ƠN GỌI LINH MỤC TỪ SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT
Xuất thân trong một gia đình nghèo gốc Bắc Năm Tư, sinh sống tại Xứ Nam Hưng, Hạt Hóc Môn, Tổng Giáo phận Saigòn, ngay từ tấm bé cậu Phao Lô Nguyễn Kim Sơn đã được giáo dục trong nôi đạo hạnh, rặc bản chất miền Bắc. Cũng từ nơi chôn nhau cắt rốn mà ông bà Cố đã chọn đặt cho cậu cái tên để nhớ về quê cha đất tổ Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình.
Sống đơn sơ hiền lành, chăm chỉ học tập, cậu Kim Sơn đã tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Thành phố Saigòn chuyên ngành tiếng Anh và đi dạy. Thế nhưng nghề thầy giáo không đảm bảo bớt gánh năng kinh tế gia đình, thầy Kim Sơn đã thi tuyển vào làm nhân viên An Ninh Sân bay Tân Sơn Nhất. Sau bốn năm trời, thầy được chọn đi học tập tại Nga theo chương trình giữa Cục Hàng Không Nga và Việt Nam nhưng rồi chương trình thay đổi. Và Sân bay đưa hệ thống ống lồng vào hoạt động, thầy đã ứng tuyển và chuyển qua làm chuyên viên vận hành ống lồng của nhà ga Tân Sơn Nhất.
Trong suốt thời gian làm việc tại Sân bay Tân Sơn Nhất, mỗi ngày đi làm về gần 50 km, ấy thế mà anh Sơn vẫn tham gia học giáo lý viên và dạy giáo lý cho thiếu nhi xứ Nam Hưng và sinh hoạt giới trẻ trong giáo xứ và giáo hạt. Sự tích cực và nhiệt thành của anh giúp cho giới trẻ có sân chơi ấm tình người và tích cực tham dự thánh lễ, sinh hoạt giới trẻ.
Có lẽ bấy nhiêu cũng chưa đủ với anh giáo lý viên Sơn! Nên anh cứ thao thức mà không nhận ra. Bỗng dưng anh nghĩ đến chuyện gia đình! Mải mưu sinh và chăm chỉ với việc giáo lý viên mà anh như quên đi chuyện gia đình. Ở tuổi 36, anh tìm đến cha bề trên Dòng XiTô và tĩnh tâm. Cứ mỗi cuối tuần, anh lại về thẳng tu viện Xitô tịnh tâm. Rồi anh mạnh dạn quyết định theo tiếng gọi mới “đi tu”. Đây là quyết định mà chưa bao giờ anh có khái niệm. Nên anh cũng đắn đo, suy nghĩ nhiều. Lạ một điều, khi quyết định đi tu, anh lại ước nguyện phục vụ ở một nơi nào xa xôi. Anh đã đến gặp cha Augustino Nguyễn Viết Chung, lúc đó là bề trên tu viên Thánh Vicent De Paul. Sau 30 phút gặp gỡ, cha Chung từ chối với lý do khá tế nhị “anh này giỏi, nhưng anh nên đi bên triều thì hợp với anh”.
Anh lại bày tỏ ước nguyện với cha Stephano Huỳnh Trụ, chánh xứ Phanxico Xavie, một linh mục người Hoa, phục vụ cộng đồng người Hoa chợ Lớn. Cha hướng anh đi Canada nhưng ý Chúa, phái đoàn lại lỡ hẹn và cha Trụ đã gợi ý đi HongKong. Nghe 2 chữ HongKong, anh lúng túng trả lời dạ. Sự lung túng của anh là cha Trụ hỏi anh có điều gì muốn nói không? Anh nhẹ nhàng thưa con chỉ biết tiếng Phổ thông. Vì người HongKong nói tiếng Cantonese. Thực tế, lúc đó anh là giáo viên dạy tiếng Anh, anh còn biết tiếng Pháp, Nga và tiếng Mandarin. Đây có thể là dấu chỉ ơn gọi của anh vì trong 6 năm làm nhân viên An ninh Sân bay, lúc nào anh cũng có quyển sách tự học tiếng Hoa bên mình và cặm cụi tập viết từng chữ. Vì tiếng gọi mà anh qua Đài Loan tìm hiểu, tham gia các chương trình với giáo xứ Kaoshiung. Giáo dân thấy nhiệt huyết nới anh mà dành nhiều thời gian nói tiếng Hoa và sửa từng câu chữ, cách phát âm. Thật vui nhộn, giáo dân qua Việt Nam tham quan và anh có cơ hội thực tập tiếng Hoa. Chỉ với 3 tuần mà anh nói lưu loát.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-Kiun) đã chấp nhận đơn xin dự tu của anh Kim Sơn. Và tháng 7 năm 2008, anh rời Việt Nam sang HongKong học tiếng Quảng 2 năm. Năm 2009, anh vào chủng viện HongKong. Theo chương trình của chủng viện, thầy đăng ký học đúng đủ chương trình trong khi các thầy bạn thắc mắc sao không đăng ký học ít môn thôi cho đỡ vất vả? Thầy chỉ nghĩ, thôi chương trình của chủng viện, mình cố gắng học theo đúng chương trình để thấu hiểu kế hoạch đào tạo linh mục của Tổng giáo phận HongKong và cho xong sớm đỡ gánh nặng cho các cha.
Ngày 14/11/2015, Đức Hồng Y Gioan Thang Han (John Tong Hon) đã phong chức phó tế cho thầy Phao Lô Nguyễn Kim Sơn. Vì điều kiện gia đình xa xôi, thầy lặng lẽ đón nhận ơn Chúa như ý định tiền nhiệm và đón nhận những lời chúc mừng, chia vui của giáo dân HongKong như niềm vui bên Bà Cố, gia đình, bạn bè tại quê nhà Việt Nam.
Khi thầy chia sẽ quyết định đi tu với Ông Bà Cố, Bà Cố chỉ nói nhỏ nhẹ với thầy rằng: với điều kiện, hoàn cảnh gia đình mình thì đây là điều như hoang tưởng. Bởi ơn gọi linh mục cao quý mà gia đình mình lại không xứng đáng. Con hãy suy nghĩ cho cẩn thận. Thầy cũng chỉ gẫm suy trong lòng và tiến bước. Nhiều lần Bà Cố tham dự các thánh lễ phong chức linh mục mà Bà Cố chỉ dám thầm cầu xin cho cậu con trai sống khỏe mạnh, đầy ơn Chúa chứ chẳng dám cầu xin cho thầy được ơn bền đỗ, được làm tu sĩ hay linh mục. Bởi Bà Cố không dám ước mơ. Thậm chí mọi người trong gia đình vẫn giữ kín chuyện thầy gia nhập Đại chủng viện HongKong cho đến ngày hôm nay dù thầy đã lãnh tác vụ phó tế.
Vào ngày 20/08/2016, Đức Hồng Y Gioan Thang Han sẽ phong chức linh mục cho thầy Phao Lô Nguyễn Kim Sơn.
Niềm vui cho Tổng Giáo phận HongKong cũng là niềm vui cho những người Việt Nam sinh sống tại HongKong có được người anh em đồng hành trên con đường đức tin, người tôi tớ phục vụ và mục vụ. Đồng thời cũng là niềm vui hạnh cho Gia đình Bà Cố và các bạn bè thân hữu của thầy.
Chúng ta không quên hiệp ý với thầy trong ngày lãnh chức linh mục. Dù ở đâu chúng con cũng cầu nguyện cho cha, tân cử linh mục của Chúa Kitô, vị Thượng tế tối cao.
Xuất thân trong một gia đình nghèo gốc Bắc Năm Tư, sinh sống tại Xứ Nam Hưng, Hạt Hóc Môn, Tổng Giáo phận Saigòn, ngay từ tấm bé cậu Phao Lô Nguyễn Kim Sơn đã được giáo dục trong nôi đạo hạnh, rặc bản chất miền Bắc. Cũng từ nơi chôn nhau cắt rốn mà ông bà Cố đã chọn đặt cho cậu cái tên để nhớ về quê cha đất tổ Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình.
Trong suốt thời gian làm việc tại Sân bay Tân Sơn Nhất, mỗi ngày đi làm về gần 50 km, ấy thế mà anh Sơn vẫn tham gia học giáo lý viên và dạy giáo lý cho thiếu nhi xứ Nam Hưng và sinh hoạt giới trẻ trong giáo xứ và giáo hạt. Sự tích cực và nhiệt thành của anh giúp cho giới trẻ có sân chơi ấm tình người và tích cực tham dự thánh lễ, sinh hoạt giới trẻ.
Có lẽ bấy nhiêu cũng chưa đủ với anh giáo lý viên Sơn! Nên anh cứ thao thức mà không nhận ra. Bỗng dưng anh nghĩ đến chuyện gia đình! Mải mưu sinh và chăm chỉ với việc giáo lý viên mà anh như quên đi chuyện gia đình. Ở tuổi 36, anh tìm đến cha bề trên Dòng XiTô và tĩnh tâm. Cứ mỗi cuối tuần, anh lại về thẳng tu viện Xitô tịnh tâm. Rồi anh mạnh dạn quyết định theo tiếng gọi mới “đi tu”. Đây là quyết định mà chưa bao giờ anh có khái niệm. Nên anh cũng đắn đo, suy nghĩ nhiều. Lạ một điều, khi quyết định đi tu, anh lại ước nguyện phục vụ ở một nơi nào xa xôi. Anh đã đến gặp cha Augustino Nguyễn Viết Chung, lúc đó là bề trên tu viên Thánh Vicent De Paul. Sau 30 phút gặp gỡ, cha Chung từ chối với lý do khá tế nhị “anh này giỏi, nhưng anh nên đi bên triều thì hợp với anh”.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-Kiun) đã chấp nhận đơn xin dự tu của anh Kim Sơn. Và tháng 7 năm 2008, anh rời Việt Nam sang HongKong học tiếng Quảng 2 năm. Năm 2009, anh vào chủng viện HongKong. Theo chương trình của chủng viện, thầy đăng ký học đúng đủ chương trình trong khi các thầy bạn thắc mắc sao không đăng ký học ít môn thôi cho đỡ vất vả? Thầy chỉ nghĩ, thôi chương trình của chủng viện, mình cố gắng học theo đúng chương trình để thấu hiểu kế hoạch đào tạo linh mục của Tổng giáo phận HongKong và cho xong sớm đỡ gánh nặng cho các cha.
Ngày 14/11/2015, Đức Hồng Y Gioan Thang Han (John Tong Hon) đã phong chức phó tế cho thầy Phao Lô Nguyễn Kim Sơn. Vì điều kiện gia đình xa xôi, thầy lặng lẽ đón nhận ơn Chúa như ý định tiền nhiệm và đón nhận những lời chúc mừng, chia vui của giáo dân HongKong như niềm vui bên Bà Cố, gia đình, bạn bè tại quê nhà Việt Nam.
Khi thầy chia sẽ quyết định đi tu với Ông Bà Cố, Bà Cố chỉ nói nhỏ nhẹ với thầy rằng: với điều kiện, hoàn cảnh gia đình mình thì đây là điều như hoang tưởng. Bởi ơn gọi linh mục cao quý mà gia đình mình lại không xứng đáng. Con hãy suy nghĩ cho cẩn thận. Thầy cũng chỉ gẫm suy trong lòng và tiến bước. Nhiều lần Bà Cố tham dự các thánh lễ phong chức linh mục mà Bà Cố chỉ dám thầm cầu xin cho cậu con trai sống khỏe mạnh, đầy ơn Chúa chứ chẳng dám cầu xin cho thầy được ơn bền đỗ, được làm tu sĩ hay linh mục. Bởi Bà Cố không dám ước mơ. Thậm chí mọi người trong gia đình vẫn giữ kín chuyện thầy gia nhập Đại chủng viện HongKong cho đến ngày hôm nay dù thầy đã lãnh tác vụ phó tế.
Niềm vui cho Tổng Giáo phận HongKong cũng là niềm vui cho những người Việt Nam sinh sống tại HongKong có được người anh em đồng hành trên con đường đức tin, người tôi tớ phục vụ và mục vụ. Đồng thời cũng là niềm vui hạnh cho Gia đình Bà Cố và các bạn bè thân hữu của thầy.
Chúng ta không quên hiệp ý với thầy trong ngày lãnh chức linh mục. Dù ở đâu chúng con cũng cầu nguyện cho cha, tân cử linh mục của Chúa Kitô, vị Thượng tế tối cao.