Suy Niệm Chúa Nhật VI Thường Niên – Năm A
Đức Giê-su là mẫu gương tuân giữ Lề Luật: Ngài giữ luật nộp thế cho đền thờ như bất cứ ai (x. Mt 17, 24-27); Ngài giữ luật hành hương lên đền thờ Giê-ru-sa-lem để dự lễ vượt qua (x. Lc 2,41-42). Cả cuộc đời của Ngài đã sống theo ý Chúa Cha, Ngài nói: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4,34). Trước cái chết khổ hình, Ngài đã cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin theo ý Cha đừng theo ý con”(Lc 22,44).
Đức Giê-su không những tuân giữ Lề Luật mà Ngài còn kiện toàn Lề Luật. Ngài nói: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”(Mt 5,17). Nghĩa là, Luật Mô-sê vẫn giữ nguyên, không thể bãi bỏ dầu một chấm một phết, nhưng luật đó được Đức Giê-su kiện toàn. Ngài kiện toàn bằng cách lấy tình thương làm nền tảng và làm kim chỉ nam cho việc tuân giữ luật. Xin được nêu lên mấy dẫn chứng sau đây:
Thứ nhất, Đức Giê-su kiện toàn luật ngày Sa-bát: Ngài đã dùng câu chuyện lịch sử trong sách Sa-mu-el (x. 1Sm 3-7) để giúp cho người Do thái hiểu được tinh thần giữ luật như thế nào, Ngài nói: "Các ông chưa đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ đói bụng? Ông vào nhà Thiên Chúa, và đã cùng thuộc hạ ăn bánh tiến. Thứ bánh này, họ không được phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi. Hay các ông chưa đọc trong sách Luật rằng ngày sa-bát, các tư tế trong Đền Thờ vi phạm luật sa-bát mà không mắc tội đó sao?”(Mt 12, 3-5).
Chính vì chủ trương giữ luật vì tình thương nên chúng ta thấy trong ngày sa-bát: Ngài vẫn chữa lành cho người có tay khô bại (x. Mt 12,9); chữa lành cho người đàn bà bị còng lưng được đứng thẳng (x. Lc 13,10); chữa lành cho người mắc bệnh phù thũng được khỏi (x. Lc 14,1); chữa lành cho người bất toại nằm bên bờ hồ có năm dãy hành lang (x. Ga 5,1t); hóa bánh ra nhiều để nuôi hàng ngàn người dân ăn no nê (x. Ga 6,4); chữa lành cho người mù từ thuở mới sinh (x. Ga 9,16).
Tất cả những việc làm đó của Đức Giê-su nói lên việc kiện toàn lề luật của Ngài đối với ngày Sa-bát. Đúng như lời Ngài khẳng định: “Ngày sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát” (Mc 2,27).
Thứ hai, Đức Giê-su kiện toàn luật giết người: Luật Mô-sê dạy : “Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà”(Mt 5, 21). Còn Đức Giêsu dạy: “Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt”(Mt 5, 22). Như vậy, Đức Giê-su không những cấm “giết” người mà Ngài còn cấm cả những thái độ “giận”, “mắng” và “chửi” anh em. Bởi vì, những hành động đó là mầm mống có thể dẫn đến việc giết người. Chính thánh Gioan đã khẳng định: “Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân”(1Ga 3,15).
Thứ ba, Đức Giê-su kiện toàn luật ngoại tình: Luật Mô-sê cấm ngoại tình. Đức Giê-su không chỉ cấm ngoại tình mà Ngài còn cấm cả tư tưởng ngoại tình, tức là nguyên nhân sinh ra tội ngoại tình. Chính vua Đa-vít đã phạm tội ngoại tình nguyên do từ cái nhìn (x. 2Sm 11,2). Vì thế, Ngài nói: “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi”(Mt 5,28). Cho nên, Ngài mời gọi chúng ta phải có hành động dứt khoát với nguyên nhân sinh ra tội giống như móc mắt, chặt tay, chặt chân vậy. Ngài nói rằng: “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục”(Mt 5, 29-30).
Thứ tư, Đức Giê-su kiện toàn luật một vợ một chồng: Luật Mô-sê dạy: “Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị.” Đức Giê-su cấm hẳn ly dị hoặc đa thê. Vì thế, khi có mấy người Pha-ri-siêu hỏi Ngài có được phép rẫy vợ vì bất cứ lý do gì không? Ngài trả lời rằng: "Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ, và Người đã phán: Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly" (Mt 19, 4-6). Ngài còn cho biết rõ hơn: “Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mt 5, 32).
Thứ năm, Đức Giê-su kiện toàn luật lời thề: Luật Mô-sê cho phép thề, nhưng “chớ bội thề,” còn Đức Giê-su bảo: “Đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được”(Mt 5, 34-36). Sỡ dĩ Đức Giêsu cấm thề, là vì lời nói cần phải có giá trị: “Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37).
Ngoài ra, Đức Giêsu còn kiện toàn luật ăn chay, cầu nguyện, bố thí (x. Mt 6, 1-18), luật báo thù (x. Mt 5, 38-42), luật yêu thương (x. Mt 5, 43-48).
Như vậy, Đức Giêsu không chỉ là mẫu gương tuân giữ Lề Luật mà Ngài còn kiện toàn Lề Luật theo tiêu chí tình thương.
Ai cũng biết trong đời sống xã hội cũng như trong đời sống tôn giáo, luật lệ có tầm quan trọng rất lớn. Luật lệ để giúp cho cá nhân và tập thể sống có trật tự, có nề nếp, có nhân cách, có trách nhiệm, đồng thời ngăn chặn được cái xấu, cái ác, sự bất công. Vì thế, người sống theo luật lệ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và tập thể. Thánh Bênađô Viện phụ nói: “Ai giữ luật thì luật gìn giữ người ấy.” Ngược lại, người sống vô kỷ luật là người thiếu nhân cách, thiếu trách nhiệm, dễ sa vào các tệ nạn, ảnh hưởng tới gia đình và xã hội cũng như Giáo Hội. Tác giả sách Huấn ca trong bài đọc I cho chúng ta biết: Con người có tự do để lựa chọn hay khước từ các điều răn của Chúa, nhưng ai nấy đều phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Giữ luật Chúa thì được sống, khước từ luật Chúa thì phải chết (x. Hc 15, 16-21).
Người kitô hữu chúng ta được mời gọi tuân giữ Lề luật, đặc biệt là luật Chúa. Vì “Sống theo luật là sống theo Chúa.” (Thánh Grêgôriô). Nhưng chúng ta tuân giữ luật Chúa như thế nào? Phải tuân giữ luật Chúa với tinh thần của Đức Giê-su, đó là giữ luật vì tình thương và lòng yêu mến. Tránh tình trạng giữ luật theo kiểu biệt phái và luật sĩ: Giữ luật theo hình thức bên ngoài mà trong lòng trống rỗng hay chỉ giữ những điều phụ thuộc mà quên đi những điều chính yếu, giữ những luật nhỏ nhặt mà quên đi công bình bác ái yêu thương.
Lạy Chúa, xin cho con biết giữ luật Chúa với tinh thần yêu mến. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Đức Giê-su là mẫu gương tuân giữ Lề Luật: Ngài giữ luật nộp thế cho đền thờ như bất cứ ai (x. Mt 17, 24-27); Ngài giữ luật hành hương lên đền thờ Giê-ru-sa-lem để dự lễ vượt qua (x. Lc 2,41-42). Cả cuộc đời của Ngài đã sống theo ý Chúa Cha, Ngài nói: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4,34). Trước cái chết khổ hình, Ngài đã cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin theo ý Cha đừng theo ý con”(Lc 22,44).
Đức Giê-su không những tuân giữ Lề Luật mà Ngài còn kiện toàn Lề Luật. Ngài nói: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”(Mt 5,17). Nghĩa là, Luật Mô-sê vẫn giữ nguyên, không thể bãi bỏ dầu một chấm một phết, nhưng luật đó được Đức Giê-su kiện toàn. Ngài kiện toàn bằng cách lấy tình thương làm nền tảng và làm kim chỉ nam cho việc tuân giữ luật. Xin được nêu lên mấy dẫn chứng sau đây:
Thứ nhất, Đức Giê-su kiện toàn luật ngày Sa-bát: Ngài đã dùng câu chuyện lịch sử trong sách Sa-mu-el (x. 1Sm 3-7) để giúp cho người Do thái hiểu được tinh thần giữ luật như thế nào, Ngài nói: "Các ông chưa đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ đói bụng? Ông vào nhà Thiên Chúa, và đã cùng thuộc hạ ăn bánh tiến. Thứ bánh này, họ không được phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi. Hay các ông chưa đọc trong sách Luật rằng ngày sa-bát, các tư tế trong Đền Thờ vi phạm luật sa-bát mà không mắc tội đó sao?”(Mt 12, 3-5).
Chính vì chủ trương giữ luật vì tình thương nên chúng ta thấy trong ngày sa-bát: Ngài vẫn chữa lành cho người có tay khô bại (x. Mt 12,9); chữa lành cho người đàn bà bị còng lưng được đứng thẳng (x. Lc 13,10); chữa lành cho người mắc bệnh phù thũng được khỏi (x. Lc 14,1); chữa lành cho người bất toại nằm bên bờ hồ có năm dãy hành lang (x. Ga 5,1t); hóa bánh ra nhiều để nuôi hàng ngàn người dân ăn no nê (x. Ga 6,4); chữa lành cho người mù từ thuở mới sinh (x. Ga 9,16).
Tất cả những việc làm đó của Đức Giê-su nói lên việc kiện toàn lề luật của Ngài đối với ngày Sa-bát. Đúng như lời Ngài khẳng định: “Ngày sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát” (Mc 2,27).
Thứ hai, Đức Giê-su kiện toàn luật giết người: Luật Mô-sê dạy : “Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà”(Mt 5, 21). Còn Đức Giêsu dạy: “Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt”(Mt 5, 22). Như vậy, Đức Giê-su không những cấm “giết” người mà Ngài còn cấm cả những thái độ “giận”, “mắng” và “chửi” anh em. Bởi vì, những hành động đó là mầm mống có thể dẫn đến việc giết người. Chính thánh Gioan đã khẳng định: “Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân”(1Ga 3,15).
Thứ ba, Đức Giê-su kiện toàn luật ngoại tình: Luật Mô-sê cấm ngoại tình. Đức Giê-su không chỉ cấm ngoại tình mà Ngài còn cấm cả tư tưởng ngoại tình, tức là nguyên nhân sinh ra tội ngoại tình. Chính vua Đa-vít đã phạm tội ngoại tình nguyên do từ cái nhìn (x. 2Sm 11,2). Vì thế, Ngài nói: “Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi”(Mt 5,28). Cho nên, Ngài mời gọi chúng ta phải có hành động dứt khoát với nguyên nhân sinh ra tội giống như móc mắt, chặt tay, chặt chân vậy. Ngài nói rằng: “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục”(Mt 5, 29-30).
Thứ tư, Đức Giê-su kiện toàn luật một vợ một chồng: Luật Mô-sê dạy: “Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị.” Đức Giê-su cấm hẳn ly dị hoặc đa thê. Vì thế, khi có mấy người Pha-ri-siêu hỏi Ngài có được phép rẫy vợ vì bất cứ lý do gì không? Ngài trả lời rằng: "Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ, và Người đã phán: Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly" (Mt 19, 4-6). Ngài còn cho biết rõ hơn: “Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mt 5, 32).
Thứ năm, Đức Giê-su kiện toàn luật lời thề: Luật Mô-sê cho phép thề, nhưng “chớ bội thề,” còn Đức Giê-su bảo: “Đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được”(Mt 5, 34-36). Sỡ dĩ Đức Giêsu cấm thề, là vì lời nói cần phải có giá trị: “Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37).
Ngoài ra, Đức Giêsu còn kiện toàn luật ăn chay, cầu nguyện, bố thí (x. Mt 6, 1-18), luật báo thù (x. Mt 5, 38-42), luật yêu thương (x. Mt 5, 43-48).
Như vậy, Đức Giêsu không chỉ là mẫu gương tuân giữ Lề Luật mà Ngài còn kiện toàn Lề Luật theo tiêu chí tình thương.
Ai cũng biết trong đời sống xã hội cũng như trong đời sống tôn giáo, luật lệ có tầm quan trọng rất lớn. Luật lệ để giúp cho cá nhân và tập thể sống có trật tự, có nề nếp, có nhân cách, có trách nhiệm, đồng thời ngăn chặn được cái xấu, cái ác, sự bất công. Vì thế, người sống theo luật lệ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và tập thể. Thánh Bênađô Viện phụ nói: “Ai giữ luật thì luật gìn giữ người ấy.” Ngược lại, người sống vô kỷ luật là người thiếu nhân cách, thiếu trách nhiệm, dễ sa vào các tệ nạn, ảnh hưởng tới gia đình và xã hội cũng như Giáo Hội. Tác giả sách Huấn ca trong bài đọc I cho chúng ta biết: Con người có tự do để lựa chọn hay khước từ các điều răn của Chúa, nhưng ai nấy đều phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Giữ luật Chúa thì được sống, khước từ luật Chúa thì phải chết (x. Hc 15, 16-21).
Người kitô hữu chúng ta được mời gọi tuân giữ Lề luật, đặc biệt là luật Chúa. Vì “Sống theo luật là sống theo Chúa.” (Thánh Grêgôriô). Nhưng chúng ta tuân giữ luật Chúa như thế nào? Phải tuân giữ luật Chúa với tinh thần của Đức Giê-su, đó là giữ luật vì tình thương và lòng yêu mến. Tránh tình trạng giữ luật theo kiểu biệt phái và luật sĩ: Giữ luật theo hình thức bên ngoài mà trong lòng trống rỗng hay chỉ giữ những điều phụ thuộc mà quên đi những điều chính yếu, giữ những luật nhỏ nhặt mà quên đi công bình bác ái yêu thương.
Lạy Chúa, xin cho con biết giữ luật Chúa với tinh thần yêu mến. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành