NEW YORK: ĐTGM Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc, nêu bật nhiệm vụ của giới lãnh đạo chính trị và tôn giáo trong việc phòng ngừa bạo lực và tội phạm trên thế giới.
Phát biểu trong phiên họp phát động Chương trình hành động cho các vị lãnh đạo tôn giáo và các tác nhân phòng ngừa việc kích động bạo lực có thể dẫn đưa tới các tội phạm, ĐTGM Auza đã nhấn mạnh nhiệm vụ ưu tiên của các chính quyền và giới lãnh đạo là che chở dân chúng khỏi các tội phạm tàn ác cũng như việc khích động bạo lực.
ĐC ca ngợi các mục tiêu của chương trình nhằm giúp hiểu biết hơn, phối hợp và khích lệ tiềm năng của các vị lãnh đạo tôn giáo góp phần phòng ngừa kích động bạo lực và sát nhập công việc của các vị vào trong các nỗ lực đề phòng các tội phạm tàn các. Đó cũng là điều được yêu cầu đối với các quốc gia, các cơ cấu xã hội dân sự, các tổ chức và giới truyền thông, vì việc phòng ngừa bạo lực và các tội phạm chống lại nhân loại đòi hỏi sự cộng tác của tất cả mọi người. Toà Thánh không thể ủng hộ mọi điểm trong số 177 mục tiêu được đề ra do 9 nhóm làm việc liên quan tới 35 mục đích. Nó là một bước tiến cụ thể trong việc cổ võ nền văn hoá và xã hội tiến tới.
Tiếp đến Vị đại diện Toà Thánh nhấn mạnh trên nhiệm vụ ưu tiên của các chính quyền quốc gia và quốc tế phải bảo vệ dân chúng, trong đó có việc ngăn ngừa kích thích cằng thẳng và xung đột có thể trở thành dip cho các tội phạm tàn ác. Tuy không có các phương tiện chấm dứt các tàn ác và tội phạm nhưng giới lãnh đạo tôn giáo có thể ảnh hưởng trên cung cách hành xử và tâm thức của dân chúng. Ảnh hưởng này đã bị lạm dụng và làm cho sai lạc bởi các vị lãnh đạo dùng quyền bính và ảnh hưởng của mình để biện minh cho bạo lực.
Một trong các cách thức giúp loại trừ bạo lực và tội phạm tàn ác là đối thoại, và ý thức được chiều kích xã hội cộng đồng của tôn giáo. Các thiện ích phát xuất từ tôn giáo phải được trân trọng và thăng tiến làm sao để các vị lãnh đạo tôn giáo có thể lột mặt nạ các gian dối và tố cáo lên án các vi phạm nhân phẩm và nhân quyền, cũng như việc biện minh cho mọi hình thức thù ghét nhân danh tôn giáo.
Từ ngay sau khi được bầu làm Giáo Hoàng Đức Phanxicô đã hoạt động và cổ võ việc đối thoại liên tôn, vì nó là điều kiện cần thiết cho hoà bình trên thế giới. Nó trao ban mẫu mực cho tín hữu trong việc thảo luận các khác biệt, lớn lên trong sự trân trọng các viễn tượng của nhau, và cùng nhau tiến tới hoà bình và lo cho công ích. Nó không chỉ giúp ngăn chặn việc khích động bạo lực mà còn khích lệ con người sống đạo hạnh và tạo dựng các xã hội hoà bình hoà hợp. (REI 14-7-2017)
Phát biểu trong phiên họp phát động Chương trình hành động cho các vị lãnh đạo tôn giáo và các tác nhân phòng ngừa việc kích động bạo lực có thể dẫn đưa tới các tội phạm, ĐTGM Auza đã nhấn mạnh nhiệm vụ ưu tiên của các chính quyền và giới lãnh đạo là che chở dân chúng khỏi các tội phạm tàn ác cũng như việc khích động bạo lực.
ĐC ca ngợi các mục tiêu của chương trình nhằm giúp hiểu biết hơn, phối hợp và khích lệ tiềm năng của các vị lãnh đạo tôn giáo góp phần phòng ngừa kích động bạo lực và sát nhập công việc của các vị vào trong các nỗ lực đề phòng các tội phạm tàn các. Đó cũng là điều được yêu cầu đối với các quốc gia, các cơ cấu xã hội dân sự, các tổ chức và giới truyền thông, vì việc phòng ngừa bạo lực và các tội phạm chống lại nhân loại đòi hỏi sự cộng tác của tất cả mọi người. Toà Thánh không thể ủng hộ mọi điểm trong số 177 mục tiêu được đề ra do 9 nhóm làm việc liên quan tới 35 mục đích. Nó là một bước tiến cụ thể trong việc cổ võ nền văn hoá và xã hội tiến tới.
Tiếp đến Vị đại diện Toà Thánh nhấn mạnh trên nhiệm vụ ưu tiên của các chính quyền quốc gia và quốc tế phải bảo vệ dân chúng, trong đó có việc ngăn ngừa kích thích cằng thẳng và xung đột có thể trở thành dip cho các tội phạm tàn ác. Tuy không có các phương tiện chấm dứt các tàn ác và tội phạm nhưng giới lãnh đạo tôn giáo có thể ảnh hưởng trên cung cách hành xử và tâm thức của dân chúng. Ảnh hưởng này đã bị lạm dụng và làm cho sai lạc bởi các vị lãnh đạo dùng quyền bính và ảnh hưởng của mình để biện minh cho bạo lực.
Một trong các cách thức giúp loại trừ bạo lực và tội phạm tàn ác là đối thoại, và ý thức được chiều kích xã hội cộng đồng của tôn giáo. Các thiện ích phát xuất từ tôn giáo phải được trân trọng và thăng tiến làm sao để các vị lãnh đạo tôn giáo có thể lột mặt nạ các gian dối và tố cáo lên án các vi phạm nhân phẩm và nhân quyền, cũng như việc biện minh cho mọi hình thức thù ghét nhân danh tôn giáo.
Từ ngay sau khi được bầu làm Giáo Hoàng Đức Phanxicô đã hoạt động và cổ võ việc đối thoại liên tôn, vì nó là điều kiện cần thiết cho hoà bình trên thế giới. Nó trao ban mẫu mực cho tín hữu trong việc thảo luận các khác biệt, lớn lên trong sự trân trọng các viễn tượng của nhau, và cùng nhau tiến tới hoà bình và lo cho công ích. Nó không chỉ giúp ngăn chặn việc khích động bạo lực mà còn khích lệ con người sống đạo hạnh và tạo dựng các xã hội hoà bình hoà hợp. (REI 14-7-2017)