CÁI CHẾT ĐÔI KHI LẠI CÓ GIÁ !
(Chúa Nhật V Mùa Chay Năm A 2017)
Để làm nền cho nội dung xuyên suốt của tuyệt phẩm phim cao bồi mang tên “”A FEW DOLLARS MORE”, đạo diễn Sergio Leone đã cho xuất hiện ngay đầu phim câu nói ý vị nầy :
"Trong khi sự sống chẳng có giá trị gì cả, cái chết đôi khi lại có giá….”
(While life had no value, Death, sometimes, had its price….)
Chúa Nhật hôm nay, Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay, (từng được gọi là Chúa Nhật chịu nạn - Dominica Passionis) cũng đem chúng ta tới gần cái chết của Chúa Giêsu !
Thật vậy, chính phần Phụng Vụ Lời Chúa đã nhắc tới sự kiện bi đát nhất của kiếp phận con người :
- Ngôn sứ Isaia trong Bài đọc 1 : “Nầy hỡi dân ta, Ta sẽ mở cửa huyệt cho các ngươi. Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi huyệt…” (Is 37,12)
- Trong khi đó, Tin Mừng Gioan tường thuật rõ ràng đến từng chi tiết về phép lạ Chúa Giêsu phục sinh người bạn Lazarô ở Bêtania sau khi đã chết 4 ngày và được chôn trong huyệt đá (Ga 11,1-45).
- Riêng Bài đọc 2 với trích đoạn thư Rôma của Thánh Phaoô lại nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần khi, Đấng làm cho cái thân xác phải chết của chúng ta được tác sinh (Rm 8,10-11).
Thế giới hằng ngày từ xưa đến nay, vẫn diễn ra những chuyến xe tang đưa người về huyệt mộ với bao nhiêu cái chết khác nhau. Quả thật, “Sinh, Lảo, Bệnh, Tử” đó là một chu kỳ quái ác mà loài người phải kinh qua như một định luật phũ phàng tất yếu.
Trước một định luật nghiệt ngã như thế, không biết bao nhiêu câu hỏi đã đặt ra : Tại sao như thế ? Con người là “Nhân ư linh vạn vật” kia mà ? Và làm sao Thiên Chúa tốt lành, quyền năng lại để xảy ra như thế ?. Phải chăng đó cũng chính là dụng ý của câu nói mà hai chị em Matta và Maria ở Bê-ta-ni-a đã trách móc Chúa Giêsu khi đối diện với cái chết của người em trai yêu dấu : “Phải chi có Thầy ở đây thì em con không chết !”.
Ngoài ý nghĩa đầy bi đát và tiêu cực đó, quả thật, cái chết có ý nghĩa gì ? Liệu Lời Chúa hôm nay có thuyên giải cho chúng ta cách thuyết phục để tái xác tín về “mầu nhiệm cái chết của Đức Kitô” và đón nhận mọi thương đau, khổ nạn, cả cái chết cho chính cuộc đời mình ! Hay nói theo ngôn nữ của cuốn phim “A few dollars more”, cái chết đôi khi lại có giá !
Nói gì thì nói. Không phải để đến hôm nay Lời Chúa mới dạy ta về lý do nguyên khởi của sự chết. Ngay từ những trang đầu,Kinh Thánh đã dạy rằng : A-đam-E-Va, sau khi khước từ Lời Thiên Chúa, nghe lời ma quỷ xúi dục, đã đưa tay “hái trái cấm”…và thế là nối tiếp giữa dòng đời sự chết đã đi vào trần gian : Ca-in giết A-ben, lụt đại hồng thủy tàn sát gần hết nhân loại, bảo lửa hủy diệt Sodoma và Gomora vì tộ lỗi nhớp nhơ…Và cho tới mãi hôm nay, hình như thế giới cứ lần mò tiến đi giữa một “nền văn minh sự chết” : khủng bố, chiến tranh, hận thù sắc tộc, tôn giáo, Si-đa, ma túy, phá thai, dịch bệnh…Tất cả đều là hệ quả của chính con người.
Nhưng đây mới chính là điều mà sứ điệp Lời Chúa hôm nay muốn nhắn gởi :
Chính trong cái “vũng lầy nhầy nhụa” đầy những đống xương khô của bóng tối và sự chết, của đọa đầy và thất vọng, của đắng cay ưu phiền…chúng ta lại nghe vang lên lời của Thiên Chúa : “Nầy hỡi dân ta, Ta sẽ mở cửa huyệt cho các ngươi. Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi huyệt…” (BĐ 1) ; và chính ngay “quê hương của tử thần”, một tiếng nói quyền năng đã âm vang thấu tận âm phủ, mở toang cánh cửa huyệt mộ : “Hỡi La-da-rô hãy bước ra”, “Ta là sự sống lại và là sự sống” (TM).
Như vậy bài học đầu tiên của Lời Chúa hôm nay mà chúng ta phải thuộc, tin mừng tiên khởi mà hôm nay chúng ta phải sống chính là :Tin vào sự sống.
Thật vậy, chính tình yêu cứu độ của Thiên Chúa mãi mãi là sức mạnh hồi sinh, là quyền uy giải thoát. “Cho dù có người mẹ không thương con, thì Ta, Ta không bao giờ quên ngươi”. Chân lý nầy muốn nói với chúng ta rằng : chúng ta không được quyền thất vọng cho dù phải đối diện với bao thảm cảnh cuộc đời, cả cái chết. Bởi vì Thiên Chúa đang có mặt trên mọi nẻo đường và biến cố để thổi vào Thần Khí tác sinh (Bđ 2), để gieo vào hạt mầm của sự sống và hồng ân cứu độ. Như lời của Gilbert K. Chesterton : “Nếu những hạt giống trong lòng đất đen mà còn có thể biến thành những cánh hoa hồng xinh đẹp như thế, thì trái tim con người còn thể biến thành thế nào nữa trong cuộc hành trình hướng đến các vì sao”.
Chân lý nền tảng nầy, sự thật đầy hy vọng và an ủi nầy không gì khác, chính là sự nhập thể của Đấng là Emmanuel : Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Thật vậy, khi vào đời, Thiên Chúa nào tránh né cái kiếp phận long đong của con người. Hãy xem những giọt nước mắt đã lăn dài trên má của Chúa Giêsu khi chứng kiến cái chết của người bạn thân La-da-rô ở Bê-ta-ni-a ; cũng như, Ngài cũng đã từng chia sẻ niềm vui với đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana khi giúp họ có thêm mấy trăm lít rượu ngon để niềm vui trọn vẹn và được mãi nối dài. Đầy ắp những trang Tin Mừng có bao nhiêu chuyện kể về sự sẻ chia, đồng hành, cảm thông…của Chúa Giêsu dành cho bao nhiêu kiếp phận con người để mở ra một lộ trình tiến về sự sống : Cô gái điếm Mađalêna, chàng thu thuế Giakê, cô phụ nữ ngoại tình, chàng mù ở Giêricô, những kẻ phong cùi, những người quỷ nhập…và nhất là, từ nơi chiếc “thân tàn ma dại” cận kề cái chết trên thập giá đồi Sọ, chính Chúa Giêsu đã mở mắt tâm hồn cho người kẻ trộm bên hữu, để anh hướng về niềm hy vọng của chân trời sự sống đang mở cửa đón chào…!
Như vậy, khi tin vào một Thiên Chúa tình yêu ban sự sống, tin vào một Đấng Kitô Phục sinh dẫn ta vào cuộc sống vĩnh hằng, tin vào Chúa Thánh Linh đang thổi vào hồn ta nguồn sống mới, thì liệu có mang lại chuyển biến nào cho chính ta và cho thế giới hay chăng ? Thưa có đấy. Bởi vì chỉ với niềm tin như thế ta mới thấy thế giới đẹp vô cùng, ta mới thấy cuộc sống mới đáng sống làm sao, mới thấy mỗi một con người, mỗi một sinh linh là một công trình kỳ diệu, mới thấy mỗi một cuộc đời, cho dù què cụt điếc câm, cho dù thấp cổ bé miệng, cho dù dốt nát bần hàn…vẫn là một “kỳ công vĩ đại của Thượng Đế” luôn cần được kính trọng luôn cần được sẻ chia, yêu thương và phục vụ. Vâng, chỉ với niềm tin đó thì chúng ta mới trụ vững giữa trăm chiều thử thách, mới đủ can đảm mĩm cười với số phận cho dù phải khắc nghiệt oái ăm, mới đủ quảng đại và khoan dung để yêu thương và tha thứ. Và nhất là, chỉ với niềm tin đó, chúng ta mới bình thản đón nhận “chết chính là một thành phần của cuộc sống”, thế giới bên kia chính là quê hương đích thực để ta quay về, và sống cuộc sống hôm nay như một cuộc lên đường, một cuộc vượt qua, một cuộc tái sinh để bước vào quê hương vĩnh cửu. Vâng, chính niềm tin đó sẽ củng cố niềm hy vọng vĩnh hằng trong ta và giúp ta mạnh mẽ góp phần xây dựng nền “văn minh sự sống”, “văn minh tình yêu”, và cho ta ý thức rằng : mỗi ngày chính chúng ta tạo cách chết cho riêng mình bằng chính cung cách chúng ta sống.
Như vậy, đúng như lời của cuốn phim “A few dollars more” : SỰ CHẾT ĐÔI KHI LẠI CÓ GIÁ. Có giá tuyệt vời, bởi chính vì Đấng đã chết và sống lại đã khẳng định với cô Matta Bêtania hôm nào và với mỗi người chúng ta hôm nay : “AI SỐNG MÀ TIN TA SẼ KHÔNG CHẾT BAO GIỜ” .Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật V Mùa Chay Năm A 2017)
Để làm nền cho nội dung xuyên suốt của tuyệt phẩm phim cao bồi mang tên “”A FEW DOLLARS MORE”, đạo diễn Sergio Leone đã cho xuất hiện ngay đầu phim câu nói ý vị nầy :
"Trong khi sự sống chẳng có giá trị gì cả, cái chết đôi khi lại có giá….”
(While life had no value, Death, sometimes, had its price….)
Chúa Nhật hôm nay, Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay, (từng được gọi là Chúa Nhật chịu nạn - Dominica Passionis) cũng đem chúng ta tới gần cái chết của Chúa Giêsu !
Thật vậy, chính phần Phụng Vụ Lời Chúa đã nhắc tới sự kiện bi đát nhất của kiếp phận con người :
- Ngôn sứ Isaia trong Bài đọc 1 : “Nầy hỡi dân ta, Ta sẽ mở cửa huyệt cho các ngươi. Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi huyệt…” (Is 37,12)
- Trong khi đó, Tin Mừng Gioan tường thuật rõ ràng đến từng chi tiết về phép lạ Chúa Giêsu phục sinh người bạn Lazarô ở Bêtania sau khi đã chết 4 ngày và được chôn trong huyệt đá (Ga 11,1-45).
- Riêng Bài đọc 2 với trích đoạn thư Rôma của Thánh Phaoô lại nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần khi, Đấng làm cho cái thân xác phải chết của chúng ta được tác sinh (Rm 8,10-11).
Thế giới hằng ngày từ xưa đến nay, vẫn diễn ra những chuyến xe tang đưa người về huyệt mộ với bao nhiêu cái chết khác nhau. Quả thật, “Sinh, Lảo, Bệnh, Tử” đó là một chu kỳ quái ác mà loài người phải kinh qua như một định luật phũ phàng tất yếu.
Trước một định luật nghiệt ngã như thế, không biết bao nhiêu câu hỏi đã đặt ra : Tại sao như thế ? Con người là “Nhân ư linh vạn vật” kia mà ? Và làm sao Thiên Chúa tốt lành, quyền năng lại để xảy ra như thế ?. Phải chăng đó cũng chính là dụng ý của câu nói mà hai chị em Matta và Maria ở Bê-ta-ni-a đã trách móc Chúa Giêsu khi đối diện với cái chết của người em trai yêu dấu : “Phải chi có Thầy ở đây thì em con không chết !”.
Ngoài ý nghĩa đầy bi đát và tiêu cực đó, quả thật, cái chết có ý nghĩa gì ? Liệu Lời Chúa hôm nay có thuyên giải cho chúng ta cách thuyết phục để tái xác tín về “mầu nhiệm cái chết của Đức Kitô” và đón nhận mọi thương đau, khổ nạn, cả cái chết cho chính cuộc đời mình ! Hay nói theo ngôn nữ của cuốn phim “A few dollars more”, cái chết đôi khi lại có giá !
Nói gì thì nói. Không phải để đến hôm nay Lời Chúa mới dạy ta về lý do nguyên khởi của sự chết. Ngay từ những trang đầu,Kinh Thánh đã dạy rằng : A-đam-E-Va, sau khi khước từ Lời Thiên Chúa, nghe lời ma quỷ xúi dục, đã đưa tay “hái trái cấm”…và thế là nối tiếp giữa dòng đời sự chết đã đi vào trần gian : Ca-in giết A-ben, lụt đại hồng thủy tàn sát gần hết nhân loại, bảo lửa hủy diệt Sodoma và Gomora vì tộ lỗi nhớp nhơ…Và cho tới mãi hôm nay, hình như thế giới cứ lần mò tiến đi giữa một “nền văn minh sự chết” : khủng bố, chiến tranh, hận thù sắc tộc, tôn giáo, Si-đa, ma túy, phá thai, dịch bệnh…Tất cả đều là hệ quả của chính con người.
Nhưng đây mới chính là điều mà sứ điệp Lời Chúa hôm nay muốn nhắn gởi :
Chính trong cái “vũng lầy nhầy nhụa” đầy những đống xương khô của bóng tối và sự chết, của đọa đầy và thất vọng, của đắng cay ưu phiền…chúng ta lại nghe vang lên lời của Thiên Chúa : “Nầy hỡi dân ta, Ta sẽ mở cửa huyệt cho các ngươi. Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi huyệt…” (BĐ 1) ; và chính ngay “quê hương của tử thần”, một tiếng nói quyền năng đã âm vang thấu tận âm phủ, mở toang cánh cửa huyệt mộ : “Hỡi La-da-rô hãy bước ra”, “Ta là sự sống lại và là sự sống” (TM).
Như vậy bài học đầu tiên của Lời Chúa hôm nay mà chúng ta phải thuộc, tin mừng tiên khởi mà hôm nay chúng ta phải sống chính là :Tin vào sự sống.
Thật vậy, chính tình yêu cứu độ của Thiên Chúa mãi mãi là sức mạnh hồi sinh, là quyền uy giải thoát. “Cho dù có người mẹ không thương con, thì Ta, Ta không bao giờ quên ngươi”. Chân lý nầy muốn nói với chúng ta rằng : chúng ta không được quyền thất vọng cho dù phải đối diện với bao thảm cảnh cuộc đời, cả cái chết. Bởi vì Thiên Chúa đang có mặt trên mọi nẻo đường và biến cố để thổi vào Thần Khí tác sinh (Bđ 2), để gieo vào hạt mầm của sự sống và hồng ân cứu độ. Như lời của Gilbert K. Chesterton : “Nếu những hạt giống trong lòng đất đen mà còn có thể biến thành những cánh hoa hồng xinh đẹp như thế, thì trái tim con người còn thể biến thành thế nào nữa trong cuộc hành trình hướng đến các vì sao”.
Chân lý nền tảng nầy, sự thật đầy hy vọng và an ủi nầy không gì khác, chính là sự nhập thể của Đấng là Emmanuel : Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Thật vậy, khi vào đời, Thiên Chúa nào tránh né cái kiếp phận long đong của con người. Hãy xem những giọt nước mắt đã lăn dài trên má của Chúa Giêsu khi chứng kiến cái chết của người bạn thân La-da-rô ở Bê-ta-ni-a ; cũng như, Ngài cũng đã từng chia sẻ niềm vui với đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana khi giúp họ có thêm mấy trăm lít rượu ngon để niềm vui trọn vẹn và được mãi nối dài. Đầy ắp những trang Tin Mừng có bao nhiêu chuyện kể về sự sẻ chia, đồng hành, cảm thông…của Chúa Giêsu dành cho bao nhiêu kiếp phận con người để mở ra một lộ trình tiến về sự sống : Cô gái điếm Mađalêna, chàng thu thuế Giakê, cô phụ nữ ngoại tình, chàng mù ở Giêricô, những kẻ phong cùi, những người quỷ nhập…và nhất là, từ nơi chiếc “thân tàn ma dại” cận kề cái chết trên thập giá đồi Sọ, chính Chúa Giêsu đã mở mắt tâm hồn cho người kẻ trộm bên hữu, để anh hướng về niềm hy vọng của chân trời sự sống đang mở cửa đón chào…!
Như vậy, khi tin vào một Thiên Chúa tình yêu ban sự sống, tin vào một Đấng Kitô Phục sinh dẫn ta vào cuộc sống vĩnh hằng, tin vào Chúa Thánh Linh đang thổi vào hồn ta nguồn sống mới, thì liệu có mang lại chuyển biến nào cho chính ta và cho thế giới hay chăng ? Thưa có đấy. Bởi vì chỉ với niềm tin như thế ta mới thấy thế giới đẹp vô cùng, ta mới thấy cuộc sống mới đáng sống làm sao, mới thấy mỗi một con người, mỗi một sinh linh là một công trình kỳ diệu, mới thấy mỗi một cuộc đời, cho dù què cụt điếc câm, cho dù thấp cổ bé miệng, cho dù dốt nát bần hàn…vẫn là một “kỳ công vĩ đại của Thượng Đế” luôn cần được kính trọng luôn cần được sẻ chia, yêu thương và phục vụ. Vâng, chỉ với niềm tin đó thì chúng ta mới trụ vững giữa trăm chiều thử thách, mới đủ can đảm mĩm cười với số phận cho dù phải khắc nghiệt oái ăm, mới đủ quảng đại và khoan dung để yêu thương và tha thứ. Và nhất là, chỉ với niềm tin đó, chúng ta mới bình thản đón nhận “chết chính là một thành phần của cuộc sống”, thế giới bên kia chính là quê hương đích thực để ta quay về, và sống cuộc sống hôm nay như một cuộc lên đường, một cuộc vượt qua, một cuộc tái sinh để bước vào quê hương vĩnh cửu. Vâng, chính niềm tin đó sẽ củng cố niềm hy vọng vĩnh hằng trong ta và giúp ta mạnh mẽ góp phần xây dựng nền “văn minh sự sống”, “văn minh tình yêu”, và cho ta ý thức rằng : mỗi ngày chính chúng ta tạo cách chết cho riêng mình bằng chính cung cách chúng ta sống.
Như vậy, đúng như lời của cuốn phim “A few dollars more” : SỰ CHẾT ĐÔI KHI LẠI CÓ GIÁ. Có giá tuyệt vời, bởi chính vì Đấng đã chết và sống lại đã khẳng định với cô Matta Bêtania hôm nào và với mỗi người chúng ta hôm nay : “AI SỐNG MÀ TIN TA SẼ KHÔNG CHẾT BAO GIỜ” .Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền