Kính thưa quý độc giả Vietcatholic,
Nhân 2 cái tang đau thương xảy ra cách nhau 7 ngày trong một gia đình, Bà Anna Cecilia Nguyễn Thị Hàm Tiếu qua đời hôm 20/1 và Bà Cố Elizabeth Ngô Đình Thị Hiệp vừa mới qua đời đêm 27/1, Vietcatholic xin gởi đến quý vị những lời mà chính Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã bộc bạch về mẹ của mình. Đây là trích đọan trong một cuốn phim mà VietCatholic đang thực hiện về cuộc đời của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Chúng tôi đã từng phỏng vấn Ngài 20 tiếng đồng hồ, trong cuốn phim này Đức Cố Hồng Y đã tả về cuộc đời thơ ấu của Ngài, tả về những giai đoạn lịch sử nhất của Việt Nam, và những câu hỏi chưa bao giờ được đặt ra, thí dụ như về cái chết của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cũng như cuộc đời của Ngài dưới thời cách mạng năm 1963, và đặc biệt trong thời gian 13 năm Ngài ở tù (15/8/1975 - 21/11/1988). Nhưng sở dĩ cuốn phim này chưa được hoàn thành vì còn rất nhiều cảnh ở Việt Nam liên quan tới Đức Hồng Y mà chúng tôi chưa có cơ hội thực hiện. Giờ đây xin mời quý vị đọc lại tâm tình được ghi lại trong cuộc phỏng vấn của Đức Hồng Y nói về thân mẫu của mình. (Cuộc phỏng vấn này được thực hiện một tuần sau khi Ngài lên chức Hồng Y).
*********
Kính thưa Đức Hồng Y, chúng con là Linh Mục Trần Công Nghị, Thanh Thảo và Quyên Di đang thực hiện một cuốn video về vị Tân Hồng Y Việt Nam đầu tiên làm việc tại Giáo Triều Vatican. Trước đây, chúng con đã có nhiều dịp để thưa chuyện và phỏng vấn Đức Hồng Y về những vấn đề liên hệ. Hôm này chúng con lại được hân hạnh xin Đức Hồng Y cho phép chúng con để được đi sâu hơn về cuộc đời của Đức Hồng Y. Chúng con xin giới thiệu Thanh Thảo để xin được hỏi câu hỏi đầu tiên với Đức Hồng Y
Thanh Thảo: : Kính thưa Đức Hồng Y, con là Thanh Thảo được hân hạnh cộng tác với Cha Nghị trong cuốn video đặc biệt này, và con cũng rất là hân hạnh và may mắn để được tiếp chuyện và được Đức Hồng Y cho phép gặp gỡ lần thứ ba. Xin phép Đức Hồng Y để được đặt một câu hỏi rất là riêng tư, mà nhiều người muốn biết, nếu có thể được xin Đức Hồng Y cho con được biết về cuộc đời thơ ấu, thanh niên trước khi trở thành Linh Mục?
ĐHY Nguyễn Văn Thuận: Nói cuộc đời thơ ấu và thanh niên trong mấy phút thì không đủ, nhưng mà tôi cũng có thể nói được rằng tôi được Chúa thương cho sinh ra trong một gia đình đạo đức, và nhờ sự giáo dục của gia đình, đặc biệt của ông bà và cha mẹ tôi, thì tôi được ơn Chúa kêu gọi. Và đi vào Chủng Viện trong tuổi thơ ấu, trưởng thành lên ở trong Chủng Viện cho đến ngày làm Linh Mục lúc 25 tuổi. Trong thời kỳ thơ ấu đó điều mà tôi được nghe rất nhiều và nói rất nhiều, tôi nhờ ông cố nội của tôi. Ông cố nội của tôi lúc ấy già mà tôi là cháu đích tôn, thành thử mà ông muốn thuật lại tất cả cuộc đời quá khứ của thời thơ ấu của ông đó. Mà gia đình của tôi thời xưa ở vùng mà bây giờ là vùng của Đức Mẹ La Vang, rồi thì bị phân tán, nên gia đình phải đi vào Huế và chia ra. Cha thì đi ở tù vì đạo, mà con là ông cố nội của tôi thì đi ở nhà bên lương cả, mỗi đứa đều ở nhà bên lương cả, mẹ cũng ở nhà bên lương thì sợ lại mất đức tin đi.
Thì ông cố nội của tôi kể lại cuộc đời ấy tôi thấy rất là đau khổ, nhưng đồng thời cũng làm cho mình vững đức tin, và nhà bên lương rất tốt cho một lon gạo mỗi buổi mai để ông cố nội của tôi dậy rất sớm từ 3 giờ sáng nấu cơm, và xách cơm ấy với muối đi bộ 15 cây số để về cho đến huyện Hương Thủy, nơi ông sơ của tôi, cha của ông cố nội tôi bị giam. Rồi giao cơm cho ông sơ của tôi để mà ăn được một ngày, trở về 15 cây số để làm việc cho nhà bên lương. Cứ như vậy đêm hôm sau cứ 3 giờ sáng lại dậy nấu cơm rồi lại đi ra nuôi cơm, đến sau đó thì ông sơ của tôi được tha đạo cho trở về khoảng năm 1885 thì ở luôn ở Huế. Khi trước là ở vùng La Vang, ở Huế thì ông cố nội của tôi đi giảng đạo cho các Cha Thừa Sai, đi từ Huế cho đến đèo Ải Vân khoảng 100 cây số, làm thầy giảng để giảng đạo và rửa tội. Cho đến ngày cha sở nói rằng bây giờ con cái lớn rồi phải lo về định vợ gã chồng cho con cái, nên ông phải về. Thành thử ông thuật lại cuộc đời tông đồ giáo dân của ông, cuộc đời bị bắt đạo cực khổ của gia đình. Điều đó đã làm cho tôi được ảnh hưởng rất nhiều đến ơn thiên triệu của tôi. Cho nên giáo dục gia đình rất là quan trọng
Lm Trần Công Nghị: Kính thưa Đức Hồng Y, nhiều người cũng so sánh gia đình Đức Hồng Y cũng giống như gia đình dòng tộc Tổng Thống Kenedy tại Hoa Kỳ, là một gia đình rất danh giá về phần đạo cũng như về phần đời. Bởi vì trong gia đình của Đức Hồng Y có một người làm Thượng Thư sau đó thì làm Tổng Thống đầu tiên mà Đức Hồng Y là cháu, và trong gia đình cũng có Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục. Những điều đó đã ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời của Đức Hồng Y trong tương lai?
ĐHY Nguyễn Văn Thuận: Bởi vì cuộc đời của tôi ở trong gia đình nhiều hơn, thì quãng đời đó chịu ảnh hưởng, còn khi đã đi tu rồi thì ảnh hưởng đối với gia đình ít hơn, nhưng mà ảnh hưởng trong gia đình thì có phần lớn như khi nãy tôi đã trình bày qua ông cố nội của tôi và ông nội của tôi. Còn sau này thì ảnh hưởng qua bà mẹ của tôi.
Mẹ của tôi cũng thuật lại cho tôi biết là gia đình của tôi trong thời Văn Thân ở làng Đại Phong tỉnh Quãng Bình. Cả gia đình và cả giáo xứ bị lùa vào trong nhà thờ đốt chết hết cả, chỉ có ông ngoại tôi đi học bên Penang nên còn sống, sau bề trên bảo về với gia đình vì trong giáo xứ hết người rồi. Tôi cảm thấy rằng nhờ máu các Thánh Tử Đạo và mình thấy rõ ràng ở trong gia đình của mình.
Điều thứ hai mà bà mẹ của tôi đã làm cho tôi thấy là không phải các chức Thượng Thư của ông ngoại tôi. Nhưng là sự đau khổ khó khăn của ông ngoại tôi để giữ đức tin và là một người làm tông đồ trong chính trị, vì vậy bà đã thuật cho tôi biết, khi bà lại hồi con nhỏ khi ông ngoại làm quan dưới đời Thánh Thái, đấu cọp với voi ở trên Hổ Quyền, thì tôi cũng được biết bởi vì mẹ tôi hồi còn nhỏ. Nhất là khi ông từ chức khỏi đời vua Thành Thái thì câu chuyện nó rất dài, nhưng mà nó rất cảm động và lúc đó nhà nước truất chức của ông từ nhất phẩm ở trong triều đình thượng thư xuống thành một người Bạch Đinh. Ông ngoại đã đem tất cả huân chương mọi sự trả lại cho nhà nước, rồi sống một cuộc đời rất là đạm bạc và gia đình không còn lương nữa, mà anh em thì còn trẻ đi học hết mà ông đã huấn luyện cho con cái đều đi làm ruộng với ông.
Dù là ông Diệm hay là Đức Cha Thục khi đó còn là chủng sinh, nhưng tháng Hè thì đều về làm ruộng, lên ngồi xe đạp nước hết tất cả. Nhiều khi phải khóc vì mỏi quá, nhưng ông nói nếu không làm như vậy thì sẽ không biết thương dân thương người nghèo. Và mẹ tôi thì phải lo đi chợ nấu ăn để nấu ăn cho những thanh niên đến làm ruộng, đi cày đi cấy. Trong nhà thì chỉ có mấy mẫu ruộng.
Suốt đời Vua Thành Thái cho đến Vua Duy Tân, rồi tới Vua Đồng Khánh, tới Vua Khải Định, trong nhà sống cảnh nghèo. Cho nên những điều đó đã đưa vào tâm hồn tôi nhiều hơn là sau này nói đến Tổng Thống này kia. Và lúc đó khi đến đời Vua Khải Định lên thì các quan trong triều nhắc với Vua Khải Định rằng, có một vị cận thần đã trung thành với các vị tiên đế và bây giờ phải chịu lao khổ như vậy thì xin Ngài nhớ lại. Rồi Vua Khải Định đã mời ông ngoại tôi là cụ Ngô Đình Khả vào và Vua đã trả lại tất cả chức tước và trả lại lương từ ngày trước cho đến bây giờ.
Ông ngoại tôi đã đem tất cả tiền bạc về để đó vào gọi con cái lại đến xung quanh và nói làm việc vì Chúa thì Chúa sẽ trả lại, và con cái sau này phải nhớ tới cái gương “Thầy đã làm và chúng con cũng phải sống như vậy”. Cho nên sau này khi ông Diệm từ chức Thượng Thư Bộ Lại thì toàn quyền Pháp lúc bấy giờ cũng nói rằng giờ ông từ chức ông không có lương nữa thì ông lấy gì giúp cho mẹ già của ông, thì ông Diệm cũng trả lời lại rằng trước đây Thầy tôi đã dạy như vậy thì bây giờ tôi cũng làm như vậy, rồi ra về cũng mất hết chức từ Thượng Thư xuống, cũng thành Bạch Đinh, cũng không còn lương, không còn bổng lộc gì nữa, trở về nhà sống với mẹ già và làm việc trong nhà như mọi người khác. Thì chính cái đó đã đi vào trong tâm hồn tôi nhiều hơn là điều như Cha Nghị vừa hỏi sánh gia đình tôi với gia đình Tổng Thống Kenedy. Tôi không muốn là được sánh với gia đình Tổng Thống Kenedy.
Và tôi cũng chỉ biết rằng trong cuộc đời của tôi thì khi đến đời ông Diệm làm Tổng Thống, tôi đã khôn lớn đã đi học ở Roma, về làm việc tôi cũng biết đâu là ranh giới việc đạo và việc đời. Nên cũng nhờ đó mà những người quen biết tôi cũng đều thấy tôi đã sống thế nào và do đó thì gia đình cha mẹ tôi cũng như tôi sau cuộc đảo chánh 63 cho tới về sau này đã gặp khó khăn. Bởi vì người ta đã biết lập trường của mình và công việc của mình, tính cái việc của Chúa mà mình phải lo thế nào, phải thương yêu đoàn kết với mọi người như thế nào.
Lm Trần Công Nghị: Kính thưa Đức Hồng Y, xin hỏi một câu hỏi mà mọi người chưa ai hỏi, là sau biến cố 1963, thì một số người trong gia đình đã bị giết chết đi, thì biến cố đó đã ảnh hưởng đến đời sống của Đức Hồng Y như thế nào?
ĐHY Nguyễn Văn Thuận: Khi đó thì gia đình tôi, dĩ nhiên nói gia đình thì có nhiều người và tất nhiêu nếu chỉ nói đến bố mẹ, thì ông bà cụ thường sống thanh đạm nên cũng tiếp tục sống thanh đạm như vậy. Điều mà tôi học được nơi bà mẹ của tôi, dĩ nhiên đi chôn tất cả anh em mình, lúc đó bà ngoại của tôi cũng chết nữa rồi chôn cả bà mẹ của mình nữa, mà chỉ có mình bà thôi và tất cả anh em thì có người chết có người ở xa. Nhưng bà vẫn bình tĩnh làm các việc đó, dĩ nhiên là có sự đau khổ, nhưng mà bà vẫn vững vàng. Một điều mà bà đã làm cho tôi quý trọng là bà không bao giờ than trách cá nhân một người nào. Không bao giờ bà nói hay là hờn oán cá nhân một người nào và có những dịp mà những người dính líu trong vụ đảo chánh tới nhà, nhưng bà vẫn tiếp đón niềm nở trà nước vui vẻ như là không có việc gì xảy ra. Cho đến bây giờ bà sống 93 tuổi nhưng không khi nào tôi thấy bà nhắc lại những chuyện đó. Thành thử đó lại càng làm mẫu gương cho tôi đến một người Mẹ Việt Nam.
Ngoài chuyện đạo đức của bà không nhắc ra đây, nhưng còn một điều mà bà làm cho tôi quý mến đó là yêu mến đất nước. Bà đi qua sống ở Sydney, thì bà đã mua 2 cái cây: cây sung và cây thông. Rồi bà mua 2 cái chậu thật to trồng hai cây đó để trước nhà. Bà đã trồng 2 cây đó uốn cong nó lên và lấy thép mà buộc nó thành hình con rồng ở 2 cái cây. Hai cây hình con rồng đó, mỗi ngày bà săn sóc cho nó lớn lên và nói để mà nhớ đến Đất Nước Việt Nam. Tôi thấy đó là hình ảnh của người Mẹ Việt Nam.
Sau này khi bố tôi già đi, đi vào viện dưỡng lão, bà đi theo nhưng mà cũng khiêng hai cái cây đó vào viện dưỡng lão. Bây giờ bố tôi mất rồi, bà đi về ở với cô em tôi, thì bà cũng khiêng hai cái cây đó về. Cây sung nó đã chết đi bây giờ đem cây khô đó vào để trong nhà, còn cây thông còn sống bà cũng vẫn nâng niu nó như thường. Bà cứ chỉ đó và nói “để mình nhớ Đất Nước Việt Nam”.
Tôi thấy một người Mẹ Việt Nam dạy cho tôi yêu nước, lòng khoan dung và đoàn kết như vậy. Cho nên sau khi tôi ở tù về có người hỏi sao vẫn vui vẻ và yêu thương mọi người được, thì tôi nói bởi mẹ tôi đã dạy tôi.
Nhân 2 cái tang đau thương xảy ra cách nhau 7 ngày trong một gia đình, Bà Anna Cecilia Nguyễn Thị Hàm Tiếu qua đời hôm 20/1 và Bà Cố Elizabeth Ngô Đình Thị Hiệp vừa mới qua đời đêm 27/1, Vietcatholic xin gởi đến quý vị những lời mà chính Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã bộc bạch về mẹ của mình. Đây là trích đọan trong một cuốn phim mà VietCatholic đang thực hiện về cuộc đời của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Chúng tôi đã từng phỏng vấn Ngài 20 tiếng đồng hồ, trong cuốn phim này Đức Cố Hồng Y đã tả về cuộc đời thơ ấu của Ngài, tả về những giai đoạn lịch sử nhất của Việt Nam, và những câu hỏi chưa bao giờ được đặt ra, thí dụ như về cái chết của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cũng như cuộc đời của Ngài dưới thời cách mạng năm 1963, và đặc biệt trong thời gian 13 năm Ngài ở tù (15/8/1975 - 21/11/1988). Nhưng sở dĩ cuốn phim này chưa được hoàn thành vì còn rất nhiều cảnh ở Việt Nam liên quan tới Đức Hồng Y mà chúng tôi chưa có cơ hội thực hiện. Giờ đây xin mời quý vị đọc lại tâm tình được ghi lại trong cuộc phỏng vấn của Đức Hồng Y nói về thân mẫu của mình. (Cuộc phỏng vấn này được thực hiện một tuần sau khi Ngài lên chức Hồng Y).
*********
Kính thưa Đức Hồng Y, chúng con là Linh Mục Trần Công Nghị, Thanh Thảo và Quyên Di đang thực hiện một cuốn video về vị Tân Hồng Y Việt Nam đầu tiên làm việc tại Giáo Triều Vatican. Trước đây, chúng con đã có nhiều dịp để thưa chuyện và phỏng vấn Đức Hồng Y về những vấn đề liên hệ. Hôm này chúng con lại được hân hạnh xin Đức Hồng Y cho phép chúng con để được đi sâu hơn về cuộc đời của Đức Hồng Y. Chúng con xin giới thiệu Thanh Thảo để xin được hỏi câu hỏi đầu tiên với Đức Hồng Y
Thanh Thảo: : Kính thưa Đức Hồng Y, con là Thanh Thảo được hân hạnh cộng tác với Cha Nghị trong cuốn video đặc biệt này, và con cũng rất là hân hạnh và may mắn để được tiếp chuyện và được Đức Hồng Y cho phép gặp gỡ lần thứ ba. Xin phép Đức Hồng Y để được đặt một câu hỏi rất là riêng tư, mà nhiều người muốn biết, nếu có thể được xin Đức Hồng Y cho con được biết về cuộc đời thơ ấu, thanh niên trước khi trở thành Linh Mục?
Hình Bà Cố Hiệp và các con |
Thì ông cố nội của tôi kể lại cuộc đời ấy tôi thấy rất là đau khổ, nhưng đồng thời cũng làm cho mình vững đức tin, và nhà bên lương rất tốt cho một lon gạo mỗi buổi mai để ông cố nội của tôi dậy rất sớm từ 3 giờ sáng nấu cơm, và xách cơm ấy với muối đi bộ 15 cây số để về cho đến huyện Hương Thủy, nơi ông sơ của tôi, cha của ông cố nội tôi bị giam. Rồi giao cơm cho ông sơ của tôi để mà ăn được một ngày, trở về 15 cây số để làm việc cho nhà bên lương. Cứ như vậy đêm hôm sau cứ 3 giờ sáng lại dậy nấu cơm rồi lại đi ra nuôi cơm, đến sau đó thì ông sơ của tôi được tha đạo cho trở về khoảng năm 1885 thì ở luôn ở Huế. Khi trước là ở vùng La Vang, ở Huế thì ông cố nội của tôi đi giảng đạo cho các Cha Thừa Sai, đi từ Huế cho đến đèo Ải Vân khoảng 100 cây số, làm thầy giảng để giảng đạo và rửa tội. Cho đến ngày cha sở nói rằng bây giờ con cái lớn rồi phải lo về định vợ gã chồng cho con cái, nên ông phải về. Thành thử ông thuật lại cuộc đời tông đồ giáo dân của ông, cuộc đời bị bắt đạo cực khổ của gia đình. Điều đó đã làm cho tôi được ảnh hưởng rất nhiều đến ơn thiên triệu của tôi. Cho nên giáo dục gia đình rất là quan trọng
Lm Trần Công Nghị: Kính thưa Đức Hồng Y, nhiều người cũng so sánh gia đình Đức Hồng Y cũng giống như gia đình dòng tộc Tổng Thống Kenedy tại Hoa Kỳ, là một gia đình rất danh giá về phần đạo cũng như về phần đời. Bởi vì trong gia đình của Đức Hồng Y có một người làm Thượng Thư sau đó thì làm Tổng Thống đầu tiên mà Đức Hồng Y là cháu, và trong gia đình cũng có Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục. Những điều đó đã ảnh hưởng thế nào đến cuộc đời của Đức Hồng Y trong tương lai?
ĐHY Nguyễn Văn Thuận: Bởi vì cuộc đời của tôi ở trong gia đình nhiều hơn, thì quãng đời đó chịu ảnh hưởng, còn khi đã đi tu rồi thì ảnh hưởng đối với gia đình ít hơn, nhưng mà ảnh hưởng trong gia đình thì có phần lớn như khi nãy tôi đã trình bày qua ông cố nội của tôi và ông nội của tôi. Còn sau này thì ảnh hưởng qua bà mẹ của tôi.
Mẹ của tôi cũng thuật lại cho tôi biết là gia đình của tôi trong thời Văn Thân ở làng Đại Phong tỉnh Quãng Bình. Cả gia đình và cả giáo xứ bị lùa vào trong nhà thờ đốt chết hết cả, chỉ có ông ngoại tôi đi học bên Penang nên còn sống, sau bề trên bảo về với gia đình vì trong giáo xứ hết người rồi. Tôi cảm thấy rằng nhờ máu các Thánh Tử Đạo và mình thấy rõ ràng ở trong gia đình của mình.
Điều thứ hai mà bà mẹ của tôi đã làm cho tôi thấy là không phải các chức Thượng Thư của ông ngoại tôi. Nhưng là sự đau khổ khó khăn của ông ngoại tôi để giữ đức tin và là một người làm tông đồ trong chính trị, vì vậy bà đã thuật cho tôi biết, khi bà lại hồi con nhỏ khi ông ngoại làm quan dưới đời Thánh Thái, đấu cọp với voi ở trên Hổ Quyền, thì tôi cũng được biết bởi vì mẹ tôi hồi còn nhỏ. Nhất là khi ông từ chức khỏi đời vua Thành Thái thì câu chuyện nó rất dài, nhưng mà nó rất cảm động và lúc đó nhà nước truất chức của ông từ nhất phẩm ở trong triều đình thượng thư xuống thành một người Bạch Đinh. Ông ngoại đã đem tất cả huân chương mọi sự trả lại cho nhà nước, rồi sống một cuộc đời rất là đạm bạc và gia đình không còn lương nữa, mà anh em thì còn trẻ đi học hết mà ông đã huấn luyện cho con cái đều đi làm ruộng với ông.
Dù là ông Diệm hay là Đức Cha Thục khi đó còn là chủng sinh, nhưng tháng Hè thì đều về làm ruộng, lên ngồi xe đạp nước hết tất cả. Nhiều khi phải khóc vì mỏi quá, nhưng ông nói nếu không làm như vậy thì sẽ không biết thương dân thương người nghèo. Và mẹ tôi thì phải lo đi chợ nấu ăn để nấu ăn cho những thanh niên đến làm ruộng, đi cày đi cấy. Trong nhà thì chỉ có mấy mẫu ruộng.
Suốt đời Vua Thành Thái cho đến Vua Duy Tân, rồi tới Vua Đồng Khánh, tới Vua Khải Định, trong nhà sống cảnh nghèo. Cho nên những điều đó đã đưa vào tâm hồn tôi nhiều hơn là sau này nói đến Tổng Thống này kia. Và lúc đó khi đến đời Vua Khải Định lên thì các quan trong triều nhắc với Vua Khải Định rằng, có một vị cận thần đã trung thành với các vị tiên đế và bây giờ phải chịu lao khổ như vậy thì xin Ngài nhớ lại. Rồi Vua Khải Định đã mời ông ngoại tôi là cụ Ngô Đình Khả vào và Vua đã trả lại tất cả chức tước và trả lại lương từ ngày trước cho đến bây giờ.
Ông ngoại tôi đã đem tất cả tiền bạc về để đó vào gọi con cái lại đến xung quanh và nói làm việc vì Chúa thì Chúa sẽ trả lại, và con cái sau này phải nhớ tới cái gương “Thầy đã làm và chúng con cũng phải sống như vậy”. Cho nên sau này khi ông Diệm từ chức Thượng Thư Bộ Lại thì toàn quyền Pháp lúc bấy giờ cũng nói rằng giờ ông từ chức ông không có lương nữa thì ông lấy gì giúp cho mẹ già của ông, thì ông Diệm cũng trả lời lại rằng trước đây Thầy tôi đã dạy như vậy thì bây giờ tôi cũng làm như vậy, rồi ra về cũng mất hết chức từ Thượng Thư xuống, cũng thành Bạch Đinh, cũng không còn lương, không còn bổng lộc gì nữa, trở về nhà sống với mẹ già và làm việc trong nhà như mọi người khác. Thì chính cái đó đã đi vào trong tâm hồn tôi nhiều hơn là điều như Cha Nghị vừa hỏi sánh gia đình tôi với gia đình Tổng Thống Kenedy. Tôi không muốn là được sánh với gia đình Tổng Thống Kenedy.
Và tôi cũng chỉ biết rằng trong cuộc đời của tôi thì khi đến đời ông Diệm làm Tổng Thống, tôi đã khôn lớn đã đi học ở Roma, về làm việc tôi cũng biết đâu là ranh giới việc đạo và việc đời. Nên cũng nhờ đó mà những người quen biết tôi cũng đều thấy tôi đã sống thế nào và do đó thì gia đình cha mẹ tôi cũng như tôi sau cuộc đảo chánh 63 cho tới về sau này đã gặp khó khăn. Bởi vì người ta đã biết lập trường của mình và công việc của mình, tính cái việc của Chúa mà mình phải lo thế nào, phải thương yêu đoàn kết với mọi người như thế nào.
Lm Trần Công Nghị: Kính thưa Đức Hồng Y, xin hỏi một câu hỏi mà mọi người chưa ai hỏi, là sau biến cố 1963, thì một số người trong gia đình đã bị giết chết đi, thì biến cố đó đã ảnh hưởng đến đời sống của Đức Hồng Y như thế nào?
ĐHY Nguyễn Văn Thuận: Khi đó thì gia đình tôi, dĩ nhiên nói gia đình thì có nhiều người và tất nhiêu nếu chỉ nói đến bố mẹ, thì ông bà cụ thường sống thanh đạm nên cũng tiếp tục sống thanh đạm như vậy. Điều mà tôi học được nơi bà mẹ của tôi, dĩ nhiên đi chôn tất cả anh em mình, lúc đó bà ngoại của tôi cũng chết nữa rồi chôn cả bà mẹ của mình nữa, mà chỉ có mình bà thôi và tất cả anh em thì có người chết có người ở xa. Nhưng bà vẫn bình tĩnh làm các việc đó, dĩ nhiên là có sự đau khổ, nhưng mà bà vẫn vững vàng. Một điều mà bà đã làm cho tôi quý trọng là bà không bao giờ than trách cá nhân một người nào. Không bao giờ bà nói hay là hờn oán cá nhân một người nào và có những dịp mà những người dính líu trong vụ đảo chánh tới nhà, nhưng bà vẫn tiếp đón niềm nở trà nước vui vẻ như là không có việc gì xảy ra. Cho đến bây giờ bà sống 93 tuổi nhưng không khi nào tôi thấy bà nhắc lại những chuyện đó. Thành thử đó lại càng làm mẫu gương cho tôi đến một người Mẹ Việt Nam.
Ngoài chuyện đạo đức của bà không nhắc ra đây, nhưng còn một điều mà bà làm cho tôi quý mến đó là yêu mến đất nước. Bà đi qua sống ở Sydney, thì bà đã mua 2 cái cây: cây sung và cây thông. Rồi bà mua 2 cái chậu thật to trồng hai cây đó để trước nhà. Bà đã trồng 2 cây đó uốn cong nó lên và lấy thép mà buộc nó thành hình con rồng ở 2 cái cây. Hai cây hình con rồng đó, mỗi ngày bà săn sóc cho nó lớn lên và nói để mà nhớ đến Đất Nước Việt Nam. Tôi thấy đó là hình ảnh của người Mẹ Việt Nam.
Sau này khi bố tôi già đi, đi vào viện dưỡng lão, bà đi theo nhưng mà cũng khiêng hai cái cây đó vào viện dưỡng lão. Bây giờ bố tôi mất rồi, bà đi về ở với cô em tôi, thì bà cũng khiêng hai cái cây đó về. Cây sung nó đã chết đi bây giờ đem cây khô đó vào để trong nhà, còn cây thông còn sống bà cũng vẫn nâng niu nó như thường. Bà cứ chỉ đó và nói “để mình nhớ Đất Nước Việt Nam”.
Tôi thấy một người Mẹ Việt Nam dạy cho tôi yêu nước, lòng khoan dung và đoàn kết như vậy. Cho nên sau khi tôi ở tù về có người hỏi sao vẫn vui vẻ và yêu thương mọi người được, thì tôi nói bởi mẹ tôi đã dạy tôi.