Tại Âu châu, người dân càng ngày càng sống lâu hơn, nhưng không phải luôn luôn ở trong tình trạng sức khỏe tốt đẹp. Tỷ số dân chúng Âu châu trên 65 tuổi gia tăng từ dưới 10% dạo năm 1960 lên đến gần 20% vào năm 2015, và dự tính sẽ lên đến gần 30% từ nay cho đến năm 2060.
Hy vọng đời sống đã kéo dài đến hơn 80 tuổi tại 18 trong tổng số các quốc gia thành viên liên hiệp châu Âu, nhưng cũng có trên 50 triệu người lớn tuổi trong liên hiệp châu Âu bị bệnh kinh niên. Trên nửa triệu người dân còn trong tuổi lao động chết vì bệnh nan y mỗi năm, khiến cho chi phí về y tế của châu Âu gia tăng mạnh, lên đến 115 tỷ euro. Các trợ giúp xã hội có liên quan đến sức khỏe, như bệnh tim mạch, về hô hấp, tiểu đường hay các vấn đề tâm lý, bình quân chiếm 1,7 tổng sản lượng quốc gia mỗi năm chỉ riêng trong lãnh vực nghỉ làm vì bệnh, tức là cao hơn cả trợ cấp thất nghiệp.
Trong một tuyên ngôn, cao ủy đặc trách vấn đề sức khỏe của liên hiệp châu Âu, ông Vytenis Andriukaitis, lấy làm tiếc vì hàng năm một số lớn người dân Âu châu chết vì những chứng bệnh có thể tránh được liên quan đến những nhân tố nguy hại chẳng hạn như thuốc lá hay bệnh mập phì.
Trong lãnh thổ liên hiệp châu Âu, một trên 5 người dân vẫn tiếp tục hút thuốc và 16% tổng số người trưởng thành bị bệnh mập phì, so với tỷ lệ 11% dạo năm 2000. Bệnh mập phì, cộng với sự lạm dụng rượu chè, đang trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn tại nhiều quốc gia trong liên hiệp châu Âu, vốn là một trong những vùng tiêu thụ rượu mạnh đứng hàng đầu trên thế giới.
Hiện tượng dân số già nua và phí tổn điều trị bệnh tật gia tăng, kèm theo việc ngân sách quốc gia đang bị giới hạn, khiến cho liên hiệp Âu châu phải tìm cách thay đổi chiều hướng săn sóc sức khỏe cho dân chúng hiện nay, chẳng hạn như giới hạn thời gian nhập viện điều trị và hợp lý hóa phí tổn thuốc men. Trong năm 2015, chi phí về lãnh vực sức khỏe đã chiếm 9,9% tổng sản lượng các nước liên hiệp châu Âu, so với 8,7% hồi năm 2005. (AFP 231116)
(Nguồn: Vatican Radio)
Hy vọng đời sống đã kéo dài đến hơn 80 tuổi tại 18 trong tổng số các quốc gia thành viên liên hiệp châu Âu, nhưng cũng có trên 50 triệu người lớn tuổi trong liên hiệp châu Âu bị bệnh kinh niên. Trên nửa triệu người dân còn trong tuổi lao động chết vì bệnh nan y mỗi năm, khiến cho chi phí về y tế của châu Âu gia tăng mạnh, lên đến 115 tỷ euro. Các trợ giúp xã hội có liên quan đến sức khỏe, như bệnh tim mạch, về hô hấp, tiểu đường hay các vấn đề tâm lý, bình quân chiếm 1,7 tổng sản lượng quốc gia mỗi năm chỉ riêng trong lãnh vực nghỉ làm vì bệnh, tức là cao hơn cả trợ cấp thất nghiệp.
Trong một tuyên ngôn, cao ủy đặc trách vấn đề sức khỏe của liên hiệp châu Âu, ông Vytenis Andriukaitis, lấy làm tiếc vì hàng năm một số lớn người dân Âu châu chết vì những chứng bệnh có thể tránh được liên quan đến những nhân tố nguy hại chẳng hạn như thuốc lá hay bệnh mập phì.
Trong lãnh thổ liên hiệp châu Âu, một trên 5 người dân vẫn tiếp tục hút thuốc và 16% tổng số người trưởng thành bị bệnh mập phì, so với tỷ lệ 11% dạo năm 2000. Bệnh mập phì, cộng với sự lạm dụng rượu chè, đang trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn tại nhiều quốc gia trong liên hiệp châu Âu, vốn là một trong những vùng tiêu thụ rượu mạnh đứng hàng đầu trên thế giới.
Hiện tượng dân số già nua và phí tổn điều trị bệnh tật gia tăng, kèm theo việc ngân sách quốc gia đang bị giới hạn, khiến cho liên hiệp Âu châu phải tìm cách thay đổi chiều hướng săn sóc sức khỏe cho dân chúng hiện nay, chẳng hạn như giới hạn thời gian nhập viện điều trị và hợp lý hóa phí tổn thuốc men. Trong năm 2015, chi phí về lãnh vực sức khỏe đã chiếm 9,9% tổng sản lượng các nước liên hiệp châu Âu, so với 8,7% hồi năm 2005. (AFP 231116)
(Nguồn: Vatican Radio)