Suy Niệm Chúa Nhật II MÙA VỌNG A
Tiếp tục chủ đề “chờ đợi Chúa đến” của Mùa vọng, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: Hãy ăn năn thống hối; hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối; bởi vì, cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây.
1. Hãy ăn năn thống hối
Thống hối là gì? "Thống hối là cảm thấy đau buồn, gớm ghét tội đã phạm và quyết chí chừa cải" (DZ.1676, Cđ Trentô). Những ai phải thống hối? Tất cả mọi người cần phải thống hối. Vì sao? Vì ai cũng có thể phạm tội. Thánh Gioan khẳng định: “Ai bảo mình vô tội là kẻ nói dối” (1Ga 1,10). Sách châm ngôn thì cho biết: “Người lành thánh có thể sa ngã mỗi ngày 7 lần”( 24,16). Nhà giảng thuyết trứ danh của Pháp, Cha Lacordaire cũng nói rằng: “Tổ tông chúng ta đã phạm tội, cha ông chúng ta đã phạm tội, thì tại sao chúng ta lại thanh sạch đến thế? Chớ thì con cái lại khôn hơn ông bà cha mẹ ư? Kẻ nói mình không có tội là người có tội – có tội vì nói dối – có tội vì kiêu ngạo. Kiêu ngạo và nói dối mà không có tội gì, thì thế nào mới là có tội?”
Vì vậy, ai cũng cần phải Thống hối. Thống hối là từ bỏ tội lỗi: tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Tội lỗi làm cho con người xa cách Thiên Chúa. Thống hối làm cho con người xích lại gần Thiên Chúa. Thống hối là điều kiện cần thiết để lãnh nhận các Bí tích: Người lớn khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội cần phải có lòng thống hối ăn năn tội mới có thể được khỏi tội riêng; hối nhân khi lãnh nhận Bí tích Xức Dầu nếu vì lý do nào đó không thể xưng thú tội mình ra thì cần phải có lòng thống hối mới được khỏi tội; hối nhân khi lãnh nhận Bí tích Hòa Giải cần phải có một trong hai cách thống hối này: thống hối cách trọn, tức là ghét tội vì lòng mến Chúa và thống hối cách chẳng trọn, là ghét tội vì sợ sa Hỏa ngục. Nếu không có một trong hai cách thống hối đó thì hối nhân sẽ không được tha tội.
Thống hối cũng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày giữa con người với nhau. Bởi vì, con người không chỉ phạm tội làm mất lòng Chúa mà còn phạm tội làm mất lòng anh chị em mình. Vì vậy, cần có thái độ thống hối đối với anh chị em bằng những hành vi như xin lỗi, chấp nhận sửa sai…Để nhận được sự tha thứ từ anh chị em mình.
2. Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối
Nói đến thống hối, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc xét mình xưng tội, nhưng lại không nghĩ đến những việc làm sau khi được khỏi tội. Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi: “Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối”(x. Mt 3,8).
Thật vậy, sau khi xưng tội, tùy vào tội đã phạm, cha giải tội ra việc đền tội cho hối nhân. Việc đền tội có thể là: đọc kinh, lần hạt, ăn chay hãm mình, tham dự thánh lễ, làm việc bác ái, đền trả tiền bạc, của cải nếu hối nhân lỗi phép công bằng…Đó là những việc lành mà hối nhân cần làm để đền bù tương xứng với tội mình đã phạm. Mặt khác, hối nhân cũng có thể làm nhiều việc lành phúc đức khác để đền vì tội lỗi mình. Giáo lý dạy ta về Luyện ngục là nơi các linh hồn phải chịu hình phạt vì các tội nhẹ cố tình hoặc vì việc đền tội chưa đủ ở đời này. Vì vậy, chúng ta cố gắng dùng thời gian ở đời này để làm việc đền tội cho cân xứng với các tội mình đã phạm, nhất là những tội lỗi đức công bằng. Tội lỗi đức công bằng có thể về tiền bạc, của cải, cũng có thể là những lời nói hành nói xấu phạm đến thanh danh của người khác. Phúc Âm cho chúng ta gương của ông Gia-kêu (x. Lc 19,1-10). Sau khi gặp Đức Giêsu, ông quyết tâm lấy ½ của cải mình có để làm phúc bố thí. Còn nếu làm thiệt hại ai ông sẽ đền gấp bốn.
Ngoài ra, chúng ta còn phải quyết tâm giữ sự công bằng: không trộm cắp gian lận, không tham ô tham nhũng, không dối trá lừa lọc, không nói xấu nói hành, không bỏ vạ cáo gian người khác…
Để dạy cho một phụ nữ quen tật nói xấu người khác, Thánh Philiphê Nêri dạy hãy mua một con gà giết chết, rồi vừa đi vừa nhổ lông trên đường tới gặp ngài. Chị ta ngạc nhiên, nhưng vẫn làm như vậy.
Tới nơi thánh nhân dạy: Chị hãy trở về đường cũ và lượm hết các lông đó lại.
Người phụ nữ la lối không thể được vì gió thổi bay khắp chốn rồi. Thánh nhân mới nói: Những lời nói xấu vu oan cho người ta một khi ra khỏi miệng sẽ truyền từ tai này qua tai nọ. Chị có thể lấy lại được không?
Và thánh Nhân khuyên nhủ: Khi muốn nói về một người nào làm khổ mình, hãy nói với Chúa mà thôi để cầu nguyện và giúp họ sửa sai.
3. Cái Rìu đã để sẵn dưới gốc cây
Cái rìu là dụng cụ quen thuộc của dân vùng núi. Nó thường được dùng để đốn cây…Hình ảnh “cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây”, làm cho chúng ta liên tưởng đến một lúc nào đó gốc cây sẽ bị đốn. Hình ảnh đó cũng nhắc nhở chúng ta về biến cố ra đi của mỗi người chúng ta, đó là giờ chết, xa hơn nữa là ngày Tận thế. Cây có thể bị chết lúc nào đó do nhiều nguyên nhân: chết do sâu đục; chết do thiếu nước; chết do trốc rễ…Nhưng nếu bị con người dùng rìu mà đốn thì không thể thoát chết. Mạng sống con người của chúng ta cũng giống như gốc cây. Chúng ta có thể chết lúc nào không hay biết: có thể chết do bệnh tật; chết do tai nạn; chết do thiếu thức ăn nước uống...
Sau khi chết, chúng ta sẽ chịu phán xét. Thiên Chúa lấy sự công minh mà xét xử mọi người (x. Is 11, 4). Vì thế, tùy theo tội phúc mà chúng ta sẽ được lên Thiên đàng hay xuống Hỏa ngục, tương tự như cây tốt và cây xấu, lúa và rơm: “Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa” (Mt 3,10); “Ngài cầm nia trong tay mà sảy lúa của Ngài, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt" (Mt 3,12).
Như vậy, ngày chết sẽ đến bất ngờ, sự phán xét thì công minh nên đòi hỏi mỗi người chúng ta luôn phải tỉnh thức sẵn sáng bằng cách tỏ lòng thống hối và làm những việc lành cho xứng với sự thống hối.
Lạy Chúa, xin cho mọi người chúng con luôn có tinh thần thống hối và biết làm nhiều việc lành cho xứng với sự thống hối của mình để khi Chúa đến chúng con được Ngài dẫn chúng con vào hưởng hạnh phúc trong Nước Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tiếp tục chủ đề “chờ đợi Chúa đến” của Mùa vọng, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta: Hãy ăn năn thống hối; hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối; bởi vì, cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây.
1. Hãy ăn năn thống hối
Thống hối là gì? "Thống hối là cảm thấy đau buồn, gớm ghét tội đã phạm và quyết chí chừa cải" (DZ.1676, Cđ Trentô). Những ai phải thống hối? Tất cả mọi người cần phải thống hối. Vì sao? Vì ai cũng có thể phạm tội. Thánh Gioan khẳng định: “Ai bảo mình vô tội là kẻ nói dối” (1Ga 1,10). Sách châm ngôn thì cho biết: “Người lành thánh có thể sa ngã mỗi ngày 7 lần”( 24,16). Nhà giảng thuyết trứ danh của Pháp, Cha Lacordaire cũng nói rằng: “Tổ tông chúng ta đã phạm tội, cha ông chúng ta đã phạm tội, thì tại sao chúng ta lại thanh sạch đến thế? Chớ thì con cái lại khôn hơn ông bà cha mẹ ư? Kẻ nói mình không có tội là người có tội – có tội vì nói dối – có tội vì kiêu ngạo. Kiêu ngạo và nói dối mà không có tội gì, thì thế nào mới là có tội?”
Vì vậy, ai cũng cần phải Thống hối. Thống hối là từ bỏ tội lỗi: tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Tội lỗi làm cho con người xa cách Thiên Chúa. Thống hối làm cho con người xích lại gần Thiên Chúa. Thống hối là điều kiện cần thiết để lãnh nhận các Bí tích: Người lớn khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội cần phải có lòng thống hối ăn năn tội mới có thể được khỏi tội riêng; hối nhân khi lãnh nhận Bí tích Xức Dầu nếu vì lý do nào đó không thể xưng thú tội mình ra thì cần phải có lòng thống hối mới được khỏi tội; hối nhân khi lãnh nhận Bí tích Hòa Giải cần phải có một trong hai cách thống hối này: thống hối cách trọn, tức là ghét tội vì lòng mến Chúa và thống hối cách chẳng trọn, là ghét tội vì sợ sa Hỏa ngục. Nếu không có một trong hai cách thống hối đó thì hối nhân sẽ không được tha tội.
Thống hối cũng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày giữa con người với nhau. Bởi vì, con người không chỉ phạm tội làm mất lòng Chúa mà còn phạm tội làm mất lòng anh chị em mình. Vì vậy, cần có thái độ thống hối đối với anh chị em bằng những hành vi như xin lỗi, chấp nhận sửa sai…Để nhận được sự tha thứ từ anh chị em mình.
2. Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối
Nói đến thống hối, chúng ta thường nghĩ ngay đến việc xét mình xưng tội, nhưng lại không nghĩ đến những việc làm sau khi được khỏi tội. Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi: “Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối”(x. Mt 3,8).
Thật vậy, sau khi xưng tội, tùy vào tội đã phạm, cha giải tội ra việc đền tội cho hối nhân. Việc đền tội có thể là: đọc kinh, lần hạt, ăn chay hãm mình, tham dự thánh lễ, làm việc bác ái, đền trả tiền bạc, của cải nếu hối nhân lỗi phép công bằng…Đó là những việc lành mà hối nhân cần làm để đền bù tương xứng với tội mình đã phạm. Mặt khác, hối nhân cũng có thể làm nhiều việc lành phúc đức khác để đền vì tội lỗi mình. Giáo lý dạy ta về Luyện ngục là nơi các linh hồn phải chịu hình phạt vì các tội nhẹ cố tình hoặc vì việc đền tội chưa đủ ở đời này. Vì vậy, chúng ta cố gắng dùng thời gian ở đời này để làm việc đền tội cho cân xứng với các tội mình đã phạm, nhất là những tội lỗi đức công bằng. Tội lỗi đức công bằng có thể về tiền bạc, của cải, cũng có thể là những lời nói hành nói xấu phạm đến thanh danh của người khác. Phúc Âm cho chúng ta gương của ông Gia-kêu (x. Lc 19,1-10). Sau khi gặp Đức Giêsu, ông quyết tâm lấy ½ của cải mình có để làm phúc bố thí. Còn nếu làm thiệt hại ai ông sẽ đền gấp bốn.
Ngoài ra, chúng ta còn phải quyết tâm giữ sự công bằng: không trộm cắp gian lận, không tham ô tham nhũng, không dối trá lừa lọc, không nói xấu nói hành, không bỏ vạ cáo gian người khác…
Để dạy cho một phụ nữ quen tật nói xấu người khác, Thánh Philiphê Nêri dạy hãy mua một con gà giết chết, rồi vừa đi vừa nhổ lông trên đường tới gặp ngài. Chị ta ngạc nhiên, nhưng vẫn làm như vậy.
Tới nơi thánh nhân dạy: Chị hãy trở về đường cũ và lượm hết các lông đó lại.
Người phụ nữ la lối không thể được vì gió thổi bay khắp chốn rồi. Thánh nhân mới nói: Những lời nói xấu vu oan cho người ta một khi ra khỏi miệng sẽ truyền từ tai này qua tai nọ. Chị có thể lấy lại được không?
Và thánh Nhân khuyên nhủ: Khi muốn nói về một người nào làm khổ mình, hãy nói với Chúa mà thôi để cầu nguyện và giúp họ sửa sai.
3. Cái Rìu đã để sẵn dưới gốc cây
Cái rìu là dụng cụ quen thuộc của dân vùng núi. Nó thường được dùng để đốn cây…Hình ảnh “cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây”, làm cho chúng ta liên tưởng đến một lúc nào đó gốc cây sẽ bị đốn. Hình ảnh đó cũng nhắc nhở chúng ta về biến cố ra đi của mỗi người chúng ta, đó là giờ chết, xa hơn nữa là ngày Tận thế. Cây có thể bị chết lúc nào đó do nhiều nguyên nhân: chết do sâu đục; chết do thiếu nước; chết do trốc rễ…Nhưng nếu bị con người dùng rìu mà đốn thì không thể thoát chết. Mạng sống con người của chúng ta cũng giống như gốc cây. Chúng ta có thể chết lúc nào không hay biết: có thể chết do bệnh tật; chết do tai nạn; chết do thiếu thức ăn nước uống...
Sau khi chết, chúng ta sẽ chịu phán xét. Thiên Chúa lấy sự công minh mà xét xử mọi người (x. Is 11, 4). Vì thế, tùy theo tội phúc mà chúng ta sẽ được lên Thiên đàng hay xuống Hỏa ngục, tương tự như cây tốt và cây xấu, lúa và rơm: “Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa” (Mt 3,10); “Ngài cầm nia trong tay mà sảy lúa của Ngài, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt" (Mt 3,12).
Như vậy, ngày chết sẽ đến bất ngờ, sự phán xét thì công minh nên đòi hỏi mỗi người chúng ta luôn phải tỉnh thức sẵn sáng bằng cách tỏ lòng thống hối và làm những việc lành cho xứng với sự thống hối.
Lạy Chúa, xin cho mọi người chúng con luôn có tinh thần thống hối và biết làm nhiều việc lành cho xứng với sự thống hối của mình để khi Chúa đến chúng con được Ngài dẫn chúng con vào hưởng hạnh phúc trong Nước Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành