Tổng giám mục Tauran phát biểu tại Mexico

MEXICO CITY (Zenit. org). - Nhà nước không nên giả định rằng Giáo hội có ích cho mình, nhưng có quyền chờ đợi sự cọng tác giáo hội trong những lãnh vưc nuôi dưỡng công ích, một viên chức Vatican nói.

Phát biểu tại một hội nghị về "Những liên hệ Giáo hôi-Nhà nước trong một Nhà nước tân thời, " Tổng Giám mục Jean-Louis Tauran, thư ký Vatican chuyên những liên hệ với các nước, nói những công đồng tín hữu không bao giờ được chờ đợi như nguồn mạch nâng đỡ của một đảng phái hay chương trình chính trị. Điều này có thể rốt cuộc là một cuộc xoay xở ngu xuẩn, giám chức người Pháp nói.

Tổng Giám mục Tauran đưa ra lời phát biểu này hôm thứ Tu vừa qua tại Đại hội Quốc tế về Tự do Tôn giáo, tổ chức trong thính đường của Liên hiệp các Đại học châu Mỹ-latinh, trong Thành Đại học, nơi ngài đã được công nhận vì sự đóng góp của ngài và đã ký bản hiến chương thành lập Học viện Tự do Tôn giáo tại Mexico

Tổng Giám mục đến Mexico mừng kỷ niệm lần thứ 10 việc tái thiết lập những quan hệ ngoại giao giữa quốc gia này và Vatican.

Ngài lợi dụng dịp tiện để nêu lên những câu hỏi nhọn. Giáo hội có ích gì nếu chỉ lập lại điều mà mổi người khác nói hay làm? Giáo hội thuộc loại gì nếu không làm gì khác hơn là bắt chước cách đùa cợt thế giới?

Trích dẫn Công đồng Vatican II, Tổng Gím mục Tauran nói: "Tương lai nhân loại ở trong tay những người có khả năng cho các thế hệ tưong lai những lẽ sống và hy vọng. "Trong lãnh vực này, "những quyền lực chính trị và các thẩm quyền thiêng liêng phải làm việc chung với nhau, " ngài nói thêm.

Sức sống của một xã hội và sự thích hợp của các chính sách đòi hỏi quốc gia phải có những người tin, yêu và hy vọng, Tổng Giám mục Tauran nói. Ngài cùng đi với khâm sứ Toà Thánh, Tổng Giám mục Giuseppe Bertello, và Hồng Y Norberto Rivera, tổng giám mục giáo trưởng Mexico.

Đối với những tương quan giáo hội- nhà nước, Tổng Giám mục Tauran nói một nhà nước khoan dung phải thực hành một "tính trung lập tích cực. "Điều này lôi kéo, ngài nói, sự công nhận tất cả các tôn giáo và những biểu lộ bên ngoài của những tôn giáo đó, bao lâu các tôn giáo đó không phá rối trật tự và an ninh công cộng, giữ những liên hệ tốt với các thẩm quyền tôn giáo đứng đầu các tín hữu mình, và không can thiệp những vấn đề nội bộ giáo hội.

Hơn nữa, phát ngôn viên nói một quan hệ thể ấy sẽ biện minh sự trợ cấp, nếu cần, những sinh hoạt có tính cách chung và vì lợi ích công cọng, mặc dầu được thực hiện trong một khuôn khổ tôn giáo, như trong các trường học và các bệnh viện.

Hơn nữa, nhà nứoc không thể không biết thực tại xã hội của tôn giáo, tổng giám mục nói. Một nhà nước dân chủ phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo và còn đặt những phương tiện thực hành tôn giáo cho các tín hữu sử dụng.

"Đó là lý do tại sao tôi có ý kiến là nhà nước, ngoài cư xử khoan dung, phải chấp nhận tất cả những yếu tố văn hóa và thiêng liêng làm nên khung quốc gia, " Tổng Giám mục Tauran nhấn mạnh.

Đại diện Vatican nói những nguyên lý linh hứng nền triết học của những tương quan giáo hội-nhà nước là như sau: một sự hiểu lành mạnh về quyền tự do tôn giáo có nguồn gốc trong Bản Tuyên ngôn Chung Nhân Quyền, trong những hiến pháp và những thỏa ước quốc gia.

Người ta cũng gặp những nguyên lý đó, ngài nói, trong những bản văn mới nhất của luật học quốc tế, luật học quốc tế nói quyền tự do tôn giáo là một quyền cơ bản của nhân vị-- nó không phải là một sự tương nhượng của nhà nước. Quyền tự do đó phát xuất từ bản tính nhân vị và nhà nước công nhận nó, bảo đảm nó và bảo vệ nó.

Quyền tự do tôn giáo chỉ có thể bị hạn chế trong những biểu diễn bên ngoài của nó, ngõ hầu duy trì trật tự công cọng, an ninh, luân lý và sức khỏe, tổng giám mục nói thêm. Và quyền tự do tôn giáo không nên dẫn tới sự kỳ thị chống những kẻ không tin, ngài kết thúc.