Rayong- Thái Lan: Trung Tâm Xã Hội Dòng Camilliô thâu nhận ít nhận 200 lần tiền dâng tặng trong một tháng với những ngân phiếu được gởi tới trên khắp nước.

Nhưng những nhà chăm sóc cho bệnh nhân Siđa hiện chăm lo cho hơn 100 bệnh nhân và đó là cớ cho ba cuộc tấn công- kể cả đến cuộc đặt bom vào năm 1995 vi cho đó là nhà chứa những bệnh nhân Siđa mà người Thái coi họ là những tội phạm.

Linh Mục Giovanni Contarin Dòng Camilliô, người sáng lập trung tâm đã cho biết: “Chúng tôi vui mừng vì từ từ thái đội đối với bệnh Siđa đang thay đổi. Chắc chắn đó là sự chấp nhận và hiểu biết nhiều hơn đối với bệnh Siđa”.

Linh Mục Contari là một người Ý, là chủ tịch Ủy Ban Công Giáo về bệnh Siđa dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Giám Mục Thái cho biết thêm “Đã một lần người dân địa phương chống đối đến những người của chúng tôi khi chúng tôi đi ngoài đường hay đi đến chợ”.

“Nhưng giờ đây, ngay cả cư dân địa phương đang đến giúp đỡ chúng tôi như những nghười thiện nguyện và phục vụ cho bệnh nhân” và Cha nói rằng giáo hội đang tiên phong trong việc nhận thức và phòng ngừa.

Nhóm phòng ngừa bệnh Siđa của Trung Tâm đã tổ chức ít nhất 15 khóa huấn luyện để nhận thức về bệnh Siđa cho các thiện nguyện viên và những người muốn tham dự tại miền Tây Thái Lan. Là một vùng có sự lây lan vi trùng HIV với tỉ lệ cao nhất tại Thái Lan vì những người di dân làm việc trong các khu kỹ nghệ và cũng là nơi có các điạ điểm nghỉ mát dành cho du khách đã lôi cuốn đến tình trạng mãi dâm trong ngành du lịch.

Thái Lan với dân số 63 triệu có một tỉ lệ lây nhiễm vi trùng HIV cao nhất tại Á Châu và giáo hội Công Giáo Thái đã phát động các chương trình giáo dục phòng chống lây nhiễm bệnh Siđa mà không dùng “condom” trong xã hội Thái.

Bệnh Siđa tại Thái đã khiến cho gần 1 triệu người chết và để lại hậu quả với 300,000 trẻ mồ côi với vi trùng HIV. Thời kỳ dịch tể cao điểm nhất tại Thái Lan xảy ra vào thập niên 90 với 150000 người mắc phải vi trùng HIV mỗi năm. Giờ này đây với sự giúp đỡ của Giáo Hội Công Giáo Thái hoạt động tại 29 Trung Tâm trên khắp đất nước. Tỉ lệ mắc nhiễm vi trùng HIV đã giảm đi rất nhiều mà theo sự ước đoán của chính quyền là khoảng 20,000 người mỗi năm.

Ủy Ban Công Giáo về bệnh Siđa cùng cộng tác với các tổ chức Công Giáo khác hoạt động liên quan đến bệnh liệt kháng Siđa, từ việc chăm sóc cho những người lây nhiễm là nạn nhân bị bỏ rơi cho đến phát động đến các chương trình nhận thức để phòng người”.

Theo một cộng tác viên của ủy ban, bà Usanee Nanasilp cho biết: “Các chương trình giáo dục về bệnh Siđa không chỉ giới hạn tại 29 trung tâm nhưng tất cả các cơ sở Công Giáo và các tổ chức đều cùng can dự để chống bệnh Siđa”.

Tất cả 10 giáo phận đều có các nhóm hoạt động nhằm “theo dõi, đánh giá và cải tiến” công việc khởi xướng chống bệnh Siđa của Công Giáo tại địa phương và “cung cấp sự chăm sóc một cách hữu hiệu cho các người bị nhiễm”. Các nhóm hoạt động được thành lập nhằm đáp ứng đến kế hoạch mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Thái cho một thập niên 2000-2010, trong đó kế hoạch đưa ra mỗi một giáo phận sẽ thành lập một cơ chế để phòng ngừa và tẩy sách bệnh Siđa trong địa hạt của mình.

Theo chương trình mục vụ của Giáo Hội, các cơ sở của giáo hội như các bệnh viện và các trường học sẽ cống hiến các chương trình giáo dục, đặc biệt nhất là đối với giới trẻ về bệnh Siđa.

Bà Nanasilp còn cho biết “Các trường học đang đối đầu với một thách đố khẩn thiết” bởi vì “sự lan tràn bệnh Siđa đang báo nguy nơi thành phần giới trẻ”.

Ủy ban Công Giáo cũng làm việc sát cánh với các trường Công Giáo cho các chương trình giảng dạy thích hợp với các lứa tuổi về giới tính” để “mang đến những sự hoạt động phòng chống và phát huy những phương sách hành động ngõ hầu đảm bảo đền sự phòng ngừa có thể thực hiện được”.

Trong lúc này, các trung tâm Công Giáo cho bệnh nhân Siđa đang đặt trọng tâm đến phòng ngừa mặc dầu họ cũng gặp khó khăn trong việc an ủi và chăm sóc những người mắc bệnh.

Theo Linh Mục Joseph Maier thuộc Dòng Chúa Cứu Thế tại Hoa Kỳ, là giám đốc Nhà Bác Ái là một trung tâm chăm sóc bệnh nhân Siđa tại vùng ổ chuộc Klong Toey ở Bangkok Thái Lan cho biết: “Tín hiệu của chúng tôi là “Phòng ngừa là phương pháp chữa bệnh Siđa”.

Trong thời gian 6 năm qua, đã có hơn 1200 người lớn và 200 trẻ em đã giã từ cõi đời tại Trung Tâm này. Cha nói “thật vô ích để giảng về bệnh Siđa”, nhưng Trung Tâm Bác Ái đã gởi chính bệnh nhân mắc bệnh Siđa để “nói với mọi người là bệnh Siđa truyền đi như thế nào”.

Nữ Tu Dòng Chúa Chiên Chiên Lành Supaporn Chotiphol là giám đốc Trung Tâm Suối Sự Sống tại Pattaya là một khu bờ biển nghỉ mát cũng là nơi được biết đến là khu ăn chơi cho khách du lịch, cho biết rằng Nữ Tu đã dẫn một nhóm trẻ phụ nữ mà nhiều người trong số họ là gái điếm, “đến để thấy những người sắp chết tại Trung Tâm của Dòng Camilliô.

“Tôi muốn nhắc đến số phận của họ sẽ kết liễu như thế nào”. Trung tâm của Nữ Tu cũng tổ chức những khóa huấn nghệ trong năm đã có ít nhất từ 250 đến 300 thiếu nữ đến tham dự.

Tuy nhiên, những nhân viên y tế cho biết Thái Lan cần nhiều nỗ lực để chấm dứt đến sự lơ là và vết nhơ mà bệnh Siđa đã mang đến các vùng nông thôn, nơi mà chính các bệnh nhân Siđa đã bị khước thừ và bị sỉ nhục ngay cả chính nơi gia đình họ.

Nữ Tu Pranee Sitti, Dòng Chúa Chiên Lành cho biết: “Hôm nay, nhân viên của chúng tôi đi mang một bệnh nhân Siđa rất ốm yếu vào bệnh viện, nhưng khi họ tới nơi thì cô ta đã chết”. Cái nỗi đau buồn nhất là chính người mẹ 28 tuổi ấy đã bị chính gia đình “khước từ không cho gặp đứa con trai nhỏ”.

Nữ Tu Sitti cũng là người lãnh đạo dự án Những Bàn Tay Hy Vọng tại Nong Khai thuộc miền Bắc nước Thái, nữ tu nói nhiều bệnh nhân Siđa đã bị mọi người xa lánh một khi hồ sơ bệnh lý được biết đến trong cộng đồng. Để đáp ứng với tình trạng này, Dòng của Nữ Tu đã thành lập một chương trình trong làng để huấn luyện những bệnh nhân Siđa làm đồ thủ công và tìm chỗ tiêu thụ nơi hải ngoại.

Mới đây, một tổ chức tại Đức Quốc đã đặt mua 30,000 cây viết chì được trang trí do chính tay các bệnh nhân mang vi khuẩn HIV thực hiện trong dự án Những Bàn Tay Hy Vọng.

Ưu tư của nữ tu Sitti đến một thách đố là ngay cả những trẻ em mắc vi trùng HIV hay bệnh Siđa do cha mẹ để lại đã bị bạn bè trong trường xa lánh, cho nên làm sao để “cho những người này và con cái họ được sống trong sự tôn trọng”.