Trong thực tế có chỗ đầu thì phải có chỗ cuối đó là điều hiển nhiên, con người hay bàn tới và phấn đấu vị trí hàng đầu, nhưng ở đây chúng ta lại nói đến việc “ngồi vào chỗ cuối”, cái chỗ mà chẳng mấy ai ưa! Không ưa là một chuyện, mà trái lại con người lại ghét cay ghét đắng, họ tìm cách né tránh và thoát ra khỏi chỗ cuối, phải chăng chỗ cuối là chỗ luôn trống và chờ đợi người khác ngồi vào chăng?
Vậy, chỗ cuối là chỗ nào các bạn nhỉ? Trong thực tế chúng ta luôn hiểu “chỗ cuối” là vị trí sau cùng. Thật thế, điều tôi thấy một cách hiển nhiên trong thực tế về chỗ cuối một cách dễ hình dung là những dịp tết, hè,… đi xe khách về thăm quê, cảnh hành khách to tiếng tranh nhau ngồi vào chỗ đầu, có những hành khách ngồi vào chỗ cuối thì họ thà hoãn lại chuyến đi vào lúc khác, có những hành khách vì cần thiết họ cũng phải chịu ngồi vào chỗ cuối với vẻ mặt không vui khó chịu; một thực tế nhỏ cho thấy rằng ai cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân và ít ai thích, bằng lòng ngồi vào chỗ cuối.
“Ngồi vào chỗ cuối” như chúng ta nói trên đã đúng với điều Thiên Chúa muốn chăng? Ở đây tôi xin mượn vị trí rốt hết, để cùng các bạn đi khám phá một nhân đức cao quý nơi phẩm giá con người “nhân đức khiêm nhường”, sự khiêm nhường đích thực mà Thiên Chúa muốn là gì? Chúng ta chỉ đạt đến sự khiêm nhường đích thực khi chúng ta họa lại hình ảnh của Thiên Chúa, mẹ Maria, các Thánh nhân,…như lời kinh khiêm nhường dạy bảo chúng ta rằng:
Xem Hình
Lạy Chúa xin giải thóat con:
Khỏi lòng ham ước được quí chuộng
Khỏi lòng ham ước được yêu mến
Khỏi lòng ham ước được tôn vinh
Khỏi lòng ham ước được trọng kính
Khỏi lòng ham ước được ca tụng
Khỏi lòng ham ước được ưu đãi hơn người
Khỏi lòng ham ước được tín nhiệm,
Khỏi lòng ham ước được hoan hô
Khỏi lo sợ bị hạ nhục
Khỏi lo sợ bị khinh chê
Khỏi lo sợ bị khiển trách
Khỏi lo sợ bị vu khống
Khỏi lo sợ bị lãng quên
Khỏi lo sợ bị cười chê
Khỏi lo sợ bị xử bất công
Khỏi lo sợ bị nghi ngờ
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con lòng ao ước:
Cho người khác được yêu mến hơn con
Cho người khác được quí chuộng hơn con
Cho, trước dư luận thế gian, người khác được đề cao, còn con phải hạ xuống
Cho người khác được tuyển chọn, còn con bị lọai bỏ
Cho người khác được ca tụng, còn con bị quên lãng
Cho người khác được ưu đãi hơn con trong mọi sự
Cho người khác được thánh thiện hơn con, miễn là con được nên thánh theo nghĩa vụ con.
(Đức Hồng Y Raphael Merry Del Val)
Thật vậy, trong thâm tâm tôi luôn có một khao khát, và một sự thúc đẩy tập sống theo đức khiêm nhường thật mãnh liệt, tôi luyện tập hằng ngày để sống đức khiêm nhường sao cho đúng, nhưng thật khó các bạn ạ; khi tìm hiểu về sự khiêm nhường theo thánh ý Chúa, tôi đã bắt gặp lời kinh cầu khiêm nhường, tôi liền đọc, đọc xong tôi thấy rùng mình khiếp sợ, mồ hôi tuôn chảy, vì sức tôi quá yếu đuối mà cái tôi thì lại quá cao, tôi cũng là con người sao tôi có thể sống và cầu xin những điều như lời kinh dạy,…Tôi đã từng có lần tự nhủ tôi sống như thế này là được là khiêm nhường rồi! Qủa đúng như câu nói của Karl Marx nói rằng: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa”. Còn thời đại chúng ta hôm nay thì sao các bạn, người ta vẫn quý trọng và tôn vinh sự khiêm nhường nhưng ngược lại không ai sống theo sự khiêm nhường, có khi người khiêm nhường được xem như là đi ngược với thời đại, đó là con người nhu nhược, lạc hậu, ngớ ngẩn và không thể sống trong một xã hội mưu mô đầy toan tính này. Nói như vậy, không có nghĩa là không còn những người bước theo con đường khiêm hạ “Ngồi vào chỗ cuối”. Vâng, có đấy các bạn ạ!
Bây giờ tôi chỉ nói với các bạn “ hãy đến mà xem”, đó là nơi gia đình thân thương của những nữ tu nhỏ bé khiêm hạ “ Hội Dòng Nữ Tỳ Chúa Giê Su Tình Thương”, sống trên mảnh đất lịch sử của những chứng nhân truyền giáo tiên khởi tại chủng viện Làng Sông – Qui Nhơn – Bình Định. Các nữ tu đã sống họa lại hình ảnh của Thiên Chúa mà họ hằng yêu mến, như lời của Đức Mẹ thưa lên rằng: “Vâng tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38), với linh đạo của Chúa Giê Su hơn hai ngàn năm trước, nhưng luôn mới mẻ và đầy sức sống: “Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối…”. (Lc 14,10).
- Đó là chỗ mà “cơ sở chính để tựa đầu” của nhà Dòng chỉ là nơi Giáo phận cho tạm dung chứ không phải là những tòa cao ốc sang trọng, tiện nghi.
- Đó là chỗ mà từ sáng tinh mơ tới khi hoàng hôn buông xuống thay vì những đôi tay được thảnh thơi lướt web, truy cập Google, du lịch qua màn ảnh nhỏ với các đường link internet…thì làm bạn với luống rau, luống cà, hay ra ruộng để cuốn rơm khi bữa cơm trưa vừa xong vội vã !.
- Đó là chỗ của màu áo xám tro, cái gam màu của “tro bụi cuộc đời”, của mai danh ẩn tích !
- Đó là chỗ của hành trang lý tưởng, của tương lai cuộc đời không được đánh giá qua bằng cấp thấp cao, gia đình thế giá…mà cốt lỏi đó chính là yêu mến Chúa Giêsu và sẵn sàng “rửa chân cho anh chị em mình”.
- Đó là chỗ của những bữa cơm đạm bạc, mà trên bàn không bao giờ thiếu những món rau quả thấm đẫm những giọt mồ hôi của các chị em.
- Đó là chỗ của những tiện nghi tối thiểu và nguồn sống mỗi ngày không phải được bảo đảm do những cơ sở kinh tế tự thân mà chủ yếu được nhận lãnh từ biết bao nhiêu tấm lòng quảng đại sẻ chia bố thí.
- Đó là chỗ mà mọi thành viên có thể sống chan hòa như một mái ấm và hàng ngày đều có thể mở cửa để đón tiếp hết mọi người.
- Đó là chỗ mà mà các Đấng Bản Quyền, các vị cha anh, mẹ chị…đến viếng thăm, hiện diện, sẻ chia, nâng đỡ…như những người thân yêu trong một gia đình mà không hề phân vai trên trước…!
- Đó là chỗ của không gian trầm lắng chốn dân dã quê mùa, ruộng đồng sông nước, chân lấm tay bùn…, của mái ngói rêu phong, của lịch sử lâu đời ghi dấu cội nguồn đức tin, của cái nôi văn hóa lừng danh chữ Quốc ngữ, của trung tâm đào tạo hàng ngàn linh mục…
- Đó là chỗ mà sức sống và điểm tựa cho cả cuộc đời thánh hiến, cuối cùng, chính là Chúa Giêsu, đang hiện diện đợi chờ mỗi ngày trong Thánh Thể và nhẹ nhàng thúc bách qua Phụng Vụ, qua Tòa Giải Tội, qua Lời Chúa, qua các chị em…bằng lời nhỏ nhẹ âm thầm nhưng mãnh liệt sâu lắng: “Hãy đến ngồi vào chỗ cuối !”.
Maria Thân Thị Nguyệt
(Đang dấn thân tìm hiểu Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương).
Vậy, chỗ cuối là chỗ nào các bạn nhỉ? Trong thực tế chúng ta luôn hiểu “chỗ cuối” là vị trí sau cùng. Thật thế, điều tôi thấy một cách hiển nhiên trong thực tế về chỗ cuối một cách dễ hình dung là những dịp tết, hè,… đi xe khách về thăm quê, cảnh hành khách to tiếng tranh nhau ngồi vào chỗ đầu, có những hành khách ngồi vào chỗ cuối thì họ thà hoãn lại chuyến đi vào lúc khác, có những hành khách vì cần thiết họ cũng phải chịu ngồi vào chỗ cuối với vẻ mặt không vui khó chịu; một thực tế nhỏ cho thấy rằng ai cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân và ít ai thích, bằng lòng ngồi vào chỗ cuối.
“Ngồi vào chỗ cuối” như chúng ta nói trên đã đúng với điều Thiên Chúa muốn chăng? Ở đây tôi xin mượn vị trí rốt hết, để cùng các bạn đi khám phá một nhân đức cao quý nơi phẩm giá con người “nhân đức khiêm nhường”, sự khiêm nhường đích thực mà Thiên Chúa muốn là gì? Chúng ta chỉ đạt đến sự khiêm nhường đích thực khi chúng ta họa lại hình ảnh của Thiên Chúa, mẹ Maria, các Thánh nhân,…như lời kinh khiêm nhường dạy bảo chúng ta rằng:
Xem Hình
Lạy Chúa xin giải thóat con:
Khỏi lòng ham ước được quí chuộng
Khỏi lòng ham ước được yêu mến
Khỏi lòng ham ước được tôn vinh
Khỏi lòng ham ước được trọng kính
Khỏi lòng ham ước được ca tụng
Khỏi lòng ham ước được ưu đãi hơn người
Khỏi lòng ham ước được tín nhiệm,
Khỏi lòng ham ước được hoan hô
Khỏi lo sợ bị hạ nhục
Khỏi lo sợ bị khinh chê
Khỏi lo sợ bị khiển trách
Khỏi lo sợ bị vu khống
Khỏi lo sợ bị lãng quên
Khỏi lo sợ bị cười chê
Khỏi lo sợ bị xử bất công
Khỏi lo sợ bị nghi ngờ
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con lòng ao ước:
Cho người khác được yêu mến hơn con
Cho người khác được quí chuộng hơn con
Cho, trước dư luận thế gian, người khác được đề cao, còn con phải hạ xuống
Cho người khác được tuyển chọn, còn con bị lọai bỏ
Cho người khác được ca tụng, còn con bị quên lãng
Cho người khác được ưu đãi hơn con trong mọi sự
Cho người khác được thánh thiện hơn con, miễn là con được nên thánh theo nghĩa vụ con.
(Đức Hồng Y Raphael Merry Del Val)
Thật vậy, trong thâm tâm tôi luôn có một khao khát, và một sự thúc đẩy tập sống theo đức khiêm nhường thật mãnh liệt, tôi luyện tập hằng ngày để sống đức khiêm nhường sao cho đúng, nhưng thật khó các bạn ạ; khi tìm hiểu về sự khiêm nhường theo thánh ý Chúa, tôi đã bắt gặp lời kinh cầu khiêm nhường, tôi liền đọc, đọc xong tôi thấy rùng mình khiếp sợ, mồ hôi tuôn chảy, vì sức tôi quá yếu đuối mà cái tôi thì lại quá cao, tôi cũng là con người sao tôi có thể sống và cầu xin những điều như lời kinh dạy,…Tôi đã từng có lần tự nhủ tôi sống như thế này là được là khiêm nhường rồi! Qủa đúng như câu nói của Karl Marx nói rằng: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa”. Còn thời đại chúng ta hôm nay thì sao các bạn, người ta vẫn quý trọng và tôn vinh sự khiêm nhường nhưng ngược lại không ai sống theo sự khiêm nhường, có khi người khiêm nhường được xem như là đi ngược với thời đại, đó là con người nhu nhược, lạc hậu, ngớ ngẩn và không thể sống trong một xã hội mưu mô đầy toan tính này. Nói như vậy, không có nghĩa là không còn những người bước theo con đường khiêm hạ “Ngồi vào chỗ cuối”. Vâng, có đấy các bạn ạ!
Bây giờ tôi chỉ nói với các bạn “ hãy đến mà xem”, đó là nơi gia đình thân thương của những nữ tu nhỏ bé khiêm hạ “ Hội Dòng Nữ Tỳ Chúa Giê Su Tình Thương”, sống trên mảnh đất lịch sử của những chứng nhân truyền giáo tiên khởi tại chủng viện Làng Sông – Qui Nhơn – Bình Định. Các nữ tu đã sống họa lại hình ảnh của Thiên Chúa mà họ hằng yêu mến, như lời của Đức Mẹ thưa lên rằng: “Vâng tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38), với linh đạo của Chúa Giê Su hơn hai ngàn năm trước, nhưng luôn mới mẻ và đầy sức sống: “Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối…”. (Lc 14,10).
- Đó là chỗ mà “cơ sở chính để tựa đầu” của nhà Dòng chỉ là nơi Giáo phận cho tạm dung chứ không phải là những tòa cao ốc sang trọng, tiện nghi.
- Đó là chỗ mà từ sáng tinh mơ tới khi hoàng hôn buông xuống thay vì những đôi tay được thảnh thơi lướt web, truy cập Google, du lịch qua màn ảnh nhỏ với các đường link internet…thì làm bạn với luống rau, luống cà, hay ra ruộng để cuốn rơm khi bữa cơm trưa vừa xong vội vã !.
- Đó là chỗ của màu áo xám tro, cái gam màu của “tro bụi cuộc đời”, của mai danh ẩn tích !
- Đó là chỗ của hành trang lý tưởng, của tương lai cuộc đời không được đánh giá qua bằng cấp thấp cao, gia đình thế giá…mà cốt lỏi đó chính là yêu mến Chúa Giêsu và sẵn sàng “rửa chân cho anh chị em mình”.
- Đó là chỗ của những bữa cơm đạm bạc, mà trên bàn không bao giờ thiếu những món rau quả thấm đẫm những giọt mồ hôi của các chị em.
- Đó là chỗ của những tiện nghi tối thiểu và nguồn sống mỗi ngày không phải được bảo đảm do những cơ sở kinh tế tự thân mà chủ yếu được nhận lãnh từ biết bao nhiêu tấm lòng quảng đại sẻ chia bố thí.
- Đó là chỗ mà mọi thành viên có thể sống chan hòa như một mái ấm và hàng ngày đều có thể mở cửa để đón tiếp hết mọi người.
- Đó là chỗ mà mà các Đấng Bản Quyền, các vị cha anh, mẹ chị…đến viếng thăm, hiện diện, sẻ chia, nâng đỡ…như những người thân yêu trong một gia đình mà không hề phân vai trên trước…!
- Đó là chỗ của không gian trầm lắng chốn dân dã quê mùa, ruộng đồng sông nước, chân lấm tay bùn…, của mái ngói rêu phong, của lịch sử lâu đời ghi dấu cội nguồn đức tin, của cái nôi văn hóa lừng danh chữ Quốc ngữ, của trung tâm đào tạo hàng ngàn linh mục…
- Đó là chỗ mà sức sống và điểm tựa cho cả cuộc đời thánh hiến, cuối cùng, chính là Chúa Giêsu, đang hiện diện đợi chờ mỗi ngày trong Thánh Thể và nhẹ nhàng thúc bách qua Phụng Vụ, qua Tòa Giải Tội, qua Lời Chúa, qua các chị em…bằng lời nhỏ nhẹ âm thầm nhưng mãnh liệt sâu lắng: “Hãy đến ngồi vào chỗ cuối !”.
Maria Thân Thị Nguyệt
(Đang dấn thân tìm hiểu Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương).