Chúa Nhật XX Thường Niên C: LỬA BỪNG CHÁY
Gr 38,4-6.8-10; Dt 12,1-4; Lc 12,49-53
Perpetua thuộc gia đình quí tộc, bị bắt vì đạo. Cha của nàng vẫn là dân ngọai, thuyết phục nàng bỏ đạo. Chỉ vào chiếc bình, nàng lễ phép nói với cha: “Thưa cha, người ta có thể gọi vật này bằng một cái tên nào khác hơn là cái bình không ? Đối với con cũng thế, con không thể cho mình một cái tên nào khác ngoài danh hiệu là Kitô hữu”. Tức quá, ông đánh đập nàng tàn nhẫn, rồi bỏ đi nhiều ngày không tới. Perpetua có một đứa con đang bú, rất khổ vì phải xa con. Đứa bé kiệt sức nên người ta đưa lại cho mẹ nó, và nàng quên hết đau khổ vì có con bên cạnh.
Vì biết con gái mình sắp bị án tử, người cha lại đến với những lời thảm thiết: “Con ơi, hãy thương đến mái tóc bạc của cha, hãy nhớ đến đôi tay cha đã dưỡng nuôi con. Hãy nhớ tới mẹ con, anh em con và đến con nhỏ của con nữa, nó sống làm sao nếu không có con. Con hãy bỏ đạo, bỏ đi điều đã làm cho chúng ta mất tất cả”.
Tuy rất cảm động và đau khổ, Perpetua chỉ nghẹn ngào trả lời: “Thưa cha, tại tòa án sẽ xẩy ra điều Chúa muốn, bởi vì chúng ta không thuộc về mình”. Người cha còn cho đem đứa trẻ đến năn nỉ :”Con hãy thương đến đứa con nhỏ của con”.
Tuy nhiên trước tòa án, cùng với các bạn khác, Perpetua đã công khai tuyên bố trung thành với Chúa và bằng lòng hy sinh tất cả.
Perpetua đi trên đường thập giá của thầy chí thánh tiến về Giêrusalem thiên quốc
Đức Giêsu đang tiến về Giêrusalem để đi vào cuộc Thương Khó và phục sinh, để lửa tình yêu được đốt lên bùng cháy giữa lòng nhân thế, Đức Giêsu đã phải đi qua một đoạn đường dài của sự tranh đấu, đoạn đường Chúa phải đối diện với biết bao lo âu, xung đột nội tâm, ly biệt thầy trò... Chỉ qua cuộc Khổ Nạn–Phục Sinh, ơn cứu độ mới được ban cho loài người. Ngài đã nói đến ước muốn lửa được bùng cháy nhưng Ngài cũng thổ lộ sự thao thức gian nan để lửa được đốt lên: “Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!” (Lc 12, 50). Khắc khoải vì Ngài phải bước trên con đường tiến về núi Calvaire và phép rửa bằng chính máu Ngài đổ ra để cho bừng sáng lửa Phục sinh được cháy trong thế giới luôn mãi.
Trong Tin Mừng Luca 12, 49-53, ba hình ảnh rất mạnh và ấn tượng được Chúa Giêsu nói đến: Lửa, Phép rửa bằng máu và sự xung đột - chia rẽ. Ba hình ảnh đó như tuyên bố về thân phận của người tin phải trải qua, từ các ngôn sứ, với tiêu biểu thân phận của Giêrêmia xuyên qua Chúa Giêsu và đến mỗi chúng ta - những người đón nhận lửa tình yêu, lửa niềm tin từ trời. Giêrêmia được chọn làm ngôn sứ, đem lửa Lời Chúa đến cho dân: “Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt” (Gr 20, 9), ông nói lời Thiên Chúa, lời Chân lý đối kháng lại những gì xa rời sự thật, xa rời Giavê, vì thế Giêrêmia đã trở thành tường đồng chống lại cả dân tộc quốc gia, cự lại các vua Giuđa và hàng khanh tướng. Hàng tư tế cũng tuyên chiến với ông (x. Gr 1). Ông đã bị bách hại bởi chính dân tộc ông và cuộc sống bị đầy ải đến chết. Giêrêmia đã trở thành ngôn sứ đặc biệt của Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Cuộc đời của ông báo trước cuộc tử nạn, phép rửa máu của Đức Kitô.
Trong ngữ cảnh của đoạn Tin Mừng, tất cả những xung đột, chia rẽ mà Chúa Giêsu nói đến, đó là hình ảnh biểu tượng những sự việc xảy ra trong quá trình đốt lửa phục sinh để đưa tới hiệp nhất và bình an mà ngài thực hiện trong hành trình tiến về Giêrusalem. Các ngôn sứ cũng nói về hình ảnh biểu tượng chia rẽ của ngày sau hết, thời kỳ Mêssia: “Quả thật, con trai khinh thường cha, con gái đứng lên chống lại mẹ, nàng dâu chống mẹ chồng, người trong nhà hóa ra thù địch” (Mk 7, 6; x. Ml 3, 24).
Thật thế, trong thời kỳ Mêssia, Đức Kitô thắp lửa bùng cháy trong đêm phục sinh cũng đã phải trải qua sự xung đột nội tâm, chia rẽ ý chí và thánh ý của Thiên Chúa Cha nơi Đức Giêsu trong Vườn Cây Dầu. Ngài khủng hoảng trước con đường sắp phải đi, thao thức lo sợ trước chén đắng sắp phải uống và phép rửa máu sắp lãnh nhận (x. Mt 26, 36-46; Lc 22, 39-45), đến nỗi Ngài muốn từ bỏ: “Xin cất chén này khỏi con” (Lc 22, 42) nhưng vì muốn lửa tình yêu Thiên Chúa bùng lên và tỏa sáng, đốt cháy mọi vết nhơ nhân loại, như ông Dacaria đã được linh hứng trước về sứ mạng của Đức Kitô: “Soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tối tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an” (Lc 1, 79), giữa những giằng co xung đột, Ngài đã đặt quyết tâm mạnh: “xin theo ý Cha đừng xin theo ý con” (Lc 22, 43).
Trong cuộc sống hằng ngày, ngay ở giữa chúng ta thấy, có biết bao gương của những con người theo gương thầy Giêsu mang lửa tình yêu và lòng nhiệt tình can đảm trong tim để làm chứng cho sự thật Phúc âm. Họ cũng đã phải chịu “một phép rửa” của đau khổ như Đức Giêsu đã chịu. Chúng ta thấy rõ nơi các nhân vật:
• Cựu Tổng thống Nam phi Nelson Mendela, người được giải thưởng Nobel về Hòa bình, đã bị cầm tù 27 năm vì đấu tranh chống lại nạn kỳ thị chủng tộc đem lại tự do công bình ở Nam phi.
• Yitzak Rabin, cựu thủ tướng Do thái, vì những cố gắng không mệt mỏi mang hòa bình cho dân tộc Do Thái và Palestina đã bị ám sát...
• Đức Tổng Giám mục Oscar Rômêrô vì bảo vệ người nghèo, người bị bóc lột, chống lại quyền lực quân phiệt ở El Salvado, Ngài đã bị đe dọa và bị bắn chết ngay lúc đang dâng Thánh lễ.
Từ kinh nghiệm của Chúa Kitô, của các vị anh hùng mà chúng ta vừa nói trên, gợi lên cho chúng ta - người Kitô hữu khi đối diện trước xung đột nội tâm, chia rẽ, những cảnh tang thương... trong cuộc sống hắng ngày. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng nội tâm bị chia rẽ và đang tranh đấu hiệp nhất trong thánh ý Cha của Đức Kitô nơi vườn Cây Dầu để tiếp tục chiến đấu, vượt qua xung đột hầu lửa tình yêu và bình an được đốt lên trong tâm hồn. Mặc lấy tâm tình của tác giả thư Do Thái: “Chúng ta hãy cương quyết xông pha chiến trận đang chờ đợi ta. Chúng ta hãy nhìn thẳng vào Đức Giêsu -Đấng khơi nguồn đức tin và làm cho nó nên hoàn tất; vì trông mong niềm vui đang chờ đón mình, Người đã chịu khổ giá, bất chấp sự hổ thẹn” (Dt 12,2).
Thật thế, lửa ấy đã bùng lên....
Lm. Vinh Sơn, Sài gòn 13/08/2016.
Gr 38,4-6.8-10; Dt 12,1-4; Lc 12,49-53
Perpetua thuộc gia đình quí tộc, bị bắt vì đạo. Cha của nàng vẫn là dân ngọai, thuyết phục nàng bỏ đạo. Chỉ vào chiếc bình, nàng lễ phép nói với cha: “Thưa cha, người ta có thể gọi vật này bằng một cái tên nào khác hơn là cái bình không ? Đối với con cũng thế, con không thể cho mình một cái tên nào khác ngoài danh hiệu là Kitô hữu”. Tức quá, ông đánh đập nàng tàn nhẫn, rồi bỏ đi nhiều ngày không tới. Perpetua có một đứa con đang bú, rất khổ vì phải xa con. Đứa bé kiệt sức nên người ta đưa lại cho mẹ nó, và nàng quên hết đau khổ vì có con bên cạnh.
Vì biết con gái mình sắp bị án tử, người cha lại đến với những lời thảm thiết: “Con ơi, hãy thương đến mái tóc bạc của cha, hãy nhớ đến đôi tay cha đã dưỡng nuôi con. Hãy nhớ tới mẹ con, anh em con và đến con nhỏ của con nữa, nó sống làm sao nếu không có con. Con hãy bỏ đạo, bỏ đi điều đã làm cho chúng ta mất tất cả”.
Tuy rất cảm động và đau khổ, Perpetua chỉ nghẹn ngào trả lời: “Thưa cha, tại tòa án sẽ xẩy ra điều Chúa muốn, bởi vì chúng ta không thuộc về mình”. Người cha còn cho đem đứa trẻ đến năn nỉ :”Con hãy thương đến đứa con nhỏ của con”.
Tuy nhiên trước tòa án, cùng với các bạn khác, Perpetua đã công khai tuyên bố trung thành với Chúa và bằng lòng hy sinh tất cả.
Perpetua đi trên đường thập giá của thầy chí thánh tiến về Giêrusalem thiên quốc
Đức Giêsu đang tiến về Giêrusalem để đi vào cuộc Thương Khó và phục sinh, để lửa tình yêu được đốt lên bùng cháy giữa lòng nhân thế, Đức Giêsu đã phải đi qua một đoạn đường dài của sự tranh đấu, đoạn đường Chúa phải đối diện với biết bao lo âu, xung đột nội tâm, ly biệt thầy trò... Chỉ qua cuộc Khổ Nạn–Phục Sinh, ơn cứu độ mới được ban cho loài người. Ngài đã nói đến ước muốn lửa được bùng cháy nhưng Ngài cũng thổ lộ sự thao thức gian nan để lửa được đốt lên: “Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!” (Lc 12, 50). Khắc khoải vì Ngài phải bước trên con đường tiến về núi Calvaire và phép rửa bằng chính máu Ngài đổ ra để cho bừng sáng lửa Phục sinh được cháy trong thế giới luôn mãi.
Trong Tin Mừng Luca 12, 49-53, ba hình ảnh rất mạnh và ấn tượng được Chúa Giêsu nói đến: Lửa, Phép rửa bằng máu và sự xung đột - chia rẽ. Ba hình ảnh đó như tuyên bố về thân phận của người tin phải trải qua, từ các ngôn sứ, với tiêu biểu thân phận của Giêrêmia xuyên qua Chúa Giêsu và đến mỗi chúng ta - những người đón nhận lửa tình yêu, lửa niềm tin từ trời. Giêrêmia được chọn làm ngôn sứ, đem lửa Lời Chúa đến cho dân: “Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt” (Gr 20, 9), ông nói lời Thiên Chúa, lời Chân lý đối kháng lại những gì xa rời sự thật, xa rời Giavê, vì thế Giêrêmia đã trở thành tường đồng chống lại cả dân tộc quốc gia, cự lại các vua Giuđa và hàng khanh tướng. Hàng tư tế cũng tuyên chiến với ông (x. Gr 1). Ông đã bị bách hại bởi chính dân tộc ông và cuộc sống bị đầy ải đến chết. Giêrêmia đã trở thành ngôn sứ đặc biệt của Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Cuộc đời của ông báo trước cuộc tử nạn, phép rửa máu của Đức Kitô.
Trong ngữ cảnh của đoạn Tin Mừng, tất cả những xung đột, chia rẽ mà Chúa Giêsu nói đến, đó là hình ảnh biểu tượng những sự việc xảy ra trong quá trình đốt lửa phục sinh để đưa tới hiệp nhất và bình an mà ngài thực hiện trong hành trình tiến về Giêrusalem. Các ngôn sứ cũng nói về hình ảnh biểu tượng chia rẽ của ngày sau hết, thời kỳ Mêssia: “Quả thật, con trai khinh thường cha, con gái đứng lên chống lại mẹ, nàng dâu chống mẹ chồng, người trong nhà hóa ra thù địch” (Mk 7, 6; x. Ml 3, 24).
Thật thế, trong thời kỳ Mêssia, Đức Kitô thắp lửa bùng cháy trong đêm phục sinh cũng đã phải trải qua sự xung đột nội tâm, chia rẽ ý chí và thánh ý của Thiên Chúa Cha nơi Đức Giêsu trong Vườn Cây Dầu. Ngài khủng hoảng trước con đường sắp phải đi, thao thức lo sợ trước chén đắng sắp phải uống và phép rửa máu sắp lãnh nhận (x. Mt 26, 36-46; Lc 22, 39-45), đến nỗi Ngài muốn từ bỏ: “Xin cất chén này khỏi con” (Lc 22, 42) nhưng vì muốn lửa tình yêu Thiên Chúa bùng lên và tỏa sáng, đốt cháy mọi vết nhơ nhân loại, như ông Dacaria đã được linh hứng trước về sứ mạng của Đức Kitô: “Soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tối tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an” (Lc 1, 79), giữa những giằng co xung đột, Ngài đã đặt quyết tâm mạnh: “xin theo ý Cha đừng xin theo ý con” (Lc 22, 43).
Trong cuộc sống hằng ngày, ngay ở giữa chúng ta thấy, có biết bao gương của những con người theo gương thầy Giêsu mang lửa tình yêu và lòng nhiệt tình can đảm trong tim để làm chứng cho sự thật Phúc âm. Họ cũng đã phải chịu “một phép rửa” của đau khổ như Đức Giêsu đã chịu. Chúng ta thấy rõ nơi các nhân vật:
• Cựu Tổng thống Nam phi Nelson Mendela, người được giải thưởng Nobel về Hòa bình, đã bị cầm tù 27 năm vì đấu tranh chống lại nạn kỳ thị chủng tộc đem lại tự do công bình ở Nam phi.
• Yitzak Rabin, cựu thủ tướng Do thái, vì những cố gắng không mệt mỏi mang hòa bình cho dân tộc Do Thái và Palestina đã bị ám sát...
• Đức Tổng Giám mục Oscar Rômêrô vì bảo vệ người nghèo, người bị bóc lột, chống lại quyền lực quân phiệt ở El Salvado, Ngài đã bị đe dọa và bị bắn chết ngay lúc đang dâng Thánh lễ.
Từ kinh nghiệm của Chúa Kitô, của các vị anh hùng mà chúng ta vừa nói trên, gợi lên cho chúng ta - người Kitô hữu khi đối diện trước xung đột nội tâm, chia rẽ, những cảnh tang thương... trong cuộc sống hắng ngày. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng nội tâm bị chia rẽ và đang tranh đấu hiệp nhất trong thánh ý Cha của Đức Kitô nơi vườn Cây Dầu để tiếp tục chiến đấu, vượt qua xung đột hầu lửa tình yêu và bình an được đốt lên trong tâm hồn. Mặc lấy tâm tình của tác giả thư Do Thái: “Chúng ta hãy cương quyết xông pha chiến trận đang chờ đợi ta. Chúng ta hãy nhìn thẳng vào Đức Giêsu -Đấng khơi nguồn đức tin và làm cho nó nên hoàn tất; vì trông mong niềm vui đang chờ đón mình, Người đã chịu khổ giá, bất chấp sự hổ thẹn” (Dt 12,2).
Thật thế, lửa ấy đã bùng lên....
Lm. Vinh Sơn, Sài gòn 13/08/2016.