Sudan:Đức Cha Cesare Mazzolari, nhà truyền giáo Dòng Comboni và là Giám Mục của Rumbek phát biểu về hiệp định ký kết hôm thứ Tư ở Kenya giữa chính phủ Hồi giáo Khartoum và những người ly khai ở miền Nam Sudan: “Đó là quyết định hướng về phía trước nhưng vùng đất đã bị đặt mìn và đầy chông gai”. “Đó là một hiệp định mỏng manh và nhạy cảm, tuy nhiên cũng mở ra một bước ngoặc hướng về hoà bình”.

Đức Cha Cesare Mazzolari, người phục vụ với cương vị là nhà truyền giáo hơn 20 năm trước khi trở thành Giám Mục, đã không giấu vẻ hoài nghi về hiệp định - được cộng đồng quốc tế nhất loạt hoan nghênh - sẽ mở đường cho một kết cục hoà bình sau 20 năm xung đột. Ngài phát biểu: “‘Hiệp ước hoà bình’ này đã ném đi bức rèm giữa miền Nam và miền Bắc đất nước, nhưng trong mắt tôi dường như nó không là gì cả hơn là một ‘sư chia rẽ và cưỡng chế’ mà không giải quyết được những nguyên nhân thực sự gây ra cuộc chiến”. “Tôi không hiểu tại sao cộng đồng quốc tế đã vội vàng như thế để các bên ký kết hiệp định mà trong vô số những thứ khác lại không có gì để giải quyết vấn đề Darfur”.

Mặc dù không liên quan đến cuộc chiến ở miền Nam, Darfur (miền Tây Sudan) đã chịu cảnh xung đột giữa hai nhóm vũ trang địa phương và quân đội chính phủ - được ủng hộ bởi lực lượng dân quân Arab - hơn một năm qua. Đức Giám Mục của Rumbek nói thêm: “Cuộc chiến dai dẳng giữa miền Bắc và miền Nam đã kích động lòng thù ghét chế độ cai trị của Khartoum, cũng như giữa các bộ tộc”. “Trong Giáo phận của tôi hiện đang diễn ra 21 cuộc xung đột giữa Denka, những người không chấp nhận chính phủ mới và các nhà quản lý thường dân được bổ nhiệm bởi SPLA (Quân đội giải phóng nhân dân Sudan)”, cụ thể là phong trào vũ trang ở miền Nam đã ký hiệp định với chính phủ vào hôm thứ Tư.

Đức Giám Mục nhắc lại rằng ở miền Nam đất nước “hơn 96.000 binh lính SPLA đang hoạt động: giờ đây ai sẽ tước vũ khí họ”. Người ta tính toán rằng hơn 20 năm chiến tranh làm hơn hai triệu nhân mạng tử vong, hầu hết là do bệnh tật và chết đói. “Tôi e rằng hiệp định hoà bình này đã bị áp đặt bởi những nhà điều đình quốc tế. Đối với tôi dường như người dân hãy còn chưa sẵn sàng và nguy cơ chịu đựng cuộc đau khổ mới do kinh nghiệm chịu tổn thương trong những năm xung đột, mà hiện vẫn chưa được giải quyết”. theo Đức Giám Mục, việc ký kết một hiệp định theo thể thức ngoại giao là chưa đủ: “Hiện giờ cộng đồng quốc tế sẽ giúp đỡ chúng tôi: không chỉ bằng cách phân phát viện trợ nhưng bằng cách bảo đảm việc tái thiết đường sá, cơ sở hạ tầng, xây dựng các trung tâm y tế và từ thiện. Đặc biệt, chúng tôi cần thuốc men, vì hiện nay viện trợ không thể vận chuyển bằng đường bộ”.

Đức Cha người gốc tỉnh Brescia, miền Bắc nước Ý, nói thêm: “Giáo hội hiện phải đối mặt với công việc quan trọng: nói cho người dân biết rằng hoà bình đã đến, giải thích cho họ về các quyền công dân và các trách nhiệm. Chúng tôi sẽ cần khuyến khích người dân giữ gìn những quyền này trong xã hội, đặc biệt kể từ khi xã hội bị loại trừ hoàn toàn từ các cuộc đàm phán hoà bình”.

Các cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 2002 và trong chín tháng cuối với sự tham dự của Phó Tổng thống Sudan, Ali Osman Taha và thủ lĩnh SPLA John Garang (của bộ tộc Denka).

Đức Cha Mazzolari kết luận: “Tôi van xin đừng bỏ rơi chúng tôi lúc này, sau lời kêu gọi cho hiệp định này, điều này chỉ mở đường cho các nhóm bất hợp pháp. Hãy giúp chúng tôi cũng như xây dựng lòng tin cậy lẫn nhau giữa miền Bắc và miền Nam, lòng tin mà không thể đến bằng việc ký kết văn bản một cách giản đơn”.