Linh mục đoàn hạt Thuận Nghĩa thăm và tặng quà các giáo xứ ven biển Hà Tĩnh và Quảng Bình
Đau đáu với lời mời gọi tha thiết của Vị Cha chung giáo phận, ngày 15/6/2016, linh mục đoàn hạt Thuận Nghĩa đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ một phần vật chất cho các nạn nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung, tại các giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh), Trừng Hải và Xuân Hòa (Quảng Bình). Ngoài món quà tinh thần, tổng giá trị phần hỗ trợ (gạo và tiền mặt) là 410 triệu đồng.
Xem Hình
Đoàn cứu trợ, bao gồm cha quản hạt, các cha quản xứ và thành viên hội đồng mục vụ của 15 giáo xứ trong hạt Thuận Nghĩa, khởi hành vào 6h sáng. Cái khắc nghiệt của thời tiết, cái xa xôi về khoảng cách địa lý dường như không làm giảm bớt sự hứng khởi và nhiệt huyết của đoàn. Bởi chuyến đi không chỉ chở nặng những bao gạo, những món quà, mà còn là tình thương của các mục tử, là tấm lòng nhân ái của gần 50 ngàn con tim giáo dân hạt Thuận Nghĩa đang hướng về những người đang gánh chịu nỗi đau mang tên “thảm họa ô nhiễm môi trường biển”.
Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là giáo xứ Trừng Hải, hạt Hướng Phương, Quảng Bình. Đến với giáo xứ lúc 10h sáng, đoàn được đón tiếp bởi dáng vẻ khả kính của cha quản xứ Phêrô Nguyễn Bình Yên, bởi những khuôn mặt hồ hởi của bà con giáo xứ. Những bì gạo được chuyển xuống xe trong tiếng cười rôm rả, nhưng không quên lời cảm ơn rối rít của bà con. Sự chất phác, đượm chút mặn mà, khắc khổ của người dân vùng biển miền quê là đặc sản nơi đây.
Rời Trừng Hải, đoàn đến với giáo xứ Xuân Hòa, hạt Hướng Phương, Quảng Bình, một giáo xứ có nhiều bước chuyển mình trong thời gian gần đây những vẫn không tránh khỏi sự phá hoại của thảm họa ô nhiễm môi trường. Vẫn là những lời kể đã từng nghe: dân không đi biển được, có đi thì cũng không bán được cá, hơn hai tháng rồi phải ăn cầm chừng…, nhưng chưa bao giờ vơi bớt đau thương. Sau khi nhận sự hỗ trợ, cha quản xứ Phêrô Mai Xuân Ái đã dẫn đoàn ra xem một khu vực tập kết cá. Không có gì đáng nói, nếu đây không phải là gần một tấn cá được thu gom để tiêu hủy cách an toàn, vì chúng bị nghi ngờ có nhiễm chất độc. Nhất quyết không cho số cá này được tiêu thụ, cha Phêrô đã thu mua tất cả để tiêu hủy. Đau lòng lắm, tiếc lắm khi bao công sức của những ngư dân tan thành mây khói!
Khi trời đang đổ lửa, đoàn tiếp tục chuyến hành trình của mình. Điểm dừng chân cuối cùng là giáo xứ Đông Yên, hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Sau khi đến thăm địa điểm mới mà nhà thờ giáo xứ đang xây dựng, đoàn đến với khu đất cũ. Ấn tượng đầu tiên kèm theo chút ngậm ngùi, xót xa là cảnh hoang tàn với đống gạch đá, với những căn nhà đang bị đập dở dang. Đoàn dừng lại ở sân nhà thờ cũ và nói chuyện với một số người dân đang có mặt ở đây. Một phút sau tiếng chuông, những người đang bám trụ tại khu đất cũ (158 hộ) đã có mặt khắp sân nhà thờ. Những câu chuyện được kể, những khó khăn của người dân được chia sẻ. Người quạt, người che nắng cho các vị chủ chăn, người thao thức kể về cuộc sống của họ. Thảm họa kép mà người dân Đông Yên đang cùng lúc gánh chịu: nhập nhằng trong chuyển đổi đất đai và ô nhiễm môi trường biển, đang từng ngày đè nặng lên cuộc sống mưu sinh của họ. Không đồng ruộng, không biển, họ đang thoi thóp nằm chờ nằm chực. Thế nhưng, quên đi cái oi bức đến nghẹt thở của thời tiết và thời cuộc, hơn lúc nào hết, đoàn người lại thư thái đầm mình trong bầu khí yêu thương của tình cha con, tình huynh đệ.
Hành trình của đoàn cứu trợ kết thúc bằng giờ cầu nguyện ngắn tại ngôi thánh đường Đông Yên cũ. Không đèn nến lung linh, không áo quần chỉn chu, không đoàn rước tươm tất. Lòng hợp lòng, những mục tử và đoàn chiên đang quỳ trước nhan Chúa để thì thầm nhỏ to với Ngài về những cơ cực mà đoàn con đáng gánh chịu, những áp bức không biết chia sẻ cùng ai.
Khi đoàn chuẩn bị chia tay bà con Đông Yên, một nhóm các bà vừa lấy tay lau vội khóe mắt, vừa mếu máo: “Các con ăn chút gạo của các cha mà ứ nước mắt, nghẹn lắm!”. An ủi bà con, cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính chia sẻ: “Với sức con người, anh chị em khó lòng vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Nhưng với ơn Chúa, anh chị em sẽ làm được, miễn là anh chị em đừng bỏ Chúa, cứ bám lấy Chúa thật chặt là được”.
Tạm biệt Trừng Hải, Xuân Hòa và Đông Yên, đoàn trở về với những công việc thường ngày. Giờ đây, cái háo hức lúc khởi hành nhường chỗ cho chút trầm tư, trầm tư về những mảnh đời khắc khổ còn vương vấn trong tâm, về bộ mặt nhiều rối ren của xã hội hôm nay và về sứ mạng rao truyền Lòng Thương Xót Chúa: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7).
Đau đáu với lời mời gọi tha thiết của Vị Cha chung giáo phận, ngày 15/6/2016, linh mục đoàn hạt Thuận Nghĩa đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ một phần vật chất cho các nạn nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung, tại các giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh), Trừng Hải và Xuân Hòa (Quảng Bình). Ngoài món quà tinh thần, tổng giá trị phần hỗ trợ (gạo và tiền mặt) là 410 triệu đồng.
Xem Hình
Đoàn cứu trợ, bao gồm cha quản hạt, các cha quản xứ và thành viên hội đồng mục vụ của 15 giáo xứ trong hạt Thuận Nghĩa, khởi hành vào 6h sáng. Cái khắc nghiệt của thời tiết, cái xa xôi về khoảng cách địa lý dường như không làm giảm bớt sự hứng khởi và nhiệt huyết của đoàn. Bởi chuyến đi không chỉ chở nặng những bao gạo, những món quà, mà còn là tình thương của các mục tử, là tấm lòng nhân ái của gần 50 ngàn con tim giáo dân hạt Thuận Nghĩa đang hướng về những người đang gánh chịu nỗi đau mang tên “thảm họa ô nhiễm môi trường biển”.
Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là giáo xứ Trừng Hải, hạt Hướng Phương, Quảng Bình. Đến với giáo xứ lúc 10h sáng, đoàn được đón tiếp bởi dáng vẻ khả kính của cha quản xứ Phêrô Nguyễn Bình Yên, bởi những khuôn mặt hồ hởi của bà con giáo xứ. Những bì gạo được chuyển xuống xe trong tiếng cười rôm rả, nhưng không quên lời cảm ơn rối rít của bà con. Sự chất phác, đượm chút mặn mà, khắc khổ của người dân vùng biển miền quê là đặc sản nơi đây.
Rời Trừng Hải, đoàn đến với giáo xứ Xuân Hòa, hạt Hướng Phương, Quảng Bình, một giáo xứ có nhiều bước chuyển mình trong thời gian gần đây những vẫn không tránh khỏi sự phá hoại của thảm họa ô nhiễm môi trường. Vẫn là những lời kể đã từng nghe: dân không đi biển được, có đi thì cũng không bán được cá, hơn hai tháng rồi phải ăn cầm chừng…, nhưng chưa bao giờ vơi bớt đau thương. Sau khi nhận sự hỗ trợ, cha quản xứ Phêrô Mai Xuân Ái đã dẫn đoàn ra xem một khu vực tập kết cá. Không có gì đáng nói, nếu đây không phải là gần một tấn cá được thu gom để tiêu hủy cách an toàn, vì chúng bị nghi ngờ có nhiễm chất độc. Nhất quyết không cho số cá này được tiêu thụ, cha Phêrô đã thu mua tất cả để tiêu hủy. Đau lòng lắm, tiếc lắm khi bao công sức của những ngư dân tan thành mây khói!
Khi trời đang đổ lửa, đoàn tiếp tục chuyến hành trình của mình. Điểm dừng chân cuối cùng là giáo xứ Đông Yên, hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Sau khi đến thăm địa điểm mới mà nhà thờ giáo xứ đang xây dựng, đoàn đến với khu đất cũ. Ấn tượng đầu tiên kèm theo chút ngậm ngùi, xót xa là cảnh hoang tàn với đống gạch đá, với những căn nhà đang bị đập dở dang. Đoàn dừng lại ở sân nhà thờ cũ và nói chuyện với một số người dân đang có mặt ở đây. Một phút sau tiếng chuông, những người đang bám trụ tại khu đất cũ (158 hộ) đã có mặt khắp sân nhà thờ. Những câu chuyện được kể, những khó khăn của người dân được chia sẻ. Người quạt, người che nắng cho các vị chủ chăn, người thao thức kể về cuộc sống của họ. Thảm họa kép mà người dân Đông Yên đang cùng lúc gánh chịu: nhập nhằng trong chuyển đổi đất đai và ô nhiễm môi trường biển, đang từng ngày đè nặng lên cuộc sống mưu sinh của họ. Không đồng ruộng, không biển, họ đang thoi thóp nằm chờ nằm chực. Thế nhưng, quên đi cái oi bức đến nghẹt thở của thời tiết và thời cuộc, hơn lúc nào hết, đoàn người lại thư thái đầm mình trong bầu khí yêu thương của tình cha con, tình huynh đệ.
Hành trình của đoàn cứu trợ kết thúc bằng giờ cầu nguyện ngắn tại ngôi thánh đường Đông Yên cũ. Không đèn nến lung linh, không áo quần chỉn chu, không đoàn rước tươm tất. Lòng hợp lòng, những mục tử và đoàn chiên đang quỳ trước nhan Chúa để thì thầm nhỏ to với Ngài về những cơ cực mà đoàn con đáng gánh chịu, những áp bức không biết chia sẻ cùng ai.
Khi đoàn chuẩn bị chia tay bà con Đông Yên, một nhóm các bà vừa lấy tay lau vội khóe mắt, vừa mếu máo: “Các con ăn chút gạo của các cha mà ứ nước mắt, nghẹn lắm!”. An ủi bà con, cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính chia sẻ: “Với sức con người, anh chị em khó lòng vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Nhưng với ơn Chúa, anh chị em sẽ làm được, miễn là anh chị em đừng bỏ Chúa, cứ bám lấy Chúa thật chặt là được”.
Tạm biệt Trừng Hải, Xuân Hòa và Đông Yên, đoàn trở về với những công việc thường ngày. Giờ đây, cái háo hức lúc khởi hành nhường chỗ cho chút trầm tư, trầm tư về những mảnh đời khắc khổ còn vương vấn trong tâm, về bộ mặt nhiều rối ren của xã hội hôm nay và về sứ mạng rao truyền Lòng Thương Xót Chúa: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7).