Lược trích bài phỏng vấn với Cha Phêrô Gumpel.

VATICAN CITY, DEC. 15, 2004- Điều gì sẽ xảy ra cho linh hồn của các trẻ em, những trẻ chết trước khi được sinh ra, hoặc không lâu sau khi được sinh ra, hoặc bị phá thai?

Thì những câu hỏi như vậy càng ngày càng được nêu ra nhiều đến độ chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị vào ngày 7 tháng 10 vừa qua, đã phải yêu cầu Ủy Ban về Thần Học Quốc Tế nghiên cứu về vấn đề này một cách kỹ càng hơn.

Để hiểu rõ về vấn đề đáng quan tâm này, hãng tin Zenit đã có cuộc phỏng vấn với Cha Phêrô Gumpel, Ngài là một thần học gia và cũng đồng thời là một sử gia, là người đã nghiên cứu về vấn đề này kể từ những năm của thập niên 1950.

Cha Gumpel nói: “Phận số của những linh hồn chưa được rửa tội trông có vẽ đó là một vấn đề nan giải, nhưng trong thực tế, thì vấn đề trọng tâm nằm ở chổ có liên quan tới những luận đề về tín lý. Theo học thuyết của Công Giáo, tất cả mọi người được sinh ra đều phải mắc tội nguyên tổ; không ai có thể nhận được ơn phúc lành trực tiếp từ Thiên Chúa (beatific vision) nếu như người đó chưa được xóa tội nguyên tổ. Và cách thông thường để tội ấy được xóa bỏ đi chính là qua Phép Rửa Tội, và chỉ có qua Phép Bí Tích đó mới có thể đảm bảo được sự hạnh phúc trọn vẹn qua những ơn phúc lành trực tiếp đến từ Thiên Chúa.”

Và sau đây là nội dung của bài phỏng vấn.

Hỏi (H): Thế nhưng, thưa Cha, điều gì sẽ xảy đến cho những người chết mà chưa được rửa tội?

Cha Gumpel (T): Thưa, mặc dầu có rất nhiều ý kiến khác nhau trong lịch sử, thế nhưng quyền giáo huấn tối cao (supreme magisterium) của Giáo Hội đã đưa ra những văn kiện chỉ dẩn và những quả quyết chính xác.

Nói một cách cụ thể, trong cuộc chiến luận giữa Thánh Augustinô và Pelagius, thì Pelagius lại chối từ về tội nguyên tổ, trong khi đó, Thánh Augustinô, Tiến Sĩ Hội Thánh, thì lại nhìn nhận sự hiện diện của tội nguyên tổ. Trong thời của Thánh Augustinô, học thuyết đã được tồn tại mà theo những người không phải thuộc về Giáo Hội, lại cho rằng không có sự cứu rỗi, chính vì thế, một niềm tin được tín xác chính là hể bất kỳ ai đã không được rửa tội, cho dẫu đó là những người trưởng thành hay những trẻ mới sinh, đều không thể nào có thể hưởng trọn được quyền năng cứu chuộc của Thiên Chúa.

Thì trong bối cảnh này, Thánh Augustinô muốn ám chỉ đến những trẻ em đã phải chết đi mà không được rửa tội, và cho rằng, hỏa ngục chính là mệnh số của các em, bằng việc nói rằng, các em sẽ phải diện đối với lửa thêu đốt của hỏa ngục, mặc dù Ngài thêm vào rằng các em chính là “những ngọn lửa cháy đốt nhẹ nhàng hơn.” Thì qua cách xét suy nghiêm khắc như thế này, vấn đề nổi lên chính là liệu Thánh Augustinô đã từng nghĩ đến việc thay vì phải rửa tội bằng nước, thì cách thay thế chính là việc rửa tội bằng sự mong ước (baptism by desire) hay chưa.

Những người dự tòng đã tự nguyện muốn gia nhập vào Hội Thánh, thông qua phép rửa tội, có lẽ sẽ được cứu rỗi. Cũng thế, những người dự tòng nào chưa được rửa tội bằng nước, nhưng đã phải gánh chịu sự tử đạo vì đức tin của họ vào Chúa Kitô, thì chẳng còn nghi ngờ gì nữa, họ cũng sẽ được cứu rỗi. Trong trường hợp này, thì khái niệm về phép rửa tội bằng máu được giới thiệu ra.

Thánh Augustinô đã không xem xét đến những vấn đề có liên quan tới những người mong muốn gia nhập vào Hội Thánh.

(H): Thưa Cha, Thánh Tôma Aquinas đã đưa ra một quan điểm hoàn toàn khác với quan điểm của Thánh Augustinô. Thế, liệu có sự thay đổi nào chăng?

(T): Thưa, đúng vậy. Thánh Tôma và những nhà triết học kinh viện (scholastics) đã từ bỏ lý thuyết của Thánh Augustinô khi cho rằng những trẻ em nào không được rửa tội sẽ phải vào hỏa ngục, thậm chí, đó là một hình thức nhẹ nhàng hơn, và đã đề ra một hình thức trung gian, vốn được biết đến như là: “trong tình trạng lấp lửng” (limbo). Thì đó chính là một cách lập luận mới về thần học, nhằm lý giải cho những tình huống của những ai đã phải chết đi mà không được về nước thiêng đàng.

(H): Thưa Cha, vậy lý thuyết “trong tình trạng lấp lửng” đó có bao giờ được Hội Thánh đệ trình ra như là một vấn đề có liên quan tới đức tin, hay không?

(T): Thưa, trong năm 1954, tôi có thực hiện một cuộc nghiên cứu toàn diện, nhằm xem xét đến tất cả những lời biện luận ủng hộ cho luận thuyết được giải bày bởi những giảng dạy không thể nào sai lầm của Giáo Hội, cho đấng bản quyền. Tôi đã nghiên cứu về tất cả các công đồng chung (ecumenical councils), và đã đi đến kết luận rằng “tình trạng lấp lửng” đó không phải là một sự giải đáp có tính bắt buộc. Vì đó chỉ là một ý kiến vốn được lập đi lập lại qua thời gian, mà không cần phải theo sát với những nghiệm xét lịch sử của các công đồng chung.

Trước Công Đồng Chung Vaticăn II, một giản đồ (schema) đã được soạn thảo, có tiêu đề là: “Để Cứu Vớt về Tính Trong Sáng của Đức Tin” (To Save in Its Purity the Deposit of Faith). Theo cách đặc biệt được quyết định bởi Phân Khoa Thần Học của Naples, thì chương 11 đã được đính kèm vào văn kiện, vốn chính thức lên án tất cả những ai chống đối tới “tình trạng lấp lửng.” Thì khi kế hoạch được đưa đến Ủy Ban Soạn Thảo Tổng Quát (General Preparatory Commission), là ủy ban quan trọng nhất cho việc chuẩn bị của Công Đồng, thì đã có một vài sự phản đối, từ phía các Đức Hồng Y và các Đức Giám Mục khác, và Ủy Ban đã phải quyết định hoãn bỏ chương này. Ủy Ban mới dứt khoát đề cập đến cuộc nghiên cứu mà tôi đã thực hiện, mà nghiên cứu đó sau này đã được cho xuất bản

(H): Thưa Cha, thế Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói gì về chủ đề này?

(T): Thưa, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, vốn được xuất bản vào năm 1992, dành Điều 1261 để nói về những trẻ em chết mà không được rửa tội, và khi đọc, thì người đọc có thể hy vọng rằng những trẻ em đó sẽ được hưởng mọi ơn phúc lành trực tiếp của Thiên Chúa. Thì đó chính là một yếu tố có tầm quan trọng lớn nhất, nhằm mở lối cho những quan điểm rộng thoáng hơn, và đó cũng chính là một lời tuyên bố về những giáo huấn thông thường của Giáo Hội. Chúng ta không thể nói chắc chắc được rằng các em đó sẽ được cứu rỗi.

Chúng ta có thể hy vọng, và sự thật là chúng ta có thể hy vọng, như Giáo Lý đã dạy, rằng đó là chính một nghệ thuật diễn giải (interpretative key). Không ai hy vọng hay có thể hy vọng về tính hợp lệ của một điều gì đó mà người đó cho rằng là chính xác, và người kia thì lại cho rằng là không thể.

(H): Thế thưa Cha, đâu là nền tảng của sự hy vọng này?

(T): Thưa, sự nhìn nhận trước tiên cần phải được làm rõ, chính là, mỗi một người, thậm chí nếu người đó mới chỉ là một phôi thai, hay một bào thai còn nằm trong bụng mẹ, thì cũng đều là một phần của đại gia đình nhân loại và xét về mặt bản thể học, trong sự hiện diện của người đó, đã có một mối liên hệ với tất cả mọi người, và chính vì thế, cũng được liên hệ với chính Chúa Kitô, là chủ thể của nhân loại mới, là một Adam mới.

Từ các sách Phúc Âm, chúng ta biết được về ý chỉ cứu độ của Thiên Chúa. Chúa Kitô chính là người cứu rỗi của tất cả chúng ta, và mong muốn tất cả hết thảy chúng ta, đều được cứu rỗi. Hơn thế nữa, Chúa Kitô đã thành lập ra Giáo Hội, một thân thể hữu hình, được hiện thể qua Phép Bí Tích Rửa Tội. Và do đó, Phép Rửa Tội chính là phương cách duy nhất để nhận được sự cứu rỗi đó, do thế, bằng mọi cách chúng ta phải đưa mọi người đến với Phép Rửa Tội.

Thế nhưng, chúng ta phải làm gì với những ai, vô tội, và không thể lãnh nhận Phép Rửa Tội bằng nước? Phải có phương cách khác để duy trì công trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Chúng ta không biết được phương cách đó là gì. Có rất nhiều lý thuyết. Chẳng hạn như, liệu những trẻ sơ sinh bé nhỏ lại cứ thể như vậy mãi sau khi chết đi, hay liệu các trẻ đó sẽ có một tình trạng khác hẳn? Liệu chăng khi các trẻ sơ sinh đó không lãnh nhận được hào quang chiếu rọi của Thiên Chúa, thì có lẽ các trẻ đó hoặc là chọn Chúa, hoặc là phản Chúa phải không?

Những người khác thì đề cập tới nguyện vọng của những người cha, người mẹ của những đứa trẻ đó, những người Công Giáo đứng đắn, thánh thiện, đang phải mang thai, thì khi trẻ ra đời, thì chắc chắn là họ phải cần cho trẻ được rửa tội rồi, và tự hỏi liệu mong muốn của cha mẹ hay của Giáo Hội có đủ hay chăng?

Dĩ nhiên, mặc dầu chúng ta không thể ám chỉ chính xác bằng cách nào mà các trẻ đó sẽ được cứu rỗi, nhưng sự thật hãy còn tồn tại đó chính là sự hiệp kết của các trẻ đó với Chúa Kitô và với ý chỉ về công trình cứu chuộc phổ quát. Thì đây chính là điểm then chốt.

(H): Thưa Cha, tại sao Đức Giáo Hoàng lại phải yêu cầu Ủy Ban về Thần Học Quốc Tế nghiên cứu đến vấn đề này một cách sâu sắc hơn?

(T): Thưa, ngày hôm nay vấn đề lại trở nên ngày càng phức tạp hơn vì lẽ, với những thứ luật lệ nhằm hợp thức hóa việc phá thai, thì mạng sống của những trẻ đó bị cướp mất đi dẫu rằng những trẻ đó có thể là mong muốn được rửa tội.

Tôi thật sự không biết chi tiết về ý định của Đức Thánh Cha, thế nhưng tôi không nghĩ là Ngài muốn quay trở lại những vấn đề của lịch sử. Vấn đề ở chổ là nó có liên quan nhiều đến mục vụ nhiều hơn vì khi tôi viết ra những bài báo vào năm 1954, thì lúc đó có rất ít trường hợp như vậy. Thế nhưng, ngày hôm nay, với sự gia tăng không ngừng của việc phá thai và những nổ lực nhằm nhân giống các bào thai, thì biết bao nhiêu mạng sống con người đã bị tiêu hũy đi, và con số đó càng ngày càng được gia tăng một cách khủng khiếp.

(H): Thưa Cha, cuối cùng thì vấn đề có liên quan tới mệnh số và tâm hồn của những đứa trẻ đó vẫn còn chưa được rõ ràng, hay nói cách khác, vẫn còn là điều bí mật?

(T): Thưa, đúng vậy. Chúng ta nghiêm túc xét đến một thi thể của một trẻ hãy còn rất nhỏ, vừa được thụ thai, và gọi đó là một con người. Và nếu như vậy, thì đâu là phận số cuối cùng của đứa trẻ ấy? Liệu trẻ ấy vẫn cứ là một bào thai? Liệu trẻ ấy có được lớn lên không? Đúng là trẻ ấy đã được tách rời ra khỏi cơ thể nhưng nếu chúng ta nói rằng trẻ đó có một tâm hồn, thì tâm hồn đó sẽ giống như thế nào? Liệu tâm hồn đó vẫn còn dính trong tình trạng của bào thai, của đứa trẻ, và liệu tâm hồn đó có được phát triển không?

Là những người Kitô giáo, chúng ta cần phải bác bỏ ngay bất kỳ cách tiếp cận ưu sinh nào (eugenic approach). Lấy ví dụ như những trẻ bị tàn phế, chẳng hạn, không phải bị giới hạn về thể lý mãi, khi trẻ đón nhận được ơn phúc lành trực tiếp đến từ Thiên Chúa để vào nước trường sinh, thì khi đó, trẻ đã không còn có một thân thể nữa, và tâm hồn của trẻ đã không còn bị tàn phế nữa.

Những linh hồn của những đứa trẻ này không có những chướng ngại nào về cơ thể nữa, và nó có thể phát triển một cách trọn vẹn về những chức năng có liên quan đến tinh thần. Chính vì thế, có rất nhiều lý do rất đáng để hy vọng.