Hội Đồng Hương xứ Kẻ Chuôn làng Chuôn Thượng tại Sàigòn mừng lễ Quan Thầy
Sáng ngày 1.6.2016, tại nhà thờ Fatima Bình Triệu, Tổng Giáo phận Sài Gòn, hội đồng hương xứ Kẻ Chuôn, làng Chuôn Thượng (nay thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) hân hoan mừng lễ Quan Thầy.
Xem Hình
Được biết, Bổn Mạng của Hội là thánh Giuse thợ 1-5, nhưng do đặc thù của công việc của các thành viên trong hội, và nhất là dịp đầu tháng 6, học sinh các trường bắt đầu nghỉ hè, cho nên hội đồng hương xứ Kẻ Chuôn thống nhất xin dời ngày lễ vào hôm nay.
Thành viên trong hội đồng hương xứ Kẻ Chuôn khoảng hơn 500 thành viên chính thức, thuộc 130 hộ gia đình hiện đang định cư ở Sài Gòn. Con số trên chưa kể những người lao động bán cư trú, những thương nhân và học sinh, sinh viên…
Làng Chuân Thượng trước đây thuộc tỉnh Hà Tây, cách thành phố Hà Nội chừng 40km về hướng Tây Nam. Dân làng Chuôn Thượng nổi tiếng với rất nhiều ngành nghề như: chạm khắc gỗ, khảm xà cừ, và xập gụ tủ chè cũng là mặt hàng được biết đến từ trước tới nay tại đây. Phần lớn số người trong làng theo đạo Công Giáo. Khoảng hơn 30 năm về trước, dân làng Chuôn di cư vào Sài Gòn sinh sống, họ mang theo ngành nghề của cha ông để lập nghiệp nơi “hòn ngọc viễn đông” này. Họ đã gặt hái được rất nhiều thành công, mặt hàng của họ được đón nhận nồng nhiệt tại vùng đất Sài Thành, hay cả trên thị trường quốc tế.
Năm 1993, người dân xứ Kẻ Chuôn tập hợp lại, lưu ý nhau mỗi khi lễ kính thánh Giuse thợ về, để cùng hướng về quê hương trong tâm tình mừng Lễ. Dần dần, hội đồng hương bắt đầu hình thành và tạo được cơ cấu, họ quy định lễ họp định kỳ, và đã mang lại tiếng vang lớn cho Giáo Hội và Xã Hội.
Cụ thể, Hội đã lạc quyên xây dựng nhiều cơ sở: hai nhà Giáo Lý khang trang cho xứ Kẻ Chuôn; tạo lập mái nhà AnTôn tại Sài Gòn, để những sinh viên theo đuổi ơn gọi tu trì của giáo phận Hà Nội, có thể cư trú khi đến học tại đây; hỗ trợ trung tâm trẻ mồ côi và khuyết tật; cũng như giúp xây dựng hội kèn đồng cho xứ Kẻ Chuôn..và nhiều thiện nguyện xã hội khác.
Anh Giuse Nguyễn Văn Tiến cho biết: do được Chúa ban xuống cho dân làng nghề Cẩn trai ốc từ lâu đời, cho nên dân làng luôn được khấm khá và họ cũng luôn sống trong tâm tình tạ ơn Chúa qua thánh Giuse.
Thánh lễ bắt đầu lúc 9 giờ 30 phút sáng, do cha xứ Kẻ Chuôn Giuse Đỗ Văn Trung chủ tế, cha Antôn quê hương phụ tế và giảng lễ. Người ta nhận thấy, việc cử hành phụng vụ được thành viên hội tham gia rất chủ động và tích cực. Riêng ca đoàn, họ hát và đệm đàn chuyên nghiệp không kém các xứ đạo.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn, cha Antôn nhắc nhở họ về gương Gia Đình thánh, trong đó thánh Giuse vừa là: cha, chủ, chồng, quản gia gương mẫu. Thánh nhân làm nghề như Quý vị, và đó là nghệ thợ mộc chân chính.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, anh Giuse Phạm Văn Xuân, hội trưởng đồng hương Chuôn Thượng xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì bao ơn lành Chúa đã ban xuống trên Hội. Anh đại diện cho tất cả hơn 500 thành viên của Hội đang hiện diện, dâng lời cám ơn cha xứ Giuse, Ngài đã từ xứ Kẻ Chuôn- Hà Nội vào để chủ tế Thánh Lễ. Anh cảm ơn cha Quê hương, cảm ơn Quý tusĩ nam nữ đã đồng hành với hội trong năm qua.
Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh, CSC.
Sáng ngày 1.6.2016, tại nhà thờ Fatima Bình Triệu, Tổng Giáo phận Sài Gòn, hội đồng hương xứ Kẻ Chuôn, làng Chuôn Thượng (nay thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) hân hoan mừng lễ Quan Thầy.
Xem Hình
Được biết, Bổn Mạng của Hội là thánh Giuse thợ 1-5, nhưng do đặc thù của công việc của các thành viên trong hội, và nhất là dịp đầu tháng 6, học sinh các trường bắt đầu nghỉ hè, cho nên hội đồng hương xứ Kẻ Chuôn thống nhất xin dời ngày lễ vào hôm nay.
Thành viên trong hội đồng hương xứ Kẻ Chuôn khoảng hơn 500 thành viên chính thức, thuộc 130 hộ gia đình hiện đang định cư ở Sài Gòn. Con số trên chưa kể những người lao động bán cư trú, những thương nhân và học sinh, sinh viên…
Làng Chuân Thượng trước đây thuộc tỉnh Hà Tây, cách thành phố Hà Nội chừng 40km về hướng Tây Nam. Dân làng Chuôn Thượng nổi tiếng với rất nhiều ngành nghề như: chạm khắc gỗ, khảm xà cừ, và xập gụ tủ chè cũng là mặt hàng được biết đến từ trước tới nay tại đây. Phần lớn số người trong làng theo đạo Công Giáo. Khoảng hơn 30 năm về trước, dân làng Chuôn di cư vào Sài Gòn sinh sống, họ mang theo ngành nghề của cha ông để lập nghiệp nơi “hòn ngọc viễn đông” này. Họ đã gặt hái được rất nhiều thành công, mặt hàng của họ được đón nhận nồng nhiệt tại vùng đất Sài Thành, hay cả trên thị trường quốc tế.
Năm 1993, người dân xứ Kẻ Chuôn tập hợp lại, lưu ý nhau mỗi khi lễ kính thánh Giuse thợ về, để cùng hướng về quê hương trong tâm tình mừng Lễ. Dần dần, hội đồng hương bắt đầu hình thành và tạo được cơ cấu, họ quy định lễ họp định kỳ, và đã mang lại tiếng vang lớn cho Giáo Hội và Xã Hội.
Cụ thể, Hội đã lạc quyên xây dựng nhiều cơ sở: hai nhà Giáo Lý khang trang cho xứ Kẻ Chuôn; tạo lập mái nhà AnTôn tại Sài Gòn, để những sinh viên theo đuổi ơn gọi tu trì của giáo phận Hà Nội, có thể cư trú khi đến học tại đây; hỗ trợ trung tâm trẻ mồ côi và khuyết tật; cũng như giúp xây dựng hội kèn đồng cho xứ Kẻ Chuôn..và nhiều thiện nguyện xã hội khác.
Anh Giuse Nguyễn Văn Tiến cho biết: do được Chúa ban xuống cho dân làng nghề Cẩn trai ốc từ lâu đời, cho nên dân làng luôn được khấm khá và họ cũng luôn sống trong tâm tình tạ ơn Chúa qua thánh Giuse.
Thánh lễ bắt đầu lúc 9 giờ 30 phút sáng, do cha xứ Kẻ Chuôn Giuse Đỗ Văn Trung chủ tế, cha Antôn quê hương phụ tế và giảng lễ. Người ta nhận thấy, việc cử hành phụng vụ được thành viên hội tham gia rất chủ động và tích cực. Riêng ca đoàn, họ hát và đệm đàn chuyên nghiệp không kém các xứ đạo.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn, cha Antôn nhắc nhở họ về gương Gia Đình thánh, trong đó thánh Giuse vừa là: cha, chủ, chồng, quản gia gương mẫu. Thánh nhân làm nghề như Quý vị, và đó là nghệ thợ mộc chân chính.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, anh Giuse Phạm Văn Xuân, hội trưởng đồng hương Chuôn Thượng xin dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì bao ơn lành Chúa đã ban xuống trên Hội. Anh đại diện cho tất cả hơn 500 thành viên của Hội đang hiện diện, dâng lời cám ơn cha xứ Giuse, Ngài đã từ xứ Kẻ Chuôn- Hà Nội vào để chủ tế Thánh Lễ. Anh cảm ơn cha Quê hương, cảm ơn Quý tusĩ nam nữ đã đồng hành với hội trong năm qua.
Vinhsơn Nguyễn Văn Hanh, CSC.