HÁN THÀNH - Nghị Hội Liên Giám Mục Á châu đã kết thúc vào ngày hôm qua 23-8-2004. Trong nghị hội lần này, các tham dự viên đã được chia theo thành nhiều nhóm khác nhau hầu dễ dàng trao đổi và bàn thảo, đóng góp ý kiến của mình, theo vùng ngôn ngữ. Phái Đoàn Việt Nam thuộc Nhóm Đông Nam Á, ngoài ra còn có Nhóm Đông Á và Nam Á châu và những nhóm khác nữa.
Phái đoàn Việt Nam do đức cha Chủ Tịch Nguyễn văn Hòa hướng dẫn và có sự tham gia của ĐHY Phạm Minh Mẫn, GM Tri Bửu Thiên, LM Nguyễn văn Sơn và LM nguyễn văn Khảm. Phái Đoàn Việt Nam đã đóng góp nhiều ý kiến trong các cuộc hội thảo và tham luận tại Nghị Hội. Ngoài ra trong Sách Tài Liệu soạn sẵn trước cũng có bài chia sẻ của Đức Cha Nguyễn văn Hòa và ĐHY Phạm Minh Mẫn.
Trong ngày cuối cùng của Nghị Hội, các giám mục Á châu cũng cho lên nghị trình làm việc để bàn thảo và suy tư về văn kiện mới nhất của Vatican, đó là “Thư gửi các Giám Mục Giáo Hội Công Giáo về sự Hợp Tác giữa người nam và người nữ trong Giáo Hội và trong Thế giới” được ĐHY Cardinal Ratzinger, tổng trưởng Thánh Bộ Đức Tin ký.
Như chúng tôi đã loan tin nhiều lần, đề tài Nghị Hội là “Gia Đình Á Châu hướng về Văn Hóa Sự Sống”. Nhiều nhóm theo vùng ngôn ngữ đã bàn thảo và chia sẻ kinh nghiệm về tình trạng và những biến chuyển của gia đình Á châu trong thế giới hôm nay. Một trong những điều đáng chú ý là có nhóm đã đặt trọng tâm vào “đối thoại liên tôn và gia đình”. Một cặp vợ chồng người Ấn độ là ông Kalpesh và bà Astrid Lobo Gajiwala đã nhận định như sau: “Đây là cơ hội lớn lao để nói về những vấn đề đó với các vị giám mục và những người tham dự khác”. Thực ra bà Astrid Lobo là người Công giáo và chồng bà ông Kalpesh là người Hindu. Bà nói thêm: “Chúng tôi được kêu gọi trở thành chứng nhân trong cuộc hôn nhân hỗn hợp. Chúng tôi rất trân trọng cách thế mà các Đức Giám Mục lắng nghe những gì chúng tôi trình bày”.
Thực vậy, hôn nhân hỗn hợp tôn giáo -- giữa người Công giáo và ngoài Công giáo -- càng ngày càng trở nên một thách đố mục vụ lớn lao cho Giáo Hội tại Á châu. Trong văn kiện in sẵn của Nghị Hội có nói tới Hôn Nhân Hỗn Hợp như là cơ hội cho “cuộc đối thoại ngôn ngữ, tình yêu và sự sống”. Văn kiện cũng viết rằng: “Đối với những cặp hôn nhân hỗn hợp, đây là dịp may Chúa Thánh Linh gửi tới như là một lời tuyên bố khiêm cung, kính trọng, yên lặng, thế nhưng rất hùng hồn về Đức tin Kitô giáo”.
Một điểm đáng chú ý khác là trong Nghị Hội lần này có sự tham dự của Đức Giám Mục Wilton Daniel Gregory, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, ngài nhận định về người Á châu tại Hoa Kỳ như sau: “Trong quốc gia chủa chúng tôi, các gia đình Á châu thường phải đối diện với nhiều khó khăn và kinh nghiệm nhiều vấn đề. Nhưng ho cũng là gương sáng rặng ngời về sự hiệ nhất, hài hòa, tình yêu và sự tận tâm nhiệt thành”.
Tưởng cũng nên biết Á châu là nguồn cung cấp lớn nhất cho thị trường lao động rẻ tiền. Từng triệu người Á Châu thường xuyên tìm đường di dân và di động chuyển nơi cư ngụ vì lý do công ăn việc làm và tìm đường mưu sinh. Vấn đề di dân vừa xét về mặt nội địa quốc gia mình, vừa trong lục địa và di dân ra hải ngoại. Nguyên tại Hoa Kỳ có tới 6 triệu người Trung quốc di dân. Số người Việt nam tại Hoa Kỳ ước chừng 1 triệu người. Cũng thế, nguyên tại Tổng giáo hận Los Angeles có tới nửa triệu người Phi luật tân.
Nghị Hội 2004 rất thành công và đi sâu vào những vấn đề cấp thiết mà Giáo Hội tại Á châu đang phải đối đầu: di dân, nghèo đói, tệ đoan xã hội, toàn cầu hóa, đối thoại liên tôn, đối thoại thế hệ già trẻ, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm cho một mô thức mới về thần học trong khung cảnh Á châu và trao đổi văn hóa, v.v…
LM Nguyễn Văn Sơn, thư ký thường trực của HĐGMVN, cho biết sau khi kết thúc Nghị Hội, Phái Đoàn Việt Nam sẽ đến thăm xã giao giáo phận Pusan từ ngày 23 đến 26 tháng 8. Sau đó Phái Đoàn sẽ trở lại thăm viếng Hán Thành vào vào ngày 26 và 27-8. Đến ngày 28-8, Phái Đoàn sẽ lên đường trở lại Việt Nam.
Phái đoàn Việt Nam do đức cha Chủ Tịch Nguyễn văn Hòa hướng dẫn và có sự tham gia của ĐHY Phạm Minh Mẫn, GM Tri Bửu Thiên, LM Nguyễn văn Sơn và LM nguyễn văn Khảm. Phái Đoàn Việt Nam đã đóng góp nhiều ý kiến trong các cuộc hội thảo và tham luận tại Nghị Hội. Ngoài ra trong Sách Tài Liệu soạn sẵn trước cũng có bài chia sẻ của Đức Cha Nguyễn văn Hòa và ĐHY Phạm Minh Mẫn.
Trong ngày cuối cùng của Nghị Hội, các giám mục Á châu cũng cho lên nghị trình làm việc để bàn thảo và suy tư về văn kiện mới nhất của Vatican, đó là “Thư gửi các Giám Mục Giáo Hội Công Giáo về sự Hợp Tác giữa người nam và người nữ trong Giáo Hội và trong Thế giới” được ĐHY Cardinal Ratzinger, tổng trưởng Thánh Bộ Đức Tin ký.
Như chúng tôi đã loan tin nhiều lần, đề tài Nghị Hội là “Gia Đình Á Châu hướng về Văn Hóa Sự Sống”. Nhiều nhóm theo vùng ngôn ngữ đã bàn thảo và chia sẻ kinh nghiệm về tình trạng và những biến chuyển của gia đình Á châu trong thế giới hôm nay. Một trong những điều đáng chú ý là có nhóm đã đặt trọng tâm vào “đối thoại liên tôn và gia đình”. Một cặp vợ chồng người Ấn độ là ông Kalpesh và bà Astrid Lobo Gajiwala đã nhận định như sau: “Đây là cơ hội lớn lao để nói về những vấn đề đó với các vị giám mục và những người tham dự khác”. Thực ra bà Astrid Lobo là người Công giáo và chồng bà ông Kalpesh là người Hindu. Bà nói thêm: “Chúng tôi được kêu gọi trở thành chứng nhân trong cuộc hôn nhân hỗn hợp. Chúng tôi rất trân trọng cách thế mà các Đức Giám Mục lắng nghe những gì chúng tôi trình bày”.
Thực vậy, hôn nhân hỗn hợp tôn giáo -- giữa người Công giáo và ngoài Công giáo -- càng ngày càng trở nên một thách đố mục vụ lớn lao cho Giáo Hội tại Á châu. Trong văn kiện in sẵn của Nghị Hội có nói tới Hôn Nhân Hỗn Hợp như là cơ hội cho “cuộc đối thoại ngôn ngữ, tình yêu và sự sống”. Văn kiện cũng viết rằng: “Đối với những cặp hôn nhân hỗn hợp, đây là dịp may Chúa Thánh Linh gửi tới như là một lời tuyên bố khiêm cung, kính trọng, yên lặng, thế nhưng rất hùng hồn về Đức tin Kitô giáo”.
Một điểm đáng chú ý khác là trong Nghị Hội lần này có sự tham dự của Đức Giám Mục Wilton Daniel Gregory, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, ngài nhận định về người Á châu tại Hoa Kỳ như sau: “Trong quốc gia chủa chúng tôi, các gia đình Á châu thường phải đối diện với nhiều khó khăn và kinh nghiệm nhiều vấn đề. Nhưng ho cũng là gương sáng rặng ngời về sự hiệ nhất, hài hòa, tình yêu và sự tận tâm nhiệt thành”.
Tưởng cũng nên biết Á châu là nguồn cung cấp lớn nhất cho thị trường lao động rẻ tiền. Từng triệu người Á Châu thường xuyên tìm đường di dân và di động chuyển nơi cư ngụ vì lý do công ăn việc làm và tìm đường mưu sinh. Vấn đề di dân vừa xét về mặt nội địa quốc gia mình, vừa trong lục địa và di dân ra hải ngoại. Nguyên tại Hoa Kỳ có tới 6 triệu người Trung quốc di dân. Số người Việt nam tại Hoa Kỳ ước chừng 1 triệu người. Cũng thế, nguyên tại Tổng giáo hận Los Angeles có tới nửa triệu người Phi luật tân.
Nghị Hội 2004 rất thành công và đi sâu vào những vấn đề cấp thiết mà Giáo Hội tại Á châu đang phải đối đầu: di dân, nghèo đói, tệ đoan xã hội, toàn cầu hóa, đối thoại liên tôn, đối thoại thế hệ già trẻ, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm cho một mô thức mới về thần học trong khung cảnh Á châu và trao đổi văn hóa, v.v…
LM Nguyễn Văn Sơn, thư ký thường trực của HĐGMVN, cho biết sau khi kết thúc Nghị Hội, Phái Đoàn Việt Nam sẽ đến thăm xã giao giáo phận Pusan từ ngày 23 đến 26 tháng 8. Sau đó Phái Đoàn sẽ trở lại thăm viếng Hán Thành vào vào ngày 26 và 27-8. Đến ngày 28-8, Phái Đoàn sẽ lên đường trở lại Việt Nam.