Hội Nghị Thần Học Châu Phi tại Rôma trong các ngày 22 tới 25 tháng Ba, do Đại Học Notre Dame, Hoa Kỳ, bảo trợ, đã bế mạc.
Sau bốn ngày hội họp với 46 bài thuyết trình, 14 cuộc thảo luận, và rất nhiều phát biểu khác nhau, bất cứ nỗ lực nào nhằm tóm lược toàn diện Hội Nghị cũng là một điều khó thực hiện. Nhưng theo ký giả John Allen, điều người ta thấy xuất hiện từ Hội Nghị này chính là một thứ "Đạo Công Giáo Châu Phi Ấn Bản 2".
Thực vậy, trong phần lớn giai đoạn hậu thuộc địa, Giáo Hội ở Châu Phi đã dành nhiều thời gian cho hai thách thức chính. Thách thức đầu tiên là theo kịp tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng; và thách thức thứ hai là đối mặt với các vấn đề xã hội hết sức phức tạp của lục địa, như xung đột vũ trang, nghèo đói kinh niên, suy thoái môi trường, xung đột sắc tộc và bộ lạc, và HIV / AIDS.
Tuy các thách thức trên hiện vẫn còn dai dẳng, nhưng điều vừa xuất hiện từ hội nghị thượng đỉnh ở Rôma là cảm thức về một sự trưởng thành ngày càng gia tăng, một niềm xác tín rằng Đạo Công Giáo Châu Phi đã vượt qua tuổi thơ ấu và thiếu niên để bước vào tuổi trưởng thành và sẵn sàng tiến vào một giai đoạn mới.
Nhưng đâu là các đặc điểm của thứ “Đạo Công Giáo Châu Phi Ấn Bản 2” ? Dựa vào tuần qua ở Rôma, John Allen cho rằng có ít nhất ba đặc điểm sau đây.
Đối ngoại và đối nội
Một đặc điểm của Giáo Hội trưởng thành ở Châu Phi là cảm thức nó có những đóng góp phải thực hiện không những đối với Châu Phi, mà còn đối với cả thế giới và Giáo Hội phổ quát nữa.
Đức Cha Tharcisse Tshibangu thuộc Cộng Hòa Dân Chủ Congo nhấn mạnh rằng thần học Công Giáo Châu Phi phải là một phần của cuộc đàm đạo hoàn cầu.
Đức Cha Tshibangu cho biết vào hôm thứ Tư: "Đây không những là vấn đề thần học Châu Phi đối với người Châu Phi, nhưng còn là một nền thần học có giá trị đối với từng người và mọi người”.
Trong một cuộc phỏng vấn của Crux, Đức Hồng Y Francis Arinze của Nigeria, một người “nặng ký” lâu năm của Tòa Thánh Vatican, nay đã nghỉ hưu, nói rằng sự xuất hiện của các vị giáo phẩm Châu Phi trong tư cách các nhà chủ đạo trong Giáo Hội hoàn cầu, trong đó có các vai trò then chốt các ngài đã đóng trong hai Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây về gia đình, là một kết quả hữu cơ của sự trưởng thành của Giáo Hội Châu Phi.
Ngài nói: "Các giám mục và Hồng Y có nhiều kinh nghiệm hơn về Giáo Hội, và vì thế các ngài buộc phải đóng góp nhiều hơn. Đây chỉ là sự phát triển bình thường của sự quan phòng của Thiên Chúa".
Một phần của bức tranh có thể là số lượng lớn các linh mục và tu sĩ Châu Phi đang phục vụ ở nước ngoài, vì vậy đã có một cảm thức cho rằng Giáo Hội phổ quát cần đến Châu Phi. Một phần nữa, cũng có thể là cảm thức cho rằng Đạo Công Giáo Châu Phi đã sản sinh ra một khối sâu sắc gồm cả suy tư thần học lẫn thực hành mục vụ, mà nó có lý để tự hào.
Dù sao, cũng đã có một cảm thức mạnh mẽ ở Rôma cho rằng "thời điểm Châu Phi" trong Giáo Hội Công Giáo đã xuất hiện. Không rút chân ra khỏi các thách thức của Châu Phi, Giáo Hội trên lục địa này rõ ràng đã sẵn sàng hơn để đóng vai trò dẫn đầu trên sân khấu hoàn cầu.
Trung thực và tự phê
Trong quá khứ, các nhà lãnh đạo Công Giáo Châu Phi thường tỏ ra tự vệ trước bất cứ lời phê phán nào về Giáo Hội trên lục địa, vì sợ rằng lời phê phán này sẽ nuôi dưỡng nhận định coi Châu Phi như khủng hoảng chức năng và chưa chín muồi.
Nhưng hiện nay, chính nhờ cảm thức tự tin ngày càng gia tăng, người Công Giáo Châu Phi rõ ràng có khuynh hướng trung thực thừa nhận các thất bại và thiếu sót của mình, vì biết rằng Giáo Hội của họ có đủ sức mạnh để chống lại bão tố.
Cha Paulinus Odozor người Nigeria, người tổ chức hội nghị thượng đỉnh, đã đưa ra quan điểm sau đây trong một cuộc phỏng vấn với Crux.
Ngài nói: "Bạn phải sẵn sàng giặt quần áo dơ bẩn của bạn trước công chúng, nơi mọi người có thể nhìn thấy. Nếu muốn được xem xét nghiêm túc như một người tham gia, Châu Phi phải trung thực với chính mình.
"Chúng tôi không những muốn mọi người nghe những điều tuyệt vời mà chúng tôi đang làm. Chúng tôi cũng muốn mọi người nghe những điều khủng khiếp mà chúng tôi đang làm, và những điều chúng tôi không làm tốt lắm".
Điểm trên đã được củng cố suốt trong Hội Nghị, như các ví dụ sau đây chứng thực.
• Đức Giám Mục Godfrey Onah của Nigeria than thở rằng mặc dù Châu Phi cổ đại đã sản sinh ra các giáo phụ vĩ đại cho Giáo Hội, ngày nay nó nổi tiếng với các nhà chữa bệnh bằng đức tin và các trung tâm làm phép lạ.
• Cha Ludovic Lado, một tu sĩ dòng Tên ở Bờ Biển Ngà, báo cáo rằng một số linh mục Công Giáo ở Châu Phi không những làm trò phù thủy, mà còn thực hiện bùa phép chống lại nhau nữa.
• Nữ tu Maamalifar Poreku của Ghana không những phàn nàn rằng phụ nữ trong Giáo Hội Châu Phi thường không làm gì khác ngoài việc lau dọn các khăn thánh của giáo xứ, thế mà chính Hội Nghị Thượng Đỉnh ở Rôma cũng đã không thực sự cho bà chút hy vọng nào là mọi thứ sẽ thay đổi.
Bất kể người ta sẽ làm gì với những điểm trên, những người đề xuất chúng không hề có cảm thức cho rằng làm như vậy sẽ gây tổn hại đến các triển vọng của Công Giáo Châu Phi. Tiền đề không được nói ra dường như là thế này: "Chúng tôi đã thực hiện được đủ điều đến nỗi nói ra những điểm này không hề thay đổi gì trong căn bản của phương trình”.
Quân bằng về Người Khác
Khi Đạo Công Giáo Châu Phi bắt rễ lần đầu tiên, có một cảm thức dễ hiểu này là việc loan báo Tin Mừng là việc mong manh, và do đó, đôi khi, có một sự thù nghịch mạnh mẽ đối với bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai xem ra muốn đe dọa tới việc Đạo nắm giữ đàn chiên của mình.
Trong bối cảnh Châu Phi, điều trên, nói chung, thường được diễn dịch thành sự cạnh tranh sắc cạnh đối với hai biểu thức tôn giáo về "người khác": đó là Hồi Giáo và Phái Ngũ Tuần (Pentecostalism).
Dù ngày nay, nhiều người Công Giáo vẫn tỏ ra thận trọng đối với cả hai nhóm người trên, và họ không hẳn không có lý do chính đáng, nhưng càng ngày họ càng tỏ ra có khả năng biết thừa nhận điều tốt của cả hai nhóm trên, và thậm chí còn miễn cưỡng thừa nhận rằng việc cạnh tranh để chiếm trái tim và trí óc người khác có thể là một điều thực sự lành mạnh.
Đức Giám Mục Matthew Kukah của Sokoto ở miền bắc Nigeria, một vùng có số người Hồi Giáo áp đảo, từng xuất hiện như là một trong những người đối thoại chính với Hồi Giáo của Đạo Công Giáo Châu Phi, cho rằng việc sống chung hòa bình thực sự là chuẩn mực của Châu Phi còn bạo lực chỉ là ngoại lệ.
Ngài nói trong một cuộc phỏng vấn của Crux: "Điều người ta gọi là cuộc xung đột Kitô Giáo và Hồi giáo, thực ra không có gì là không thể tránh được. Tôi nghĩ rằng các phương tiện truyền thông phương Tây đã dựng nên nó, và nó rất phổ biến".
Ngài nói thêm: "Điều mà chúng ta thực sự gọi là bạo lực giữa người Kitô hữu và người Hồi giáo ở Nigeria là sự thất bại của luật pháp và trật tự. Rất nhiều vấn đề dẫn đến bạo lực rất ít có liên quan đến tôn giáo”.
Còn về người Ngũ Tuần, đã có nhiều bài tham luận tại hội nghị thượng đỉnh ở Rôma nói về cách họ "rù quyến" người ta ra khỏi Giáo Hội Công Giáo – như cho những người này việc làm, tổ chức các dịch vụ hẹn hò để cung cấp cho họ các người phối ngẫu, và chào mời các chủng sinh và linh mục đào ngũ.
Nhưng mặt khác, một số tham dự viên cũng thừa nhận rằng thách thức Ngũ Tuần thực sự là một thách thức lành mạnh, vì nó buộc đạo Công Giáo phải "thức tỉnh".
Bà Obiageli Nzenwa, một phụ nữ giáo dân Công Giáo và là chuyên gia tư vấn độc lập về các tài nguyên nhân lực tại Abuja, Nigeria, nói rằng: "Điều đó làm chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không được coi người của chúng tôi là tự nhiên mà có được”.
Bà nói bà hy vọng sự bùng nổ của Ngũ Tuần có thể thúc đẩy Đạo Công Giáo chú ý nhiều hơn đến tầm quan trọng của việc đào luyện và trợ giúp phụ nữ, vì họ tạo thành xương sống của Giáo Hội Châu Phi.
"Đạo Công Giáo Châu Phi Ấn Bản 2" tỏ ra tự tin hơn, trung thực hơn về chính mình, và ít đưa ra các phán đoán vội vàng đối với người khác.
Với tất cả những gì mà ấn bản 1 đã hoàn thành, trong đó có việc lên khuôn cho cộng đồng Công Giáo năng động và nhiệt tình nhất trên thế giới, quả là điều thích thú khi theo dõi xem ấn bản 2 sẽ tiến hành ra sao.
Sau bốn ngày hội họp với 46 bài thuyết trình, 14 cuộc thảo luận, và rất nhiều phát biểu khác nhau, bất cứ nỗ lực nào nhằm tóm lược toàn diện Hội Nghị cũng là một điều khó thực hiện. Nhưng theo ký giả John Allen, điều người ta thấy xuất hiện từ Hội Nghị này chính là một thứ "Đạo Công Giáo Châu Phi Ấn Bản 2".
Thực vậy, trong phần lớn giai đoạn hậu thuộc địa, Giáo Hội ở Châu Phi đã dành nhiều thời gian cho hai thách thức chính. Thách thức đầu tiên là theo kịp tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng; và thách thức thứ hai là đối mặt với các vấn đề xã hội hết sức phức tạp của lục địa, như xung đột vũ trang, nghèo đói kinh niên, suy thoái môi trường, xung đột sắc tộc và bộ lạc, và HIV / AIDS.
Tuy các thách thức trên hiện vẫn còn dai dẳng, nhưng điều vừa xuất hiện từ hội nghị thượng đỉnh ở Rôma là cảm thức về một sự trưởng thành ngày càng gia tăng, một niềm xác tín rằng Đạo Công Giáo Châu Phi đã vượt qua tuổi thơ ấu và thiếu niên để bước vào tuổi trưởng thành và sẵn sàng tiến vào một giai đoạn mới.
Nhưng đâu là các đặc điểm của thứ “Đạo Công Giáo Châu Phi Ấn Bản 2” ? Dựa vào tuần qua ở Rôma, John Allen cho rằng có ít nhất ba đặc điểm sau đây.
Đối ngoại và đối nội
Một đặc điểm của Giáo Hội trưởng thành ở Châu Phi là cảm thức nó có những đóng góp phải thực hiện không những đối với Châu Phi, mà còn đối với cả thế giới và Giáo Hội phổ quát nữa.
Đức Cha Tharcisse Tshibangu thuộc Cộng Hòa Dân Chủ Congo nhấn mạnh rằng thần học Công Giáo Châu Phi phải là một phần của cuộc đàm đạo hoàn cầu.
Đức Cha Tshibangu cho biết vào hôm thứ Tư: "Đây không những là vấn đề thần học Châu Phi đối với người Châu Phi, nhưng còn là một nền thần học có giá trị đối với từng người và mọi người”.
Trong một cuộc phỏng vấn của Crux, Đức Hồng Y Francis Arinze của Nigeria, một người “nặng ký” lâu năm của Tòa Thánh Vatican, nay đã nghỉ hưu, nói rằng sự xuất hiện của các vị giáo phẩm Châu Phi trong tư cách các nhà chủ đạo trong Giáo Hội hoàn cầu, trong đó có các vai trò then chốt các ngài đã đóng trong hai Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây về gia đình, là một kết quả hữu cơ của sự trưởng thành của Giáo Hội Châu Phi.
Ngài nói: "Các giám mục và Hồng Y có nhiều kinh nghiệm hơn về Giáo Hội, và vì thế các ngài buộc phải đóng góp nhiều hơn. Đây chỉ là sự phát triển bình thường của sự quan phòng của Thiên Chúa".
Một phần của bức tranh có thể là số lượng lớn các linh mục và tu sĩ Châu Phi đang phục vụ ở nước ngoài, vì vậy đã có một cảm thức cho rằng Giáo Hội phổ quát cần đến Châu Phi. Một phần nữa, cũng có thể là cảm thức cho rằng Đạo Công Giáo Châu Phi đã sản sinh ra một khối sâu sắc gồm cả suy tư thần học lẫn thực hành mục vụ, mà nó có lý để tự hào.
Dù sao, cũng đã có một cảm thức mạnh mẽ ở Rôma cho rằng "thời điểm Châu Phi" trong Giáo Hội Công Giáo đã xuất hiện. Không rút chân ra khỏi các thách thức của Châu Phi, Giáo Hội trên lục địa này rõ ràng đã sẵn sàng hơn để đóng vai trò dẫn đầu trên sân khấu hoàn cầu.
Trung thực và tự phê
Trong quá khứ, các nhà lãnh đạo Công Giáo Châu Phi thường tỏ ra tự vệ trước bất cứ lời phê phán nào về Giáo Hội trên lục địa, vì sợ rằng lời phê phán này sẽ nuôi dưỡng nhận định coi Châu Phi như khủng hoảng chức năng và chưa chín muồi.
Nhưng hiện nay, chính nhờ cảm thức tự tin ngày càng gia tăng, người Công Giáo Châu Phi rõ ràng có khuynh hướng trung thực thừa nhận các thất bại và thiếu sót của mình, vì biết rằng Giáo Hội của họ có đủ sức mạnh để chống lại bão tố.
Cha Paulinus Odozor người Nigeria, người tổ chức hội nghị thượng đỉnh, đã đưa ra quan điểm sau đây trong một cuộc phỏng vấn với Crux.
Ngài nói: "Bạn phải sẵn sàng giặt quần áo dơ bẩn của bạn trước công chúng, nơi mọi người có thể nhìn thấy. Nếu muốn được xem xét nghiêm túc như một người tham gia, Châu Phi phải trung thực với chính mình.
"Chúng tôi không những muốn mọi người nghe những điều tuyệt vời mà chúng tôi đang làm. Chúng tôi cũng muốn mọi người nghe những điều khủng khiếp mà chúng tôi đang làm, và những điều chúng tôi không làm tốt lắm".
Điểm trên đã được củng cố suốt trong Hội Nghị, như các ví dụ sau đây chứng thực.
• Đức Giám Mục Godfrey Onah của Nigeria than thở rằng mặc dù Châu Phi cổ đại đã sản sinh ra các giáo phụ vĩ đại cho Giáo Hội, ngày nay nó nổi tiếng với các nhà chữa bệnh bằng đức tin và các trung tâm làm phép lạ.
• Cha Ludovic Lado, một tu sĩ dòng Tên ở Bờ Biển Ngà, báo cáo rằng một số linh mục Công Giáo ở Châu Phi không những làm trò phù thủy, mà còn thực hiện bùa phép chống lại nhau nữa.
• Nữ tu Maamalifar Poreku của Ghana không những phàn nàn rằng phụ nữ trong Giáo Hội Châu Phi thường không làm gì khác ngoài việc lau dọn các khăn thánh của giáo xứ, thế mà chính Hội Nghị Thượng Đỉnh ở Rôma cũng đã không thực sự cho bà chút hy vọng nào là mọi thứ sẽ thay đổi.
Bất kể người ta sẽ làm gì với những điểm trên, những người đề xuất chúng không hề có cảm thức cho rằng làm như vậy sẽ gây tổn hại đến các triển vọng của Công Giáo Châu Phi. Tiền đề không được nói ra dường như là thế này: "Chúng tôi đã thực hiện được đủ điều đến nỗi nói ra những điểm này không hề thay đổi gì trong căn bản của phương trình”.
Quân bằng về Người Khác
Khi Đạo Công Giáo Châu Phi bắt rễ lần đầu tiên, có một cảm thức dễ hiểu này là việc loan báo Tin Mừng là việc mong manh, và do đó, đôi khi, có một sự thù nghịch mạnh mẽ đối với bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai xem ra muốn đe dọa tới việc Đạo nắm giữ đàn chiên của mình.
Trong bối cảnh Châu Phi, điều trên, nói chung, thường được diễn dịch thành sự cạnh tranh sắc cạnh đối với hai biểu thức tôn giáo về "người khác": đó là Hồi Giáo và Phái Ngũ Tuần (Pentecostalism).
Dù ngày nay, nhiều người Công Giáo vẫn tỏ ra thận trọng đối với cả hai nhóm người trên, và họ không hẳn không có lý do chính đáng, nhưng càng ngày họ càng tỏ ra có khả năng biết thừa nhận điều tốt của cả hai nhóm trên, và thậm chí còn miễn cưỡng thừa nhận rằng việc cạnh tranh để chiếm trái tim và trí óc người khác có thể là một điều thực sự lành mạnh.
Đức Giám Mục Matthew Kukah của Sokoto ở miền bắc Nigeria, một vùng có số người Hồi Giáo áp đảo, từng xuất hiện như là một trong những người đối thoại chính với Hồi Giáo của Đạo Công Giáo Châu Phi, cho rằng việc sống chung hòa bình thực sự là chuẩn mực của Châu Phi còn bạo lực chỉ là ngoại lệ.
Ngài nói trong một cuộc phỏng vấn của Crux: "Điều người ta gọi là cuộc xung đột Kitô Giáo và Hồi giáo, thực ra không có gì là không thể tránh được. Tôi nghĩ rằng các phương tiện truyền thông phương Tây đã dựng nên nó, và nó rất phổ biến".
Ngài nói thêm: "Điều mà chúng ta thực sự gọi là bạo lực giữa người Kitô hữu và người Hồi giáo ở Nigeria là sự thất bại của luật pháp và trật tự. Rất nhiều vấn đề dẫn đến bạo lực rất ít có liên quan đến tôn giáo”.
Còn về người Ngũ Tuần, đã có nhiều bài tham luận tại hội nghị thượng đỉnh ở Rôma nói về cách họ "rù quyến" người ta ra khỏi Giáo Hội Công Giáo – như cho những người này việc làm, tổ chức các dịch vụ hẹn hò để cung cấp cho họ các người phối ngẫu, và chào mời các chủng sinh và linh mục đào ngũ.
Nhưng mặt khác, một số tham dự viên cũng thừa nhận rằng thách thức Ngũ Tuần thực sự là một thách thức lành mạnh, vì nó buộc đạo Công Giáo phải "thức tỉnh".
Bà Obiageli Nzenwa, một phụ nữ giáo dân Công Giáo và là chuyên gia tư vấn độc lập về các tài nguyên nhân lực tại Abuja, Nigeria, nói rằng: "Điều đó làm chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không được coi người của chúng tôi là tự nhiên mà có được”.
Bà nói bà hy vọng sự bùng nổ của Ngũ Tuần có thể thúc đẩy Đạo Công Giáo chú ý nhiều hơn đến tầm quan trọng của việc đào luyện và trợ giúp phụ nữ, vì họ tạo thành xương sống của Giáo Hội Châu Phi.
"Đạo Công Giáo Châu Phi Ấn Bản 2" tỏ ra tự tin hơn, trung thực hơn về chính mình, và ít đưa ra các phán đoán vội vàng đối với người khác.
Với tất cả những gì mà ấn bản 1 đã hoàn thành, trong đó có việc lên khuôn cho cộng đồng Công Giáo năng động và nhiệt tình nhất trên thế giới, quả là điều thích thú khi theo dõi xem ấn bản 2 sẽ tiến hành ra sao.