Hoa Kỳ: Giáo Hội Tin Lành Luthêrô phê chuẩn một hiệp ước với Giáo Hội Công Giáo
New Orleans - Gần 500 năm, sau khi Martin Luther treo 95 luận đề của mình lên cửa nhà thờ lâu đài Wittenberg, giờ đây, Giáo Hội Luthêrô lớn nhất Hoa Kỳ đã thông qua một tuyên bố công nhận rằng "không còn vấn đề chia rẽ nào nữa" về nhiều quan điểm của Giáo Hội Công Giáo Rôma.
"Tuyên bố Cương lĩnh: Hội Thánh, Sứ Vụ và Bí Tích Thánh Thế" (tựa tiếng Anh là "Declaration on the Way: Church, Ministry and Eucharist") đã được 931/9 nghị viên Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Hoa Kỳ (Evangelical Lutheran Church in America - ELCA) phê chuẩn trong một Đại hội đồng Toàn Liên Hội năm 2016 được tổ chức hồi tuần qua tại Trung tâm Hội nghị Morial N. Ernest ở thành phố New Orleans.
Trong một thông cáo phát hành sau cuộc bỏ phiếu hôm 10 tháng 8, bà Elizabeth A. Eaton - Giám mục Chủ tịch của Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Hoa Kỳ gọi đây là một tuyên bố mang tính "lịch sử".
"Mặc dù chúng tôi chưa bước đi nhưng chúng tôi tuyên bố rằng, thực tế chúng tôi đã đứng trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất", bà nói.
"Tuyên bố này giúp chúng tôi nhận ra tròn đầy hơn về sự hiệp nhất trong Chúa Kitô giữa chúng tôi với bên đối tác của chúng tôi là Giáo Hội Công Giáo, nhưng nó cũng giúp làm vững mạnh thêm lời cam kết của chúng tôi về mong muốn hiệp nhất với tất cả các Kitô hữu", bà Eaton cho biết.
Tuyên bố này được đưa ra nhân dịp các Giáo Hội Luthêrô và Công Giáo chuẩn bị khởi động kỷ niệm 500 năm xảy ra cuộc Cải Cách Tôn Giáo. Luther đã phát động cuộc cải cách này vào ngày 31 tháng 10 năm 1517, khi ông đóng đinh treo 95 luận đề lên cửa nhà thờ ở Wittenberg, Đức Quốc. Tập luận đề đó bao gồm 95 câu hỏi và mệnh đề mà ông muốn tranh luận với Giáo Hội Công Giáo.
Đáng chú ý nhất trong "Tuyên bố Cương lĩnh" 2016 này là 32 điểm đồng thuận giữa Giáo Hội Tin Lành Luthêrô và Công Giáo về việc không còn có sự dị biệt chia rẽ nào trong vấn đề Hội Thánh, Sứ vụ và Bí Tích Thánh Thể. Những điểm này trước đây cũng đã được Ủy ban Đại kết và Liên tôn thuộc Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ khẳng định.
Tuyên bố này cũng chỉ ra những điểm dị biệt còn tồn tại giữa hai Giáo Hội và các bước tiếp theo trong việc xử lí chúng.
Bà Eaton cũng đề cập đến các thỏa thuận trước đây mà Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Hoa Kỳ đã đạt được, cũng như "Tuyên bố chung về Giáo Lý Phản Biện" năm 1999.
Hồi năm 2013, Vatican và Liên đoàn Luthêrô Thế giới đã phát hành một văn kiện chung với nhan đề "Từ Xung đột đến Hiệp nhất", tập chú vào các tiến bộ mà cuộc đối thoại giữa Lutherô và Công Giáo đã đạt được trong 50 năm gần đây, hơn là việc đề cập đến cuộc xung đột hàng thế kỷ vừa qua.
Rồi cuối tháng 11 năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gây tranh cãi khi ngài dường như muốn đề nghị cho người Luthêrô có thể rước lễ trong Giáo Hội Công Giáo. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng có kế hoạch đến thăm Thụy Điển vào ngày 31 tháng 10 năm nay để chủ trì một sự kiện chung với Giáo Hội Luthêrô.
Giáo Hội Tin Lành Lutherô Hoa Kỳ là một trong 10 Giáo Hội Tin Lành lớn nhất tại nước này với hơn 3.7 triệu thành viên trên khắp 50 tiểu bang và vùng Caribbean. (Crux)
Chân Phương
New Orleans - Gần 500 năm, sau khi Martin Luther treo 95 luận đề của mình lên cửa nhà thờ lâu đài Wittenberg, giờ đây, Giáo Hội Luthêrô lớn nhất Hoa Kỳ đã thông qua một tuyên bố công nhận rằng "không còn vấn đề chia rẽ nào nữa" về nhiều quan điểm của Giáo Hội Công Giáo Rôma.
"Tuyên bố Cương lĩnh: Hội Thánh, Sứ Vụ và Bí Tích Thánh Thế" (tựa tiếng Anh là "Declaration on the Way: Church, Ministry and Eucharist") đã được 931/9 nghị viên Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Hoa Kỳ (Evangelical Lutheran Church in America - ELCA) phê chuẩn trong một Đại hội đồng Toàn Liên Hội năm 2016 được tổ chức hồi tuần qua tại Trung tâm Hội nghị Morial N. Ernest ở thành phố New Orleans.
Trong một thông cáo phát hành sau cuộc bỏ phiếu hôm 10 tháng 8, bà Elizabeth A. Eaton - Giám mục Chủ tịch của Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Hoa Kỳ gọi đây là một tuyên bố mang tính "lịch sử".
"Mặc dù chúng tôi chưa bước đi nhưng chúng tôi tuyên bố rằng, thực tế chúng tôi đã đứng trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất", bà nói.
"Tuyên bố này giúp chúng tôi nhận ra tròn đầy hơn về sự hiệp nhất trong Chúa Kitô giữa chúng tôi với bên đối tác của chúng tôi là Giáo Hội Công Giáo, nhưng nó cũng giúp làm vững mạnh thêm lời cam kết của chúng tôi về mong muốn hiệp nhất với tất cả các Kitô hữu", bà Eaton cho biết.
Tuyên bố này được đưa ra nhân dịp các Giáo Hội Luthêrô và Công Giáo chuẩn bị khởi động kỷ niệm 500 năm xảy ra cuộc Cải Cách Tôn Giáo. Luther đã phát động cuộc cải cách này vào ngày 31 tháng 10 năm 1517, khi ông đóng đinh treo 95 luận đề lên cửa nhà thờ ở Wittenberg, Đức Quốc. Tập luận đề đó bao gồm 95 câu hỏi và mệnh đề mà ông muốn tranh luận với Giáo Hội Công Giáo.
Đáng chú ý nhất trong "Tuyên bố Cương lĩnh" 2016 này là 32 điểm đồng thuận giữa Giáo Hội Tin Lành Luthêrô và Công Giáo về việc không còn có sự dị biệt chia rẽ nào trong vấn đề Hội Thánh, Sứ vụ và Bí Tích Thánh Thể. Những điểm này trước đây cũng đã được Ủy ban Đại kết và Liên tôn thuộc Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ khẳng định.
Tuyên bố này cũng chỉ ra những điểm dị biệt còn tồn tại giữa hai Giáo Hội và các bước tiếp theo trong việc xử lí chúng.
Bà Eaton cũng đề cập đến các thỏa thuận trước đây mà Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Hoa Kỳ đã đạt được, cũng như "Tuyên bố chung về Giáo Lý Phản Biện" năm 1999.
Hồi năm 2013, Vatican và Liên đoàn Luthêrô Thế giới đã phát hành một văn kiện chung với nhan đề "Từ Xung đột đến Hiệp nhất", tập chú vào các tiến bộ mà cuộc đối thoại giữa Lutherô và Công Giáo đã đạt được trong 50 năm gần đây, hơn là việc đề cập đến cuộc xung đột hàng thế kỷ vừa qua.
Rồi cuối tháng 11 năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gây tranh cãi khi ngài dường như muốn đề nghị cho người Luthêrô có thể rước lễ trong Giáo Hội Công Giáo. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng có kế hoạch đến thăm Thụy Điển vào ngày 31 tháng 10 năm nay để chủ trì một sự kiện chung với Giáo Hội Luthêrô.
Giáo Hội Tin Lành Lutherô Hoa Kỳ là một trong 10 Giáo Hội Tin Lành lớn nhất tại nước này với hơn 3.7 triệu thành viên trên khắp 50 tiểu bang và vùng Caribbean. (Crux)
Chân Phương