá và bị người ta tháo đinh để táng trong hang đá…Những đau khổ đó là những lời thưa xin vâng của Mẹ trong cuộc sống. Những đau khổ đó cũng là sự cộng tác của Mẹ với Chúa Giêsu trong việc cứu độ nhân loại. Cho nên, Đức Maria còn được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.
Để nuôi dưỡng Đức Giêsu và bảo vệ Đức Maria, Thiên Chúa còn mời gọi sự cộng tác của Thánh Giuse. Cho nên, Thánh Giuse trở thành bạn thanh sạch của Đức Maria và Cha nuôi của Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu bắt đầu hoạt động công khai, Ngài mời gọi sự cộng tác với Ngài bằng việc tuyển chọn và huấn luyện một số người mà chúng ta gọi là Tông đồ. Ngoài các tông đồ còn có các môn đệ và một số phụ nữ khác…Trước khi về trời, Ngài đã thiết lập Giáo hội để Giáo hội tiếp tục thi hành sứ vụ Cứu thế của Ngài. Trong Giáo hội có đầy đủ mọi thành phần: Giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân. Tất cả được mời gọi cộng tác với nhau và cộng tác vơi Chúa để cứu độ thế giới mãi cho đến tận thế.
Với chúng ta ngày hôm nay thì sao? Tùy vào khả năng và địa vị, Thiên Chúa vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài.
Thứ nhất, là người kitô hữu, mỗi người chúng ta hãy cộng tác với Thiên Chúa trong việc chu toàn bổn phận khi lãnh nhận bí tích Rửa tội là “từ bỏ ma quỷ và tuyên xưng đức tin”. Từ bỏ ma quỷ là từ bỏ cuộc sống trái với luật Chúa và luật Hội thánh. Tuyên xưng đức tin không chỉ trên môi miệng mà cần phải thể hiện bằng chính cuộc sống của mình. Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gcb 2,17).
Thứ hai, là thành viên của gia đình, chúng ta cộng tác với Thiên Chúa bằng cách chu toàn bổn phận làm chồng làm vợ, làm cha làm mẹ và làm con cái. Tất cả các thành viên trong gia đình đều được mời gọi nên thánh. Người làm chồng, làm cha có thể noi gương Thánh Giuse. Người làm vợ, làm mẹ có thể noi gương Đức Maria. Người làm con có thể noi gương Đức Giêsu. Nhìn vào lịch sử Giáo hội còn biết bao gia đình đáng cho chúng ta noi gương và học tập. Chúng ta có thể noi gương đời sống thánh thiện của gia đình ông Louis Martin và bà Zélie Guérin, thân mẫu của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Hai ông bà có chín người con. Bốn người chết trong thời thơ ấu, trong khi năm cô con gái còn lại lần lượt vào Dòng Kín và Dòng Thăm Viếng. Cả Louis và Zélie được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI phong chân phước ngày 19 tháng 10 năm 2008, và được Đức Thánh Cha Phanxicô phong hiển thánh vào ngày 18 tháng 10 năm 2015.
Thứ ba, là người con của giáo xứ, mỗi người chúng ta được mời gọi dùng khả năng của mình để xây dựng, bảo vệ và phát triển giáo xứ: Có những người được mời gọi làm thành viên của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ; có những người được mời gọi làm thành viên của các ban đoàn; có những người được mời gọi làm thành viên trong các Hội đoàn hay một tổ chức khác; cũng có những người chỉ làm một giáo dân bình thường nhưng luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao…Tùy khả năng và hoàn cảnh, tất cả được mời gọi để xây dựng, bảo vệ và phát triển giáo xứ.
Ngoài ra, nếu những ai giữ những chức vụ khác trong đạo ngoài đời đều được mời gọi cộng tác với nhau và cộng tác với ơn Chúa để chu toàn nhiệm vụ của mình để làm sáng danh Chúa. Khi chúng ta thực hiện tốt bổn phận người kitô hữu và bổn phận của đấng bậc mình là chúng ta đang cộng tác với Chúa để cứu độ chúng ta và cứu độ thế giới.
Lạy Chúa, nhờ tiếng xin vâng của Mẹ, nhân loại được đón nhận Đấng Cứu Thế. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin cho mọi người chúng con luôn biết thưa xin vâng trong cuộc sống đức tin để Chúa cũng đến với chúng con và qua chúng con Chúa đến với mọi người. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành