Trung Quốc: Sự im lặng của Vatican về trường hợp của ĐGM Tađêô Mã Đạt Khâm đã gây ra hiểu lầm và tranh cãi
Asia News. - Đức Cha Tađêô Mã Đạt Khâm (Ma Daqin) đã trải qua bốn năm quản thúc tại gia khi ngài rời bỏ Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA). Hôm 12 tháng 6 vừa qua, ngài 'thú nhận' sai lầm này bằng một bài viết trên blog cá nhân và ca ngợi CPCA "đóng vai trò không thể thay thế" trong sự phát triển của Giáo Hội tại Trung Quốc.
Nhiều người Công Giáo và bạn bè của vị giám mục này tin rằng ngài bị ép buộc phải viết như vậy, và nội dung của nó là "tiêu cực". Tuy nhiên, một linh mục ở miền bắc Trung Quốc (cũng dưới sự giám sát của chính phủ) có nhận xét khoan dung hơn đối với Đức Cha Mã.
"Sự thay đổi của Đức Cha Mã là điều dễ hiểu. Ngài chấp nhận đối diện với tất cả những sự nhục mạ [mà ngài nhận] sau khi đã xem xét kĩ lưỡng. Ngài làm điều đó vì lợi ích giáo phận của mình, để ngài có thể quay trở lại chăm sóc giáo phận".
Linh mục này nói thêm: "Chính phủ Trung Quốc đã bị sốc và 'mất thể diện' vì thái độ của Đức Cha Mã cách đây bốn năm. Sự ăn năn và lời khen ngợi Hiệp hội Yêu nước trên blog của ngài khiến cho chính phủ lấy lại danh dự, và điều này có thể làm mọi việc dễ dàng hơn cho chính Đức Cha Mã".
Tuy vậy, đối với nhiều người Công Giáo ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, bất ngờ lớn nhất là sự im lặng của Vatican. Nhiều người muốn Tòa Thánh giải thích bài viết đó của Đức Cha Mã có hay không có "yếu tố mâu thuẫn với giáo lý Công Giáo".
Có phủ nhận lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI?
Thực tế, bài viết đó hết lời ca ngợi xa hoa cho CPCA, làm suy yếu những gì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nói trong lá thư mà ngài gửi đến người Công Giáo Trung Quốc (2007), mà cụ thể là việc thực hiện "các nguyên tắc tự lập, tự chủ, tự quản và điều hành Giáo Hội theo mô hình dân sự là không phù hợp với giáo lý Công Giáo" (đoạn số 7). Đối với nhiều người Trung Quốc, sự im lặng của Vatican tạo nên ấn tượng rằng lá thư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bị phủ nhận. Một vị giáo sĩ 70 tuổi đặt câu hỏi: "Phải chăng lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho người Công Giáo Trung Quốc đã bị phủ nhận? Nếu vậy thì ai đã làm điều đó? Với thẩm quyền nào? Khi mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng nó vẫn còn giá trị?"
"Chúng ta cứ giả định rằng, cái lí lẽ của Đức Cha Mã khi viết bài ấy là ngài muốn nỗ lực để đạt được một thỏa thuận với chính quyền. Vậy có chăng đó là một nguy cơ đặt hành trình đức tin vào bàn tay của mưu chước chính trị? Thỏa hiệp này sẽ đi được bao xa? Một khi chúng ta chấp nhận hạ mình xuống vì một giải pháp, chúng ta đang ở trên một con dốc trơn trượt. Nó sẽ kết thúc ở đâu? Điều gì quan trọng đối với chúng ta? Chúng ta phải chấp nhận tất cả những gì CPCA và chính phủ bảo chúng ta hay sao? Chúng ta phải chấp nhận các giám mục bị vạ tuyệt thông hay sao? Chúng ta phải chấp nhận các vị giám mục bất hợp thức (những vị chưa chính thức bị vạ tuyệt thông) hay sao? Nếu điều đó xảy ra, sẽ không còn chân lý. Thế thì lí do gì cứ mãi tiếp tục làm Kitô hữu?"
Nhiều người dự đoán Đức Cha Mã sẽ có kết cục như Đức Cha Ngô Khâm Kính (Wu Qin-Qing), giám mục giáo phận Chu Chí - Zhouzhi (Thiểm Tây - Shaanxi). Được tấn phong giám mục mà không có sự cho phép của CPCA, ngài bị giam trong xà lim suốt mười năm. Cuối cùng, ngài đã được chính phủ đồng ý đặt làm giám mục cho giáo phận của ngài sau khi ngài chịu đồng tế với một giám mục bất hợp thức.
"Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ thấy Giám mục Tađêô Mã Đạt Khâm đồng tế thánh lễ với một giám mục bất hợp thức, hoặc ngài sẽ được đưa vào một chương trình 'cải hoán', nhằm chuẩn bị cho Đại hội lần thứ IX (Đại hội Đại biểu Công Giáo Trung Quốc), thậm chí ở trong Đại hội".
"Sự im lặng của Vatican trong tình huống này là một điều thực sự tệ hại, vì nó tạo ra sự hiểu nhầm nhiều hơn, nghiêm trọng hơn", một giáo sĩ từ giáo phận ở miền trung Trung Quốc cay đắng nói.
Một vị giám mục khác ở miền Nam cũng cảm thấy khá bối rối bởi sự im lặng của Tòa Thánh. "Người viết bài là ai không quan trọng, nhưng Tòa Thánh phải minh định rằng bài viết đó chứa những yếu tố không phù hợp với giáo lý của Giáo Hội. Nếu không, điều này sẽ tạo ra sự ngờ vực và sợ hãi, như thể ai đó ở Vatican cho phép Giám mục Mã Đạt Khâm được 'cải hoán', có lẽ hy vọng sẽ được tham gia vào trong cuộc đối thoại với chính phủ Trung Quốc. Tòa Thánh cứ im lặng thì chỉ tạo ra sự hiểu nhầm và xảy ra nhiều thắc mắc mà thôi".
Thất bại của cuộc đàm phán Tòa Thánh - Trung Quốc
Một chuyên gia nghiên cứu từ Bắc Kinh nhận định, Đức Cha Mã Đạt Khâm là đại diện cho "sự thất bại trong đối sách của Vatican với Trung Quốc. Nếu bài viết đó đích thật là của Đức Cha Mã, chúng ta phải thừa nhận rằng chính sách của Vatican (là cố gắng thiết lập quan hệ với chính phủ Trung Quốc trong khi lại nhấn mạnh rằng CPCA trái với giáo lý Công Giáo) là một thất bại. Còn nếu bài viết đó không phải của Đức Cha Mã thì rõ ràng đó là một hành động ép buộc và cưỡng bức mà không có ai lên tiếng, thậm chí là cả Tòa Thánh".
"Những gì mà kịch bản này phơi bày chính là sự thất bại trong chính sách của Vatican. Từ việc chưa bao giờ hỗ trợ tinh thần cho Đức Cha Mã Đạt Khâm, mặc dù ngài đã gửi nhiều thông điệp đến cho Đức Giáo Hoàng. Ngài chỉ nhận được một sự im lặng đáng hổ thẹn".
"Nếu Đức Cha Mã đã buộc phải viết bài đó trên blog của mình, có nghĩa rằng ngài là nạn nhân của bạo lực, buộc phải tuân theo chính sách của chế độ vi phạm tự do tôn giáo. Điều này một lần nữa cho thấy chính sách thất bại của Vatican trước chính phủ Trung Quốc. Cuộc đối thoại ấy đã không dành cho vị giám mục đáng thương này, ngay cả một chút tự do tối thiểu".
Điều đáng chú ý là qua trường hợp này, một số nhà bình luận lại có suy nghĩ ngược lại về mối quan hệ gần đây giữa Trung Quốc và Vatican, mà cụ thể, chuyện Đức Cha Mã Đạt Khâm là một dấu hiệu hy vọng cho các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh, vì nó loại bỏ được một số trở ngại.
Tóm lại, chính quyền Trung Quốc đã không đưa ra một bản án nào mà đã quản thúc tại gia Đức Cha Mã suốt bốn năm. Một vị giám mục Công Giáo đã không thể liên lạc với thế giới bên ngoài để trình bày những gì ngài thực sự mong muốn, những gì ngài đang sống hoặc những gì ngài đang chịu đựng, mà không có ai đồng cảm. Ngài chỉ là một trường hợp trong mối quan hệ - lúc thì bình yên, lúc thì sóng gió - giữa Trung Quốc và Tòa Thánh. (AsiaNews)
Chân Phương
Asia News. - Đức Cha Tađêô Mã Đạt Khâm (Ma Daqin) đã trải qua bốn năm quản thúc tại gia khi ngài rời bỏ Hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA). Hôm 12 tháng 6 vừa qua, ngài 'thú nhận' sai lầm này bằng một bài viết trên blog cá nhân và ca ngợi CPCA "đóng vai trò không thể thay thế" trong sự phát triển của Giáo Hội tại Trung Quốc.
Nhiều người Công Giáo và bạn bè của vị giám mục này tin rằng ngài bị ép buộc phải viết như vậy, và nội dung của nó là "tiêu cực". Tuy nhiên, một linh mục ở miền bắc Trung Quốc (cũng dưới sự giám sát của chính phủ) có nhận xét khoan dung hơn đối với Đức Cha Mã.
"Sự thay đổi của Đức Cha Mã là điều dễ hiểu. Ngài chấp nhận đối diện với tất cả những sự nhục mạ [mà ngài nhận] sau khi đã xem xét kĩ lưỡng. Ngài làm điều đó vì lợi ích giáo phận của mình, để ngài có thể quay trở lại chăm sóc giáo phận".
Linh mục này nói thêm: "Chính phủ Trung Quốc đã bị sốc và 'mất thể diện' vì thái độ của Đức Cha Mã cách đây bốn năm. Sự ăn năn và lời khen ngợi Hiệp hội Yêu nước trên blog của ngài khiến cho chính phủ lấy lại danh dự, và điều này có thể làm mọi việc dễ dàng hơn cho chính Đức Cha Mã".
Tuy vậy, đối với nhiều người Công Giáo ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, bất ngờ lớn nhất là sự im lặng của Vatican. Nhiều người muốn Tòa Thánh giải thích bài viết đó của Đức Cha Mã có hay không có "yếu tố mâu thuẫn với giáo lý Công Giáo".
Có phủ nhận lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI?
Thực tế, bài viết đó hết lời ca ngợi xa hoa cho CPCA, làm suy yếu những gì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nói trong lá thư mà ngài gửi đến người Công Giáo Trung Quốc (2007), mà cụ thể là việc thực hiện "các nguyên tắc tự lập, tự chủ, tự quản và điều hành Giáo Hội theo mô hình dân sự là không phù hợp với giáo lý Công Giáo" (đoạn số 7). Đối với nhiều người Trung Quốc, sự im lặng của Vatican tạo nên ấn tượng rằng lá thư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bị phủ nhận. Một vị giáo sĩ 70 tuổi đặt câu hỏi: "Phải chăng lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi cho người Công Giáo Trung Quốc đã bị phủ nhận? Nếu vậy thì ai đã làm điều đó? Với thẩm quyền nào? Khi mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng nó vẫn còn giá trị?"
"Chúng ta cứ giả định rằng, cái lí lẽ của Đức Cha Mã khi viết bài ấy là ngài muốn nỗ lực để đạt được một thỏa thuận với chính quyền. Vậy có chăng đó là một nguy cơ đặt hành trình đức tin vào bàn tay của mưu chước chính trị? Thỏa hiệp này sẽ đi được bao xa? Một khi chúng ta chấp nhận hạ mình xuống vì một giải pháp, chúng ta đang ở trên một con dốc trơn trượt. Nó sẽ kết thúc ở đâu? Điều gì quan trọng đối với chúng ta? Chúng ta phải chấp nhận tất cả những gì CPCA và chính phủ bảo chúng ta hay sao? Chúng ta phải chấp nhận các giám mục bị vạ tuyệt thông hay sao? Chúng ta phải chấp nhận các vị giám mục bất hợp thức (những vị chưa chính thức bị vạ tuyệt thông) hay sao? Nếu điều đó xảy ra, sẽ không còn chân lý. Thế thì lí do gì cứ mãi tiếp tục làm Kitô hữu?"
Nhiều người dự đoán Đức Cha Mã sẽ có kết cục như Đức Cha Ngô Khâm Kính (Wu Qin-Qing), giám mục giáo phận Chu Chí - Zhouzhi (Thiểm Tây - Shaanxi). Được tấn phong giám mục mà không có sự cho phép của CPCA, ngài bị giam trong xà lim suốt mười năm. Cuối cùng, ngài đã được chính phủ đồng ý đặt làm giám mục cho giáo phận của ngài sau khi ngài chịu đồng tế với một giám mục bất hợp thức.
"Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ thấy Giám mục Tađêô Mã Đạt Khâm đồng tế thánh lễ với một giám mục bất hợp thức, hoặc ngài sẽ được đưa vào một chương trình 'cải hoán', nhằm chuẩn bị cho Đại hội lần thứ IX (Đại hội Đại biểu Công Giáo Trung Quốc), thậm chí ở trong Đại hội".
"Sự im lặng của Vatican trong tình huống này là một điều thực sự tệ hại, vì nó tạo ra sự hiểu nhầm nhiều hơn, nghiêm trọng hơn", một giáo sĩ từ giáo phận ở miền trung Trung Quốc cay đắng nói.
Một vị giám mục khác ở miền Nam cũng cảm thấy khá bối rối bởi sự im lặng của Tòa Thánh. "Người viết bài là ai không quan trọng, nhưng Tòa Thánh phải minh định rằng bài viết đó chứa những yếu tố không phù hợp với giáo lý của Giáo Hội. Nếu không, điều này sẽ tạo ra sự ngờ vực và sợ hãi, như thể ai đó ở Vatican cho phép Giám mục Mã Đạt Khâm được 'cải hoán', có lẽ hy vọng sẽ được tham gia vào trong cuộc đối thoại với chính phủ Trung Quốc. Tòa Thánh cứ im lặng thì chỉ tạo ra sự hiểu nhầm và xảy ra nhiều thắc mắc mà thôi".
Thất bại của cuộc đàm phán Tòa Thánh - Trung Quốc
Một chuyên gia nghiên cứu từ Bắc Kinh nhận định, Đức Cha Mã Đạt Khâm là đại diện cho "sự thất bại trong đối sách của Vatican với Trung Quốc. Nếu bài viết đó đích thật là của Đức Cha Mã, chúng ta phải thừa nhận rằng chính sách của Vatican (là cố gắng thiết lập quan hệ với chính phủ Trung Quốc trong khi lại nhấn mạnh rằng CPCA trái với giáo lý Công Giáo) là một thất bại. Còn nếu bài viết đó không phải của Đức Cha Mã thì rõ ràng đó là một hành động ép buộc và cưỡng bức mà không có ai lên tiếng, thậm chí là cả Tòa Thánh".
"Những gì mà kịch bản này phơi bày chính là sự thất bại trong chính sách của Vatican. Từ việc chưa bao giờ hỗ trợ tinh thần cho Đức Cha Mã Đạt Khâm, mặc dù ngài đã gửi nhiều thông điệp đến cho Đức Giáo Hoàng. Ngài chỉ nhận được một sự im lặng đáng hổ thẹn".
"Nếu Đức Cha Mã đã buộc phải viết bài đó trên blog của mình, có nghĩa rằng ngài là nạn nhân của bạo lực, buộc phải tuân theo chính sách của chế độ vi phạm tự do tôn giáo. Điều này một lần nữa cho thấy chính sách thất bại của Vatican trước chính phủ Trung Quốc. Cuộc đối thoại ấy đã không dành cho vị giám mục đáng thương này, ngay cả một chút tự do tối thiểu".
Điều đáng chú ý là qua trường hợp này, một số nhà bình luận lại có suy nghĩ ngược lại về mối quan hệ gần đây giữa Trung Quốc và Vatican, mà cụ thể, chuyện Đức Cha Mã Đạt Khâm là một dấu hiệu hy vọng cho các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh, vì nó loại bỏ được một số trở ngại.
Tóm lại, chính quyền Trung Quốc đã không đưa ra một bản án nào mà đã quản thúc tại gia Đức Cha Mã suốt bốn năm. Một vị giám mục Công Giáo đã không thể liên lạc với thế giới bên ngoài để trình bày những gì ngài thực sự mong muốn, những gì ngài đang sống hoặc những gì ngài đang chịu đựng, mà không có ai đồng cảm. Ngài chỉ là một trường hợp trong mối quan hệ - lúc thì bình yên, lúc thì sóng gió - giữa Trung Quốc và Tòa Thánh. (AsiaNews)
Chân Phương