YÊU VÀ LÀM
CN 15 TN. C
“Tôi phải LÀM gì để được sống đời đời?”. Bài Tin Mừng bắt đầu bằng một lời hỏi thử Chúa Giêsu của một nhà thông luật, với một động từ chủ chốt cho chính lời hỏi ấy: “LÀM”. Cũng với động từ chủ chốt ấy, bài Tin Mừng kết thúc bằng một câu trả lời xác định, và là một lời sai đi, một trách nhiệm cho một sứ mệnh của kẻ muốn sống đời đời: “Ông hãy đi và LÀM như vậy”.
“Làm” là một hoạt động không ngơi nghỉ, gắn kết với ta suốt cả đời. “Làm” có thể đưa ta đến đỉnh cao của danh vọng, của nhân phẩm. Nhưng cũng do “làm”, người ta có thể tự bán đứng chính mình như một thứ hàng xa xí phẩm cho những đổ vỡ lương tâm, cho bao nhiêu thất bại luân lý.
Có khi người ta “làm” những điều tồi tệ không thể tưởng tượng, ngay cả thủ đoạn, nặng hơn, độc ác để mua lấy quyền cao chức cả, điều mà bên ngoài nhìn vào ai cũng cho rằng, họ là những người có địa vị, có giá trị cao, thực chất đó là những cọng rác thối không gì bằng.
Chính vì vậy, “làm” có thể cho ta cuộc sống đời đời. Nhưng cũng chính do “làm”, ta trở thành kẻ đáng lãnh án chết đời đời.
Vậy, “làm” để đạt sự sống đời đời là làm gì? Hay như một người đã hỏi Chúa Giêsu: “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.
Rất đơn giản, muốn sống đời đời, chỉ có mỗi một việc làm duy nhất: YÊU! Yêu Chúa và yêu người.
Nói là đơn giản, nhưng để làm được những gì đã nói, là cả một khoảng cách rất lớn. Nhất là khoảng cách ấy thuộc về lãnh vực đức tin, lãnh vực của giáo huấn đến từ Thiên Chúa.
Chỉ có một đời sống chìm trong đức tin mới có thể rút ngắn dần cả một khoảng cách lớn lao ấy. Chính trong ý nghĩa này mà thánh Augustinô mới dạy rằng: “Hãy yêu rồi làm”. Cũng chính vì phải yêu rồi hãy làm, chúng ta cần nhắc nhớ cho nhau rằng: Nếu phải làm, thì hãy làm trong tình yêu.
Yêu và Làm. Nói như thế vẫn chưa là cụ thể. Chúa Giêsu không dừng lại ở một giáo trình nào, dẫu lý thuyết mà Người dạy là điểm trọng tâm đi nữa. Người đã đưa ra một bằng chứng cụ thể để giải quyết thấu đáo cho vấn đề yêu - làm, vấn đề nền tảng của sự sống đời đời.
Bài học cụ thể mà Chúa hướng dẫn là: “Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô...” (Lc 10, 30-37). Bài học ấy, câu chuyện người Samari nhân hậu ấy, là bằng chứng của tình yêu.
Nếu hôm nay, bạn và tôi có được những nghĩa cử yêu thương như nghĩa cử lớn lao, thật cảm động của người Samari, bạn và tôi đã là người biết yêu và sống yêu: Yêu Chúa, yêu người. Vì yêu Chúa, đòi ta phải sống cho anh em. Và sống cho anh em là bằng chứng lòng ta yêu mến Chúa.
Sau khi đưa ví dụ về người Samari nhân hậu như một bằng chứng của lòng yêu thương, Chúa Giêsu kết luận bằng một lời ban mệnh lệnh: “Ông hãy đi và làm như vậy”. Có nghĩa là: “Ông hãy bắt chước người Samari nhân hậu sống đời sống bác ái yêu thương, để chính ông sẽ được sống đời đời”.
Nếu động từ “làm” ở câu đầu tiên, người thông luật đặt ra chỉ để hỏi thử Chúa Giêsu, “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”, thì ở câu cuối cùng, Chúa cũng trả lời bằng động từ “làm”: “Ông hãy đi và làm như vậy”, thì câu trả lời này, không chỉ là trả lời thật, nhưng còn là câu trả lời mở ra một sứ mạng cho những ai xưng mình là người Công Giáo.
Nếu Chúa Nhật tuần rồi, Hội Thánh cho chúng ta suy niệm bài Tin Mừng về việc Chúa chọn bảy mươi hai môn đệ và sai đi rao giảng Lời Chúa, thì sứ mạng sống và làm chứng cho Lời của Người, không thể không có đức bác ái, lòng mến yêu làm nền tảng.
Vì không ai có thể hiểu nổi, một người chuyên cao rao Lời Chúa, dạy giáo lý rất hay cho anh chị em, giảng thuyết rất thuyết phục người nghe..., lại là người xơ cứng trước nỗi đau của anh chị em, không có một chút tình yêu nào đối với đồng loại, không bao giờ thực hiện một nghĩa cử yêu thương cho bất cứ anh chị em nào...
Nếu lời nói là một trời, còn thái độ sống là một vực như thế, thì tất cả những gì mình nói và sống chỉ là phản chứng của Tin Mừng, chỉ là sự chống đối chính Lời của Thiên Chúa mà thôi.
Như vậy, đức ái chính bằng chứng cho biết một người có sống Tin Mừng của Chúa hay không. Nói cách khác, nhìn từ một góc cạnh nào đó, chính đời sống bác ái là lời rao giảng Tin Mừng hùng hồn nhất, thu hút nhất. Vì rao giảng Lời Chúa, không phải là trao cho người thụ nhận một mớ kiến thức, nhưng là trao cho họ một bằng chứng sống. Nhưng có bằng chứng nào đẹp cho bằng chính đời sống chứng tá của người rao giảng!
Xin cho bạn và tôi là những người Samari của thời đại này, biết “yêu” và biết “làm”, để tất cả chúng ta trở nên dấu chỉ hữu hiệu cho Tin Mừng Tình Yêu của Chúa Kitô. Vậy chúng ta cùng thành tâm dâng lên Chúa một lời nguyện, ai đó đã từng cầu nguyện thế này:
Lạy Chúa, lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau để làm thành một vòng tròn khép kín. Sau đó chúng con hiểu rằng, cần phải buông tay nhau để nhận những người bạn mới, để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng và trái tim dược lớn lên mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng, cần phải nối dòng tay lớn, xuyên qua các đại dương và lục địa, để vòng tay của người được nối với người. Sau hết, tất cả những vòng tay ấy nối với Tạo Hoá.
Chúng con thích Chúa đứng chung một vòng tròn với tất cả loài người chúng con, nắm lấy tay chúng con và đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá, giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau và nhận nhau là anh em.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
CN 15 TN. C
“Tôi phải LÀM gì để được sống đời đời?”. Bài Tin Mừng bắt đầu bằng một lời hỏi thử Chúa Giêsu của một nhà thông luật, với một động từ chủ chốt cho chính lời hỏi ấy: “LÀM”. Cũng với động từ chủ chốt ấy, bài Tin Mừng kết thúc bằng một câu trả lời xác định, và là một lời sai đi, một trách nhiệm cho một sứ mệnh của kẻ muốn sống đời đời: “Ông hãy đi và LÀM như vậy”.
“Làm” là một hoạt động không ngơi nghỉ, gắn kết với ta suốt cả đời. “Làm” có thể đưa ta đến đỉnh cao của danh vọng, của nhân phẩm. Nhưng cũng do “làm”, người ta có thể tự bán đứng chính mình như một thứ hàng xa xí phẩm cho những đổ vỡ lương tâm, cho bao nhiêu thất bại luân lý.
Có khi người ta “làm” những điều tồi tệ không thể tưởng tượng, ngay cả thủ đoạn, nặng hơn, độc ác để mua lấy quyền cao chức cả, điều mà bên ngoài nhìn vào ai cũng cho rằng, họ là những người có địa vị, có giá trị cao, thực chất đó là những cọng rác thối không gì bằng.
Chính vì vậy, “làm” có thể cho ta cuộc sống đời đời. Nhưng cũng chính do “làm”, ta trở thành kẻ đáng lãnh án chết đời đời.
Vậy, “làm” để đạt sự sống đời đời là làm gì? Hay như một người đã hỏi Chúa Giêsu: “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.
Rất đơn giản, muốn sống đời đời, chỉ có mỗi một việc làm duy nhất: YÊU! Yêu Chúa và yêu người.
Nói là đơn giản, nhưng để làm được những gì đã nói, là cả một khoảng cách rất lớn. Nhất là khoảng cách ấy thuộc về lãnh vực đức tin, lãnh vực của giáo huấn đến từ Thiên Chúa.
Chỉ có một đời sống chìm trong đức tin mới có thể rút ngắn dần cả một khoảng cách lớn lao ấy. Chính trong ý nghĩa này mà thánh Augustinô mới dạy rằng: “Hãy yêu rồi làm”. Cũng chính vì phải yêu rồi hãy làm, chúng ta cần nhắc nhớ cho nhau rằng: Nếu phải làm, thì hãy làm trong tình yêu.
Yêu và Làm. Nói như thế vẫn chưa là cụ thể. Chúa Giêsu không dừng lại ở một giáo trình nào, dẫu lý thuyết mà Người dạy là điểm trọng tâm đi nữa. Người đã đưa ra một bằng chứng cụ thể để giải quyết thấu đáo cho vấn đề yêu - làm, vấn đề nền tảng của sự sống đời đời.
Bài học cụ thể mà Chúa hướng dẫn là: “Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô...” (Lc 10, 30-37). Bài học ấy, câu chuyện người Samari nhân hậu ấy, là bằng chứng của tình yêu.
Nếu hôm nay, bạn và tôi có được những nghĩa cử yêu thương như nghĩa cử lớn lao, thật cảm động của người Samari, bạn và tôi đã là người biết yêu và sống yêu: Yêu Chúa, yêu người. Vì yêu Chúa, đòi ta phải sống cho anh em. Và sống cho anh em là bằng chứng lòng ta yêu mến Chúa.
Sau khi đưa ví dụ về người Samari nhân hậu như một bằng chứng của lòng yêu thương, Chúa Giêsu kết luận bằng một lời ban mệnh lệnh: “Ông hãy đi và làm như vậy”. Có nghĩa là: “Ông hãy bắt chước người Samari nhân hậu sống đời sống bác ái yêu thương, để chính ông sẽ được sống đời đời”.
Nếu động từ “làm” ở câu đầu tiên, người thông luật đặt ra chỉ để hỏi thử Chúa Giêsu, “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”, thì ở câu cuối cùng, Chúa cũng trả lời bằng động từ “làm”: “Ông hãy đi và làm như vậy”, thì câu trả lời này, không chỉ là trả lời thật, nhưng còn là câu trả lời mở ra một sứ mạng cho những ai xưng mình là người Công Giáo.
Nếu Chúa Nhật tuần rồi, Hội Thánh cho chúng ta suy niệm bài Tin Mừng về việc Chúa chọn bảy mươi hai môn đệ và sai đi rao giảng Lời Chúa, thì sứ mạng sống và làm chứng cho Lời của Người, không thể không có đức bác ái, lòng mến yêu làm nền tảng.
Vì không ai có thể hiểu nổi, một người chuyên cao rao Lời Chúa, dạy giáo lý rất hay cho anh chị em, giảng thuyết rất thuyết phục người nghe..., lại là người xơ cứng trước nỗi đau của anh chị em, không có một chút tình yêu nào đối với đồng loại, không bao giờ thực hiện một nghĩa cử yêu thương cho bất cứ anh chị em nào...
Nếu lời nói là một trời, còn thái độ sống là một vực như thế, thì tất cả những gì mình nói và sống chỉ là phản chứng của Tin Mừng, chỉ là sự chống đối chính Lời của Thiên Chúa mà thôi.
Như vậy, đức ái chính bằng chứng cho biết một người có sống Tin Mừng của Chúa hay không. Nói cách khác, nhìn từ một góc cạnh nào đó, chính đời sống bác ái là lời rao giảng Tin Mừng hùng hồn nhất, thu hút nhất. Vì rao giảng Lời Chúa, không phải là trao cho người thụ nhận một mớ kiến thức, nhưng là trao cho họ một bằng chứng sống. Nhưng có bằng chứng nào đẹp cho bằng chính đời sống chứng tá của người rao giảng!
Xin cho bạn và tôi là những người Samari của thời đại này, biết “yêu” và biết “làm”, để tất cả chúng ta trở nên dấu chỉ hữu hiệu cho Tin Mừng Tình Yêu của Chúa Kitô. Vậy chúng ta cùng thành tâm dâng lên Chúa một lời nguyện, ai đó đã từng cầu nguyện thế này:
Lạy Chúa, lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau để làm thành một vòng tròn khép kín. Sau đó chúng con hiểu rằng, cần phải buông tay nhau để nhận những người bạn mới, để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng và trái tim dược lớn lên mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng, cần phải nối dòng tay lớn, xuyên qua các đại dương và lục địa, để vòng tay của người được nối với người. Sau hết, tất cả những vòng tay ấy nối với Tạo Hoá.
Chúng con thích Chúa đứng chung một vòng tròn với tất cả loài người chúng con, nắm lấy tay chúng con và đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá, giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau và nhận nhau là anh em.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH