(CNA / EWTN News ngày 15 tháng 4, năm 2017 ). Theo một báo cáo được công bố trong tuần này cuả Trung tâm Nghiên cứu Pew thì sự bức hại tôn giáo toàn cầu đã tăng vọt từ năm 2014 qua năm 2015.

"Sau ba năm bình lặng, nhiề̀u chính quyền đã đặt thêm hạn chế đối với tôn giáo và trên mặt xã hội, có sự gia tăng hành động thù địch tôn giáo ", là báo cáo mới nhất của trung tâm Pew Research Center về "Hạn chế Tôn giáo Toàn cầu".

Bản báo cáo ghi nhận, vào năm 2015, thì ở 40 phần trăm các quốc gia, mức độ thù hận được ghi nhận là "cao" hay " rất cao". Sự đo lường được dựa trên các luật lệ hạn chế mới của chính phủ nhắm vào các nhóm tôn giáo và những quấy rối và bạo lực gây ra bởi những nhóm hoạt động xã hội và chính trị.

Trong số 34 phần trăm cuả các nước được báo cáo thì tỷ lệ tăng lên tới sáu phần trăm.

Báo cáo của Pew dựa vào nhiều nguồn khác nhau, trong đó có báo cáo tự do tôn giáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và cuả Uỷ ban Tự do Tín ngưỡng Quốc tế, cũng như các bá cáo cuả Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc, và của các tổ chức phi chính phủ khác.

Những nước Nga, Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan và Nigeria là những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có sự thù địch cao đối với các nhóm tôn giáo. Ớ những nước trên, sự thù địch được biểu hiệu qua những quấy rối của chính phủ và đồng thời qua những hành động xã hội chống lại các nhóm tôn giáo nhất định.

Trường hợp thù nghịch phổ biến nhất là bạo lực cuả đám đông chống lại một tín ngưỡng tôn giáo, những bạo lực đó có thể thể hiện ra bới các nhóm tôn giáo (cực đoan) và cũng có thể là "những sách nhiễu và sử dụng vũ lực của chính phủ chống lại một nhóm tôn giáo" Pew giải thích.

Một số khu vực đã trở nên tồi tệ hơn so với những vùng khác. Pew cho biết các nước Trung Đông và Bắc Phi có mức cao nhất về cả hai lãnh vực "hạn chế của chính phủ " và "các hành động thù địch xã hội."

Các nước ở 'châu Phi cận Sahara' thì việc hạn chế của chính phủ là tăng gia lớn nhất.

Châu Âu và châu Phi cận Sahara cũng cho thấy có sự gia tăng rõ rệt về "các hành động thù địch xã hội".

Ở Châu Âu, có nhiều báo cáo về sách nhiễu hoặc bạo lực đối với người Hồi giáo và người Do Thái. Chủ nghĩa chống Do Thái trên lục địa vẫn tiếp tục và thêm vào là những sách nhiễu pháp lý chống người Hồi giáo khi Liên minh Châu Âu phải đối phó với một dòng người tị nạn từ các nước có số đông Hồi giáo như Syria và Irac.

Ví dụ có sự gia tăng các vụ việc chống Do Thái và chống Hồi giáo ở Thụy Sĩ , như phá phách các nghĩa trang Hồi giáo và tấn công người Do Thái Chính Thống, vừa tấn công vừa la hò khẩu hiệu "Heil Hitler!"

Sau vụ tấn công khủng bố vào toà soạn báo Charlie Hebdo và một cửa hàng thực phẩm bán đồ chay cuả Do Thái Giáo (kosher market) ở Paris, thì nhiều đền thờ Hồi giáo và người Hồi giáo đã bị phá hoại và là mục tiêu cuả bạo lực.

"Bộ Nội vụ Pháp báo cáo rằng các vụ tấn công chống Hồi giáo đã tăng lên gấp ba lần vào năm 2015, bao gồm các trường hợp chửi bới, phá hoại và hành hung".

Trong năm 2015, ba mươi hai quốc gia ở lục địa Âu Châu có bá cáo về "các hành động thù địch xã hội đối với người Hồi giáo", một con số gia tăng so với năm 2014 chỉ có 26 quốc gia. Trong khi đó, số quốc gia châu Âu có sự thù nghịch xã hội chống lại người Do Thái vẫn duy trì một mức độ cao.

"Việc sách nhiễu lan rộng chống người Do Thái như thế là rất đáng lưu tâm, bởi vì hầu hết ( 8 trong số 10) người Do Thái trên thế giới qui tụ ở hai nước Hoa Kỳ và Israel, vậy mà con số người Do Thái bị sách nhiễu là tương đối lớn (74 vụ trong năm 2015) "Pew nói.

Sự thù địch cuả chính quyền đối với các nhóm tôn giáo thường lộ ra trên các luật lệ hạn chế hoặc qua những lời phát biểu cuả các quan chức.

Pháp và Nga cho thấy có một sự tăng vọt đặc biệt, với hơn 200 "trường hợp chống lại các nhóm tôn giáo của chính phủ ". Chủ yếu là ở các đạo luật hạn chế sự thể hiện tôn giáo, như lệnh cấm burqa của Pháp hoặc việc Nga đối xử với một số người Hồi giáo và Tin Lành ( nhân chứng Jehovah) như là các phần tử cực đoan, bỏ tù họ mà không cần thủ tục.

Một số chính phủ đã hạn chế tự do tôn giáo từ rất lâu, như Trung Quốc, Ả-rập Xê-út, Iran, Ai Cập và Uzbekistan. Nhưng một số quốc gia khác gần đây đã cho thấy sự thù địch có nhẩy vọt, như Iraq, Eritrea, Việt Nam, và Singapore.

Một số hạn chế của chính phủ đối với tôn giáo được cho là phản ứng với khủng bố. Ví dụ, phụ nữ Hồi giáo ở Cameroon và Niger không được đeo mạng che mặt sau khi các chiến binh dùng những tấm màn này để che giấu bom.

Cả Kitô giáo và Hồi giáo đều thấy có sự gia tăng đáng kể về số quốc gia mà họ bị sách nhiễu. "Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì số gia tăng là lớn nhất đối với người Kitô hữu, nơi mà có đến 33 quốc gia bị liệt vào danh sách này".