Các Giám mục kêu gọi dân chúng hãy kiên tâm và bình thản trước sự kiện Tổng thống Zimbabue từ chức
Trước biến cố tổng thống nước Cộng Hòa Zimbabue là Ông Robert Mugabe từ chức, các Giám mục Công Giáo của đất nước này đã kêu gọi dân chúng hãy vì lợi ích của quốc gia mà kiên nhẫn và nỗ lực vãn hồi hòa bình trật tự theo Hiến pháp.
Trong một tuyên bố ngày 19/11 các giám mục Zimbabwe tuyên bố: "Giáo hội hết lòng cầu nguyện trong khi theo dõi các sự kiện căng thẳng đang xảy ra cho đất nước. Chúng tôi, các chủ chăn của khối người Công Giáo kêu mời mọi người công dân, các chiến binh của Lực lượng Quốc phòng Zimbabue và các chính trị gia hãy vì lợi ích chung của quốc gia mà quan tâm, không ngừng làm việc không mệt mỏi cho mục tiêu hòa bình của cuộc khủng hoảng hiện nay hầu nhanh chóng khôi phục hòa bình và bình thường hóa cuộc sống theo trật tự của Hiến pháp".
Bức thư đã được các vị Giám mục sau đây ký: Đức cha Michael D. Bhasera của Giáo phận Masvingo và Gweru; Đức Tổng Giám Mục Robert C. Ndlovu của Harare và của Chinhoyi; Đức Tổng Giám Mục Alex Thomas của Bulawayo; Đức Giám Mục Albert Serrano của Hwange; Đức Giám Mục Paul Horan của Mutare; và Đức Giám Mục Rudolf Nyandoro của Gokwe.
Sau khi Tổng thống Mugabe sa thải phó chủ tịch Emmerson Mnangagwa cách đây hai tuần, hàng ngàn người đã biểu tình, xuống đường yêu cầu ông Mugabe từ chức. Sau đó Lực lượng quân đội Quốc gia Zimbabwe đã làm áp lực và cô lập ông trong tư gia như một cuộc đảo chính và đòi hỏi Tổng thống phải điều trần trước quốc dân. Trong cuộc điều trần đó, ông đã tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 21 tháng 11, sau 37 năm trị vì!
Các thành viên của Zanu-PF đã lên án Tổng thống Mugabe, để cho vợ ông là phu nhân Grace Mugabe, lạm quyền thay đổi hiến pháp và vi phạm hiến pháp trong các cuộc tranh cử.
Ông cũng bị cáo buộc là quản lý tài chánh đất nước một cách tồi tệ. Theo đài BBC, hiện nay mức sống của người dân trung bình ở Zimbabwe còn thấp hơn 15% so với nếp sống trước khi ông lên cầm quyền.
Theo đài BBC cho hay nhiều nghị sĩ đã nhảy múa trên sàn nghị viện khi nghe tin ông ta từ chức; còn dân chúng thì reo hò nhẩy múa trên các đường phố của thủ đô.
Thủ tướng Anh Theresa May đã gọi việc từ chức này là cơ hội cho Zimbabwe "thăng tiến trước những con đường khép kín độc đoán của ông Mugabe".
Tổng thống Mugabe là người lãnh đạo lâu đời nhất thế giới, dù đã đạt tới 93 tuổi thọ. Ông đã nắm quyền hành từ năm 1980. Trong quá trình chuyển giao quyền lực và quản trị sắp tới, các giám mục Công Giáo đã khuyến khích tổ chức "các cuộc bầu cử, tham vấn vô vị lợi và công bằng", đồng thời ưu tiên cho sự tôn trọng nhân quyền con người theo tiêu chuẩn quốc tế cho cuộc sống của nhân dân .
"Chúng tôi yêu cầu tất cả mọi người hãy kiềm chế và kiên nhẫn trong một thời điểm căng thẳng này; dân chúng cần tôn trọng luật pháp. Chúng tôi cũng nhắc nhở tất cả các nhà lãnh đạo chính trị, các phương tiện truyền thông, và toàn thể dân chúng đừng có những hành động quá khích hay bạo động xảy ra trong thời phút tiến hành các thủ tục xây dựng quốc gia đầy tế nhị và căng thẳng hiện nay. Hãy tiến về phía trước, các giám mục Zimbabue nhấn mạnh sự cần thiết phải có tòa án dân sự xét xử công minh những người đã gây ra thiệt hại cho đất nước, đồng thời cũng cầu nguyện cho một tương lai yên bình và thượng vượng của đất nước”.
Mulgabe nhà độc tài Zimbabue |
Trước biến cố tổng thống nước Cộng Hòa Zimbabue là Ông Robert Mugabe từ chức, các Giám mục Công Giáo của đất nước này đã kêu gọi dân chúng hãy vì lợi ích của quốc gia mà kiên nhẫn và nỗ lực vãn hồi hòa bình trật tự theo Hiến pháp.
Trong một tuyên bố ngày 19/11 các giám mục Zimbabwe tuyên bố: "Giáo hội hết lòng cầu nguyện trong khi theo dõi các sự kiện căng thẳng đang xảy ra cho đất nước. Chúng tôi, các chủ chăn của khối người Công Giáo kêu mời mọi người công dân, các chiến binh của Lực lượng Quốc phòng Zimbabue và các chính trị gia hãy vì lợi ích chung của quốc gia mà quan tâm, không ngừng làm việc không mệt mỏi cho mục tiêu hòa bình của cuộc khủng hoảng hiện nay hầu nhanh chóng khôi phục hòa bình và bình thường hóa cuộc sống theo trật tự của Hiến pháp".
Bức thư đã được các vị Giám mục sau đây ký: Đức cha Michael D. Bhasera của Giáo phận Masvingo và Gweru; Đức Tổng Giám Mục Robert C. Ndlovu của Harare và của Chinhoyi; Đức Tổng Giám Mục Alex Thomas của Bulawayo; Đức Giám Mục Albert Serrano của Hwange; Đức Giám Mục Paul Horan của Mutare; và Đức Giám Mục Rudolf Nyandoro của Gokwe.
Sau khi Tổng thống Mugabe sa thải phó chủ tịch Emmerson Mnangagwa cách đây hai tuần, hàng ngàn người đã biểu tình, xuống đường yêu cầu ông Mugabe từ chức. Sau đó Lực lượng quân đội Quốc gia Zimbabwe đã làm áp lực và cô lập ông trong tư gia như một cuộc đảo chính và đòi hỏi Tổng thống phải điều trần trước quốc dân. Trong cuộc điều trần đó, ông đã tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 21 tháng 11, sau 37 năm trị vì!
Các thành viên của Zanu-PF đã lên án Tổng thống Mugabe, để cho vợ ông là phu nhân Grace Mugabe, lạm quyền thay đổi hiến pháp và vi phạm hiến pháp trong các cuộc tranh cử.
Ông cũng bị cáo buộc là quản lý tài chánh đất nước một cách tồi tệ. Theo đài BBC, hiện nay mức sống của người dân trung bình ở Zimbabwe còn thấp hơn 15% so với nếp sống trước khi ông lên cầm quyền.
Theo đài BBC cho hay nhiều nghị sĩ đã nhảy múa trên sàn nghị viện khi nghe tin ông ta từ chức; còn dân chúng thì reo hò nhẩy múa trên các đường phố của thủ đô.
Thủ tướng Anh Theresa May đã gọi việc từ chức này là cơ hội cho Zimbabwe "thăng tiến trước những con đường khép kín độc đoán của ông Mugabe".
Tổng thống Mugabe là người lãnh đạo lâu đời nhất thế giới, dù đã đạt tới 93 tuổi thọ. Ông đã nắm quyền hành từ năm 1980. Trong quá trình chuyển giao quyền lực và quản trị sắp tới, các giám mục Công Giáo đã khuyến khích tổ chức "các cuộc bầu cử, tham vấn vô vị lợi và công bằng", đồng thời ưu tiên cho sự tôn trọng nhân quyền con người theo tiêu chuẩn quốc tế cho cuộc sống của nhân dân .
"Chúng tôi yêu cầu tất cả mọi người hãy kiềm chế và kiên nhẫn trong một thời điểm căng thẳng này; dân chúng cần tôn trọng luật pháp. Chúng tôi cũng nhắc nhở tất cả các nhà lãnh đạo chính trị, các phương tiện truyền thông, và toàn thể dân chúng đừng có những hành động quá khích hay bạo động xảy ra trong thời phút tiến hành các thủ tục xây dựng quốc gia đầy tế nhị và căng thẳng hiện nay. Hãy tiến về phía trước, các giám mục Zimbabue nhấn mạnh sự cần thiết phải có tòa án dân sự xét xử công minh những người đã gây ra thiệt hại cho đất nước, đồng thời cũng cầu nguyện cho một tương lai yên bình và thượng vượng của đất nước”.