Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các phụ huynh: Hãy dạy con em đức tin bằng chính gương sống của mình.
(EWTN News/VNA) Trong thánh lễ Chúa Nhật hôm nay, ngày 8 tháng Giêng, tại nguyên đường Sistine, ĐGH đã rửa tội cho 28 em bé và nhắc nhở các phụ huynh của các em rằng món quà đức tin mà họ dành cho con em mình là trách nhiệm chăm sóc và làm cho đức tin ấy bén rễ sâu hơn.
“Đức tin là tin vào sự thật. Thiên Chúa Cha đã sai con của mình xuống trần gian và Thánh Thần Đấng ban sự sống. Nhưng đức tin cũng là tín thác vào Thiên Chúa và quý phụ huynh phải dạy con em mình bằng chính gương sống của mình.”
Thánh Giáo Hoàng John Phaolô II đã khởi đầu tập tục ĐGH rửa tội cho các em tại nguyện đường Sistine vào Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Ở Hoa Kỳ, Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa được cử hành vào ngày thứ Hai sau Chúa Nhật Mừng Lễ Chúa Hiển Linh. ( hay còn gọi là Lễ Ba Vua)
Trong bài giảng, ĐGH nói rằng “đức tin phải là chính cuộc sống, một hành trình phải trải qua và phải là nhân chứng. Đức tin là ánh sáng: trong nghi thức rửa tội, phụ huynh được trao cho một cây nến thắp sáng như thuở ban đầu của Giáo Hội. Vì thế mà ngày xưa Bí Tích Rửa Tội được gọi là “thắp sáng”, bởi vì đức tin soi sáng con tim, làm cho mọi vật được nhìn thấy qua một luồng sáng khác.”
Trong khi ĐGH ban phép rửa tội cho 15 bé trai và 13 bé gái, có những bé cất tiếng khóc thì ĐGH lại gọi đó là “buổi hòa nhạc” bắt đầu trong nguyện đường và ngài rất thích khi nghĩ đến bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu chính là tiếng khóc chào đời nơi máng cỏ tại Belem.
Ngài cũng muốn các bà mẹ cứ tự nhiên cho con mình uống hay bú sữa nếu các bé cần uống, không có gì e ngại cả, cứ hoàn toàn tự nhiên như Mẹ Maria chăm nuôi Chúa Giêsu vậy.
Khi làm phép rửa, tới phần “các con xin đức tin,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở các phụ huynh rằng “Giáo Hội ban đức tin cho con em của các con qua Phép Rửa Tội và các con có nhiệm vụ phải làm cho đức tin ấy lớn lên, duy trì và đức tin ấy phải trở thành một minh chứng cho những người khác. Đây chính là ý nghĩa của nghi thức này.
ĐGH kết luận rằng bổn phận của phụ huynh trong việc phát triển và chăm nom đức tin nơi con cái mình là “một minh chứng cho tất cả chúng ta: kể cả các tu sĩ, linh mục, giám mục và tất cả mọi người.”
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/VNA) Trong thánh lễ Chúa Nhật hôm nay, ngày 8 tháng Giêng, tại nguyên đường Sistine, ĐGH đã rửa tội cho 28 em bé và nhắc nhở các phụ huynh của các em rằng món quà đức tin mà họ dành cho con em mình là trách nhiệm chăm sóc và làm cho đức tin ấy bén rễ sâu hơn.
“Đức tin là tin vào sự thật. Thiên Chúa Cha đã sai con của mình xuống trần gian và Thánh Thần Đấng ban sự sống. Nhưng đức tin cũng là tín thác vào Thiên Chúa và quý phụ huynh phải dạy con em mình bằng chính gương sống của mình.”
Thánh Giáo Hoàng John Phaolô II đã khởi đầu tập tục ĐGH rửa tội cho các em tại nguyện đường Sistine vào Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Ở Hoa Kỳ, Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa được cử hành vào ngày thứ Hai sau Chúa Nhật Mừng Lễ Chúa Hiển Linh. ( hay còn gọi là Lễ Ba Vua)
Trong bài giảng, ĐGH nói rằng “đức tin phải là chính cuộc sống, một hành trình phải trải qua và phải là nhân chứng. Đức tin là ánh sáng: trong nghi thức rửa tội, phụ huynh được trao cho một cây nến thắp sáng như thuở ban đầu của Giáo Hội. Vì thế mà ngày xưa Bí Tích Rửa Tội được gọi là “thắp sáng”, bởi vì đức tin soi sáng con tim, làm cho mọi vật được nhìn thấy qua một luồng sáng khác.”
Trong khi ĐGH ban phép rửa tội cho 15 bé trai và 13 bé gái, có những bé cất tiếng khóc thì ĐGH lại gọi đó là “buổi hòa nhạc” bắt đầu trong nguyện đường và ngài rất thích khi nghĩ đến bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu chính là tiếng khóc chào đời nơi máng cỏ tại Belem.
Ngài cũng muốn các bà mẹ cứ tự nhiên cho con mình uống hay bú sữa nếu các bé cần uống, không có gì e ngại cả, cứ hoàn toàn tự nhiên như Mẹ Maria chăm nuôi Chúa Giêsu vậy.
Khi làm phép rửa, tới phần “các con xin đức tin,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở các phụ huynh rằng “Giáo Hội ban đức tin cho con em của các con qua Phép Rửa Tội và các con có nhiệm vụ phải làm cho đức tin ấy lớn lên, duy trì và đức tin ấy phải trở thành một minh chứng cho những người khác. Đây chính là ý nghĩa của nghi thức này.
ĐGH kết luận rằng bổn phận của phụ huynh trong việc phát triển và chăm nom đức tin nơi con cái mình là “một minh chứng cho tất cả chúng ta: kể cả các tu sĩ, linh mục, giám mục và tất cả mọi người.”
Giuse Thẩm Nguyễn