Suy Niệm Chúa Nhật XXVIII THƯỜNG NIÊN C
Lòng biết ơn là một cử chỉ cần thiết trong cuộc sống giữa con người với nhau và giữa con người với Thiên Chúa.
Trước hết, chúng ta phải thể hiện lòng biết ơn đối với Thiên Chúa. Thi sĩ Lamartine của Pháp có kể lại một giai thoại như thế này: Một hôm, tình cờ đi qua một khu rừng, ông nghe một âm thanh kỳ lạ. Cứ sau mỗi tiếng búa gõ vào đá lại vang lên một tiếng "Cám ơn." Ðến gần nơi phát ra âm thanh, thi sĩ mới nhận thấy một người thợ đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ vào phiến đá, ông lại thốt lên "Cám ơn.”
Thi sĩ Lamartine mới nấn ná đến trò chuyện, người thợ đập đá giải thích: "Tôi cảm ơn Chúa." Ngạc nhiên về lòng tin của một con người mà cuộc sống hẳn phải lầm than lam lũ, thi sĩ mới nói: "Giả như bác được giàu có, thì tôi hiểu tại sao bác không ngừng thốt lên hai tiếng cám ơn. Ðằng này, Thiên Chúa chỉ nghĩ tới bác có mỗi một lần duy nhất đó là lúc Ngài tạo dựng nên bác. Sau đó, Ngài ban cho bác có mỗi cái búa này để rồi không còn ngó ngàng gì đến bác nữa. Thế thì tại sao bác lại mỏi miệng để cám ơn Ngài?"
Nghe thế, người đập đá mới hỏi vặn lại thi sĩ: "Ngài cho rằng Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi sao?" Thi sĩ Lamartine bèn thách thức: "Dĩ nhiên, Chúa chỉ nghĩ đến bác có mỗi một lần mà thôi."
Người thợ đá nghèo nhưng đầy lòng tin, mới mếu máo thốt lên: "Tôi nghĩ rằng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cả. Ngài nghĩ rằng Thiên Chúa đã đoái thương đến một người thợ đá thấp hèn như tôi, dù chỉ một lần thôi. Vậy không đủ cho tôi cám ơn Ngài sao? Vâng, cám ơn Chúa, cám ơn Chúa." Nói xong, ông bỏ mặc cho thi sĩ đứng đó và tiếp tục điệp khúc quen thuộc của ông, vừa đục đá vừa tạ ơn Chúa.
Chỉ một lần được Thiên Chúa nhớ đến, cũng đủ để người thợ đập đá cám ơn Ngài suốt đời. Đối với mỗi người chúng ta thì sao? Chắc chắn Thiên Chúa không nghĩ đến chúng ta chỉ một lần mà thôi mà Ngài nghĩ đến chúng ta rất nhiều lần. Ngài không chỉ nghĩ đến mà Ngài còn ban cho chúng ta nhiều ơn lành hồn xác: ơn tạo dựng; ơn làm người; ơn làm con cái Ngài; ơn cứu chuộc; ơn được Ngài quan phòng chăm sóc giữ gìn phần hồn phần xác hằng ngày: Có khí thở, có cơm ăn, áo mặc, được lãnh nhận các bí tích nhất là bí tích Giao hòa và Thánh Thể...và muôn vàn ơn khác. Sách Aica diễn tả thật sâu sắc khi nói: “Sáng nào Người cũng ban ân huệ mới. Lòng trung tín của Người cao cả biết bao!” (Ac 3, 23). Hằng ngày, chúng ta có làm được gì cũng chính là nhờ ơn Chúa. Thánh Phaolô khẳng định rằng: "Tôi có là gì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa" (1Cr 15,10), và Thánh nhân nhắc nhở chúng ta rằng: "Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh" (1Cr 4,7). Vì vậy, Thánh Phaolô mời gọi: "Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh" (1Tx 5,18). Tác giả Thánh Vịnh 107 cũng mời gọi chúng ta: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 107, 1).
Tạ ơn và thể hiện lòng biết ơn là bổn phận của con người đối với Thiên Chúa. Đó là điều chính đáng và phải đạo (x. kinh Tiền tụng Thánh Thể IV). Lời Chúa hôm nay cũng để lại cho chúng ta những tấm gương về lòng biết ơn. Bài đọc I, tướng Naaman sau khi được khỏi bệnh đã thể hiện lòng biết ơn của mình đối tiên tri Êlisa. Không những thế, ông đã quyết tâm chỉ thờ một mình Chúa của Êlisa mà thôi, ông nói: "Từ nay ngoài Chúa, tôi tớ của ông sẽ chẳng dâng của lễ toàn thiêu hoặc hy lễ cho thần minh nào khác" (x. 1V 5,17). Bài đọc II, Thánh Phaolô cho chúng ta thấy, mặc dầu bị thử thách giam cầm tù tội, nhưng Ngài vẫn ca tụng Thiên Chúa và trung kiên với Ngài. Bài Tin Mừng kể lại câu chuyện 10 người phong cùi đến xin Chúa chữa lành. Sau khi tất cả họ được khỏi bệnh, người Samari đến tạ ơn Đức Giêsu. Chỉ có 1/10 người đến tạ ơn, quá ít ỏi, nhưng tấm gương người ngoại đạo Samari nhắc nhở cho mọi người chúng ta qua mọi thời đại, đặc biệt các kitô hữu ý thức hơn về lòng biết ơn đối với Thiên Chúa và tha nhân.
Chúng ta cũng có thể noi gương lòng biết ơn của Đức Giêsu. Cả cuộc đời của Ngài là lời tạ ơn liên lỉ dâng lên Chúa Cha. Chẳng hạn, Ngài tạ ơn Chúa Cha trước khi cho Lazarô sống lại (Ga 11,41-42); Ngài tạ ơn Chúa Cha trước khi hóa bánh ra nhiều (x. Mt 15,36); Ngài tạ ơn Chúa trước khi lập Bí tích Thánh Thể (1Cr 11, 24)…
Chúng ta cũng có thể noi gương lòng biết ơn của Đức Maria. Khi Mẹ được Thiên Chúa đoái thương, tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, đặc biệt khi bà Eelizabeth ca ngợi mẹ, Mẹ đã cất cao bài ca Magnificat để cảm tạ Chúa Cha đã thương đến Mẹ, thương đến nhân loại: "Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều kỳ diệu" (Lc 1,49).
Chúng ta cũng có thể noi gương lòng biết ơn của Thánh Phaolô Tông đồ. Trong các thư, Ngài thường xuyên nhắc cho các tín hữu phải biết thể hiện tâm tình tạ ơn. Chính Ngài cũng đã làm gương điều đó khi nói: "Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Ðức Giêsu Kitô" (1Cr 1,4).
Ngoài lòng biết ơn đối với Thiên Chúa chúng ta còn phải thể hiện lòng biết ơn giữa con người đối với nhau. Bởi vì, chúng ta sống là sống với, sống cùng. Hơn nữa, chúng ta là những chi thể trong thân thể Mầu Nhiệm của Đức Kitô. Vì vậy, chúng ta có trách nhiệm liên đới với nhau, giống như các bộ phận trong một thân thể cần đến nhau: mắt cần đến tay, đầu cần đến chân…(x. 1Cr 12, 12-30). Khi chúng ta cần đến nhau thì đồng nghĩa là chúng ta phải biết ơn nhau. Biết ơn cha mẹ: Vì, Cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi dưỡng giáo dục ta nên người. Ca dao có câu: “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” Biết ơn những người đã giúp chúng ta lớn trên về mặt tri thức, như thầy cô giáo. Biết ơn những người đã giúp đỡ chúng ta lớn lên về đời sống tâm linh, như cha xứ, thầy cô giáo lý viên. Biết ơn những người cách này hay cách khác đã giúp chúng ta về đời sống tinh thần cũng như vật chất...Thể hiện lòng biết ơn có thể bằng nhiều cách khác nhau: bằng lời nói, bằng gói quà, trở thành con người có ích cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội. Khi chúng ta thể hiện lòng biết ơn như thế, là chúng ta đang giữ được nét đẹp của cuộc sống, và chu toàn bổn phận của mình. Như cổ nhân thường nói : “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
Trong thực tế, nhiều khi chúng ta quên mất nghĩa cử tạ ơn và cám ơn mà thường thì chỉ tập trung vào việc xin ơn và nhận ơn mà thôi. Khi xin ơn, chúng ta thường hứa với Chúa đủ điều, nhưng khi nhận ơn rồi, thì chúng ta quên đi những lời thề hứa với Chúa và với anh em.
Suy tư đến đây, tôi nhớ lại một bài viết của Đức Cha Bùi Tuần với tựa đề “Tôi rất thích chó,” trong tác phẩm: “Nói với chính mình”. Ngài chia sẻ: “Tôi có một con chó, mỗi khi tôi gọi nó, nó mừng tôi, mỗi khi tôi cho nó uống nước hay cục xương, nó mừng tôi và, mỗi khi tôi đi đâu về, nó cũng ngo ngoe cái đuôi để mừng tôi. Mặc dù nó không có khái niệm về hai chữ ‘biết ơn’, nhưng khi nó mừng như vậy, tôi hiểu ý là nó muốn nói lời cám ơn tôi. Và ngài kết luận: “Thật buồn thay vì có nhiều người không biết ơn bằng chó, mà thậm chí còn lấy oán để đền ơn nữa.”
Chính vì lý do trên, nên người ta thường gọi những kẻ không biết ơn là “đồ vô ơn.” Ca dao Việt Nam cũng có câu:
Trách ai được cá quên nơm,
Được chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.
Chính Đức Giêsu khi thấy chỉ có một người trong 10 người phong cùi trở lại cám ơn sau khi được Ngài chữa khỏi bệnh, cũng đã xót xa thốt lên rằng: "Không phải cả mười người được sạch cả sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" (Lc 17,17-18).
Lạy Chúa, chúng con đã nhận lãnh biết bao ơn lành của Chúa, của thân nhân, ân nhân…Xin Chúa đón nhận nơi chúng con lòng biết ơn chân thành và nhờ Chúa trả công bội hậu cho những người đã làm ơn cho chúng con. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Lòng biết ơn là một cử chỉ cần thiết trong cuộc sống giữa con người với nhau và giữa con người với Thiên Chúa.
Trước hết, chúng ta phải thể hiện lòng biết ơn đối với Thiên Chúa. Thi sĩ Lamartine của Pháp có kể lại một giai thoại như thế này: Một hôm, tình cờ đi qua một khu rừng, ông nghe một âm thanh kỳ lạ. Cứ sau mỗi tiếng búa gõ vào đá lại vang lên một tiếng "Cám ơn." Ðến gần nơi phát ra âm thanh, thi sĩ mới nhận thấy một người thợ đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ vào phiến đá, ông lại thốt lên "Cám ơn.”
Thi sĩ Lamartine mới nấn ná đến trò chuyện, người thợ đập đá giải thích: "Tôi cảm ơn Chúa." Ngạc nhiên về lòng tin của một con người mà cuộc sống hẳn phải lầm than lam lũ, thi sĩ mới nói: "Giả như bác được giàu có, thì tôi hiểu tại sao bác không ngừng thốt lên hai tiếng cám ơn. Ðằng này, Thiên Chúa chỉ nghĩ tới bác có mỗi một lần duy nhất đó là lúc Ngài tạo dựng nên bác. Sau đó, Ngài ban cho bác có mỗi cái búa này để rồi không còn ngó ngàng gì đến bác nữa. Thế thì tại sao bác lại mỏi miệng để cám ơn Ngài?"
Nghe thế, người đập đá mới hỏi vặn lại thi sĩ: "Ngài cho rằng Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi sao?" Thi sĩ Lamartine bèn thách thức: "Dĩ nhiên, Chúa chỉ nghĩ đến bác có mỗi một lần mà thôi."
Người thợ đá nghèo nhưng đầy lòng tin, mới mếu máo thốt lên: "Tôi nghĩ rằng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cả. Ngài nghĩ rằng Thiên Chúa đã đoái thương đến một người thợ đá thấp hèn như tôi, dù chỉ một lần thôi. Vậy không đủ cho tôi cám ơn Ngài sao? Vâng, cám ơn Chúa, cám ơn Chúa." Nói xong, ông bỏ mặc cho thi sĩ đứng đó và tiếp tục điệp khúc quen thuộc của ông, vừa đục đá vừa tạ ơn Chúa.
Chỉ một lần được Thiên Chúa nhớ đến, cũng đủ để người thợ đập đá cám ơn Ngài suốt đời. Đối với mỗi người chúng ta thì sao? Chắc chắn Thiên Chúa không nghĩ đến chúng ta chỉ một lần mà thôi mà Ngài nghĩ đến chúng ta rất nhiều lần. Ngài không chỉ nghĩ đến mà Ngài còn ban cho chúng ta nhiều ơn lành hồn xác: ơn tạo dựng; ơn làm người; ơn làm con cái Ngài; ơn cứu chuộc; ơn được Ngài quan phòng chăm sóc giữ gìn phần hồn phần xác hằng ngày: Có khí thở, có cơm ăn, áo mặc, được lãnh nhận các bí tích nhất là bí tích Giao hòa và Thánh Thể...và muôn vàn ơn khác. Sách Aica diễn tả thật sâu sắc khi nói: “Sáng nào Người cũng ban ân huệ mới. Lòng trung tín của Người cao cả biết bao!” (Ac 3, 23). Hằng ngày, chúng ta có làm được gì cũng chính là nhờ ơn Chúa. Thánh Phaolô khẳng định rằng: "Tôi có là gì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa" (1Cr 15,10), và Thánh nhân nhắc nhở chúng ta rằng: "Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh" (1Cr 4,7). Vì vậy, Thánh Phaolô mời gọi: "Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh" (1Tx 5,18). Tác giả Thánh Vịnh 107 cũng mời gọi chúng ta: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 107, 1).
Tạ ơn và thể hiện lòng biết ơn là bổn phận của con người đối với Thiên Chúa. Đó là điều chính đáng và phải đạo (x. kinh Tiền tụng Thánh Thể IV). Lời Chúa hôm nay cũng để lại cho chúng ta những tấm gương về lòng biết ơn. Bài đọc I, tướng Naaman sau khi được khỏi bệnh đã thể hiện lòng biết ơn của mình đối tiên tri Êlisa. Không những thế, ông đã quyết tâm chỉ thờ một mình Chúa của Êlisa mà thôi, ông nói: "Từ nay ngoài Chúa, tôi tớ của ông sẽ chẳng dâng của lễ toàn thiêu hoặc hy lễ cho thần minh nào khác" (x. 1V 5,17). Bài đọc II, Thánh Phaolô cho chúng ta thấy, mặc dầu bị thử thách giam cầm tù tội, nhưng Ngài vẫn ca tụng Thiên Chúa và trung kiên với Ngài. Bài Tin Mừng kể lại câu chuyện 10 người phong cùi đến xin Chúa chữa lành. Sau khi tất cả họ được khỏi bệnh, người Samari đến tạ ơn Đức Giêsu. Chỉ có 1/10 người đến tạ ơn, quá ít ỏi, nhưng tấm gương người ngoại đạo Samari nhắc nhở cho mọi người chúng ta qua mọi thời đại, đặc biệt các kitô hữu ý thức hơn về lòng biết ơn đối với Thiên Chúa và tha nhân.
Chúng ta cũng có thể noi gương lòng biết ơn của Đức Giêsu. Cả cuộc đời của Ngài là lời tạ ơn liên lỉ dâng lên Chúa Cha. Chẳng hạn, Ngài tạ ơn Chúa Cha trước khi cho Lazarô sống lại (Ga 11,41-42); Ngài tạ ơn Chúa Cha trước khi hóa bánh ra nhiều (x. Mt 15,36); Ngài tạ ơn Chúa trước khi lập Bí tích Thánh Thể (1Cr 11, 24)…
Chúng ta cũng có thể noi gương lòng biết ơn của Đức Maria. Khi Mẹ được Thiên Chúa đoái thương, tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, đặc biệt khi bà Eelizabeth ca ngợi mẹ, Mẹ đã cất cao bài ca Magnificat để cảm tạ Chúa Cha đã thương đến Mẹ, thương đến nhân loại: "Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều kỳ diệu" (Lc 1,49).
Chúng ta cũng có thể noi gương lòng biết ơn của Thánh Phaolô Tông đồ. Trong các thư, Ngài thường xuyên nhắc cho các tín hữu phải biết thể hiện tâm tình tạ ơn. Chính Ngài cũng đã làm gương điều đó khi nói: "Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Ðức Giêsu Kitô" (1Cr 1,4).
Ngoài lòng biết ơn đối với Thiên Chúa chúng ta còn phải thể hiện lòng biết ơn giữa con người đối với nhau. Bởi vì, chúng ta sống là sống với, sống cùng. Hơn nữa, chúng ta là những chi thể trong thân thể Mầu Nhiệm của Đức Kitô. Vì vậy, chúng ta có trách nhiệm liên đới với nhau, giống như các bộ phận trong một thân thể cần đến nhau: mắt cần đến tay, đầu cần đến chân…(x. 1Cr 12, 12-30). Khi chúng ta cần đến nhau thì đồng nghĩa là chúng ta phải biết ơn nhau. Biết ơn cha mẹ: Vì, Cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi dưỡng giáo dục ta nên người. Ca dao có câu: “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” Biết ơn những người đã giúp chúng ta lớn trên về mặt tri thức, như thầy cô giáo. Biết ơn những người đã giúp đỡ chúng ta lớn lên về đời sống tâm linh, như cha xứ, thầy cô giáo lý viên. Biết ơn những người cách này hay cách khác đã giúp chúng ta về đời sống tinh thần cũng như vật chất...Thể hiện lòng biết ơn có thể bằng nhiều cách khác nhau: bằng lời nói, bằng gói quà, trở thành con người có ích cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội. Khi chúng ta thể hiện lòng biết ơn như thế, là chúng ta đang giữ được nét đẹp của cuộc sống, và chu toàn bổn phận của mình. Như cổ nhân thường nói : “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
Trong thực tế, nhiều khi chúng ta quên mất nghĩa cử tạ ơn và cám ơn mà thường thì chỉ tập trung vào việc xin ơn và nhận ơn mà thôi. Khi xin ơn, chúng ta thường hứa với Chúa đủ điều, nhưng khi nhận ơn rồi, thì chúng ta quên đi những lời thề hứa với Chúa và với anh em.
Suy tư đến đây, tôi nhớ lại một bài viết của Đức Cha Bùi Tuần với tựa đề “Tôi rất thích chó,” trong tác phẩm: “Nói với chính mình”. Ngài chia sẻ: “Tôi có một con chó, mỗi khi tôi gọi nó, nó mừng tôi, mỗi khi tôi cho nó uống nước hay cục xương, nó mừng tôi và, mỗi khi tôi đi đâu về, nó cũng ngo ngoe cái đuôi để mừng tôi. Mặc dù nó không có khái niệm về hai chữ ‘biết ơn’, nhưng khi nó mừng như vậy, tôi hiểu ý là nó muốn nói lời cám ơn tôi. Và ngài kết luận: “Thật buồn thay vì có nhiều người không biết ơn bằng chó, mà thậm chí còn lấy oán để đền ơn nữa.”
Chính vì lý do trên, nên người ta thường gọi những kẻ không biết ơn là “đồ vô ơn.” Ca dao Việt Nam cũng có câu:
Trách ai được cá quên nơm,
Được chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.
Chính Đức Giêsu khi thấy chỉ có một người trong 10 người phong cùi trở lại cám ơn sau khi được Ngài chữa khỏi bệnh, cũng đã xót xa thốt lên rằng: "Không phải cả mười người được sạch cả sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" (Lc 17,17-18).
Lạy Chúa, chúng con đã nhận lãnh biết bao ơn lành của Chúa, của thân nhân, ân nhân…Xin Chúa đón nhận nơi chúng con lòng biết ơn chân thành và nhờ Chúa trả công bội hậu cho những người đã làm ơn cho chúng con. Amen
Lm. Anthony Trung Thành