Tấm Lòng Của Người Gieo
(Chúa Nhật XV TNA)
Thoạt nghe bài Tin Mừng vốn đã quen tai là dụ ngôn người gieo giống, chúng ta không khỏi nghĩ ngay đến những thái độ khác nhau của người nghe Lời Chúa. Cũng là lắng nghe Lời, nhưng tùy thuộc vào thái độ tiếp nhận thì mới có những hiệu quả tốt xấu, ít nhiều, khác nhau. Một số nhà nghiên cứu Tin Mừng cho rằng có lẻ xuất phát bởi nhu cầu của Hội Thánh sơ khai trong việc đón nhận Lời Chúa nên các tác giả Tin Mừng đã thêm vào phần giải thích bài dụ ngôn (parabole) theo kiểu văn phong thể phóng dụ (allégorie), tức là áp dụng từng chi tiết của câu chuyện, một thể văn mà các giáo phụ thường dùng, khác với thể văn dụ ngôn, một thể văn thông dụng thời Chúa Giêsu, là thường chỉ nhắm đến một điều muốn nói.
Dù sao đi nữa thì Lời Chúa vẫn nguồn sống cho mọi người, mọi hoàn cảnh. Việc thiên về thái độ của người đón nhận Lời đã, đang và mãi còn chân giá trị. Ân sủng không loại bỏ tự nhiên, một chân lý mà Hội Thánh luôn khẳng định cách chắc chắn. Tuy nhiên, xin được chia sẻ một vài ý tưởng nhỏ khi nhìn ngắm tấm lòng của người gieo giống.
1. Thiên Chúa muốn mọi người nhận biết chân lý (x.1Tim 2,3-4): Đây là một sự thật cần khẳng định mà không sợ sai lầm. Đấng Toàn Thiện sẵn sàng cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân hẳn là Đấng không muốn bất cứ một ai phải hư mất. Chính vì thế Thiên Chúa không chỉ muốn mà còn tìm đủ cách thế, giúp mọi người nhận biết chân lý, để được sống trong hạnh phúc viên mãn (x.Mt 5,45; Ga 6,39).
Có lẽ hình thức “cấy mạ” chưa hình thành và phát triển trong nghề nông vào thời bấy giờ. Ngay cả với ngành nông nghiệp hiện đại hôm nay thì cách thức gieo hạt, người Việt Nam ta gọi là “sạ lúa” vẫn còn phổ biến. Nhìn người nông phu vung tay sạ lúa giữa trời trưa, nhiều gió, chúng ta thoáng thấy một nét đẹp của sự hào phóng.
Từng nắm lúa được tung gieo theo chiều gió. Có nhiều hạt rơi trên mảnh đất đã cày xới, cũng có nhiều hạt vung vải trên bờ giường, bờ thuở… Bác nông phu chẳng tiếc, chẳng nao. Làm sao tránh được những hao hụt. Nhưng không sao, mùa vụ trước mắt sẽ dư đầy. Trở lại với dụ ngôn Chúa Giêsu kể năm nào. Người chỉ nêu có bốn loại hạt rơi ở bốn mảnh đất khác nhau. Giả như số hạt ấy được chia đều cho bốn loại đất, ta thử làm con tính xem sao. Mất ba, chỉ được một. Tưởng chừng như thua lỗ, nhưng vẫn còn dư lãi. Chỉ với một loại hạt rơi trên đất tốt, đã có hạt sinh một trăm, hạt sinh sáu mươi, hạt sinh ba mươi. Thế là sinh lợi bình quân trên sáu mươi. Khấu trừ cho ba loại hạt có vẻ như đã mất thì vẫn còn lãi dư nhiều.
Tấm lòng của Thiên Chúa, Đấng gieo hạt Lời từ trên, thật bao la khôn xiết. Người đã gieo Lời Người khắp cả vũ hoàn. Mỗi kỳ công tay Người tác tạo, dù chẳng một âm thanh, nhưng là mỗi Lời của Người được tung gieo (x.Tv 18,2-5). Thiên Chúa gieo Lời của Người vào tận đáy lòng mỗi con người. Chẳng máy móc tân kỳ nào có thể ghi âm, nhưng hiệu quả của “tiếng lòng” ấy không ai là không chân nhận, mỗi khi lý trí đã biết xét suy. Thiên Chúa gieo Lời của Người qua các biến cố lịch sử, đặc biệt qua lịch sử một dân được tuyển chọn và đến thời kỳ viên mãn Người đã gieo Lời trọn hảo của Người qua chính Con Một làm người (x.Dt 1,1-2). Rất có thể bị hao hụt phần nào, nhưng “cũng như mưa với tuyết sa từ trời không trở về trời mà không sinh hiệu quả thì Lời của Thiên Chúa sẽ không trở về với với Người nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Người, chưa chu toàn sứ mạng Người giao phó” (x. Is 55,10-11).
2.Dù đối với loài người là không thể, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể (x.Lc 1,37; Mt 19,26):
Vệ đường, đất sỏi đá hay đất đầy gai góc, tất cả đều có thể mọc cây, đơm bông, kết hạt. Đây là chuyện không còn viễn vông đối với khoa học công nghệ hiện đại. Sa mạc biến thành vườn rau hay thành cánh đồng cây ăn trái, không còn là chuyện xưa nay hiếm. Nhiều thứ cỏ dại như cỏ cú, cỏ chỉ, cỏ tranh không còn là nan trị đối với nông gia ngày nay. Không chỉ ở thôn quê mà ngay cả ở thành thị, những con đường đã phủ đầy cây xanh. Nhưng sự khả thể ngày càng mở ra trước mắt chúng ta. Cây sẽ mọc và đơm hoa kết trái, nếu có đủ nước và khí trời.
Với quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể. Thiên Chúa đã ban tất cả cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8,32).
Vấn đề còn lại là ở mảnh đất có “sâu” đủ và “thoáng” đủ, để đón nhận nước và khí trời. Đây chính là sự khiêm nhu và lòng thành hướng thiện của mỗi người chúng ta. Nếu có sự hướng thiện và khiêm nhu chân thành thì dù cho cuộc đời ta, hoàn cảnh sống của ta như mảnh đất đầy sỏi đá hay nhiều gai góc cũng sẽ trở thành mảnh đất tốt để cho hạt giống Lời nẩy mầm, thành cây, đơm bông và kết hạt.
3.Hãy mặc lấy tấm lòng của Người gieo giống: Chúng ta cần có chút cẩn trọng để đừng “ném ngọc trai cho heo”. Đừng làm cớ cho người ta xúc phạm đến những gì thánh thiêng một khi đã suy xét và lường trước sự việc. Tuy nhiên, việc tích cực gieo rắc Lời Chúa bằng nhiều hình thức một cách nào đó nói lên tấm lòng của ta với tha nhân và nói lên niềm tin của ta vào quyền năng của Chúa và vào sức mạnh của Lời. Thánh Tông đồ dân ngoại dạy ta: Hãy rao giảng Tin mừng khi thuận lợi cũng như lúc không thuận lợi. Kitô hữu chúng ta hẳn không quên câu Lời Chúa: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì” (Mt 16,26), đã làm trổ sinh cho nhân loại, cho Hội Thánh một Phanxicô Xavie, vị thánh nhiệt tình rao giảng Tin mừng cho lương dân. Đoạn Tin Mừng Mt 10,7-10 đã góp phần dệt xây nên một “người nghèo của Thiên Chúa là Phanxicô khó khăn cùng với Hội Dòng anh em hèn mọn…
Người gieo, kẻ gặt, nhưng chính Thiên Chúa là Người cho mọc lên. Không ai thắp đèn rồi lấy thùng úp lên. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, hãy lên mái nhà mà rao giảng (x.Mc 4,21-24; Mt 10,27). Dù mệt nhọc, muốn nghỉ ngơi cùng với các môn đệ, nhưng khi thấy đoàn người đông đảo, Chúa Giêsu động lòng xót thương, Người lại tiếp tục rao giảng (x.Mc 6,34). Hãy có tấm lòng với anh chị em đồng loại, đồng thời tin tưởng vào sức mạnh của Lời, để nhiệt thành gieo rắc hạt giống. Vì đêm hay ngày, ta ngủ hay thức thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, trổ bông, đơm hạt (x.Mc 4,26-29).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XV TNA)
Thoạt nghe bài Tin Mừng vốn đã quen tai là dụ ngôn người gieo giống, chúng ta không khỏi nghĩ ngay đến những thái độ khác nhau của người nghe Lời Chúa. Cũng là lắng nghe Lời, nhưng tùy thuộc vào thái độ tiếp nhận thì mới có những hiệu quả tốt xấu, ít nhiều, khác nhau. Một số nhà nghiên cứu Tin Mừng cho rằng có lẻ xuất phát bởi nhu cầu của Hội Thánh sơ khai trong việc đón nhận Lời Chúa nên các tác giả Tin Mừng đã thêm vào phần giải thích bài dụ ngôn (parabole) theo kiểu văn phong thể phóng dụ (allégorie), tức là áp dụng từng chi tiết của câu chuyện, một thể văn mà các giáo phụ thường dùng, khác với thể văn dụ ngôn, một thể văn thông dụng thời Chúa Giêsu, là thường chỉ nhắm đến một điều muốn nói.
Dù sao đi nữa thì Lời Chúa vẫn nguồn sống cho mọi người, mọi hoàn cảnh. Việc thiên về thái độ của người đón nhận Lời đã, đang và mãi còn chân giá trị. Ân sủng không loại bỏ tự nhiên, một chân lý mà Hội Thánh luôn khẳng định cách chắc chắn. Tuy nhiên, xin được chia sẻ một vài ý tưởng nhỏ khi nhìn ngắm tấm lòng của người gieo giống.
1. Thiên Chúa muốn mọi người nhận biết chân lý (x.1Tim 2,3-4): Đây là một sự thật cần khẳng định mà không sợ sai lầm. Đấng Toàn Thiện sẵn sàng cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân hẳn là Đấng không muốn bất cứ một ai phải hư mất. Chính vì thế Thiên Chúa không chỉ muốn mà còn tìm đủ cách thế, giúp mọi người nhận biết chân lý, để được sống trong hạnh phúc viên mãn (x.Mt 5,45; Ga 6,39).
Có lẽ hình thức “cấy mạ” chưa hình thành và phát triển trong nghề nông vào thời bấy giờ. Ngay cả với ngành nông nghiệp hiện đại hôm nay thì cách thức gieo hạt, người Việt Nam ta gọi là “sạ lúa” vẫn còn phổ biến. Nhìn người nông phu vung tay sạ lúa giữa trời trưa, nhiều gió, chúng ta thoáng thấy một nét đẹp của sự hào phóng.
Từng nắm lúa được tung gieo theo chiều gió. Có nhiều hạt rơi trên mảnh đất đã cày xới, cũng có nhiều hạt vung vải trên bờ giường, bờ thuở… Bác nông phu chẳng tiếc, chẳng nao. Làm sao tránh được những hao hụt. Nhưng không sao, mùa vụ trước mắt sẽ dư đầy. Trở lại với dụ ngôn Chúa Giêsu kể năm nào. Người chỉ nêu có bốn loại hạt rơi ở bốn mảnh đất khác nhau. Giả như số hạt ấy được chia đều cho bốn loại đất, ta thử làm con tính xem sao. Mất ba, chỉ được một. Tưởng chừng như thua lỗ, nhưng vẫn còn dư lãi. Chỉ với một loại hạt rơi trên đất tốt, đã có hạt sinh một trăm, hạt sinh sáu mươi, hạt sinh ba mươi. Thế là sinh lợi bình quân trên sáu mươi. Khấu trừ cho ba loại hạt có vẻ như đã mất thì vẫn còn lãi dư nhiều.
Tấm lòng của Thiên Chúa, Đấng gieo hạt Lời từ trên, thật bao la khôn xiết. Người đã gieo Lời Người khắp cả vũ hoàn. Mỗi kỳ công tay Người tác tạo, dù chẳng một âm thanh, nhưng là mỗi Lời của Người được tung gieo (x.Tv 18,2-5). Thiên Chúa gieo Lời của Người vào tận đáy lòng mỗi con người. Chẳng máy móc tân kỳ nào có thể ghi âm, nhưng hiệu quả của “tiếng lòng” ấy không ai là không chân nhận, mỗi khi lý trí đã biết xét suy. Thiên Chúa gieo Lời của Người qua các biến cố lịch sử, đặc biệt qua lịch sử một dân được tuyển chọn và đến thời kỳ viên mãn Người đã gieo Lời trọn hảo của Người qua chính Con Một làm người (x.Dt 1,1-2). Rất có thể bị hao hụt phần nào, nhưng “cũng như mưa với tuyết sa từ trời không trở về trời mà không sinh hiệu quả thì Lời của Thiên Chúa sẽ không trở về với với Người nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Người, chưa chu toàn sứ mạng Người giao phó” (x. Is 55,10-11).
2.Dù đối với loài người là không thể, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể (x.Lc 1,37; Mt 19,26):
Vệ đường, đất sỏi đá hay đất đầy gai góc, tất cả đều có thể mọc cây, đơm bông, kết hạt. Đây là chuyện không còn viễn vông đối với khoa học công nghệ hiện đại. Sa mạc biến thành vườn rau hay thành cánh đồng cây ăn trái, không còn là chuyện xưa nay hiếm. Nhiều thứ cỏ dại như cỏ cú, cỏ chỉ, cỏ tranh không còn là nan trị đối với nông gia ngày nay. Không chỉ ở thôn quê mà ngay cả ở thành thị, những con đường đã phủ đầy cây xanh. Nhưng sự khả thể ngày càng mở ra trước mắt chúng ta. Cây sẽ mọc và đơm hoa kết trái, nếu có đủ nước và khí trời.
Với quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể. Thiên Chúa đã ban tất cả cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô. “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8,32).
Vấn đề còn lại là ở mảnh đất có “sâu” đủ và “thoáng” đủ, để đón nhận nước và khí trời. Đây chính là sự khiêm nhu và lòng thành hướng thiện của mỗi người chúng ta. Nếu có sự hướng thiện và khiêm nhu chân thành thì dù cho cuộc đời ta, hoàn cảnh sống của ta như mảnh đất đầy sỏi đá hay nhiều gai góc cũng sẽ trở thành mảnh đất tốt để cho hạt giống Lời nẩy mầm, thành cây, đơm bông và kết hạt.
3.Hãy mặc lấy tấm lòng của Người gieo giống: Chúng ta cần có chút cẩn trọng để đừng “ném ngọc trai cho heo”. Đừng làm cớ cho người ta xúc phạm đến những gì thánh thiêng một khi đã suy xét và lường trước sự việc. Tuy nhiên, việc tích cực gieo rắc Lời Chúa bằng nhiều hình thức một cách nào đó nói lên tấm lòng của ta với tha nhân và nói lên niềm tin của ta vào quyền năng của Chúa và vào sức mạnh của Lời. Thánh Tông đồ dân ngoại dạy ta: Hãy rao giảng Tin mừng khi thuận lợi cũng như lúc không thuận lợi. Kitô hữu chúng ta hẳn không quên câu Lời Chúa: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào có ích gì” (Mt 16,26), đã làm trổ sinh cho nhân loại, cho Hội Thánh một Phanxicô Xavie, vị thánh nhiệt tình rao giảng Tin mừng cho lương dân. Đoạn Tin Mừng Mt 10,7-10 đã góp phần dệt xây nên một “người nghèo của Thiên Chúa là Phanxicô khó khăn cùng với Hội Dòng anh em hèn mọn…
Người gieo, kẻ gặt, nhưng chính Thiên Chúa là Người cho mọc lên. Không ai thắp đèn rồi lấy thùng úp lên. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, hãy lên mái nhà mà rao giảng (x.Mc 4,21-24; Mt 10,27). Dù mệt nhọc, muốn nghỉ ngơi cùng với các môn đệ, nhưng khi thấy đoàn người đông đảo, Chúa Giêsu động lòng xót thương, Người lại tiếp tục rao giảng (x.Mc 6,34). Hãy có tấm lòng với anh chị em đồng loại, đồng thời tin tưởng vào sức mạnh của Lời, để nhiệt thành gieo rắc hạt giống. Vì đêm hay ngày, ta ngủ hay thức thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, trổ bông, đơm hạt (x.Mc 4,26-29).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột