BẤT BẠO ĐỘNG HAY KHOANH TAY THỤ ĐỘNG ?
Đã có đấng bậc phân tích con đường hữu hiệu để xây dựng hòa bình là con đường bất bạo động. Ngài đã dẫn chứng một vài gương mặt trong lịch sử cận đại như Mahatma Gandhi và Khan Abdul Ghaffar Khan trong công cuộc giải phóng Ấn Độ, hoặc mục sư Martin Luther King trong phong trào chống phân biệt và kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ. Ngài còn khẳng định: Đức Giêsu Kitô mới là Đấng khơi nguồn cho chủ trương bất bạo động.
Xin góp một thiển ý để phân biệt giữa đường lối “bất bạo động” với thái độ “khoanh tay thụ động”. Không dùng gươm giáo hay bom đạn để giải quyết vấn đề chiến tranh, áp bức, bất công… nhưng các vị Mahatma Gandhi và Khan Abdul Ghaffar Khan hoặc mục sư Martin Luther King và cả Đức Giêsu không ngậm miệng làm thinh cách thụ động mà trái lại họ đã tích cực “ lấy đức công minh mà xét xử những người nghèo khó, lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở, họ đã dùng lời như gậy đánh người áp chế, dùng tiếng nói giết chết kẻ hung ác, lấy đức công bình làm dây thắt lưng và lấy sự trung tín làm đai lưng” (x.Is 11,4-5) Các vị ấy đã không ngồi yên trên ngài tòa của mình để nói các nguyên tắc luân lý hay đạo lý yêu thương các chung chung, nhưng đã can đảm xuống các nẻo đường gióng lên tiếng nói của chân lý, tố cáo sự gian ác, bất công của những người đang nắm quyền cách độc tài và đang hành quyền cách ác độc.
Con đường bất bạo động của các vị trên đây đã phải trả với giá rất đắt là chính máu của mình. Và như thế nền hòa bình mới được dệt xây một cách nào đó nơi này nơi khác trên thế giới. Giả như chúng ta khoanh tay ngồi chờ cách thụ động hoặc chỉ biết ngồi trên ngai của mình mà nói các nguyên tắc đạo đức, luân lý chung chung thì hầu chắc không ai làm phiền chúng ta cả mà rất có thể nhiều kẻ độc tài, độc ác lại khoái chí mĩm cười rung đùi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Đã có đấng bậc phân tích con đường hữu hiệu để xây dựng hòa bình là con đường bất bạo động. Ngài đã dẫn chứng một vài gương mặt trong lịch sử cận đại như Mahatma Gandhi và Khan Abdul Ghaffar Khan trong công cuộc giải phóng Ấn Độ, hoặc mục sư Martin Luther King trong phong trào chống phân biệt và kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ. Ngài còn khẳng định: Đức Giêsu Kitô mới là Đấng khơi nguồn cho chủ trương bất bạo động.
Xin góp một thiển ý để phân biệt giữa đường lối “bất bạo động” với thái độ “khoanh tay thụ động”. Không dùng gươm giáo hay bom đạn để giải quyết vấn đề chiến tranh, áp bức, bất công… nhưng các vị Mahatma Gandhi và Khan Abdul Ghaffar Khan hoặc mục sư Martin Luther King và cả Đức Giêsu không ngậm miệng làm thinh cách thụ động mà trái lại họ đã tích cực “ lấy đức công minh mà xét xử những người nghèo khó, lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở, họ đã dùng lời như gậy đánh người áp chế, dùng tiếng nói giết chết kẻ hung ác, lấy đức công bình làm dây thắt lưng và lấy sự trung tín làm đai lưng” (x.Is 11,4-5) Các vị ấy đã không ngồi yên trên ngài tòa của mình để nói các nguyên tắc luân lý hay đạo lý yêu thương các chung chung, nhưng đã can đảm xuống các nẻo đường gióng lên tiếng nói của chân lý, tố cáo sự gian ác, bất công của những người đang nắm quyền cách độc tài và đang hành quyền cách ác độc.
Con đường bất bạo động của các vị trên đây đã phải trả với giá rất đắt là chính máu của mình. Và như thế nền hòa bình mới được dệt xây một cách nào đó nơi này nơi khác trên thế giới. Giả như chúng ta khoanh tay ngồi chờ cách thụ động hoặc chỉ biết ngồi trên ngai của mình mà nói các nguyên tắc đạo đức, luân lý chung chung thì hầu chắc không ai làm phiền chúng ta cả mà rất có thể nhiều kẻ độc tài, độc ác lại khoái chí mĩm cười rung đùi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột