Suy Niệm Lễ Đức Mẹ Sầu Bi
Ngày 15/9
Hôm qua, chúng ta mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá. Suy tôn Thánh giá là suy tôn chính tình yêu của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Bởi vì, chính Đức Giêsu Kitô đã vâng lời Chúa Cha và dùng Thánh giá để cứu chuộc nhân loại. Hôm nay, chúng ta mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi, tức là chúng ta nhớ đến những đau khổ của Đức Mẹ. Bởi vì, qua những đau khổ đó, Đức Mẹ đã cộng tác với Con của Mẹ trong việc cứu chuộc nhân loại. Đó là lý do mà Giáo Hội cho chúng ta mừng hai ngày lễ này sát kề nhau.
Thật vậy, bắt đầu thưa tiếng “Xin Vâng” là bắt đầu Mẹ chấp nhận chịu đau khổ: Đau khổ khi Mẹ mang thai nhưng người bạn đời là Thánh Giuse không hay biết; đau khổ khi sinh Con nơi hang đá nghèo nàn, thiếu thốn; đau khổ khi đang đêm phải theo Thánh Giuse đưa Hài Nhi trốn sang Ai cập; đau khổ khi ông già Simêon loan báo Hài Nhi “Là dấu hiệu cho người đời chống đối”(Lc 2,34) và đồng thời cũng cho Mẹ biết “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”(Lc 2,35); đau khổ khi bị lạc mất Con trong đền thờ; đau khổ khi Con của Mẹ bị chống đối, bị bỏ vạ, bị Giuđa phản bội, bị Phêrô từ chối; đau khổ khi thấy Con vác Thập giá; đau khổ khi chứng kiến Con bị roi đòn, xỉ vả, nhiếc nhóc, nhạo cười, đội mạo gai và chịu đóng đinh trên Thập giá; đau khổ khi chứng kiến tên lính lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn Con Mẹ, bị người ta tháo đinh ra khỏi thân xác và bị táng xác Con Mẹ trong huyệt đá.
Trên đây là những đau khổ tiêu biểu mà Mẹ phải chịu để cộng tác với Đức Giêsu trong việc cứu chuộc nhân loại. Qua đó cho chúng ta thấy, đau khổ của Đức Giêsu chính là đau khổ của Mẹ, chỉ có điều là đau khổ của Đức Giêsu thì nơi thân xác còn đau khổ của Mẹ thì âm thầm trong tâm hồn. Vì hiểu được ý nghĩa của đau khổ, nên Mẹ vui lòng chấp nhận một cách kiên cường chứ không phải chấp nhận một cách miễn cưỡng hay ủ rủ. Tin mừng hôm nay cho thấy điều đó, Mẹ vẫn đứng hiên ngang để chứng kiến những đau khổ và cái chết của Con Mẹ. Thánh Gioan cho biết: “Đứng gần Thập giá Đức Giêsu có Mẹ Người”(x. Ga 19,25). Chính vì thế, Mẹ được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.
Sau những đau khổ con người gây nên cho Đức Giêsu, đứa Con Một của Mẹ đã kết thúc, Mẹ lại tiếp tục chịu đau khổ vì đứa con Thứ Hai, tức là Giáo Hội, là nhân loại. Trên Thánh Giá, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Đức Giêsu đã trối Thánh Gioan cho Đức Mẹ và trối Đức Mẹ cho Thánh Gioan (x. Ga 19, 26-27). Thánh Gioan là đại diện cho Giáo Hội và cũng là đại diện cho con cái loài người. Cho nên, Mẹ là Mẹ của Gioan và cũng là Mẹ của Giáo Hội và của cả Nhân loại. Thánh Gioan đã đưa Mẹ về nhà mình. Từ đó, trong suốt thời gian còn lại ở thế gian, Mẹ luôn có mặt trong những biến cố quan trọng của các Tông đồ. Mẹ có mặt trong ngày lễ Ngũ Tuần. Mẹ đồng hành với các Tông đồ trong những ngày đầu của Giáo Hội, trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Giống như Đức Giêsu, các Tông đồ bị người ta chống đối, bắt bớ, tù tội. Chứng kiến những cảnh tượng đó, Mẹ lại tiếp tục phải chịu đau khổ: Đau khổ của các Tông đồ và của các Kitô hữu là đau khổ của Mẹ.
Khi đã về trời, Mẹ vẫn tiếp tục chịu đau khổ vì yêu thương nhân loại. Những hiện tượng lạ như ảnh tượng Mẹ khóc chảy nước mắt máu xảy ra đây đó trên thế giới cho chúng ta thấy điều đó. Một mặt, Mẹ đau khổ vì con cái khắp nơi luôn bị người ta chống đối, bách hại. Mặt khác, Mẹ đau khổ vì con cái của Mẹ không thực hiện lời dạy của Đức Giêsu: họ không chịu sám hối ăn năn tội, để rồi nhiều người phải sa hỏa ngục. Lần hiện ra ở Fatima, sau khi cho ba trẻ thấy Hỏa ngục, Mẹ buồn bã nói: “Chúng con đã thấy Hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đi vào. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình…”
Tất cả những dẫn chứng trên đây nói lên tấm lòng thương yêu của Mẹ Maria đối với nhân loại chúng ta. Mẹ yêu thương chúng ta như vậy, chúng ta cần phải làm gì?
Thứ nhất, chúng ta hãy tạ ơn Mẹ vì Mẹ đã cộng tác với Đức Giêsu để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta tạ ơn Mẹ vì Mẹ luôn theo dõi và hướng dẫn chúng ta biết làm thế nào để đi đúng đường lối của Chúa, khỏi phải sa Hỏa ngục.
Thứ hai, chúng ta hãy noi gương Mẹ, cộng tác với Đức Giêsu trong việc cứu độ nhân loại, bằng việc chấp nhận và vượt qua những đau khổ trong cuộc sống vì lòng yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân.
Thứ ba, chúng ta đừng làm Mẹ khóc. Nghĩa là: Đừng gây nên đau khổ cho anh em; đừng phạm tội mất lòng Chúa; hãy sống xứng đáng là người Kitô hữu, là con cái Chúa và con cái Giáo Hội.
Cuối cùng, mỗi người chúng ta hãy trở thành những người con có hiếu của Mẹ. Đó là thực hiện những lời Mẹ nhắn nhủ: Cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt và tôn sùng Mẫu Tâm Mẹ.
Lạy Chúa, khi Đức Kitô chịu treo trên Thập giá, Chúa đã muốn cho Thánh Mẫu của Người đứng kề bên mà thông phần đau khổ. Xin cho Hội Thánh Chúa biết noi gương Thánh Mẫu mà kết hợp với Đức Kitô chịu khổ hình, để mai ngày được phục sinh vinh hiển cùng với Đức Kitô. Amen. (Trích Lời nguyện Nhập Lễ, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi).
Lm. Anthony Trung Thành
Ngày 15/9
Hôm qua, chúng ta mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá. Suy tôn Thánh giá là suy tôn chính tình yêu của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Bởi vì, chính Đức Giêsu Kitô đã vâng lời Chúa Cha và dùng Thánh giá để cứu chuộc nhân loại. Hôm nay, chúng ta mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi, tức là chúng ta nhớ đến những đau khổ của Đức Mẹ. Bởi vì, qua những đau khổ đó, Đức Mẹ đã cộng tác với Con của Mẹ trong việc cứu chuộc nhân loại. Đó là lý do mà Giáo Hội cho chúng ta mừng hai ngày lễ này sát kề nhau.
Thật vậy, bắt đầu thưa tiếng “Xin Vâng” là bắt đầu Mẹ chấp nhận chịu đau khổ: Đau khổ khi Mẹ mang thai nhưng người bạn đời là Thánh Giuse không hay biết; đau khổ khi sinh Con nơi hang đá nghèo nàn, thiếu thốn; đau khổ khi đang đêm phải theo Thánh Giuse đưa Hài Nhi trốn sang Ai cập; đau khổ khi ông già Simêon loan báo Hài Nhi “Là dấu hiệu cho người đời chống đối”(Lc 2,34) và đồng thời cũng cho Mẹ biết “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”(Lc 2,35); đau khổ khi bị lạc mất Con trong đền thờ; đau khổ khi Con của Mẹ bị chống đối, bị bỏ vạ, bị Giuđa phản bội, bị Phêrô từ chối; đau khổ khi thấy Con vác Thập giá; đau khổ khi chứng kiến Con bị roi đòn, xỉ vả, nhiếc nhóc, nhạo cười, đội mạo gai và chịu đóng đinh trên Thập giá; đau khổ khi chứng kiến tên lính lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn Con Mẹ, bị người ta tháo đinh ra khỏi thân xác và bị táng xác Con Mẹ trong huyệt đá.
Trên đây là những đau khổ tiêu biểu mà Mẹ phải chịu để cộng tác với Đức Giêsu trong việc cứu chuộc nhân loại. Qua đó cho chúng ta thấy, đau khổ của Đức Giêsu chính là đau khổ của Mẹ, chỉ có điều là đau khổ của Đức Giêsu thì nơi thân xác còn đau khổ của Mẹ thì âm thầm trong tâm hồn. Vì hiểu được ý nghĩa của đau khổ, nên Mẹ vui lòng chấp nhận một cách kiên cường chứ không phải chấp nhận một cách miễn cưỡng hay ủ rủ. Tin mừng hôm nay cho thấy điều đó, Mẹ vẫn đứng hiên ngang để chứng kiến những đau khổ và cái chết của Con Mẹ. Thánh Gioan cho biết: “Đứng gần Thập giá Đức Giêsu có Mẹ Người”(x. Ga 19,25). Chính vì thế, Mẹ được gọi là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.
Sau những đau khổ con người gây nên cho Đức Giêsu, đứa Con Một của Mẹ đã kết thúc, Mẹ lại tiếp tục chịu đau khổ vì đứa con Thứ Hai, tức là Giáo Hội, là nhân loại. Trên Thánh Giá, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Đức Giêsu đã trối Thánh Gioan cho Đức Mẹ và trối Đức Mẹ cho Thánh Gioan (x. Ga 19, 26-27). Thánh Gioan là đại diện cho Giáo Hội và cũng là đại diện cho con cái loài người. Cho nên, Mẹ là Mẹ của Gioan và cũng là Mẹ của Giáo Hội và của cả Nhân loại. Thánh Gioan đã đưa Mẹ về nhà mình. Từ đó, trong suốt thời gian còn lại ở thế gian, Mẹ luôn có mặt trong những biến cố quan trọng của các Tông đồ. Mẹ có mặt trong ngày lễ Ngũ Tuần. Mẹ đồng hành với các Tông đồ trong những ngày đầu của Giáo Hội, trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Giống như Đức Giêsu, các Tông đồ bị người ta chống đối, bắt bớ, tù tội. Chứng kiến những cảnh tượng đó, Mẹ lại tiếp tục phải chịu đau khổ: Đau khổ của các Tông đồ và của các Kitô hữu là đau khổ của Mẹ.
Khi đã về trời, Mẹ vẫn tiếp tục chịu đau khổ vì yêu thương nhân loại. Những hiện tượng lạ như ảnh tượng Mẹ khóc chảy nước mắt máu xảy ra đây đó trên thế giới cho chúng ta thấy điều đó. Một mặt, Mẹ đau khổ vì con cái khắp nơi luôn bị người ta chống đối, bách hại. Mặt khác, Mẹ đau khổ vì con cái của Mẹ không thực hiện lời dạy của Đức Giêsu: họ không chịu sám hối ăn năn tội, để rồi nhiều người phải sa hỏa ngục. Lần hiện ra ở Fatima, sau khi cho ba trẻ thấy Hỏa ngục, Mẹ buồn bã nói: “Chúng con đã thấy Hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đi vào. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình…”
Tất cả những dẫn chứng trên đây nói lên tấm lòng thương yêu của Mẹ Maria đối với nhân loại chúng ta. Mẹ yêu thương chúng ta như vậy, chúng ta cần phải làm gì?
Thứ nhất, chúng ta hãy tạ ơn Mẹ vì Mẹ đã cộng tác với Đức Giêsu để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta tạ ơn Mẹ vì Mẹ luôn theo dõi và hướng dẫn chúng ta biết làm thế nào để đi đúng đường lối của Chúa, khỏi phải sa Hỏa ngục.
Thứ hai, chúng ta hãy noi gương Mẹ, cộng tác với Đức Giêsu trong việc cứu độ nhân loại, bằng việc chấp nhận và vượt qua những đau khổ trong cuộc sống vì lòng yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân.
Thứ ba, chúng ta đừng làm Mẹ khóc. Nghĩa là: Đừng gây nên đau khổ cho anh em; đừng phạm tội mất lòng Chúa; hãy sống xứng đáng là người Kitô hữu, là con cái Chúa và con cái Giáo Hội.
Cuối cùng, mỗi người chúng ta hãy trở thành những người con có hiếu của Mẹ. Đó là thực hiện những lời Mẹ nhắn nhủ: Cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt và tôn sùng Mẫu Tâm Mẹ.
Lạy Chúa, khi Đức Kitô chịu treo trên Thập giá, Chúa đã muốn cho Thánh Mẫu của Người đứng kề bên mà thông phần đau khổ. Xin cho Hội Thánh Chúa biết noi gương Thánh Mẫu mà kết hợp với Đức Kitô chịu khổ hình, để mai ngày được phục sinh vinh hiển cùng với Đức Kitô. Amen. (Trích Lời nguyện Nhập Lễ, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi).
Lm. Anthony Trung Thành