NGƯỜI KHÊU NGỌN ĐÈN CHỜ CHÚA GIÊSU
Nhiều người biết, thán phục và yêu kính Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng. Cho nên đã và sẽ có nhiều bài viết về Bố khi Bố đã ra đi. Biết như thế, nhưng thêm một vài lời về Bố chắc cũng không thừa, bởi vì, xét theo ý nghĩa của Giáo huấn Xã Hội Công Giáo, Cha Matthêu là một con người dấn thân hết mình.
Trong dịp mừng Kim Khánh khấn Dòng của Cha Matthêu tại Hà nội năm 2013, Cha Giám Tỉnh DCCT Vinh sơn Phạm Trung Thành có nói “Kính chúc Cha tiếp tục hằng đêm vẫn khêu ngọn đèn đợi chờ Giêsu”. Lời chúc này có lẽ đã tóm tắt được cuộc đời và con người của Cha Matthêu.
Mỗi người có một cách cầm đèn sáng chờ đợi Tân Lang của Hội Thánh là Đức Kitô. Riêng đối với Cha Matthêu, chúng tôi có cảm tưởng cách ngài “khêu ngọn đèn chờ Chúa” là cố gắng tái lập trật tự mà Thiên Chúa đã thiết định cho trần thế này.
Trong một bài giảng Lễ lâu lắm rồi, Cha Matthêu nói đại ý dường như thế gian này vẫn còn có cái gì đó khập khiễng, bấp bênh, dường như mọi thứ chưa được đặt vào đúng chỗ của nó. Thật thế, con người vẫn chưa tôn trọng trật tự mà Thiên Chúa ấn định từ thuở ban đầu.
Suy tư của Cha Matthêu hoàn toàn đi theo đường lối giáo huấn của Hội Thánh. Trong bản tóm lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (công trình của Tôi Tớ Chúa Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và Ủy Ban Công Lý Hòa Bình của Tòa Thánh), chúng ta đọc thấy những dòng này trong số 58:
“Nếu biết tôn trọng trật tự khách quan của các thực tại trần thế và nếu được soi sáng bởi sự thật và tình yêu, các việc con người làm sẽ trở thành công cụ để xây dựng công lý và hoà bình được đầy đủ và toàn vẹn hơn, đồng thời thực hiện trước Nước Chúa đã được hứa hẹn ngay từ bây giờ.”
Rõ ràng, khi công lý hòa bình được thực thi, Nước Chúa sẽ được thực hiện. Mà công lý hòa bình chỉ được thực thi khi con người “biết tôn trọng trật tự khách quan của các thực tại trần thế”. Giữa một xã hội mà những giá trị bị bỏ quên, nhân vị và nhân phẩm không được tôn trọng đúng như Thiên Chúa mong muốn, và có những phận đời không ai chăm lo, thì tiếng kêu lên của Cha Matthêu tưởng như tiếng vang trong sa mạc.
Trong lịch sử ơn Cứu độ, phần lớn những tiếng kêu mở đầu cho thời kỳ mới của Thiên Chúa vẫn là tiếng kêu trong hoang mạc, như tiếng Chúa gọi Tổ Phụ Abraham, tiếng Chúa gọi Môisen, tiếng Thánh Gioan Tiền Hô mở đường cho Đấng Cứu Thế, và tiếng Đức Giêsu Kitô tẩy trừ cám dỗ của ma quỷ cùng thế gian điêu ngoa chung quanh nó.
Tiếng của Cha Matthêu là tiếng trong sa mạc, một sa mạc nóng cháy vì tiếng kêu não nùng từ những phận đời nghèo đói và bị bỏ rơi như chính Cha viết: “Tâm đắc với mục đích phục vụ Chúa nơi những người nghèo khó và bị bỏ rơi”. Chắc chắn tiếng kêu ấy đang vọng ngân và hình thành nẻo đường cho ơn Cứu độ trong thời đại mới mẻ này.
Cha Matthêu nói rằng có người hỏi cầu nguyện để làm gì, thắp lên ngọn nến thì được gì, có gì thay đổi đâu. Ngài trả lời sao lại không, có nhiều cái được lắm chứ. Ấy là sự liên đới, là lòng tin, là ý thức về vai trò của mình… Đó là chưa kể những gì nhờ lời cầu nguyện mà Thiên Chúa thực hiện cho dân Ngài.
Tiếng nói của Cha Matthêu trong hoang địa đang được đáp trả, ngọn đèn chờ Chúa đang được khêu lớn lên thì Cha đã ra đi. Một lần nữa sẽ có người hỏi Cha: rồi được gì đâu khi chưa làm được gì thì Cha đã nằm xuống. Không phải thế. Xét về mặt con người thì Cha nằm xuống, nhưng thật ra Cha đang đứng lên. Người tôi tớ khôn ngoan và trung tín ấy đang đứng trước ngai Đấng mà Cha suốt đời phụng sự.
Xin muợn lời Cha An Thanh DCCT để kết thúc dòng suy nghĩ này: “Cha Phụng về với Chúa hôm nay trên tay ngài đã có thêm hoa quả của những dân nghèo”. Dân nghèo ấy phải chăng là “nhóm còn sót lại” của Israel, nhóm thừa hưởng ơn Cứu độ mà công gieo hạt giống một phần ở nơi vị linh mục khả kính: Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng DCCT.
Nhiều người biết, thán phục và yêu kính Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng. Cho nên đã và sẽ có nhiều bài viết về Bố khi Bố đã ra đi. Biết như thế, nhưng thêm một vài lời về Bố chắc cũng không thừa, bởi vì, xét theo ý nghĩa của Giáo huấn Xã Hội Công Giáo, Cha Matthêu là một con người dấn thân hết mình.
Trong dịp mừng Kim Khánh khấn Dòng của Cha Matthêu tại Hà nội năm 2013, Cha Giám Tỉnh DCCT Vinh sơn Phạm Trung Thành có nói “Kính chúc Cha tiếp tục hằng đêm vẫn khêu ngọn đèn đợi chờ Giêsu”. Lời chúc này có lẽ đã tóm tắt được cuộc đời và con người của Cha Matthêu.
Mỗi người có một cách cầm đèn sáng chờ đợi Tân Lang của Hội Thánh là Đức Kitô. Riêng đối với Cha Matthêu, chúng tôi có cảm tưởng cách ngài “khêu ngọn đèn chờ Chúa” là cố gắng tái lập trật tự mà Thiên Chúa đã thiết định cho trần thế này.
Trong một bài giảng Lễ lâu lắm rồi, Cha Matthêu nói đại ý dường như thế gian này vẫn còn có cái gì đó khập khiễng, bấp bênh, dường như mọi thứ chưa được đặt vào đúng chỗ của nó. Thật thế, con người vẫn chưa tôn trọng trật tự mà Thiên Chúa ấn định từ thuở ban đầu.
Suy tư của Cha Matthêu hoàn toàn đi theo đường lối giáo huấn của Hội Thánh. Trong bản tóm lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (công trình của Tôi Tớ Chúa Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và Ủy Ban Công Lý Hòa Bình của Tòa Thánh), chúng ta đọc thấy những dòng này trong số 58:
“Nếu biết tôn trọng trật tự khách quan của các thực tại trần thế và nếu được soi sáng bởi sự thật và tình yêu, các việc con người làm sẽ trở thành công cụ để xây dựng công lý và hoà bình được đầy đủ và toàn vẹn hơn, đồng thời thực hiện trước Nước Chúa đã được hứa hẹn ngay từ bây giờ.”
Rõ ràng, khi công lý hòa bình được thực thi, Nước Chúa sẽ được thực hiện. Mà công lý hòa bình chỉ được thực thi khi con người “biết tôn trọng trật tự khách quan của các thực tại trần thế”. Giữa một xã hội mà những giá trị bị bỏ quên, nhân vị và nhân phẩm không được tôn trọng đúng như Thiên Chúa mong muốn, và có những phận đời không ai chăm lo, thì tiếng kêu lên của Cha Matthêu tưởng như tiếng vang trong sa mạc.
Trong lịch sử ơn Cứu độ, phần lớn những tiếng kêu mở đầu cho thời kỳ mới của Thiên Chúa vẫn là tiếng kêu trong hoang mạc, như tiếng Chúa gọi Tổ Phụ Abraham, tiếng Chúa gọi Môisen, tiếng Thánh Gioan Tiền Hô mở đường cho Đấng Cứu Thế, và tiếng Đức Giêsu Kitô tẩy trừ cám dỗ của ma quỷ cùng thế gian điêu ngoa chung quanh nó.
Tiếng của Cha Matthêu là tiếng trong sa mạc, một sa mạc nóng cháy vì tiếng kêu não nùng từ những phận đời nghèo đói và bị bỏ rơi như chính Cha viết: “Tâm đắc với mục đích phục vụ Chúa nơi những người nghèo khó và bị bỏ rơi”. Chắc chắn tiếng kêu ấy đang vọng ngân và hình thành nẻo đường cho ơn Cứu độ trong thời đại mới mẻ này.
Cha Matthêu nói rằng có người hỏi cầu nguyện để làm gì, thắp lên ngọn nến thì được gì, có gì thay đổi đâu. Ngài trả lời sao lại không, có nhiều cái được lắm chứ. Ấy là sự liên đới, là lòng tin, là ý thức về vai trò của mình… Đó là chưa kể những gì nhờ lời cầu nguyện mà Thiên Chúa thực hiện cho dân Ngài.
Tiếng nói của Cha Matthêu trong hoang địa đang được đáp trả, ngọn đèn chờ Chúa đang được khêu lớn lên thì Cha đã ra đi. Một lần nữa sẽ có người hỏi Cha: rồi được gì đâu khi chưa làm được gì thì Cha đã nằm xuống. Không phải thế. Xét về mặt con người thì Cha nằm xuống, nhưng thật ra Cha đang đứng lên. Người tôi tớ khôn ngoan và trung tín ấy đang đứng trước ngai Đấng mà Cha suốt đời phụng sự.
Xin muợn lời Cha An Thanh DCCT để kết thúc dòng suy nghĩ này: “Cha Phụng về với Chúa hôm nay trên tay ngài đã có thêm hoa quả của những dân nghèo”. Dân nghèo ấy phải chăng là “nhóm còn sót lại” của Israel, nhóm thừa hưởng ơn Cứu độ mà công gieo hạt giống một phần ở nơi vị linh mục khả kính: Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng DCCT.