HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN C
Hc 35,15b-17.20-22a; 2Tm 4,6-8.16-18; Lc 18,9-14
KHIÊM HẠ CẦU NGUYỆN ĐỂ ĐƯỢC ƠN THA THỨ
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 18,9-14
(9) Đức Giêsu còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác: (10) “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế”. (11) Người Pharisêu đứng riêng một mình cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. (12) Con ăn chay mỗi tuần hai lần. Con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”. (13) Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mặt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. (14) Tôi nói cho các ông biết: Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi. Còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống. Còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.
2. Ý CHÍNH:
Nhằm dạy bài học khiêm nhường, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn về hai người lên đền thờ cầu nguyện. Trong đó người Pharisêu đã kiêu ngạo khi cầu nguyện chỉ trích tha nhân và tự đề cao bản thân. Đang khi người thu thuế khiêm tốn xin Chúa tha tội và chỉ biết cậy trông vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Cuối cùng Đức Giêsu kết luận: người Pharisêu kiêu căng sẽ bị Thiên Chúa hạ xuống, còn người thu thuế khiêm hạ sẽ được Thiên Chúa tôn vinh.
3. CHÚ THÍCH:
- C 9-10: + Có hai người lên đền thờ cầu nguyện: Đền thờ là nơi người Do thái cầu nguyện. Người ta tụ tập ở Đền thờ vào các ngày Sabát, ngày Lễ, ngày Chay... để nghe đọc Thánh kinh, hát Thánh vịnh và cầu nguyện chung. Tuy nhiên mọi người đều có thể vào Đền Thờ cầu nguyện riêng khi mở cửa. +Một người thuộc nhóm Pharisêu: Đây là nhóm người tự tách mình ra khỏi quần chúng. Họ giữ Luật cặn kẽ chi tiết và thường tự hào cho mình là công chính. Tuy nhiên họ làm mọi điều tốt nhằm tìm tiếng khen hơn là vì lòng mến Chúa thực sự. Vì thế họ cố tình đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài, ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được chào hỏi ở nơi công cộng và muốn được dân chúng xưng hô là “Thầy” (Rápbi) (x. Mt 23,5-7). +Còn người kia làm nghề thu thuế: Đây là hạng người bị dân chúng đồng hóa với những kẻ tội lỗi và bị khinh dể xa lánh, vì đã cộng tác với chính quyền Rôma. Đồng thời còn tham lam, thường ăn chặn tiền thu thuế của người dân đóng góp để làm giàu cách bất chính.
- C 11-12: + Người Pharisêu đứng riêng một mình...: Pharisêu có nghĩa là tách biệt. Ở đây người Pharisêu đã tự tách ra khỏi những người Do thái khác khi đến cầu nguyện tại Đền thờ. + Xin tạ ơn Chúa vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia...: Người Pharisêu này đã cầu nguyện phê phán người khác về các tội cụ thể như tham lam, bất công, ngoại tình hay tội làm đầy tớ cho ngoại bang như người thu thuế đang đứng cuối Đền thờ. + Con ăn chay mỗi tuần hai lần: Luật chỉ buộc người Do thái ăn chay vào lễ Xá Tội tức là ngày 10 tháng 7 hàng năm (x. Lv 16,29). Tuy nhiên, mỗi tuần những người Pharisêu còn tự nguyện ăn chay thêm hai ngày khác là thứ Hai và thứ Năm, và họ hãnh diện nghĩ mình đạo đức hơn người khác về việc này (x. Lc 5,33). + Con dâng cho Chúa một phần mưới thu nhập của con: Người Do thái công nhận Thiên Chúa đã ban lương thực cho mình, nên họ bày tỏ lòng biết ơn bằng việc dâng lên Chúa những hoa quả đầu mùa. Luật qui định phải nộp thuế “thập phân” (một phần mười), đánh trên các hoa màu như lúa mì, rượu mới, dầu tươi và cả những con vật đầu lòng trong đàn bò và chiên dê (x. Đnl 14,22-23). Ngoài ra họ còn tình nguyện nộp thêm phần thuế về các thứ rau quả khác nữa (x. Lc 11,42). Tóm lại, người Pharisêu này lên Đền thờ không phải để xin Chúa tha tội mà để khoe với Chúa về những điều tốt ông ta đã làm được hơn người khác để đòi Chúa phải trả công cho mình.
- C 13-14): + Còn người thu thuế thì đứng đàng xa...: Người thu thuế chỉ biết thú nhận những tội lỗi đã phạm. Ông cảm thấy xấu hổ nên không dám đến gần gian thánh, đứng cúi mình trước bàn thờ không dám đứng thẳng như người Pharisêu. + Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi: Ong ta chỉ biết đấm ngực ăn năn về các tội lỗi đã phạm và xin Chúa tha thứ tội lỗi như lời Thánh vịnh 50 của vua Đa-vít. Chính nhờ thái độ khiêm tốn ấy mà ông đã được Chúa ban ơn cứu độ. + Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên: Câu này đã có ở Lc 14,11 và được Luca thêm vào đây để kêu gọi người ta sống khiêm tốn dựa vào ân sủng của Thiên Chúa. Vì trong lịch sử Ít-ra-en, Đức Chúa thường hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao mọi kẻ khiêm nhu (x. Lc 1,25).
4. CÂU HỎI: 1) Phân biệt lối sống của người Pharisêu (Biệt phái) và người thu thuế thời Đức Giêsu giống và khác nhau thế nào ? 2) Lời người Pharisêu cầu nguyện trong Tin Mừng hôm nay có đẹp lòng Chúa không ? Tại sao ? 3) Lý do khiến Đức Giêsu tỏ lòng khoan dung nhân hậu với người thu thuế tội lỗi, và nghiêm khắc với người Pharisêu là gì ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1.LỜI CHÚA: Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18,13).
2. CÂU CHUYỆN:
1) TẠI SAO MA QUỶ KHÔNG ĐƯỢC CHÚA THỨ THA ?
Một hôm có một tên quỷ kia chạy đến trước mặt Thiên Chúa mà thưa rằng: “Tôi thấy Chúa đối xử không công bằng chút nào!”. Chúa liền hỏi nó: “Tại sao ngươi lại dám bảo Ta đối xử không công bằng ?” Bấy giờ tên quỷ kia mới đáp: “Chúa thấy đó, loài người phạm rất nhiều tội lỗi lớn lao, và chúng đều phạm đi phạm lại nhiều lần. Thế mà lần nào Chúa cũng tha thứ cho chúng và còn ban cho chúng hạnh phúc thiên đang đời đời. Còn chúng tôi chỉ phạm tội một lần duy nhất. Thế mà Chúa không những không tha mà còn phạt chúng tôi phải sa hỏa ngục muôn đời. Như vậy chẳng phải là Chúa đã thiên vị và bất công lắm sao ?” Bấy giờ Chúa mới ôn tồn nói với tên quỷ rằng: “Loài người có phạm tội không vâng lời Ta thật, và vì yếu đuối mà chúng đã sai phạm nhiều lần thật. Nhưng sau mỗi lần phạm tội, chúng đều hồi tâm sám hối và khiêm tốn chạy đến xin Ta tha cho. Còn lũ quỷ các ngươi, có bao giờ các ngươi chịu hồi tâm sám hối và xin Ta tha tội hay chưa ?” Nghe thấy Chúa đòi hỏi phải ăn năn sám hối và cầu xin tha tội, tên quỷ liền thét lên rằng: “Lòai quỷ chúng ta không đời nào lại hèn hạ ăn năn sám hối và cũng không cần phải xin ai tha tội cả”. Nói thế rồi quỷ liền cong đuôi chạy mất.
2) PHẢI TRÁNH CÁI TÔI ÍCH KỶ:
Có một câu chuyện cho thấy con người thgường ích kỷ, chỉ nghĩ phần lợi cho mình hơn là cho Chúa và tha nhân; Một cậu bé kia trước khi đi dự lễ Chúa Nhật, được mẹ tập thói quen ý thức trách nhiệm phải góp phần vào việc chung, bằng cách bà trao cho cậu hai đồng đôla bằng kim loại và nói: “Một đồng cho con ăn sáng, còn đồng kia con sẽ bỏ vào trong giỏ tiền thau nhà thờ trong giờ lễ để dâng cho Chúa”. Cậu bé nắm chặt hai đồng tiền trong bàn tay và đi bộ đến nhà thờ. Khi băng qua đường, cậu bị vấp trượt chân té ngã trên lề đường. Theo bản năng, cậu đã mở tay ra chống đỡ và hai đồng tiền vuột khỏi bàn tay: Một đồng nằm trên lề đường, còn đồng kia bị rơi xuống đường mương ven đường. Cậu bé liền nhặt đồng tiền lên và nhìn xuống đường mương tìm đồng tiền thứ hai nhưng không thấy vì đường mương tối thui. Một cuộc chiến nội tâm đã diễn ra trong lòng cậu. Cuối cùng cậu bỏ đồng tiền nhặt được vào túi, nhìn lên trời và nói: “Chúa ơi. Con rất tiếc, vì đồng tiền của Chúa hôm nay đã bị rơi xuống mương mất rồi!”
3) PHẢI SẴN SÀNG QUỲ GỐI XUỐNG VÀ KÊU XIN CHÚA MỚI ĐƯỢC ƠN THA THỨ:
Tại đền thờ thánh Phêrô ở Rôma, có một bức tượng Chúa chịu nạn do Thorvaldsen (1770-1844), nhà điêu khắc Đan mạch nổi tiếng thực hiện. Ngày kia, một du khách đến viếng bức tượng. Ông ta nhìn lên bức tượng một lúc rồi lắc đầu nói:
- Tôi nghe đồn bức tượng nầy nổi tiếng là rất đẹp, nhưng sao tôi nhìn mãi mà chẳng thấy có gì đẹp cả.
Bấy giờ một khách hành hương đang quì phía sau ông nói:
- Ông phải quì gối xuống mới có thể nhìn thấy vẻ đẹp của tượng Chúa.
Ông du khách liền quì gối xuống và bấy giờ ông đã khám phá ra vẻ đẹp nhân ái và lôi cuốn của bức tượng Chúa chịu nạn.
Muốn gặp Chúa và nhận được ơn cứu độ của Chúa, mỗi người chúng ta cũng phải biết khiêm hạ quỳ gối xuống và mở miệng cầu xin Chúa tha tội như người thu thuế trong Tin Mừng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.
3. SUY NIỆM:
Khi nghe Đức Giêsu kết luận người thu thuế tội lỗi ra về được nên công chính, còn người biệt phái nhiều công đức thì không, chắc hẳn nhiều người hiện diện phải ngạc nhiên. Vì người biệt phái xem ra là người mẫu mực trong việc tuân giữ Lề Luật và không phạm phải các tội xấu xa. Ông ta còn làm nhiều hơn Luật dạy khi tự nguyện ăn chay và bố thí. Vậy tại sao Đức Giêsu lại không chấp nhận lời cầu của ông ta ? Tại sao Chúa lại ưu ái người thu thuế tội lỗi, ngay khi anh ta chưa từ bỏ cái nghề tồi tệ đó, và không đả động đến việc đền bù các thiệt hại đã gây ra cho tha nhân ? Chúng ta cân làm gì để diệt trừ thói kiêu ngạo tự ái cao và thực tập khiêm nhường phục vụ ?
1.Nguyên nhân khiến lời cầu của người biệt phái không được chấp nhận:
-Chúng ta phải thừa nhận rằng: Người biệt phái đây là một người tốt, một tín hữu trung thành với Lề Luật. Chỉ tiếc một điều là do tính tự mãn mà bao nhiêu việc tốt anh làm đươc đã bị trôi ra sông ra biển hết. Do cái tôi quá to, nên anh chỉ thấy con người của mình mà không thấy Chúa. Anh coi thành quả đạt được là do tài đức cá nhân, chứ không do ơn Chúa giúp. Giá như anh biết quy chiếu với Đức Giêsu, thì có lẽ anh đã nhận ra sự thiếu sót lớn lao của mình, để không dám khinh thường người khác, và sẽ biết cầu xin lòng khoan dung tha thứ của Chúa.
-Lời cầu nguyện của người biệt phái không được chấp nhận là do anh ta đã “đứng riêng một mình” và cầu nguyện huênh hoang. Nội dung lời cầu cho thấy sự khinh thường người khác và tự mãn về thành tích của bản thân và đòi được Thiên Chúa trả công: “Con xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần. Con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc, 8,11).
-Tuy nhiên, con người “nhân vô thập toàn”: Người Biệt phái cũng có các tội xấu như: tự mãn, kiêu căng, khinh thường tha nhân… Nhưng anh ta lại không ý thức về các tội đó. Anh ta không nhận ra mình cũng là tội nhân như người thu thuế mà anh khinh thường. Anh đã không nhận biết sự công chính có được là do Chúa ban do biết tín thác vào Chúa Giêsu như lời thánh Phaolô: “Tôi được như vậy không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do Luật Môsê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Kitô, tức là sự công chính do Thiên Chúa ban, dựa trên lòng tin” (Pl 3,9).
- Tóm lại, người Biệt phái đã không ý thức được rằng: Chê bai người thu thuế là anh ta đã gián tiếp cho mình là công chính. Nói xấu người thu thuế là anh đã tự cho mình tốt hơn. Lên tiếng phê bình chỉ trích người thu thuế là anh đã tự coi mình là đúng. Làm như thế là người Biệt phái đã tự làm hại mình, và không đáng được Thiên Chúa tha thứ như Đức Giêsu đã nói: “Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi. Còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống. Còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.
2. Nguyên nhân người thu thuế được Chúa xót thương:
-Người thu thuế cảm thấy xấu hổ về tội lỗi của mình, nên chỉ dám đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mặt lên trời. Anh ta vừa đấm ngực vừa thưa với Chúa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Anh ta cảm thấy mình bất lực và chỉ biết phó thác cho lòng Chúa thương xót. Chính nhờ tâm tình ấy mà Chúa đã đoái thương nhìn đến anh và ban ơn thánh giúp anh hoán cải nên công chính.
-Thái độ khiêm cung và lời cầu nguyện sám hối của anh thu thuế cho thấy anh đã mở cửa lòng đón Chúa. Chúa đã vào nhà linh hồn anh để ban ơn tha thứ và biến đổi anh nên công chính đẹp lòng Thiên Chúa. Nhờ ý thức về tình trạng tội lỗi của mình và thái độ khiêm tốn cúi đầu đấm ngực ăn năn và mở miệng nài xin Chúa thương, mà anh thu thuế đã được biến đổi nên công chính như lời Đức Giêsu: “Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi”.
3. Chúng ta phải làm gì ?
-Cần tránh lối cầu nguyện biệt phái: Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng có thái độ tự mãn như người biệt phái xưa đã thưa với Chúa rằng: “Xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác”. Nhiều lần chúng ta đã đổ lỗi cho người khác hơn là khiêm tốn nhận tội như lời kinh cáo mình: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Nhiều lần trong tòa xá giải chúng ta đã dài dòng kể tội của người thân trong gia đình hay tội của người hàng xóm đã phạm đến mình, đang khi lẽ ra phải khiêm nhường xưng thú tội lỗi đã phạm để được Chúa ban ơn tha thứ.
-Cần tập cầu nguyện khiêm hạ như người thu thuế: Người thu thuế trong Tin Mừng hôm nay đã bày tỏ thiện chí và muốn được ơn thứ tha bằng việc lên Đền thờ cầu nguyện. Tuy nhiên, anh cũng ý thức các tội lỗi của mình khó được Chúa tha, vì theo Luật Môsê: một người lỗi phép công bình muốn được tha thì trước hết phải thanh toán hết số nợ. Ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại cho chủ nợ thêm 1/5 nữa. Anh thu thuế này không có khả năng làm như thế. Dù vậy, anh đã không tuyệt vọng, mà đã biết cậy trông vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Noi gương tác giả Thánh vịnh 50, anh đã nài xin Chúa: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18,13). Vì vậy anh đã được ơn Chúa tha thứ biến đổi nên công chính (x. Lc 18,14).
-Cần tránh thói kiêu căng tự mãn: Kiêu ngạo là thói xấu đứng đầu và hầu như mọi người chúng ta đều ít nhiều mắc phải. Đây là thói xấu nguy hiểm nhất và là mẹ phát sinh ra các thói hư khác. Người kiêu ngạo xem mình là trung tâm điểm thay thế Thiên Chúa. Anh muốn mọi người phải quan tâm phục vụ mình và luôn tạo ra hàng rào tách biệt với tha nhân… Kiêu ngạo phát sinh tự ái tự cao và dễ nổi giận khi có ai dám chê trách nói phạm đến mình. Đây cũng là thói xấu thâm căn khó chừa cải nhât. Tuy nhiên kinh “Cải tội bảy mối” cũng cho chúng ta một phương thế hữu hiệu để diệt trừ được thói hư này như sau: “thứ nhất khiêm nhường chớ kiêu ngạo”. Như vậy muốn loại trừ thói kiêu ngạo thì cần quyết tâm thực tập nhân đức khiêm nhường trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
-Cần thực tập đức tính khiêm nhường phục vụ: Ai trong chúng ta cũng đều yêu thích người khiêm tốn, nhưng rất ít người thực hành được nhân đức này. Thực ra khiêm nhường là can đảm nhìn thẳng vào con người thật của mình. Khổng Tử đã nói: “Cái gì biết thì nói biết, cái gì không biết thì nói không biết. Đó mới thật là biết vậy”. Khiêm nhường tự hạ, quên mình phục vụ luôn được coi là nền tảng của sự thánh thiện. Tất cả những tài năng, nhân đức sẽ gia tăng giá trị lên gấp bội nếu kèm theo đức khiêm nhường. Cũng như những số 0 (số không) dù nhiều tới đâu cũng chẳng có giá trị gì. Nhưng nếu chúng được dẫn đầu bằng một con số như số 1 chẳng hạn, thì lập tức những số 0 kia sẽ tăng giá trị gấp bội. Cần tập khiêm nhường bằng cách tránh nói ra các ưu điểm thành tích của mình và rộng rãi khen ngợi tha nhân. Cần luôn ý thức mình là người phục vụ qua câu nói: “Tôi có thể giúp gì được cho bạn?” rồi sau đó phục vụ họ cách chân thành và vô vụ lợi.
4. THẢO LUẬN: 1) Khi được người khác khen một ưu điểm có thật, bạn thường phản ứng thế nào để thực hành nhân đức khiêm nhường noi gương Chúa Giêsu và Đức Maria trong Tin Mừng (x. Lc 1,45-49)? 2) Bạn đã bao giờ khen người dưới khi thấy họ làm được việc tốt chưa? 3) Khi biết một người phạm một tội có hại cho tập thể, bạn sẽ làm gì: Giữ im lặng để tránh phiền toái rắc rối hay khiêm tốn tế nhị lên tiếng góp ý đúng lúc đúng nơi để giúp họ sửa lỗi?
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA CHA TỪ ÁI. Trước Thánh Nhan Cha, chúng con chỉ còn biết noi gương người thu thuế mà thưa với Cha rằng: “Lạy Cha, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Thật vậy, đối với Cha, chúng con chỉ là hư không. Những việc tốt chúng con làm được cho Cha, xét cho cùng đều nhờ ơn Cha ban, và đòi chúng con phải luôn dâng lời tạ ơn Cha.
- LẠY CHA. Xin giúp chúng con ý thức về thân phận tội lỗi yếu hèn của mình. Xin giúp chúng con tránh thói kiêu căng tự mãn của người biệt phái. Xin cho chúng con biết tôn trọng mọi người và không bao giờ dám tự mãn khoe khoang thành tích đã làm. Xin cho chúng con biết luôn cảm tạ Cha về những ơn lành của Cha. Xin cho cuộc sống của chúng con trở thành bài ca tạ ơn: khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại, khi khỏe mạnh cũng như lúc đau ốm... Vì chúng con biết rằng mọi sự Cha để xảy đến cho chúng con đều là hồng ân của Cha và đều đem lại ích lợi cho phần rỗi đời đời của chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
HIỆP SỐNG TIN MỪNG
CN TRUYỀN GIÁO – CN 30 TN C
Mt 28,16-20.
TRUYỀN GIÁO THẾ NÀO CHO HỮU HIỆU TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Mt 28,16-20.
(16) Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến. (17) Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. (18) Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. (19) Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. (20) Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.
2.Ý CHÍNH:
Trong bài Tin mừng của thánh Mát-thêu hôm nay, Đức Giê-su Phục Sinh hẹn các Tông đồ đến một ngọn núi tại miền Ga-li-lê. Ở đó sau khi tuyên bố đã được Chúa Cha cho toàn quyền trên trời dưới đất, Người chỉ thị cho các ông hãy đi khắp thế gian thâu nạp môn đồ cho Người, làm phép rửa cho họ “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Người cũng hứa sẽ ở cùng các ông mọi ngày cho đến tận thế.
3.CHÚ THÍCH:
-C 16-17: + Mười một môn đệ: Đây là Nhóm Mười Hai, nhưng thiếu Giu-đa, kẻ phản bội, và Mát-thi-a chưa được bổ sung vào danh sách thế chỗ cho Giu-đa (x. Cv 1,15-26). Nhóm này là Tông Đồ Đoàn được trao quyền lãnh đạo Hội Thánh. Còn về Giu-đa Ít-ca-ri-ốt: khi thấy Thầy Giêsu sắp bị kết án tử hình, Giu-đa đã bị hối hận. Hắn liền đem ba mươi quan tiền trả lại cho các đầu mục Do thái nhưng đã bị họ từ chối. Giu-đa thất vọng nên đã ném tiền vào cung thánh Đền thờ rồi đi thắt cổ tự tử (x. Mt 27,3-5). + Đi tới miền Ga-li-lê: Tức là đến miền đất dân ngoại theo chỉ thị của Chúa Phục Sinh qua bà Ma-ri-a Mác-đa-la (x. Mt 28,10), và cũng để noi gương Đức Giêsu đã bắt đầu rao giảng Tin Mừng Nước Trời tại xứ Ga-li-lê (x. Mt 4,12-17), + Đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến: Ngày nay người ta không thể xác định đây là núi nào. Nhưng có lẽ Mát-thêu chỉ muốn nói đến quả núi với ý nghĩa tượng trưng: Núi là nơi Thiên Chúa gặp gỡ và mặc khải cho loài người. Chẳng hạn : Đức Chúa đã trao Thập Giới cho Mô-sê trên núi Khô-rép (x. Xh 24,13.15.18). Đức Giêsu cũng đã công bố Hiến Chương Nước Trời hay Tám Mối Phúc Thật trên núi, nên còn gọi là “Bài Giảng Trên Núi” (x. Mt 5,1-7,27). +Thấy Người, các ông bái lạy: Sau nhiều lần hiện ra để củng cố niềm tin cho môn đệ, trước khi về trời Chúa Phục Sinh đã hiện ra để trao sứ mệnh loan Tin mừng phổ quát cho các ông. Cử chỉ bái lạy nói lên các ông đã tin Chúa Giêsu là “Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa”. + Nhưng có mấy ông lại hoài nghi: Câu này xem ra mâu thuẫn với thái độ bái lạy vừa nói. Thực ra, hoài nghi là thái độ phải xảy ra nơi các môn đệ trước khi các ông đạt tới đức tin hoàn hảo. Chắc là Mát-thêu muốn nói đến sự hoài nghi đã xảy ra trước đó mà ngài chưa lần nào đề cập đến. Như vậy đây chỉ là một sự trục trặc về lối hành văn, chứ không mâu thuẫn về mặt tư tưởng. Ngoài ra cũng có người cho rằng: Vì đây là cuộc hiện ra để “trao sứ mệnh” cho Nhóm Mười Một đại diện Hội Thánh, nên sự hoài nghi ở đây chính là sự hòai nghi nói chung của Hội Thánh xưa nay: Mầu nhiệm Phục Sinh tuy là một sự thật hiển nhiên, nhưng bao giờ cũng vẫn có người còn hoài nghi.
-C 18-19: +Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất: Lúc khởi đầu sứ mệnh, cũng trên núi cao, Đức Giê-su đã từ chối quyền hành trên các nước thế gian do Xa-tan hứa ban (x. Mt 4,8-10). Nhưng giờ đây Người tuyên bố: Người đã được Thiên Chúa trao toàn quyền trên trời dưới đất, ứng nghiệm lời tuyên sấm của Ngôn sứ Đa-ni-en về sứ mệnh của Con Người như sau: “Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; Muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; Vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong, khác hẳn với mọi vương quốc. Nó sẽ ăn hết toàn cõi đất, sẽ dẫm nát và nghiền tan” (Đn 7,14). + Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ: Hội Thánh phải dùng quyền Đức Giê-su ban để nhân danh Người mà làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người. Trước hết là dân Do Thái (x. Mt 10,5-6), rồi đến mọi dân nước trên thế giới (x. Mt 8,11). +Làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: Để người ta trở nên môn đệ Đức Giê-su, các Tông đồ phải làm phép rửa tái sinh họ bằng nước và Thần Khí (x. Ga 3,3.5). Phép rửa được cử hành nhân danh Chúa Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (x. Mt 28,19).
-C 28,20: +Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em: Sứ mệnh các Tông đồ gồm cả quyền dạy dỗ các tín hữu cho tới khi Hội Thánh đạt tới tình trạng viên mãn (x. Ep 1,23).+Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế: Chúa Phục Sinh hứa sẽ luôn ở trong Hội Thánh cho đến tận thế nhờ Thánh Thần và qua các mục tử, để giúp Hội Thánh chu toàn sứ mệnh “được sai đi”. Như vậy Đức Giê-su chính là “Đấng Em-ma-nu-en: Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23).
4.CÂU HỎI: 1)Tại sao chỉ có mười một Tông đồ hiện diện lúc Chúa lên trời? 2)Số phận của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt thế nào sau khi phản nộp Thầy? 3)Tại sao Chúa Phục Sinh truyền cho các Tông đồ trở về Ga-li-lê? 4)Ngọn núi Chúa truyền cho các Tông đồ đến là núi nào? 5) Mấy kẻ còn hoài nghi gồm những ai và hoài nghi về điều gì? 6) Đức Giê-su đã từ chối quyền hành trên các nước thế gian do Xa-tan hứa ban khi nào? 7) Đức Giê-su đã được ai trao toàn quyền trên trời dưới đất, như vậy ứng nghiệm với sấm ngôn của vị Ngôn sứ nào? Lời tuyên sấm ấy nội dung ra sao? 8) Sau khi thâu nạp môn đệ, Hội Thánh có sứ vụ phải làm gì cho họ? 9) Làm thế nào để loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu cho người lương hôm nay?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.
2. CÂU CHUYỆN: THÁNH TÊRÊXA HÀI ĐỒNG TRUYỀN GIÁO BẰNG CẦU NGUYỆN:
Têrêsa sinh ngày 02 tháng 01 năm 1873 tại Alecon, Normandie, Pháp. Tên “Têrêsa Hài Ðồng Giêsu” là tên nhận khi khấn Dòng. Têrêsa mồ côi mẹ từ khi chưa lên bốn tuổi, được cha là ông Louis Martin săn sóc và giáo dục chu đáo.
Dù ở tuổi vị thành niên chưa được phép tu Dòng, nhưng Têrêsa khi lên 15 tuổi đã được Ðức Giáo Hoàng Lêô 13 đặc cách cho vào tu trong Dòng kín Carmêlô thành Lisieux, nước Pháp.
Têrêsa chỉ là một nữ tu hèn mọn quanh năm suốt tháng đóng khung trong bốn bức tường nhà tu kín cho đến khi lìa trần ngày 30-9-1897 được 9 năm. Vậy mà 28 năm sau, năm 1925, Ngài đã được Ðức Giáo Hoàng Piô XI tôn phong lên bậc Hiển Thánh. Hai năm sau, lại được đặt làm Quan Thày các Nhà Truyền Giáo và các Xứ Truyền Giáo, cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Gần đây Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II còn nâng Têrêsa lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh vào ngày 19 tháng 10 năm 1997.
Thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu vốn chỉ là một thiếu nữ mọn hèn với một nếp sống vô cùng đơn giản, chưa làm được gì trổi vượt dưới mắt người đời. Nhưng “đằng sau những việc nhỏ bé của con người thấp hèn ấy lại ẩn chứa một tình yêu cao cả”: Yêu mến Chúa, rồi từ Chúa, yêu thương các nhà truyền giáo và các xứ truyền giáo. Những nhọc nhằn, đau đớn dù là nhỏ nhặt nhất từ tâm thần đến thể xác, thánh nhân đều âm thầm chịu đựng tất cả, dâng lên Chúa mọi điều khốn khó để cầu cho hạt giống Phúc Âm do các nhà truyền giáo gieo vãi được đâm chồi nẩy lộc khắp thế giới. Làm việc truyền giáo trong bốn bức tường, truyền giáo bằng cầu nguyện, bằng những việc hy sinh hãm mình, Têrêsa gọi đó là “những bông hồng nhỏ” dâng lên Chúa Giêsu Hài Ðồng để xin cho lương dân các xứ truyền giáo sớm nhận biết Chúa.
Phần thưởng cao trọng nhất đã được dành cho một thiếu nữ hèn mọn nhất được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II quả quyết: “Thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu là vị Thánh trẻ nhất được tôn vinh danh hiệu Tiến Sĩ Hội Thánh. Tuy nhiên con đường thiêng liêng của Thánh nhân chứng tỏ sự trưởng thành sung mãn nơi Ngài. Cảm nhận đức tin còn lưu lại trên bút tích của Thánh nhân là cuốn “Tự Thuật” quả thực rất sâu rộng, khiến Ngài xứng đáng được liệt vào hàng ngũ các bậc thầy về tu đức của Hội Thánh Công Giáo như: Các thánh Tôma Aquinô, Augustinô, Grêgôriô Cả, Phanxicô Salêsiô, thánh nữ Catarina, thánh nữ Têrêsa Avila...
Thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, Tiến Sĩ Hội Thánh, Bổn Mạng các Xứ Truyền Giáo chính là tấm gương sáng cho giới trẻ về cách thức truyền giáo hôm nay bằng cuộc sống tin yêu “Con thơ phó thác” mọi sự trong tay Chúa quan phòng.
3. THẢO LUẬN: Theo các cách thức truyền giáo của Chúa Giêsu, các Tông Đồ và Hội Thánh Sơ Khai, thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, thánh Têrêsa Canquýtta, thánh Phanxicô Xaviê… Bạn thấy cách truyền giáo nào phù hợp với hoàn cảnh xã hội hôm nay nhất? Tại sao?
4. SUY NIỆM:
1) SỨ VỤ PHẢI RAO GIẢNG TIN MỪNG:
a) Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian:
Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ trước khi lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Đây là một sứ vụ đẹp lòng Thiên Chúa như ngôn sứ Isaia tuyên sấm: "Đẹp thay, những bước chân đi truyền rao Tin Mừng ơn cứu độ". Thánh Phaolô Tông đồ cũng nói: “Làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin ? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe ? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng ? Làm sao rao giảng, nếu không được sai đi ?” (Rm 10,14-15). Nơi khác, Phaolô cho thấy đây là sứ vụ phải làm với bất cứ giá nào: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16).
b) Nội dung rao giảng Tin Mừng là gì?
Vào lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đã xuống ơn và thúc đẩy các tông đồ ra khỏi nhà tiệc ly rao giảng và làm chứng về Chúa Giêsu như tông đồ Phêrô: “Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại, về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng”. (Cv 2,32).
Vậy, theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, nội dung mà các tông đồ phải rao giảng và làm chứng là: Dạy những điều Chúa Giêsu đã truyền, làm chứng về mầu nhiệm sự chết và sống lại của Chúa Giêsu. Thánh Phaolô cũng viết trong thư gửi giáo đoàn Côrintô : “Trước hết, tôi truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là : Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như Lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như Lời Kinh Thánh” (1 Cr 15,3-4). Ngài cũng đã soạn thảo việc giảng dạy bắt đầu từ Mầu Nhiệm Phục Sinh khi giảng về sự khôn ngoan của thập giá (1 Cr 1,23), về phép rửa là tham dự vào sự chết và sự sống lại của Đức Giêsu (Rm 6,1-8).
2) PHẢI RAO GIẢNG TIN MỪNG NHƯ THẾ NÀO ?:
a) Các phương cách rao giảng Tin Mừng:
- Một là bằng lời nói: Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, Người nói : “Thời kỳ đã mãn, và Triều đại của Thiên Chúa đã đến gần” (Mc 1,15). Người tín hữu cần nói về Chúa khi có dịp. Giới thiệu những phim Kinh Thánh hoặc truyện các thánh…
- Hai là mời gọi người lương gặp Chúa: Như dụ ngôn ông vua mời gọi mọi người đến tham dự tiệc cưới Nước Trời (x. Mt 22,1-10), chúng ta cũng hãy mời gọi người lương quen biết đến với các sinh hoạt đạo đức như đi hành hương Đức Mẹ, tham gia các sinh hoạt hội diễn văn nghệ giới trẻ, các buổi hội thảo hôn nhân gia đình, đi làm công tác bác ái từ thiện tại vùng sâu vùng xa…
- Ba là nêu gương sáng để lôi cuốn người khác: Cộng đoàn Hội Thánh tại Giêrusalem tiên khởi tuy không gửi các sứ giả đi loan báo Tin Mừng, nhưng nhờ lối sống yêu thương phục vụ lẫn nhau giữa Cộng Đoàn, khiến họ thán phục và tự nguyện gia nhập ngày một thêm đông.
- Bốn là gây ảnh hưởng trên người thân như men trong bột, ánh sáng chiếu soi và muối mặn: Tông đồ Phêrô đã dạy các bà vợ có chồng ngoại giáo cách gây ảnh hưởng như sau : “Chị em là những người vợ, chị em hãy phục tùng chồng, như vậy, dù có những người chồng không tin Lời Chúa, thì họ cũng sẽ được chinh phục nhờ cách ăn nết ở của chị em mà không cần chị em phải nói lời nào, vì họ thấy cách ăn nết ở trinh tiết và cung kính của chị em” (1 Pr 3,1-2).
b) Cần áp dụng phương pháp cụ thể phù hợp cho con người hôm nay?
a) Theo thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu:
Thánh Têrêxa đã truyền giáo tại chỗ bằng lời cầu nguyện và làm những việc bác ái hãm mình nhỏ bé. Tuy là nữ tu dòng kín, sống trong bốn bức tường tu viện, nhưng chị đã được Hội thánh phong làm bổn mạng các xứ truyền giáo ngang hàng với thánh Phanxicô Xaviê. Chị thánh Têrêxa không giảng về Chúa bằng lời nói nhưng bằng lòng ước ao của một con tim cháy lửa yêu mến, bằng việc chu toàn các việc bổn phận hằng ngày nhưng bằng một cách thức phi thường, nghĩa là làm mọi việc với Chúa và vì lòng yêu mến Chúa.
Mỗi người chúng ta hôm nay cũng cần noi gương thánh Têrêxa để năng dâng những lời nguyện tắt kèm theo nhưng việc bác ái hãm mình để cầu nguyện cho việc truyền giáo: “Lạy Chúa, con xin làm việc hãm mình này để cầu xin cho một người bạn lương dân sớm nhận biết tin yêu Chúa và được hưởng ơn cứu độ giống như con”.
b) Theo Mẹ thánh Têrêxa Canquýtta:
Thánh Têrêxa Canquýtta đã âm thầm loan báo Tin Mừng bằng những cử chỉ nhân ái với những người bệnh tật cùng khổ và bị bỏ rơi. Mẹ đã đi nhiều nơi trên thế giới để thành lập nhiều cộng đoàn tu viện theo lý tưởng thừa sai bác ái của Mẹ, lập ra nhiều nhà mở để tiếp đón các bệnh nhân gần chết không nơi nương tựa, không phân biệt tôn giáo mầu da tiếng nói… Việc bác ái từ thiện của Mẹ Têrêxa Canquýtta đã đánh động lương tâm của nhiều người trên thế giới, để thực hiện Trời Mới Đất Mới không còn đau khổ bệnh tật chiến tranh thù hận chết chóc…
Mỗi người chúng ta hôm nay cũng phải thể hiện lòng bác ái yêu thương ngay trong gia đình ruột thịt, khu xóm, xứ đạo và môi trường xã hội chung quanh. Không nhất thiết phải làm những việc lớn lao tốn phí nhiều tiền bạc, mà chỉ cần làm những việc nhỏ bé vừa tầm của mình như ân cần thăm hỏi, chia sẻ giúp đỡ thực tế vật chất tinh thần, phục vụ những con người cụ thể bằng những gì đang có, hợp tác với những người thiện chí dù khác biệt chính kiến, tôn giáo… để biến thành một phong trào bác ái yêu thương như ý Chúa muốn.
c) Theo thánh Phanxicô Xaviê Bổn Mạng các xứ truyền giáo:
- Hãy năng tham dự các buổi Hiệp Sống Tin Mừng để trang bị cho mình vốn liếng Lời Chúa, nhờ Lời Chúa soi dẫn và Thánh Thần thúc đẩy, chúng ta cũng có thể đi bất cứ đâu như vùng sâu vùng xa đồng bào dân tộc, đến với các trại nuôi người già, trại cùi, cô nhi viện, v.v… để chu toàn sứ vụ loan Tin Mừng của Chúa cho tha nhân, noi gương thánh Phanxicô Xaviê.
- Cần năng cầu xin ơn Thánh Thần giúp, vì nếu không có ơn Chúa, chắc chắn chúng ta không thể thành công trong việc truyền giáo vì vượt quá tầm sức tự nhiên của chúng ta.
d) Theo Chúa Giêsu và các Tông đồ thời Hội Thánh Sơ Khai:
Tất cả các cách thế truyền giáo của các vị thánh nói trên đều hàm chứa trong Tin Mừng, mà mỗi người tín hữu chúng ta cần khám phá để ứng dụng phù hợp trong cuộc sống như sau:
- Cần giới thiệu Chúa cho tha nhân: Dù mỗi tín hữu chúng ta chưa thể rao giảng giáo lý được như các linh mục, tu sĩ nam nữ, nhưng chúng ta vẫn có thể chia sẻ cảm nghiệm bình an hạnh phuc gặp Chúa của mình cho những người chưa biết Chúa, như Tin Mừng thuật lại: Anrê sau khi gặp Thầy Giêsu đã đi dẫn em là Simon đến với Đức Giêsu; Hay như Philipphê đã đưa bạn là Nathanaen đến gặp Đức Giêsu…
- Cần đi bước trước tiếp cận người lương: Đức Giêsu đã đến với người phụ nữ Samari và mở lời xin chị cho nước uống, rồi sau đó Người đã nói với chị về Nước Hằng Sống. Từ ban đầu là một người phụ nữ, Người đã vào làng và rao giảng Tin Mừng cho cả dân làng.
- Cần gây thiện cảm trước khi trình bày về Chúa: Noi gương Đức Giêsu chúng ta cũng nên tìm hiểu người đối diện và chỉ nên nói về Chúa nếu người đối diện muốn tìm hiểu và sẵn sàng lắng nghe.
- Góp phần làm cho xã hội được tốt đẹp hơn cũng là một cách loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu: Kitô giáo phải góp phần xây dựng một thế giới hòa bình và huynh đệ, công bằng và ấm no, nơi nhân phẩm con người được tôn trọng, bóng tối ích kỷ hận thù bị đẩy lui. Mỗi người tín hữu cần sử dụng tài năng Chúa ban để đưa tinh thần bác ái Kitô giáo thấm nhập vào phim ảnh, bài hát, kịch nghệ, văn chương, hội họa, điêu khắc… hầu giúp nhiều người nhận biết tin yêu Chúa.
- Cũng cần cấp thời canh tân phương cách loan báo Tin Mừng cho phù hợp và hữu hiệu hơn với mỗi con người và trong từng hoàn cảnh khác nhau.
- Hãy năng đọc kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô để xin ơn Chúa biến đổi chúng ta trở thành khí cụ bình an của Chúa, nên chứng nhân tình yêu của Chúa cho mọi người.
Ðức Phaolô VI đã khẳng định: "Con người thời đại ngày nay thích nghe các chứng nhân hơn là những thầy dạy, và nếu họ có nghe thầy dạy thì cũng bởi vì những thầy dạy này là các chứng nhân".
5. LỜI CẦU:
- Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của con, nếu Hội Thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất, là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội Thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu, thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...
- Lạy Chúa Giêsu, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong lòng Hội Thánh: Nơi trái tim Hội Thánh con sẽ là tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả. Vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh. Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con chắc chắn sẽ được thực hiện.
(Dựa theo lời cầu nguyện của thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu)
LM ĐAN VINH - HHTM
Hc 35,15b-17.20-22a; 2Tm 4,6-8.16-18; Lc 18,9-14
KHIÊM HẠ CẦU NGUYỆN ĐỂ ĐƯỢC ƠN THA THỨ
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 18,9-14
(9) Đức Giêsu còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác: (10) “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế”. (11) Người Pharisêu đứng riêng một mình cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. (12) Con ăn chay mỗi tuần hai lần. Con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con”. (13) Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mặt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. (14) Tôi nói cho các ông biết: Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi. Còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống. Còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.
2. Ý CHÍNH:
Nhằm dạy bài học khiêm nhường, Đức Giêsu đã kể dụ ngôn về hai người lên đền thờ cầu nguyện. Trong đó người Pharisêu đã kiêu ngạo khi cầu nguyện chỉ trích tha nhân và tự đề cao bản thân. Đang khi người thu thuế khiêm tốn xin Chúa tha tội và chỉ biết cậy trông vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Cuối cùng Đức Giêsu kết luận: người Pharisêu kiêu căng sẽ bị Thiên Chúa hạ xuống, còn người thu thuế khiêm hạ sẽ được Thiên Chúa tôn vinh.
3. CHÚ THÍCH:
- C 9-10: + Có hai người lên đền thờ cầu nguyện: Đền thờ là nơi người Do thái cầu nguyện. Người ta tụ tập ở Đền thờ vào các ngày Sabát, ngày Lễ, ngày Chay... để nghe đọc Thánh kinh, hát Thánh vịnh và cầu nguyện chung. Tuy nhiên mọi người đều có thể vào Đền Thờ cầu nguyện riêng khi mở cửa. +Một người thuộc nhóm Pharisêu: Đây là nhóm người tự tách mình ra khỏi quần chúng. Họ giữ Luật cặn kẽ chi tiết và thường tự hào cho mình là công chính. Tuy nhiên họ làm mọi điều tốt nhằm tìm tiếng khen hơn là vì lòng mến Chúa thực sự. Vì thế họ cố tình đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài, ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được chào hỏi ở nơi công cộng và muốn được dân chúng xưng hô là “Thầy” (Rápbi) (x. Mt 23,5-7). +Còn người kia làm nghề thu thuế: Đây là hạng người bị dân chúng đồng hóa với những kẻ tội lỗi và bị khinh dể xa lánh, vì đã cộng tác với chính quyền Rôma. Đồng thời còn tham lam, thường ăn chặn tiền thu thuế của người dân đóng góp để làm giàu cách bất chính.
- C 11-12: + Người Pharisêu đứng riêng một mình...: Pharisêu có nghĩa là tách biệt. Ở đây người Pharisêu đã tự tách ra khỏi những người Do thái khác khi đến cầu nguyện tại Đền thờ. + Xin tạ ơn Chúa vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia...: Người Pharisêu này đã cầu nguyện phê phán người khác về các tội cụ thể như tham lam, bất công, ngoại tình hay tội làm đầy tớ cho ngoại bang như người thu thuế đang đứng cuối Đền thờ. + Con ăn chay mỗi tuần hai lần: Luật chỉ buộc người Do thái ăn chay vào lễ Xá Tội tức là ngày 10 tháng 7 hàng năm (x. Lv 16,29). Tuy nhiên, mỗi tuần những người Pharisêu còn tự nguyện ăn chay thêm hai ngày khác là thứ Hai và thứ Năm, và họ hãnh diện nghĩ mình đạo đức hơn người khác về việc này (x. Lc 5,33). + Con dâng cho Chúa một phần mưới thu nhập của con: Người Do thái công nhận Thiên Chúa đã ban lương thực cho mình, nên họ bày tỏ lòng biết ơn bằng việc dâng lên Chúa những hoa quả đầu mùa. Luật qui định phải nộp thuế “thập phân” (một phần mười), đánh trên các hoa màu như lúa mì, rượu mới, dầu tươi và cả những con vật đầu lòng trong đàn bò và chiên dê (x. Đnl 14,22-23). Ngoài ra họ còn tình nguyện nộp thêm phần thuế về các thứ rau quả khác nữa (x. Lc 11,42). Tóm lại, người Pharisêu này lên Đền thờ không phải để xin Chúa tha tội mà để khoe với Chúa về những điều tốt ông ta đã làm được hơn người khác để đòi Chúa phải trả công cho mình.
- C 13-14): + Còn người thu thuế thì đứng đàng xa...: Người thu thuế chỉ biết thú nhận những tội lỗi đã phạm. Ông cảm thấy xấu hổ nên không dám đến gần gian thánh, đứng cúi mình trước bàn thờ không dám đứng thẳng như người Pharisêu. + Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi: Ong ta chỉ biết đấm ngực ăn năn về các tội lỗi đã phạm và xin Chúa tha thứ tội lỗi như lời Thánh vịnh 50 của vua Đa-vít. Chính nhờ thái độ khiêm tốn ấy mà ông đã được Chúa ban ơn cứu độ. + Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên: Câu này đã có ở Lc 14,11 và được Luca thêm vào đây để kêu gọi người ta sống khiêm tốn dựa vào ân sủng của Thiên Chúa. Vì trong lịch sử Ít-ra-en, Đức Chúa thường hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao mọi kẻ khiêm nhu (x. Lc 1,25).
4. CÂU HỎI: 1) Phân biệt lối sống của người Pharisêu (Biệt phái) và người thu thuế thời Đức Giêsu giống và khác nhau thế nào ? 2) Lời người Pharisêu cầu nguyện trong Tin Mừng hôm nay có đẹp lòng Chúa không ? Tại sao ? 3) Lý do khiến Đức Giêsu tỏ lòng khoan dung nhân hậu với người thu thuế tội lỗi, và nghiêm khắc với người Pharisêu là gì ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1.LỜI CHÚA: Còn người thu thuế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18,13).
2. CÂU CHUYỆN:
1) TẠI SAO MA QUỶ KHÔNG ĐƯỢC CHÚA THỨ THA ?
Một hôm có một tên quỷ kia chạy đến trước mặt Thiên Chúa mà thưa rằng: “Tôi thấy Chúa đối xử không công bằng chút nào!”. Chúa liền hỏi nó: “Tại sao ngươi lại dám bảo Ta đối xử không công bằng ?” Bấy giờ tên quỷ kia mới đáp: “Chúa thấy đó, loài người phạm rất nhiều tội lỗi lớn lao, và chúng đều phạm đi phạm lại nhiều lần. Thế mà lần nào Chúa cũng tha thứ cho chúng và còn ban cho chúng hạnh phúc thiên đang đời đời. Còn chúng tôi chỉ phạm tội một lần duy nhất. Thế mà Chúa không những không tha mà còn phạt chúng tôi phải sa hỏa ngục muôn đời. Như vậy chẳng phải là Chúa đã thiên vị và bất công lắm sao ?” Bấy giờ Chúa mới ôn tồn nói với tên quỷ rằng: “Loài người có phạm tội không vâng lời Ta thật, và vì yếu đuối mà chúng đã sai phạm nhiều lần thật. Nhưng sau mỗi lần phạm tội, chúng đều hồi tâm sám hối và khiêm tốn chạy đến xin Ta tha cho. Còn lũ quỷ các ngươi, có bao giờ các ngươi chịu hồi tâm sám hối và xin Ta tha tội hay chưa ?” Nghe thấy Chúa đòi hỏi phải ăn năn sám hối và cầu xin tha tội, tên quỷ liền thét lên rằng: “Lòai quỷ chúng ta không đời nào lại hèn hạ ăn năn sám hối và cũng không cần phải xin ai tha tội cả”. Nói thế rồi quỷ liền cong đuôi chạy mất.
2) PHẢI TRÁNH CÁI TÔI ÍCH KỶ:
Có một câu chuyện cho thấy con người thgường ích kỷ, chỉ nghĩ phần lợi cho mình hơn là cho Chúa và tha nhân; Một cậu bé kia trước khi đi dự lễ Chúa Nhật, được mẹ tập thói quen ý thức trách nhiệm phải góp phần vào việc chung, bằng cách bà trao cho cậu hai đồng đôla bằng kim loại và nói: “Một đồng cho con ăn sáng, còn đồng kia con sẽ bỏ vào trong giỏ tiền thau nhà thờ trong giờ lễ để dâng cho Chúa”. Cậu bé nắm chặt hai đồng tiền trong bàn tay và đi bộ đến nhà thờ. Khi băng qua đường, cậu bị vấp trượt chân té ngã trên lề đường. Theo bản năng, cậu đã mở tay ra chống đỡ và hai đồng tiền vuột khỏi bàn tay: Một đồng nằm trên lề đường, còn đồng kia bị rơi xuống đường mương ven đường. Cậu bé liền nhặt đồng tiền lên và nhìn xuống đường mương tìm đồng tiền thứ hai nhưng không thấy vì đường mương tối thui. Một cuộc chiến nội tâm đã diễn ra trong lòng cậu. Cuối cùng cậu bỏ đồng tiền nhặt được vào túi, nhìn lên trời và nói: “Chúa ơi. Con rất tiếc, vì đồng tiền của Chúa hôm nay đã bị rơi xuống mương mất rồi!”
3) PHẢI SẴN SÀNG QUỲ GỐI XUỐNG VÀ KÊU XIN CHÚA MỚI ĐƯỢC ƠN THA THỨ:
Tại đền thờ thánh Phêrô ở Rôma, có một bức tượng Chúa chịu nạn do Thorvaldsen (1770-1844), nhà điêu khắc Đan mạch nổi tiếng thực hiện. Ngày kia, một du khách đến viếng bức tượng. Ông ta nhìn lên bức tượng một lúc rồi lắc đầu nói:
- Tôi nghe đồn bức tượng nầy nổi tiếng là rất đẹp, nhưng sao tôi nhìn mãi mà chẳng thấy có gì đẹp cả.
Bấy giờ một khách hành hương đang quì phía sau ông nói:
- Ông phải quì gối xuống mới có thể nhìn thấy vẻ đẹp của tượng Chúa.
Ông du khách liền quì gối xuống và bấy giờ ông đã khám phá ra vẻ đẹp nhân ái và lôi cuốn của bức tượng Chúa chịu nạn.
Muốn gặp Chúa và nhận được ơn cứu độ của Chúa, mỗi người chúng ta cũng phải biết khiêm hạ quỳ gối xuống và mở miệng cầu xin Chúa tha tội như người thu thuế trong Tin Mừng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.
3. SUY NIỆM:
Khi nghe Đức Giêsu kết luận người thu thuế tội lỗi ra về được nên công chính, còn người biệt phái nhiều công đức thì không, chắc hẳn nhiều người hiện diện phải ngạc nhiên. Vì người biệt phái xem ra là người mẫu mực trong việc tuân giữ Lề Luật và không phạm phải các tội xấu xa. Ông ta còn làm nhiều hơn Luật dạy khi tự nguyện ăn chay và bố thí. Vậy tại sao Đức Giêsu lại không chấp nhận lời cầu của ông ta ? Tại sao Chúa lại ưu ái người thu thuế tội lỗi, ngay khi anh ta chưa từ bỏ cái nghề tồi tệ đó, và không đả động đến việc đền bù các thiệt hại đã gây ra cho tha nhân ? Chúng ta cân làm gì để diệt trừ thói kiêu ngạo tự ái cao và thực tập khiêm nhường phục vụ ?
1.Nguyên nhân khiến lời cầu của người biệt phái không được chấp nhận:
-Chúng ta phải thừa nhận rằng: Người biệt phái đây là một người tốt, một tín hữu trung thành với Lề Luật. Chỉ tiếc một điều là do tính tự mãn mà bao nhiêu việc tốt anh làm đươc đã bị trôi ra sông ra biển hết. Do cái tôi quá to, nên anh chỉ thấy con người của mình mà không thấy Chúa. Anh coi thành quả đạt được là do tài đức cá nhân, chứ không do ơn Chúa giúp. Giá như anh biết quy chiếu với Đức Giêsu, thì có lẽ anh đã nhận ra sự thiếu sót lớn lao của mình, để không dám khinh thường người khác, và sẽ biết cầu xin lòng khoan dung tha thứ của Chúa.
-Lời cầu nguyện của người biệt phái không được chấp nhận là do anh ta đã “đứng riêng một mình” và cầu nguyện huênh hoang. Nội dung lời cầu cho thấy sự khinh thường người khác và tự mãn về thành tích của bản thân và đòi được Thiên Chúa trả công: “Con xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần. Con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc, 8,11).
-Tuy nhiên, con người “nhân vô thập toàn”: Người Biệt phái cũng có các tội xấu như: tự mãn, kiêu căng, khinh thường tha nhân… Nhưng anh ta lại không ý thức về các tội đó. Anh ta không nhận ra mình cũng là tội nhân như người thu thuế mà anh khinh thường. Anh đã không nhận biết sự công chính có được là do Chúa ban do biết tín thác vào Chúa Giêsu như lời thánh Phaolô: “Tôi được như vậy không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do Luật Môsê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Kitô, tức là sự công chính do Thiên Chúa ban, dựa trên lòng tin” (Pl 3,9).
- Tóm lại, người Biệt phái đã không ý thức được rằng: Chê bai người thu thuế là anh ta đã gián tiếp cho mình là công chính. Nói xấu người thu thuế là anh đã tự cho mình tốt hơn. Lên tiếng phê bình chỉ trích người thu thuế là anh đã tự coi mình là đúng. Làm như thế là người Biệt phái đã tự làm hại mình, và không đáng được Thiên Chúa tha thứ như Đức Giêsu đã nói: “Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi. Còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống. Còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.
2. Nguyên nhân người thu thuế được Chúa xót thương:
-Người thu thuế cảm thấy xấu hổ về tội lỗi của mình, nên chỉ dám đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mặt lên trời. Anh ta vừa đấm ngực vừa thưa với Chúa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Anh ta cảm thấy mình bất lực và chỉ biết phó thác cho lòng Chúa thương xót. Chính nhờ tâm tình ấy mà Chúa đã đoái thương nhìn đến anh và ban ơn thánh giúp anh hoán cải nên công chính.
-Thái độ khiêm cung và lời cầu nguyện sám hối của anh thu thuế cho thấy anh đã mở cửa lòng đón Chúa. Chúa đã vào nhà linh hồn anh để ban ơn tha thứ và biến đổi anh nên công chính đẹp lòng Thiên Chúa. Nhờ ý thức về tình trạng tội lỗi của mình và thái độ khiêm tốn cúi đầu đấm ngực ăn năn và mở miệng nài xin Chúa thương, mà anh thu thuế đã được biến đổi nên công chính như lời Đức Giêsu: “Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi”.
3. Chúng ta phải làm gì ?
-Cần tránh lối cầu nguyện biệt phái: Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng có thái độ tự mãn như người biệt phái xưa đã thưa với Chúa rằng: “Xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác”. Nhiều lần chúng ta đã đổ lỗi cho người khác hơn là khiêm tốn nhận tội như lời kinh cáo mình: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Nhiều lần trong tòa xá giải chúng ta đã dài dòng kể tội của người thân trong gia đình hay tội của người hàng xóm đã phạm đến mình, đang khi lẽ ra phải khiêm nhường xưng thú tội lỗi đã phạm để được Chúa ban ơn tha thứ.
-Cần tập cầu nguyện khiêm hạ như người thu thuế: Người thu thuế trong Tin Mừng hôm nay đã bày tỏ thiện chí và muốn được ơn thứ tha bằng việc lên Đền thờ cầu nguyện. Tuy nhiên, anh cũng ý thức các tội lỗi của mình khó được Chúa tha, vì theo Luật Môsê: một người lỗi phép công bình muốn được tha thì trước hết phải thanh toán hết số nợ. Ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại cho chủ nợ thêm 1/5 nữa. Anh thu thuế này không có khả năng làm như thế. Dù vậy, anh đã không tuyệt vọng, mà đã biết cậy trông vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Noi gương tác giả Thánh vịnh 50, anh đã nài xin Chúa: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18,13). Vì vậy anh đã được ơn Chúa tha thứ biến đổi nên công chính (x. Lc 18,14).
-Cần tránh thói kiêu căng tự mãn: Kiêu ngạo là thói xấu đứng đầu và hầu như mọi người chúng ta đều ít nhiều mắc phải. Đây là thói xấu nguy hiểm nhất và là mẹ phát sinh ra các thói hư khác. Người kiêu ngạo xem mình là trung tâm điểm thay thế Thiên Chúa. Anh muốn mọi người phải quan tâm phục vụ mình và luôn tạo ra hàng rào tách biệt với tha nhân… Kiêu ngạo phát sinh tự ái tự cao và dễ nổi giận khi có ai dám chê trách nói phạm đến mình. Đây cũng là thói xấu thâm căn khó chừa cải nhât. Tuy nhiên kinh “Cải tội bảy mối” cũng cho chúng ta một phương thế hữu hiệu để diệt trừ được thói hư này như sau: “thứ nhất khiêm nhường chớ kiêu ngạo”. Như vậy muốn loại trừ thói kiêu ngạo thì cần quyết tâm thực tập nhân đức khiêm nhường trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
-Cần thực tập đức tính khiêm nhường phục vụ: Ai trong chúng ta cũng đều yêu thích người khiêm tốn, nhưng rất ít người thực hành được nhân đức này. Thực ra khiêm nhường là can đảm nhìn thẳng vào con người thật của mình. Khổng Tử đã nói: “Cái gì biết thì nói biết, cái gì không biết thì nói không biết. Đó mới thật là biết vậy”. Khiêm nhường tự hạ, quên mình phục vụ luôn được coi là nền tảng của sự thánh thiện. Tất cả những tài năng, nhân đức sẽ gia tăng giá trị lên gấp bội nếu kèm theo đức khiêm nhường. Cũng như những số 0 (số không) dù nhiều tới đâu cũng chẳng có giá trị gì. Nhưng nếu chúng được dẫn đầu bằng một con số như số 1 chẳng hạn, thì lập tức những số 0 kia sẽ tăng giá trị gấp bội. Cần tập khiêm nhường bằng cách tránh nói ra các ưu điểm thành tích của mình và rộng rãi khen ngợi tha nhân. Cần luôn ý thức mình là người phục vụ qua câu nói: “Tôi có thể giúp gì được cho bạn?” rồi sau đó phục vụ họ cách chân thành và vô vụ lợi.
4. THẢO LUẬN: 1) Khi được người khác khen một ưu điểm có thật, bạn thường phản ứng thế nào để thực hành nhân đức khiêm nhường noi gương Chúa Giêsu và Đức Maria trong Tin Mừng (x. Lc 1,45-49)? 2) Bạn đã bao giờ khen người dưới khi thấy họ làm được việc tốt chưa? 3) Khi biết một người phạm một tội có hại cho tập thể, bạn sẽ làm gì: Giữ im lặng để tránh phiền toái rắc rối hay khiêm tốn tế nhị lên tiếng góp ý đúng lúc đúng nơi để giúp họ sửa lỗi?
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA CHA TỪ ÁI. Trước Thánh Nhan Cha, chúng con chỉ còn biết noi gương người thu thuế mà thưa với Cha rằng: “Lạy Cha, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Thật vậy, đối với Cha, chúng con chỉ là hư không. Những việc tốt chúng con làm được cho Cha, xét cho cùng đều nhờ ơn Cha ban, và đòi chúng con phải luôn dâng lời tạ ơn Cha.
- LẠY CHA. Xin giúp chúng con ý thức về thân phận tội lỗi yếu hèn của mình. Xin giúp chúng con tránh thói kiêu căng tự mãn của người biệt phái. Xin cho chúng con biết tôn trọng mọi người và không bao giờ dám tự mãn khoe khoang thành tích đã làm. Xin cho chúng con biết luôn cảm tạ Cha về những ơn lành của Cha. Xin cho cuộc sống của chúng con trở thành bài ca tạ ơn: khi vui cũng như lúc buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại, khi khỏe mạnh cũng như lúc đau ốm... Vì chúng con biết rằng mọi sự Cha để xảy đến cho chúng con đều là hồng ân của Cha và đều đem lại ích lợi cho phần rỗi đời đời của chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
HIỆP SỐNG TIN MỪNG
CN TRUYỀN GIÁO – CN 30 TN C
Mt 28,16-20.
TRUYỀN GIÁO THẾ NÀO CHO HỮU HIỆU TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Mt 28,16-20.
(16) Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến. (17) Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. (18) Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. (19) Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. (20) Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.
2.Ý CHÍNH:
Trong bài Tin mừng của thánh Mát-thêu hôm nay, Đức Giê-su Phục Sinh hẹn các Tông đồ đến một ngọn núi tại miền Ga-li-lê. Ở đó sau khi tuyên bố đã được Chúa Cha cho toàn quyền trên trời dưới đất, Người chỉ thị cho các ông hãy đi khắp thế gian thâu nạp môn đồ cho Người, làm phép rửa cho họ “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Người cũng hứa sẽ ở cùng các ông mọi ngày cho đến tận thế.
3.CHÚ THÍCH:
-C 16-17: + Mười một môn đệ: Đây là Nhóm Mười Hai, nhưng thiếu Giu-đa, kẻ phản bội, và Mát-thi-a chưa được bổ sung vào danh sách thế chỗ cho Giu-đa (x. Cv 1,15-26). Nhóm này là Tông Đồ Đoàn được trao quyền lãnh đạo Hội Thánh. Còn về Giu-đa Ít-ca-ri-ốt: khi thấy Thầy Giêsu sắp bị kết án tử hình, Giu-đa đã bị hối hận. Hắn liền đem ba mươi quan tiền trả lại cho các đầu mục Do thái nhưng đã bị họ từ chối. Giu-đa thất vọng nên đã ném tiền vào cung thánh Đền thờ rồi đi thắt cổ tự tử (x. Mt 27,3-5). + Đi tới miền Ga-li-lê: Tức là đến miền đất dân ngoại theo chỉ thị của Chúa Phục Sinh qua bà Ma-ri-a Mác-đa-la (x. Mt 28,10), và cũng để noi gương Đức Giêsu đã bắt đầu rao giảng Tin Mừng Nước Trời tại xứ Ga-li-lê (x. Mt 4,12-17), + Đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến: Ngày nay người ta không thể xác định đây là núi nào. Nhưng có lẽ Mát-thêu chỉ muốn nói đến quả núi với ý nghĩa tượng trưng: Núi là nơi Thiên Chúa gặp gỡ và mặc khải cho loài người. Chẳng hạn : Đức Chúa đã trao Thập Giới cho Mô-sê trên núi Khô-rép (x. Xh 24,13.15.18). Đức Giêsu cũng đã công bố Hiến Chương Nước Trời hay Tám Mối Phúc Thật trên núi, nên còn gọi là “Bài Giảng Trên Núi” (x. Mt 5,1-7,27). +Thấy Người, các ông bái lạy: Sau nhiều lần hiện ra để củng cố niềm tin cho môn đệ, trước khi về trời Chúa Phục Sinh đã hiện ra để trao sứ mệnh loan Tin mừng phổ quát cho các ông. Cử chỉ bái lạy nói lên các ông đã tin Chúa Giêsu là “Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa”. + Nhưng có mấy ông lại hoài nghi: Câu này xem ra mâu thuẫn với thái độ bái lạy vừa nói. Thực ra, hoài nghi là thái độ phải xảy ra nơi các môn đệ trước khi các ông đạt tới đức tin hoàn hảo. Chắc là Mát-thêu muốn nói đến sự hoài nghi đã xảy ra trước đó mà ngài chưa lần nào đề cập đến. Như vậy đây chỉ là một sự trục trặc về lối hành văn, chứ không mâu thuẫn về mặt tư tưởng. Ngoài ra cũng có người cho rằng: Vì đây là cuộc hiện ra để “trao sứ mệnh” cho Nhóm Mười Một đại diện Hội Thánh, nên sự hoài nghi ở đây chính là sự hòai nghi nói chung của Hội Thánh xưa nay: Mầu nhiệm Phục Sinh tuy là một sự thật hiển nhiên, nhưng bao giờ cũng vẫn có người còn hoài nghi.
-C 18-19: +Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất: Lúc khởi đầu sứ mệnh, cũng trên núi cao, Đức Giê-su đã từ chối quyền hành trên các nước thế gian do Xa-tan hứa ban (x. Mt 4,8-10). Nhưng giờ đây Người tuyên bố: Người đã được Thiên Chúa trao toàn quyền trên trời dưới đất, ứng nghiệm lời tuyên sấm của Ngôn sứ Đa-ni-en về sứ mệnh của Con Người như sau: “Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; Muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; Vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong, khác hẳn với mọi vương quốc. Nó sẽ ăn hết toàn cõi đất, sẽ dẫm nát và nghiền tan” (Đn 7,14). + Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ: Hội Thánh phải dùng quyền Đức Giê-su ban để nhân danh Người mà làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người. Trước hết là dân Do Thái (x. Mt 10,5-6), rồi đến mọi dân nước trên thế giới (x. Mt 8,11). +Làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: Để người ta trở nên môn đệ Đức Giê-su, các Tông đồ phải làm phép rửa tái sinh họ bằng nước và Thần Khí (x. Ga 3,3.5). Phép rửa được cử hành nhân danh Chúa Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (x. Mt 28,19).
-C 28,20: +Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em: Sứ mệnh các Tông đồ gồm cả quyền dạy dỗ các tín hữu cho tới khi Hội Thánh đạt tới tình trạng viên mãn (x. Ep 1,23).+Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế: Chúa Phục Sinh hứa sẽ luôn ở trong Hội Thánh cho đến tận thế nhờ Thánh Thần và qua các mục tử, để giúp Hội Thánh chu toàn sứ mệnh “được sai đi”. Như vậy Đức Giê-su chính là “Đấng Em-ma-nu-en: Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23).
4.CÂU HỎI: 1)Tại sao chỉ có mười một Tông đồ hiện diện lúc Chúa lên trời? 2)Số phận của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt thế nào sau khi phản nộp Thầy? 3)Tại sao Chúa Phục Sinh truyền cho các Tông đồ trở về Ga-li-lê? 4)Ngọn núi Chúa truyền cho các Tông đồ đến là núi nào? 5) Mấy kẻ còn hoài nghi gồm những ai và hoài nghi về điều gì? 6) Đức Giê-su đã từ chối quyền hành trên các nước thế gian do Xa-tan hứa ban khi nào? 7) Đức Giê-su đã được ai trao toàn quyền trên trời dưới đất, như vậy ứng nghiệm với sấm ngôn của vị Ngôn sứ nào? Lời tuyên sấm ấy nội dung ra sao? 8) Sau khi thâu nạp môn đệ, Hội Thánh có sứ vụ phải làm gì cho họ? 9) Làm thế nào để loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu cho người lương hôm nay?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.
2. CÂU CHUYỆN: THÁNH TÊRÊXA HÀI ĐỒNG TRUYỀN GIÁO BẰNG CẦU NGUYỆN:
Têrêsa sinh ngày 02 tháng 01 năm 1873 tại Alecon, Normandie, Pháp. Tên “Têrêsa Hài Ðồng Giêsu” là tên nhận khi khấn Dòng. Têrêsa mồ côi mẹ từ khi chưa lên bốn tuổi, được cha là ông Louis Martin săn sóc và giáo dục chu đáo.
Dù ở tuổi vị thành niên chưa được phép tu Dòng, nhưng Têrêsa khi lên 15 tuổi đã được Ðức Giáo Hoàng Lêô 13 đặc cách cho vào tu trong Dòng kín Carmêlô thành Lisieux, nước Pháp.
Têrêsa chỉ là một nữ tu hèn mọn quanh năm suốt tháng đóng khung trong bốn bức tường nhà tu kín cho đến khi lìa trần ngày 30-9-1897 được 9 năm. Vậy mà 28 năm sau, năm 1925, Ngài đã được Ðức Giáo Hoàng Piô XI tôn phong lên bậc Hiển Thánh. Hai năm sau, lại được đặt làm Quan Thày các Nhà Truyền Giáo và các Xứ Truyền Giáo, cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Gần đây Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II còn nâng Têrêsa lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh vào ngày 19 tháng 10 năm 1997.
Thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu vốn chỉ là một thiếu nữ mọn hèn với một nếp sống vô cùng đơn giản, chưa làm được gì trổi vượt dưới mắt người đời. Nhưng “đằng sau những việc nhỏ bé của con người thấp hèn ấy lại ẩn chứa một tình yêu cao cả”: Yêu mến Chúa, rồi từ Chúa, yêu thương các nhà truyền giáo và các xứ truyền giáo. Những nhọc nhằn, đau đớn dù là nhỏ nhặt nhất từ tâm thần đến thể xác, thánh nhân đều âm thầm chịu đựng tất cả, dâng lên Chúa mọi điều khốn khó để cầu cho hạt giống Phúc Âm do các nhà truyền giáo gieo vãi được đâm chồi nẩy lộc khắp thế giới. Làm việc truyền giáo trong bốn bức tường, truyền giáo bằng cầu nguyện, bằng những việc hy sinh hãm mình, Têrêsa gọi đó là “những bông hồng nhỏ” dâng lên Chúa Giêsu Hài Ðồng để xin cho lương dân các xứ truyền giáo sớm nhận biết Chúa.
Phần thưởng cao trọng nhất đã được dành cho một thiếu nữ hèn mọn nhất được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II quả quyết: “Thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu là vị Thánh trẻ nhất được tôn vinh danh hiệu Tiến Sĩ Hội Thánh. Tuy nhiên con đường thiêng liêng của Thánh nhân chứng tỏ sự trưởng thành sung mãn nơi Ngài. Cảm nhận đức tin còn lưu lại trên bút tích của Thánh nhân là cuốn “Tự Thuật” quả thực rất sâu rộng, khiến Ngài xứng đáng được liệt vào hàng ngũ các bậc thầy về tu đức của Hội Thánh Công Giáo như: Các thánh Tôma Aquinô, Augustinô, Grêgôriô Cả, Phanxicô Salêsiô, thánh nữ Catarina, thánh nữ Têrêsa Avila...
Thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu, Tiến Sĩ Hội Thánh, Bổn Mạng các Xứ Truyền Giáo chính là tấm gương sáng cho giới trẻ về cách thức truyền giáo hôm nay bằng cuộc sống tin yêu “Con thơ phó thác” mọi sự trong tay Chúa quan phòng.
3. THẢO LUẬN: Theo các cách thức truyền giáo của Chúa Giêsu, các Tông Đồ và Hội Thánh Sơ Khai, thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, thánh Têrêsa Canquýtta, thánh Phanxicô Xaviê… Bạn thấy cách truyền giáo nào phù hợp với hoàn cảnh xã hội hôm nay nhất? Tại sao?
4. SUY NIỆM:
1) SỨ VỤ PHẢI RAO GIẢNG TIN MỪNG:
a) Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian:
Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ trước khi lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Đây là một sứ vụ đẹp lòng Thiên Chúa như ngôn sứ Isaia tuyên sấm: "Đẹp thay, những bước chân đi truyền rao Tin Mừng ơn cứu độ". Thánh Phaolô Tông đồ cũng nói: “Làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin ? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe ? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng ? Làm sao rao giảng, nếu không được sai đi ?” (Rm 10,14-15). Nơi khác, Phaolô cho thấy đây là sứ vụ phải làm với bất cứ giá nào: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16).
b) Nội dung rao giảng Tin Mừng là gì?
Vào lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đã xuống ơn và thúc đẩy các tông đồ ra khỏi nhà tiệc ly rao giảng và làm chứng về Chúa Giêsu như tông đồ Phêrô: “Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại, về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng”. (Cv 2,32).
Vậy, theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, nội dung mà các tông đồ phải rao giảng và làm chứng là: Dạy những điều Chúa Giêsu đã truyền, làm chứng về mầu nhiệm sự chết và sống lại của Chúa Giêsu. Thánh Phaolô cũng viết trong thư gửi giáo đoàn Côrintô : “Trước hết, tôi truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là : Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như Lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như Lời Kinh Thánh” (1 Cr 15,3-4). Ngài cũng đã soạn thảo việc giảng dạy bắt đầu từ Mầu Nhiệm Phục Sinh khi giảng về sự khôn ngoan của thập giá (1 Cr 1,23), về phép rửa là tham dự vào sự chết và sự sống lại của Đức Giêsu (Rm 6,1-8).
2) PHẢI RAO GIẢNG TIN MỪNG NHƯ THẾ NÀO ?:
a) Các phương cách rao giảng Tin Mừng:
- Một là bằng lời nói: Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, Người nói : “Thời kỳ đã mãn, và Triều đại của Thiên Chúa đã đến gần” (Mc 1,15). Người tín hữu cần nói về Chúa khi có dịp. Giới thiệu những phim Kinh Thánh hoặc truyện các thánh…
- Hai là mời gọi người lương gặp Chúa: Như dụ ngôn ông vua mời gọi mọi người đến tham dự tiệc cưới Nước Trời (x. Mt 22,1-10), chúng ta cũng hãy mời gọi người lương quen biết đến với các sinh hoạt đạo đức như đi hành hương Đức Mẹ, tham gia các sinh hoạt hội diễn văn nghệ giới trẻ, các buổi hội thảo hôn nhân gia đình, đi làm công tác bác ái từ thiện tại vùng sâu vùng xa…
- Ba là nêu gương sáng để lôi cuốn người khác: Cộng đoàn Hội Thánh tại Giêrusalem tiên khởi tuy không gửi các sứ giả đi loan báo Tin Mừng, nhưng nhờ lối sống yêu thương phục vụ lẫn nhau giữa Cộng Đoàn, khiến họ thán phục và tự nguyện gia nhập ngày một thêm đông.
- Bốn là gây ảnh hưởng trên người thân như men trong bột, ánh sáng chiếu soi và muối mặn: Tông đồ Phêrô đã dạy các bà vợ có chồng ngoại giáo cách gây ảnh hưởng như sau : “Chị em là những người vợ, chị em hãy phục tùng chồng, như vậy, dù có những người chồng không tin Lời Chúa, thì họ cũng sẽ được chinh phục nhờ cách ăn nết ở của chị em mà không cần chị em phải nói lời nào, vì họ thấy cách ăn nết ở trinh tiết và cung kính của chị em” (1 Pr 3,1-2).
b) Cần áp dụng phương pháp cụ thể phù hợp cho con người hôm nay?
a) Theo thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu:
Thánh Têrêxa đã truyền giáo tại chỗ bằng lời cầu nguyện và làm những việc bác ái hãm mình nhỏ bé. Tuy là nữ tu dòng kín, sống trong bốn bức tường tu viện, nhưng chị đã được Hội thánh phong làm bổn mạng các xứ truyền giáo ngang hàng với thánh Phanxicô Xaviê. Chị thánh Têrêxa không giảng về Chúa bằng lời nói nhưng bằng lòng ước ao của một con tim cháy lửa yêu mến, bằng việc chu toàn các việc bổn phận hằng ngày nhưng bằng một cách thức phi thường, nghĩa là làm mọi việc với Chúa và vì lòng yêu mến Chúa.
Mỗi người chúng ta hôm nay cũng cần noi gương thánh Têrêxa để năng dâng những lời nguyện tắt kèm theo nhưng việc bác ái hãm mình để cầu nguyện cho việc truyền giáo: “Lạy Chúa, con xin làm việc hãm mình này để cầu xin cho một người bạn lương dân sớm nhận biết tin yêu Chúa và được hưởng ơn cứu độ giống như con”.
b) Theo Mẹ thánh Têrêxa Canquýtta:
Thánh Têrêxa Canquýtta đã âm thầm loan báo Tin Mừng bằng những cử chỉ nhân ái với những người bệnh tật cùng khổ và bị bỏ rơi. Mẹ đã đi nhiều nơi trên thế giới để thành lập nhiều cộng đoàn tu viện theo lý tưởng thừa sai bác ái của Mẹ, lập ra nhiều nhà mở để tiếp đón các bệnh nhân gần chết không nơi nương tựa, không phân biệt tôn giáo mầu da tiếng nói… Việc bác ái từ thiện của Mẹ Têrêxa Canquýtta đã đánh động lương tâm của nhiều người trên thế giới, để thực hiện Trời Mới Đất Mới không còn đau khổ bệnh tật chiến tranh thù hận chết chóc…
Mỗi người chúng ta hôm nay cũng phải thể hiện lòng bác ái yêu thương ngay trong gia đình ruột thịt, khu xóm, xứ đạo và môi trường xã hội chung quanh. Không nhất thiết phải làm những việc lớn lao tốn phí nhiều tiền bạc, mà chỉ cần làm những việc nhỏ bé vừa tầm của mình như ân cần thăm hỏi, chia sẻ giúp đỡ thực tế vật chất tinh thần, phục vụ những con người cụ thể bằng những gì đang có, hợp tác với những người thiện chí dù khác biệt chính kiến, tôn giáo… để biến thành một phong trào bác ái yêu thương như ý Chúa muốn.
c) Theo thánh Phanxicô Xaviê Bổn Mạng các xứ truyền giáo:
- Hãy năng tham dự các buổi Hiệp Sống Tin Mừng để trang bị cho mình vốn liếng Lời Chúa, nhờ Lời Chúa soi dẫn và Thánh Thần thúc đẩy, chúng ta cũng có thể đi bất cứ đâu như vùng sâu vùng xa đồng bào dân tộc, đến với các trại nuôi người già, trại cùi, cô nhi viện, v.v… để chu toàn sứ vụ loan Tin Mừng của Chúa cho tha nhân, noi gương thánh Phanxicô Xaviê.
- Cần năng cầu xin ơn Thánh Thần giúp, vì nếu không có ơn Chúa, chắc chắn chúng ta không thể thành công trong việc truyền giáo vì vượt quá tầm sức tự nhiên của chúng ta.
d) Theo Chúa Giêsu và các Tông đồ thời Hội Thánh Sơ Khai:
Tất cả các cách thế truyền giáo của các vị thánh nói trên đều hàm chứa trong Tin Mừng, mà mỗi người tín hữu chúng ta cần khám phá để ứng dụng phù hợp trong cuộc sống như sau:
- Cần giới thiệu Chúa cho tha nhân: Dù mỗi tín hữu chúng ta chưa thể rao giảng giáo lý được như các linh mục, tu sĩ nam nữ, nhưng chúng ta vẫn có thể chia sẻ cảm nghiệm bình an hạnh phuc gặp Chúa của mình cho những người chưa biết Chúa, như Tin Mừng thuật lại: Anrê sau khi gặp Thầy Giêsu đã đi dẫn em là Simon đến với Đức Giêsu; Hay như Philipphê đã đưa bạn là Nathanaen đến gặp Đức Giêsu…
- Cần đi bước trước tiếp cận người lương: Đức Giêsu đã đến với người phụ nữ Samari và mở lời xin chị cho nước uống, rồi sau đó Người đã nói với chị về Nước Hằng Sống. Từ ban đầu là một người phụ nữ, Người đã vào làng và rao giảng Tin Mừng cho cả dân làng.
- Cần gây thiện cảm trước khi trình bày về Chúa: Noi gương Đức Giêsu chúng ta cũng nên tìm hiểu người đối diện và chỉ nên nói về Chúa nếu người đối diện muốn tìm hiểu và sẵn sàng lắng nghe.
- Góp phần làm cho xã hội được tốt đẹp hơn cũng là một cách loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu: Kitô giáo phải góp phần xây dựng một thế giới hòa bình và huynh đệ, công bằng và ấm no, nơi nhân phẩm con người được tôn trọng, bóng tối ích kỷ hận thù bị đẩy lui. Mỗi người tín hữu cần sử dụng tài năng Chúa ban để đưa tinh thần bác ái Kitô giáo thấm nhập vào phim ảnh, bài hát, kịch nghệ, văn chương, hội họa, điêu khắc… hầu giúp nhiều người nhận biết tin yêu Chúa.
- Cũng cần cấp thời canh tân phương cách loan báo Tin Mừng cho phù hợp và hữu hiệu hơn với mỗi con người và trong từng hoàn cảnh khác nhau.
- Hãy năng đọc kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô để xin ơn Chúa biến đổi chúng ta trở thành khí cụ bình an của Chúa, nên chứng nhân tình yêu của Chúa cho mọi người.
Ðức Phaolô VI đã khẳng định: "Con người thời đại ngày nay thích nghe các chứng nhân hơn là những thầy dạy, và nếu họ có nghe thầy dạy thì cũng bởi vì những thầy dạy này là các chứng nhân".
5. LỜI CẦU:
- Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của con, nếu Hội Thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất, là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội Thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu, thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...
- Lạy Chúa Giêsu, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong lòng Hội Thánh: Nơi trái tim Hội Thánh con sẽ là tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả. Vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh. Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con chắc chắn sẽ được thực hiện.
(Dựa theo lời cầu nguyện của thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu)
LM ĐAN VINH - HHTM