Ngày 4 tháng 9 này, Mẹ Têrêsa thành Calcutta sẽ được phong hiển thánh. Nhân dịp này, Linh mục Brian Kolodiejchuk, thỉnh nguyện viên án phong thánh của Mẹ, đã dành cho Cha Martin, Dòng Tên, một cuộc phỏng vấn. Ngài là thành viên người Gia Nã Đại của Dòng Truyền Giáo Bác Ái và là chủ biên của Come Be My Light, một bộ sưu tập các lá thư và ghi chép của Mẹ, xuất bản năm 2007, trong đó, cuộc chiến đấu trong nhiều thập niên chống đêm đen nội tâm của Mẹ đã được tiết lộ. Cha cũng là chủ biên của bộ sưu tập các trước tác của Mẹ tựa là A Call to Mercy vừa được nhà Image Book phát hành tháng này.
Trong cuộc phỏng vấn nói trên, Cha Kolodiejchuk đặc biệt nói tới các trải nghiệm huyền nhiệm lúc ban đầu và các cuộc chiến đấu của Mẹ chống lại “đem tối” nội tâm.
Phần lớn nhờ các Cha Dòng Tên, nên các chi tiết quanh các trải nghiệm và các cuộc chiến đấu trên đã được duy trì và công bố. Cha Kolodiejchuk đặc biệt nhắc đến Cha [Celeste] Van Exem, linh hướng của Mẹ ở Calcutta trong những năm đó, và Đức Cha Périer, Tổng Giám Mục Calcutta, cũng là một tu sĩ Dòng Tên và Cha, sau này lên Hồng Y, [Lawrence] Picachy và cha [Joseph] Neuner, đều thuộc Dòng Tên. Chính Cha Kolodiejchuk cũng chỉ biết đến những tài liệu qúy giá này khi bắt đầu công trình sưu tầm, nghĩa là chỉ trước khi án phong thánh bắt đầu, nhờ tìm tòi văn khố của Dòng Tên tại Calcutta và tòa Tổng Giám Mục Calcutta.
Còn sáng kiến cho công bố các tài liệu này là do 9 nhà thần học duyệt xét bản positio tức bản nói về tiểu sử, các nhân đức và tiếng tăm thánh thiện của Mẹ, khuyến cáo. Thực ra, trưởng văn khố Dòng Tên, Tỉnh Dòng Calcutta, cũng đã sử dụng một số tài liệu này để viết một bài báo cho tờ Review for Religious và Cha Neuner cũng dùng một số để viết một bài báo khác. Thành thử, Cha Kolodiejchuk quyết định đem toàn bộ các tài liệu này ra ánh sáng, do đó, có tên Come Be My Light.
Về phần Mẹ Têrêsa, Mẹ không bao giờ đề cập tới những đem đen này và đây là điều Mẹ cố ý làm. Cha Kolodiejchuk và các nữ tu có hỏi Mẹ về “sự linh hứng” của ngày 10 tháng 9, năm 1946, Mẹ cho hay: Mẹ chỉ nói nếu Đức Giáo Hoàng bắt Mẹ phải nói mà thôi. Nó là một điều thánh thiêng đối với Mẹ. Mẹ là người “công khai” hơn bất cứ ai khác, nhưng về phương diện này, Mẹ hoàn toàn bảo mật. Cha Van Exem cho một cha Dòng Tên ở Calcutta hay: cha giữ 5 thùng tài liệu của Mẹ và luôn được Mẹ yêu cầu phải hủy chúng đi.
May mắn thay, các cha Dòng Tên đã không nghe theo yêu cầu của Mẹ. Nếu không, người hậu thế sẽ không thể hiểu được phần quan trọng nhất trong sự thánh thiện độc đáo của Mẹ cũng như đặc sủng của Dòng Truyền Giáo Bác Ái. Đã đành Dòng này muốn liên đới với những người nghèo nàn nhất trong số những người nghèo nàn về vật chất, nhưng khi Mẹ ra đi gặp gỡ Phương Tây, càng ngày Mẹ càng nhấn mạnh với họ rằng sự nghèo nàn lớn lao hơn cả trong thế giới ngày nay là không được yêu thương, không được ước muốn và không được quan tâm chăm sóc.
Một cách đầy nghịch lý, Mẹ kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu đến độ Chúa chia sẻ với Mẹ những thống khổ khôn cùng của Người ở Diệtsimani, nhất là cảm thức bị bỏ rơi trên thập giá, như các vị thánh khác vốn chịu. Phần độc đáo của đêm đen liên hệ với Mẹ Têrêsa là thế. Trải nghiệm của Thánh Têrêsa Hài Đồng có liên hệ tới sự thử thách về đức tin. Và ở cuối thập niên 1800 và đầu thập niên 1900, đấy là một vấn đề lớn, về đức tin và ý nghĩa của thuyết vô thần. Nhưng sự nghèo nàn hiện đại tức không được yêu thương, cô đơn lạc lõng mới chính là trải nghiệm của Mẹ Têrêsa, đây cũng là sự nghèo nàn tâm linh.
Cha Kolodiejchuk gọi ngày 10 tháng 9 năm 1946 là Ngày Linh Hứng, ngày mà Mẹ Têrêsa bắt đầu viết các lá thư có tính “mạc khải” của mình. Dù thế, Mẹ vẫn chưa cho biết điều gì thực sự xẩy ra hôm đó. Trong lá thư này, Mẹ chỉ cho biết Mẹ nghe tiếng Chúa Giêsu nói với mẹ một cách rõ ràng mạch lạc, ngay trên xe lửa. Rồi Mẹ tiếp tục tới Darjeeling dự tĩnh tâm. Cả mấy tháng sau đó, mỗi lần Rước Lễ, Chúa Giêsu đều hỏi Mẹ: “Có phải con từ chối không?”
Điều trên liên hệ đến một biến cố mà không ai biết là gì; biến cố này diễn ra 4 năm sau khi Mẹ hứa riêng với Chúa sẽ dành cho Người bất cứ điều gì Người yêu cầu, nói cách khác, không từ chối Chúa điều gì. Trong lá thư thứ hai, Mẹ nói tới một hình thức đối thoại. Điều đầu tiên Chúa Giêsu nói là: “Có phải con từ chối không?”
“Rồi, được” [Chúa Giêsu nói đại để] “con nói với Ta 4 năm trước đây rằng con sẽ không từ chối điều gì, thế mà nay, Ta yêu cầu con làm điều này. Con sắp từ chối phải không?”
Cha Kolodiejchuk quả quyết cuộc đối thoại trên chỉ có trong trí tưởng tượng thôi. Không có thực ở bên ngoài, không giống như một cuộc hiện ra. Nhưng rõ ràng không phải là thành phần của việc suy niệm buổi sáng của Mẹ. Chính Mẹ gọi đó là “giọng nói”. Mẹ nói giọng nói này rất rõ ràng và rành mạch.
Nhìn trở lui, đại cương, Mẹ cảm thấy như Thiên Chúa bỏ rơi Mẹ. Cảm thức này theo Mẹ gần 50 năm. Sống trong tình huống này quả là anh hùng. Người non nớt chắc chắn đã bị cảm nghiệm này đáng gục lâu rồi.
Đêm đen trên, Mẹ Têrêsa chịu, mãi tới năm 1958 khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, mới tạm nguôi ngoai. Như thường lệ, vào dịp này giám mục giáo phận thường cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho vị giáo hoàng quá cố. Trong Thánh Lễ này, Mẹ Têrêsa xin Chúa một dấu hiệu cho thấy Người hài lòng với việc làm của Dòng Truyền Giáo Bác Ái. Và chính lúc ấy, màn đêm nội tâm mới được chọc thủng phần nào. Mẹ cho biết Chúa Giêsu hiến thân trọn vẹn cho Mẹ. Nhưng sự kết hợp này, sự diụ ngọt này qua đi rất nhanh, sau sáu tháng.
Nhân dịp này, Cha Martin có thuật lại câu truyện của một vị giám mục vốn làm cố vấn thiêng liêng cho Mẹ. Vị giám mục này một ngày kia thảo luận với Mẹ về việc khô khan trong lúc cầu nguyện, thì được Mẹ xác nhận là Mẹ không cảm nhận được sự hiện diện của Chúa. Hai vị lúc đó đang ở Calcutta. Bỗng có một bé trai chạy tới ôm choàng lấy Mẹ. Và em nói với Mẹ: “Đây cũng là sự hiện diện của Chúa”.
Căn cứ vào câu truyện này, Cha Martin nghĩ: do việc đào tạo trước đây, Mẹ hình như thích dấu hiệu bên trong hơn là dấu hiệu bên ngoài cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. Không biết điều này có đúng không?
Theo Cha Kolodiejchuk, điều ấy có thể đúng. Một trong các lá thư của Mẹ có nhận định sau: “Lúc ở ngoài phố, con có thể nói với Chúa hàng giờ”. Cha cho rằng: Lãnh vực xúc cảm dường như không mạnh nơi Mẹ Têrêsa, nên mẹ phải chiến thắng sự yếu kém này bằng ý chí. Mẹ thấy quanh Mẹ công việc đang phát triển, lớn mạnh, nhiều thành quả, được người ta ủng hộ. Mẹ nhìn thấy lòng quảng đại của những người giúp đỡ Mẹ. Với Mẹ, đó cũng là sự hiện diện của Thiên Chúa.
Việc ấy hình như mãi sau này Mẹ mới nắm được. Nhiều người lấy làm lạ: tại sao các vị linh hướng lại không giúp gì được Mẹ trong sự khô khan này. Mãi tới năm 1961, Cha Neuner mới đem lại cho Mẹ một cái nhìn thông sáng hơn khi cha nói với Mẹ: “đây là khía cạnh thiêng liêng của việc Mẹ làm”. Sau này, Cha Neuner cho hay câu nói đó bật sáng trong Mẹ và giúp Mẹ rất nhiều. Đau đớn và khó khăn còn đó, nhưng ít ra Mẹ có được một ý nghĩa nào đó của việc mình làm, được liên kết với nỗi thống khổ riêng của Chúa Giêsu, nhất là nỗi thống khổ bên trong. Mẹ thường nhận định rằng theo Mẹ, Chúa Giêsu chịu đau khổ ở Vườn Diệtsimani nhiều hơn cái đau trên thập giá. Bây giờ ta hiểu tại sao Mẹ lại nói thế.
Điểm độc đáo nơi Mẹ Têrêsa, vì thế, hệ ở điểm này: các vị thánh khác thực hiện nhiều công trình vĩ đại cho người nghèo nhưng được an ủi. Còn Mẹ, thì làm việc cho người nghèo với “chiếc bể chứa rỗng”. Cha Kolodiejchuk cho hay ai cũng nghĩ vì Mẹ được nhiều người ái mộ nên đó là một yếu tố khuyến khích Mẹ dốc toàn lực cho công việc giúp người nghèo: ngay trên máy bay, người ta cũng chạy tới với Mẹ, muốn nói với Mẹ, xin chữ ký của Mẹ hay chúc lành của Mẹ. Nhưng thực ra không phải thế. Đã đành Chúa luôn ban các ơn cần thiết cho Mẹ, nhưng Người mời gọi Mẹ chịu sự đau khổ của cô đơn tâm linh để làm gương cho con người khốn khổ thời nay.
Mỗi thời, Chúa ban cho chúng ta các vị thánh thích hợp. Đây là lý do khiến Mẹ Têrêsa trải qua cảm nghiệm trên. Vì thời đại ta, nỗi thống khổ lớn lao nhất chắc chắn là cảnh nghèo tâm linh, một cảnh nghèo tác động trên cả những người giầu có nhất trần gian: có thể họ còn cô đơn, không được ước muốn và bị bỏ rơi hơn bất cứ ai khác.
Cha Kolodiejchuk biết Mẹ Têrêsa trong 20 năm cuối đời Mẹ, nên thấy rõ nét “tan hòa” (mellow) nơi Mẹ. Thoạt đầu, Mẹ rất đòi hỏi, nhất là đối với các nữ tu dưới quyền. Nhưng dần dà Mẹ quả thực trở nên một người mẹ đúng nghĩa, khiến ai ai cũng gọi Mẹ là Mẹ, từ các nữ tu tới mọi người sống gần Mẹ: tất cả gọi Mẹ gọn lỏn là Mẹ. Mẹ thực sự muốn trở thành người mẹ. Đó là điều thật kỳ diệu.
Mẹ còn nhiều điều tích cực trong tư cách “Mẹ” này. Tuy nhiên, cha Kolodiejchuk vẫn coi câu Mẹ nói sau đây tóm tắt được đời Mẹ Têrêsa thành Calcutta: “Nếu tôi có là thánh, tôi sẽ là vị thánh của tối tăm, và tôi sẽ xin Trời cho tôi làm ánh sáng cho những người sống trong tối tăm trần gian”.
Trong một cuộc đàm đạo khác với Laurie Goodstein ngày 13 tháng 8 vừa qua, Cha Kolodiejchuk thuật lại hai phép lạ cách nhau 10 năm đã quyết định án phong thánh cho Mẹ Têrêsa. Phép lạ đầu tiên xẩy ra cho Monica Besra ở Bengal, Ấn Độ, giúp làm biến đi khối u ở bụng dưới to khoảng 16 hay 17 centimét. Phép lạ thứ hai xẩy ra cho Marcilio ở Ba Tây giúp anh khỏi chứng nhiễm vi khuẩn ở óc.
Điều đáng nói là Mẹ cũng bị nhiều người chỉ trích. Họ tố cáo Mẹ điều hành các cơ sở chăm sóc không đúng tiêu chuẩn và từng o bế những nhà độc tài như Enver Hoxha ở Albania và Jean-Claude Duvalier ở Haiti. Nhưng tất cả là do “tuyên truyền” của Christopher Hitchens qua cuốn phim “Hell’s Angel” (Thiên Thần Hỏa Ngục) và cuốn sách “Missionary Position” (Chủ Trương Truyền Giáo) của anh ta. Nhưng theo Cha Kolodiejchuk, phần lớn chỉ là hiểu lầm, Mẹ chưa bao giờ nhận tiền của Duvalier. Mẹ yêu cầu được đến thăm mộ của mẹ và của em gái, nhưng nhân viên chính phủ Albania đã dẫn Mẹ tới Mộ Hoxha!
Trong cuộc phỏng vấn nói trên, Cha Kolodiejchuk đặc biệt nói tới các trải nghiệm huyền nhiệm lúc ban đầu và các cuộc chiến đấu của Mẹ chống lại “đem tối” nội tâm.
Phần lớn nhờ các Cha Dòng Tên, nên các chi tiết quanh các trải nghiệm và các cuộc chiến đấu trên đã được duy trì và công bố. Cha Kolodiejchuk đặc biệt nhắc đến Cha [Celeste] Van Exem, linh hướng của Mẹ ở Calcutta trong những năm đó, và Đức Cha Périer, Tổng Giám Mục Calcutta, cũng là một tu sĩ Dòng Tên và Cha, sau này lên Hồng Y, [Lawrence] Picachy và cha [Joseph] Neuner, đều thuộc Dòng Tên. Chính Cha Kolodiejchuk cũng chỉ biết đến những tài liệu qúy giá này khi bắt đầu công trình sưu tầm, nghĩa là chỉ trước khi án phong thánh bắt đầu, nhờ tìm tòi văn khố của Dòng Tên tại Calcutta và tòa Tổng Giám Mục Calcutta.
Còn sáng kiến cho công bố các tài liệu này là do 9 nhà thần học duyệt xét bản positio tức bản nói về tiểu sử, các nhân đức và tiếng tăm thánh thiện của Mẹ, khuyến cáo. Thực ra, trưởng văn khố Dòng Tên, Tỉnh Dòng Calcutta, cũng đã sử dụng một số tài liệu này để viết một bài báo cho tờ Review for Religious và Cha Neuner cũng dùng một số để viết một bài báo khác. Thành thử, Cha Kolodiejchuk quyết định đem toàn bộ các tài liệu này ra ánh sáng, do đó, có tên Come Be My Light.
Về phần Mẹ Têrêsa, Mẹ không bao giờ đề cập tới những đem đen này và đây là điều Mẹ cố ý làm. Cha Kolodiejchuk và các nữ tu có hỏi Mẹ về “sự linh hứng” của ngày 10 tháng 9, năm 1946, Mẹ cho hay: Mẹ chỉ nói nếu Đức Giáo Hoàng bắt Mẹ phải nói mà thôi. Nó là một điều thánh thiêng đối với Mẹ. Mẹ là người “công khai” hơn bất cứ ai khác, nhưng về phương diện này, Mẹ hoàn toàn bảo mật. Cha Van Exem cho một cha Dòng Tên ở Calcutta hay: cha giữ 5 thùng tài liệu của Mẹ và luôn được Mẹ yêu cầu phải hủy chúng đi.
May mắn thay, các cha Dòng Tên đã không nghe theo yêu cầu của Mẹ. Nếu không, người hậu thế sẽ không thể hiểu được phần quan trọng nhất trong sự thánh thiện độc đáo của Mẹ cũng như đặc sủng của Dòng Truyền Giáo Bác Ái. Đã đành Dòng này muốn liên đới với những người nghèo nàn nhất trong số những người nghèo nàn về vật chất, nhưng khi Mẹ ra đi gặp gỡ Phương Tây, càng ngày Mẹ càng nhấn mạnh với họ rằng sự nghèo nàn lớn lao hơn cả trong thế giới ngày nay là không được yêu thương, không được ước muốn và không được quan tâm chăm sóc.
Một cách đầy nghịch lý, Mẹ kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu đến độ Chúa chia sẻ với Mẹ những thống khổ khôn cùng của Người ở Diệtsimani, nhất là cảm thức bị bỏ rơi trên thập giá, như các vị thánh khác vốn chịu. Phần độc đáo của đêm đen liên hệ với Mẹ Têrêsa là thế. Trải nghiệm của Thánh Têrêsa Hài Đồng có liên hệ tới sự thử thách về đức tin. Và ở cuối thập niên 1800 và đầu thập niên 1900, đấy là một vấn đề lớn, về đức tin và ý nghĩa của thuyết vô thần. Nhưng sự nghèo nàn hiện đại tức không được yêu thương, cô đơn lạc lõng mới chính là trải nghiệm của Mẹ Têrêsa, đây cũng là sự nghèo nàn tâm linh.
Cha Kolodiejchuk gọi ngày 10 tháng 9 năm 1946 là Ngày Linh Hứng, ngày mà Mẹ Têrêsa bắt đầu viết các lá thư có tính “mạc khải” của mình. Dù thế, Mẹ vẫn chưa cho biết điều gì thực sự xẩy ra hôm đó. Trong lá thư này, Mẹ chỉ cho biết Mẹ nghe tiếng Chúa Giêsu nói với mẹ một cách rõ ràng mạch lạc, ngay trên xe lửa. Rồi Mẹ tiếp tục tới Darjeeling dự tĩnh tâm. Cả mấy tháng sau đó, mỗi lần Rước Lễ, Chúa Giêsu đều hỏi Mẹ: “Có phải con từ chối không?”
Điều trên liên hệ đến một biến cố mà không ai biết là gì; biến cố này diễn ra 4 năm sau khi Mẹ hứa riêng với Chúa sẽ dành cho Người bất cứ điều gì Người yêu cầu, nói cách khác, không từ chối Chúa điều gì. Trong lá thư thứ hai, Mẹ nói tới một hình thức đối thoại. Điều đầu tiên Chúa Giêsu nói là: “Có phải con từ chối không?”
“Rồi, được” [Chúa Giêsu nói đại để] “con nói với Ta 4 năm trước đây rằng con sẽ không từ chối điều gì, thế mà nay, Ta yêu cầu con làm điều này. Con sắp từ chối phải không?”
Cha Kolodiejchuk quả quyết cuộc đối thoại trên chỉ có trong trí tưởng tượng thôi. Không có thực ở bên ngoài, không giống như một cuộc hiện ra. Nhưng rõ ràng không phải là thành phần của việc suy niệm buổi sáng của Mẹ. Chính Mẹ gọi đó là “giọng nói”. Mẹ nói giọng nói này rất rõ ràng và rành mạch.
Nhìn trở lui, đại cương, Mẹ cảm thấy như Thiên Chúa bỏ rơi Mẹ. Cảm thức này theo Mẹ gần 50 năm. Sống trong tình huống này quả là anh hùng. Người non nớt chắc chắn đã bị cảm nghiệm này đáng gục lâu rồi.
Đêm đen trên, Mẹ Têrêsa chịu, mãi tới năm 1958 khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, mới tạm nguôi ngoai. Như thường lệ, vào dịp này giám mục giáo phận thường cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho vị giáo hoàng quá cố. Trong Thánh Lễ này, Mẹ Têrêsa xin Chúa một dấu hiệu cho thấy Người hài lòng với việc làm của Dòng Truyền Giáo Bác Ái. Và chính lúc ấy, màn đêm nội tâm mới được chọc thủng phần nào. Mẹ cho biết Chúa Giêsu hiến thân trọn vẹn cho Mẹ. Nhưng sự kết hợp này, sự diụ ngọt này qua đi rất nhanh, sau sáu tháng.
Nhân dịp này, Cha Martin có thuật lại câu truyện của một vị giám mục vốn làm cố vấn thiêng liêng cho Mẹ. Vị giám mục này một ngày kia thảo luận với Mẹ về việc khô khan trong lúc cầu nguyện, thì được Mẹ xác nhận là Mẹ không cảm nhận được sự hiện diện của Chúa. Hai vị lúc đó đang ở Calcutta. Bỗng có một bé trai chạy tới ôm choàng lấy Mẹ. Và em nói với Mẹ: “Đây cũng là sự hiện diện của Chúa”.
Căn cứ vào câu truyện này, Cha Martin nghĩ: do việc đào tạo trước đây, Mẹ hình như thích dấu hiệu bên trong hơn là dấu hiệu bên ngoài cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa. Không biết điều này có đúng không?
Theo Cha Kolodiejchuk, điều ấy có thể đúng. Một trong các lá thư của Mẹ có nhận định sau: “Lúc ở ngoài phố, con có thể nói với Chúa hàng giờ”. Cha cho rằng: Lãnh vực xúc cảm dường như không mạnh nơi Mẹ Têrêsa, nên mẹ phải chiến thắng sự yếu kém này bằng ý chí. Mẹ thấy quanh Mẹ công việc đang phát triển, lớn mạnh, nhiều thành quả, được người ta ủng hộ. Mẹ nhìn thấy lòng quảng đại của những người giúp đỡ Mẹ. Với Mẹ, đó cũng là sự hiện diện của Thiên Chúa.
Việc ấy hình như mãi sau này Mẹ mới nắm được. Nhiều người lấy làm lạ: tại sao các vị linh hướng lại không giúp gì được Mẹ trong sự khô khan này. Mãi tới năm 1961, Cha Neuner mới đem lại cho Mẹ một cái nhìn thông sáng hơn khi cha nói với Mẹ: “đây là khía cạnh thiêng liêng của việc Mẹ làm”. Sau này, Cha Neuner cho hay câu nói đó bật sáng trong Mẹ và giúp Mẹ rất nhiều. Đau đớn và khó khăn còn đó, nhưng ít ra Mẹ có được một ý nghĩa nào đó của việc mình làm, được liên kết với nỗi thống khổ riêng của Chúa Giêsu, nhất là nỗi thống khổ bên trong. Mẹ thường nhận định rằng theo Mẹ, Chúa Giêsu chịu đau khổ ở Vườn Diệtsimani nhiều hơn cái đau trên thập giá. Bây giờ ta hiểu tại sao Mẹ lại nói thế.
Điểm độc đáo nơi Mẹ Têrêsa, vì thế, hệ ở điểm này: các vị thánh khác thực hiện nhiều công trình vĩ đại cho người nghèo nhưng được an ủi. Còn Mẹ, thì làm việc cho người nghèo với “chiếc bể chứa rỗng”. Cha Kolodiejchuk cho hay ai cũng nghĩ vì Mẹ được nhiều người ái mộ nên đó là một yếu tố khuyến khích Mẹ dốc toàn lực cho công việc giúp người nghèo: ngay trên máy bay, người ta cũng chạy tới với Mẹ, muốn nói với Mẹ, xin chữ ký của Mẹ hay chúc lành của Mẹ. Nhưng thực ra không phải thế. Đã đành Chúa luôn ban các ơn cần thiết cho Mẹ, nhưng Người mời gọi Mẹ chịu sự đau khổ của cô đơn tâm linh để làm gương cho con người khốn khổ thời nay.
Mỗi thời, Chúa ban cho chúng ta các vị thánh thích hợp. Đây là lý do khiến Mẹ Têrêsa trải qua cảm nghiệm trên. Vì thời đại ta, nỗi thống khổ lớn lao nhất chắc chắn là cảnh nghèo tâm linh, một cảnh nghèo tác động trên cả những người giầu có nhất trần gian: có thể họ còn cô đơn, không được ước muốn và bị bỏ rơi hơn bất cứ ai khác.
Cha Kolodiejchuk biết Mẹ Têrêsa trong 20 năm cuối đời Mẹ, nên thấy rõ nét “tan hòa” (mellow) nơi Mẹ. Thoạt đầu, Mẹ rất đòi hỏi, nhất là đối với các nữ tu dưới quyền. Nhưng dần dà Mẹ quả thực trở nên một người mẹ đúng nghĩa, khiến ai ai cũng gọi Mẹ là Mẹ, từ các nữ tu tới mọi người sống gần Mẹ: tất cả gọi Mẹ gọn lỏn là Mẹ. Mẹ thực sự muốn trở thành người mẹ. Đó là điều thật kỳ diệu.
Mẹ còn nhiều điều tích cực trong tư cách “Mẹ” này. Tuy nhiên, cha Kolodiejchuk vẫn coi câu Mẹ nói sau đây tóm tắt được đời Mẹ Têrêsa thành Calcutta: “Nếu tôi có là thánh, tôi sẽ là vị thánh của tối tăm, và tôi sẽ xin Trời cho tôi làm ánh sáng cho những người sống trong tối tăm trần gian”.
Trong một cuộc đàm đạo khác với Laurie Goodstein ngày 13 tháng 8 vừa qua, Cha Kolodiejchuk thuật lại hai phép lạ cách nhau 10 năm đã quyết định án phong thánh cho Mẹ Têrêsa. Phép lạ đầu tiên xẩy ra cho Monica Besra ở Bengal, Ấn Độ, giúp làm biến đi khối u ở bụng dưới to khoảng 16 hay 17 centimét. Phép lạ thứ hai xẩy ra cho Marcilio ở Ba Tây giúp anh khỏi chứng nhiễm vi khuẩn ở óc.
Điều đáng nói là Mẹ cũng bị nhiều người chỉ trích. Họ tố cáo Mẹ điều hành các cơ sở chăm sóc không đúng tiêu chuẩn và từng o bế những nhà độc tài như Enver Hoxha ở Albania và Jean-Claude Duvalier ở Haiti. Nhưng tất cả là do “tuyên truyền” của Christopher Hitchens qua cuốn phim “Hell’s Angel” (Thiên Thần Hỏa Ngục) và cuốn sách “Missionary Position” (Chủ Trương Truyền Giáo) của anh ta. Nhưng theo Cha Kolodiejchuk, phần lớn chỉ là hiểu lầm, Mẹ chưa bao giờ nhận tiền của Duvalier. Mẹ yêu cầu được đến thăm mộ của mẹ và của em gái, nhưng nhân viên chính phủ Albania đã dẫn Mẹ tới Mộ Hoxha!