BÀI GIẢNG LỄ KỶ NIỆM THỤ PHONG GIÁM MỤC 11-8-2004
Tin Mừng: Ga 10,11-16
CHỦ CHIÊN NHÂN LÀNH
Kính thưa quý Cha và anh chị em,
Hôm nay, chúng ta đang tụ họp nơi đây để nhớ ngày hai Đức Cha thụ phong Giám mục: Đức Cha chính 11-8-1974, còn tôi 11-8-2001.
Đức Cha Chính muốn chúng ta cùng nhau suy gẫm bài Tin Mừng: “Người mục tử nhân lành”.
“Người mục tử nhân lành” của 2000 năm trước còn hiện diện với “người mục tử hôm nay”. Giám mục cũng như linh mục, là hiện thân của Chúa Kitô, các ngài thi hành thừa tác vụ của mình nhân danh ngài, trong quyền năng, trong đức độ và với con tim tràn đầy yêu thương của ngài.
Con tim nhân lành ấy được thể hiện qua bài Tin Mừng này có những thao thức tận thâm tâm nồng cháy lửa tình yêu của ngài.
1. Với đàn chiên đang quy tụ bên Ngài.
Ngài chỉ muốn sống và chết cho đàn chiên. Sống cho đàn chiên và còn chết cho đàn chiên. Ai hiểu được tình yêu vô cùng sâu thẳm và cao quý đó! Vì Ngài biết chỉ có cái chết của Ngài mới đem được đàn chiên qua sa mạc khô cằn của cuộc sống này, để đem chiên đi về đồng cỏ xanh tươi, no đầy hạnh phúc của thế giới mới.
Sống trên 30 năm trời giữa nhân loại kỳ diệu. Hơn nữa, Ngài đã qua cái chết và nhất là qua 3 năm rao giảng, quả là cuộc hiến thân lớn lao. Nhưng để sống một cách hy sinh đền tội cho nhân loại. Sống cho đàn chiên thì Ngài chỉ muốn cuộc sống trở nên hòa đồng tuyệt đối: “Tôi biết chiên tôi và chiên của tôi biết tôi, như Cha tôi biết tôi và tôi biết Cha tôi”. Chiên của Ngài là các tín hữu thì Ngài bí tích Thánh Thể để trở nên một, một xương một thịt, như một cuộc hôn nhân nhiệm mầu, mà lời cam kết không bao giờ xóa nhòa đi được. “Không có gì có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô” (Rm ). Đó là kinh nghiệm vô cùng sâu thẳm của thánh Phaolô.
Chúng ta cần suy gẫm nhiều về tình thương nhiệm mầu này để biết tạ ơn, biết đáp lại, biết dâng hiến ngày càng tận tình hơn cho Ngài.
Riêng chúng tôi, chẳng những phải biết tạ ơn, biết đền đáp mà sự dâng hiến còn phải trở nên gương mẫu cho anh chị em. Nhiệm vụ chúng tôi thật là nặng nề. Vì chúng tôi cũng là người yếu đuối như anh chị em. Nhưng chúng tôi phải sống một cuộc đời từ bỏ chính mình một cách triệt để, để phục vụ đàn chiên, nếu không, chúng tôi chỉ là những người chăn thuê. Xin anh chị em cầu nguyện nhiều cho chúng tôi.
2. Chiên không rửa tội.
Không những chiên của Ngài là các tín hữu, mà còn là kẻ nghèo, người khổ, là những người bị xã hội quên lãng, bỏ rơi, hoặc bị mất hết tình thương. Những con chiên không rửa tội đó, Ngài đã chọn họ làm nơi cư trú cho thân thể phục sinh của Ngài. Tiếp đón họ là tiếp đón Ngài. Vị mục tử nhân lành là thế đó anh chị em. Ngài chọn một địa chỉ như vậy, thật vô cùng khôn ngoan, vì vừa để ủi an, nâng đỡ những con chiên bất hạnh của Ngài, vừa để cho ta tỏ lòng yêu mến Ngài và cộng tác với Ngài, đem tình thương và giới thiệu Ngài cho họ. Chúng ta có thể từ chối lời mời gọi cao quý này được không? Cần phải làm việc thiện, sống tình liên đới đối với những con chiên yếu gầy này, nếu ta coi mình là chiên của Ngài.
Hàng chục ngàn người trong các trung tâm cai nghiệm ma túy đang rơi vào tình trạng không ai muốn giúp đỡ họ nữa. vì họ đã bị nhiễm HIV-AIDS. Ngày nào cũng có người chết. Và người ta sợ lây, cho nên những người có gia đình xa rời họ. Thân nhân cũng bỏ luôn. Ở Tp.HCM, Nhà nước đang kêu gọi 150 Nữ tu đến giúp họ và đã có một số bắt đầu vào công việc. Chúng ta cần cầu nguyện hằng ngày cho các chị em đó thi hành tiếng gọi của Chúa cách can đảm. Đó là những anh hùng của bác ái, của Đức tin, là thiên thần hòa bình.
3. Đàn chiên cần đem về.
Chiên của Ngài trên nguyên tắc là tất cả nhân loại. Tuy nhiên, có những chiên còn ở ngoài đàn, và đó là điều Ngài thao thức. Ngài thương họ, trông chờ họ đã đành, mà với tâm tình con thảo với Cha, Ngài biết rõ ý Cha ngày ngày vẫn chờ mong những người lạc bước đó. Ngài tha thiết cho ý Cha thể hiện. Ngài từng dạy cho các Tông đồ và cho chúng ta lời kinh của người con thảo: “Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện danh Cha cả sáng”, đó là xin cho mọi người chẳng trừ ai, cho cả nhân loại biết đến Ngài là Cha, là Tình yêu vạn thuở đang giang tay chờ đợi họ. “Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Những lời này cũng diễn nghĩa: ước mong cho mọi người biết nhận ơn cứu độ Cha ban. Mục tiêu hàng đầu của Kinh Lạy Cha là nhắm đến đàn chiên lạc xa. Chúa dùng ba dụ ngôn để diễn tả nỗi lòng thương cảm của Thiên Chúa. Và khi một con chiên lạc tìm được thì cả thiên đàng vui mừng.
Lời nguyện hàng đầu này cũng chính là nhiệm vụ của chúng ta. Nghĩa vụ của người con thảo với Cha, nghĩa vụ của con chiên ngoan với vị mục tử nhân lành, ta lơ là làm sao được. Ta phải hăng say cùng Ngài loan báo Tin Mừng.
Giáo phận chúng ta đang cùng với cả 24 Giáo phận Việt Nam sống Năm Thánh Truyền giáo. Chỉ trong tháng này, tuần trước, tôi rửa tội 26 người ở Đông Hà. Hôm qua, Đức Cha Chính rửa tội 7 người. Tuần tới, tôi lại rửa tội 19 người ở Cù Mi. Nếu cả giáo phận cùng làm như vậy thì chẳng mấy chốc công cuộc loan báo Tin Mừng đạt được những kết quả tuyệt mỹ.
Các giáo hạt, giáo xứ cần cầu nguyện, cần cổ động phong trào ra đi tìm chiên lạc về cho Cha. Đừng ngần ngại!
Một vị linh mục kể chuyện cho tôi. Hằng tháng ngài quen ra một cái tiệm hớt tóc. Cả chục năm trời, ngài muốn đem chuyện đạo ra nói mà ngại ngùng, không sao nói ra được. Một hôm, bị thôi thúc bởi Năm Thánh Truyền giáo, ngài quyết tâm nói một chuyến xem sao và ngài đã nói được. Và kết quả là cả gia đình 7 người sắp được rửa tội.
Chúa đã dọn lòng anh chị em lương dân từ lúc nào rồi. Ngài chỉ chờ ta cộng tác vào. Nhưng ta còn ngại ngùng đó thôi!
“Khốn thân tôi nếu tôi không đi rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16). Tại sao thánh Phaolô lại nói như vậy? Quả thực ngài đã được cái kinh nghiệm cuộc đời vô nghĩa, không có Chúa và cuộc đời hạnh phúc, được Chúa ở với mình.
Đức tin ta còn quá hời hợt, cho nên ta chưa sống được mối tình tuyệt vời của vị mục tử nhân lành dành cho. Nếu ta chưa yếu mến Ngài bằng tình yêu riêng tư, sâu thẳm, ta như con chiên không biết chủ mình. Hãy sửa lại cách sống có tính cách hời hợt, chiếu lệ, hình thức.
Đối với tôi, sống là Đức Kitô.
Tin Mừng: Ga 10,11-16
CHỦ CHIÊN NHÂN LÀNH
Kính thưa quý Cha và anh chị em,
Hôm nay, chúng ta đang tụ họp nơi đây để nhớ ngày hai Đức Cha thụ phong Giám mục: Đức Cha chính 11-8-1974, còn tôi 11-8-2001.
Đức Cha Chính muốn chúng ta cùng nhau suy gẫm bài Tin Mừng: “Người mục tử nhân lành”.
“Người mục tử nhân lành” của 2000 năm trước còn hiện diện với “người mục tử hôm nay”. Giám mục cũng như linh mục, là hiện thân của Chúa Kitô, các ngài thi hành thừa tác vụ của mình nhân danh ngài, trong quyền năng, trong đức độ và với con tim tràn đầy yêu thương của ngài.
Con tim nhân lành ấy được thể hiện qua bài Tin Mừng này có những thao thức tận thâm tâm nồng cháy lửa tình yêu của ngài.
1. Với đàn chiên đang quy tụ bên Ngài.
Ngài chỉ muốn sống và chết cho đàn chiên. Sống cho đàn chiên và còn chết cho đàn chiên. Ai hiểu được tình yêu vô cùng sâu thẳm và cao quý đó! Vì Ngài biết chỉ có cái chết của Ngài mới đem được đàn chiên qua sa mạc khô cằn của cuộc sống này, để đem chiên đi về đồng cỏ xanh tươi, no đầy hạnh phúc của thế giới mới.
Sống trên 30 năm trời giữa nhân loại kỳ diệu. Hơn nữa, Ngài đã qua cái chết và nhất là qua 3 năm rao giảng, quả là cuộc hiến thân lớn lao. Nhưng để sống một cách hy sinh đền tội cho nhân loại. Sống cho đàn chiên thì Ngài chỉ muốn cuộc sống trở nên hòa đồng tuyệt đối: “Tôi biết chiên tôi và chiên của tôi biết tôi, như Cha tôi biết tôi và tôi biết Cha tôi”. Chiên của Ngài là các tín hữu thì Ngài bí tích Thánh Thể để trở nên một, một xương một thịt, như một cuộc hôn nhân nhiệm mầu, mà lời cam kết không bao giờ xóa nhòa đi được. “Không có gì có thể tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô” (Rm ). Đó là kinh nghiệm vô cùng sâu thẳm của thánh Phaolô.
Chúng ta cần suy gẫm nhiều về tình thương nhiệm mầu này để biết tạ ơn, biết đáp lại, biết dâng hiến ngày càng tận tình hơn cho Ngài.
Riêng chúng tôi, chẳng những phải biết tạ ơn, biết đền đáp mà sự dâng hiến còn phải trở nên gương mẫu cho anh chị em. Nhiệm vụ chúng tôi thật là nặng nề. Vì chúng tôi cũng là người yếu đuối như anh chị em. Nhưng chúng tôi phải sống một cuộc đời từ bỏ chính mình một cách triệt để, để phục vụ đàn chiên, nếu không, chúng tôi chỉ là những người chăn thuê. Xin anh chị em cầu nguyện nhiều cho chúng tôi.
2. Chiên không rửa tội.
Không những chiên của Ngài là các tín hữu, mà còn là kẻ nghèo, người khổ, là những người bị xã hội quên lãng, bỏ rơi, hoặc bị mất hết tình thương. Những con chiên không rửa tội đó, Ngài đã chọn họ làm nơi cư trú cho thân thể phục sinh của Ngài. Tiếp đón họ là tiếp đón Ngài. Vị mục tử nhân lành là thế đó anh chị em. Ngài chọn một địa chỉ như vậy, thật vô cùng khôn ngoan, vì vừa để ủi an, nâng đỡ những con chiên bất hạnh của Ngài, vừa để cho ta tỏ lòng yêu mến Ngài và cộng tác với Ngài, đem tình thương và giới thiệu Ngài cho họ. Chúng ta có thể từ chối lời mời gọi cao quý này được không? Cần phải làm việc thiện, sống tình liên đới đối với những con chiên yếu gầy này, nếu ta coi mình là chiên của Ngài.
Hàng chục ngàn người trong các trung tâm cai nghiệm ma túy đang rơi vào tình trạng không ai muốn giúp đỡ họ nữa. vì họ đã bị nhiễm HIV-AIDS. Ngày nào cũng có người chết. Và người ta sợ lây, cho nên những người có gia đình xa rời họ. Thân nhân cũng bỏ luôn. Ở Tp.HCM, Nhà nước đang kêu gọi 150 Nữ tu đến giúp họ và đã có một số bắt đầu vào công việc. Chúng ta cần cầu nguyện hằng ngày cho các chị em đó thi hành tiếng gọi của Chúa cách can đảm. Đó là những anh hùng của bác ái, của Đức tin, là thiên thần hòa bình.
3. Đàn chiên cần đem về.
Chiên của Ngài trên nguyên tắc là tất cả nhân loại. Tuy nhiên, có những chiên còn ở ngoài đàn, và đó là điều Ngài thao thức. Ngài thương họ, trông chờ họ đã đành, mà với tâm tình con thảo với Cha, Ngài biết rõ ý Cha ngày ngày vẫn chờ mong những người lạc bước đó. Ngài tha thiết cho ý Cha thể hiện. Ngài từng dạy cho các Tông đồ và cho chúng ta lời kinh của người con thảo: “Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện danh Cha cả sáng”, đó là xin cho mọi người chẳng trừ ai, cho cả nhân loại biết đến Ngài là Cha, là Tình yêu vạn thuở đang giang tay chờ đợi họ. “Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Những lời này cũng diễn nghĩa: ước mong cho mọi người biết nhận ơn cứu độ Cha ban. Mục tiêu hàng đầu của Kinh Lạy Cha là nhắm đến đàn chiên lạc xa. Chúa dùng ba dụ ngôn để diễn tả nỗi lòng thương cảm của Thiên Chúa. Và khi một con chiên lạc tìm được thì cả thiên đàng vui mừng.
Lời nguyện hàng đầu này cũng chính là nhiệm vụ của chúng ta. Nghĩa vụ của người con thảo với Cha, nghĩa vụ của con chiên ngoan với vị mục tử nhân lành, ta lơ là làm sao được. Ta phải hăng say cùng Ngài loan báo Tin Mừng.
Giáo phận chúng ta đang cùng với cả 24 Giáo phận Việt Nam sống Năm Thánh Truyền giáo. Chỉ trong tháng này, tuần trước, tôi rửa tội 26 người ở Đông Hà. Hôm qua, Đức Cha Chính rửa tội 7 người. Tuần tới, tôi lại rửa tội 19 người ở Cù Mi. Nếu cả giáo phận cùng làm như vậy thì chẳng mấy chốc công cuộc loan báo Tin Mừng đạt được những kết quả tuyệt mỹ.
Các giáo hạt, giáo xứ cần cầu nguyện, cần cổ động phong trào ra đi tìm chiên lạc về cho Cha. Đừng ngần ngại!
Một vị linh mục kể chuyện cho tôi. Hằng tháng ngài quen ra một cái tiệm hớt tóc. Cả chục năm trời, ngài muốn đem chuyện đạo ra nói mà ngại ngùng, không sao nói ra được. Một hôm, bị thôi thúc bởi Năm Thánh Truyền giáo, ngài quyết tâm nói một chuyến xem sao và ngài đã nói được. Và kết quả là cả gia đình 7 người sắp được rửa tội.
Chúa đã dọn lòng anh chị em lương dân từ lúc nào rồi. Ngài chỉ chờ ta cộng tác vào. Nhưng ta còn ngại ngùng đó thôi!
“Khốn thân tôi nếu tôi không đi rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16). Tại sao thánh Phaolô lại nói như vậy? Quả thực ngài đã được cái kinh nghiệm cuộc đời vô nghĩa, không có Chúa và cuộc đời hạnh phúc, được Chúa ở với mình.
Đức tin ta còn quá hời hợt, cho nên ta chưa sống được mối tình tuyệt vời của vị mục tử nhân lành dành cho. Nếu ta chưa yếu mến Ngài bằng tình yêu riêng tư, sâu thẳm, ta như con chiên không biết chủ mình. Hãy sửa lại cách sống có tính cách hời hợt, chiếu lệ, hình thức.
Đối với tôi, sống là Đức Kitô.