Cách nay 25 năm, một trong các thần học gia Công Giáo vĩ đại nhất của thế kỷ 20 đã qua đời tại Đường de Bretreuil ở Paris dưới sự săn sóc của Các Tiểu Muội Người Nghèo. Sinh năm 1896 giữa lúc Vụ Dreyfus đang xâu xé nước Pháp, và qua đời khi Liên Bang Xôviết sụp đổ năm 1991, Đức Hồng Y Henri de Lubac, Dòng Tên, đã tham dự một số các biến cố quan trọng nhất từng lên khuôn Giáo Hội Công Giáo giữa các triều giáo hoàng Lêô XIII và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Dù rất nổi tiếng vì công trình của ngài trong việc mở cửa gia tài trí thức phong phú của Giáo Hội và ảnh hưởng của ngài đối với các văn kiện chủ yếu của Vatican II, de Lubac không hề là một học giả trốn đời. Xuất thân từ một gia đình qúy tộc Pháp, rất sùng đạo Công Giáo, de Lubac không thể không ý thức các đứt đoạn sâu sắc giữa Giáo Hội và các lực lượng do Cách Mạng Pháp xổ lồng. Ngài cũng không sợ phải pha mình vào những tranh chấp có tính thời đại của thời ngài.
Khi phần lớn hàng giáo phẩm, hàng giáo sĩ và giáo dân ủng hộ chế độ Vichy sau cuộc bại trận nhục nhã của Pháp năm 1940, de Lubac nhanh chóng trở thành người hoạt động trong Phong Trào Kháng Chiến Pháp. Là một người chống Quốc Xã nhất quán trước và trong Thế Chiến II, de Lubac lớn tiếng chống chủ nghĩa Bài Do Thái vào một thời điểm khi tâm tình bài Do Thái khá phổ thông nơi nhiều người Công Giáo. Cũng thế, de Lubac chỉ trích lòng say mê chủ nghĩa Marx của một số người Công Giáo Pháp sau Thế Chiến II. Không như một số người cùng thời, de Lubac không bao giờ có bất cứ ảo tưởng nào đối với chủ nghĩa Cộng Sản.
Vượt lên trên các điểm đặc thù của một số phong trào, de Lubac hết sức ngỡ ngàng trước sự kiện: các ý thức hệ duy tục, từ chủ nghĩa Marx tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Phátxít, chủ nghĩa quốc gia, và các biểu thức đặc thù của chủ nghĩa duy tự do, tiếp tục kìm hãm trí tưởng tượng của người Tây Phương. De Lubac tự hỏi, tại sao quá nhiều người ở Tây Phương cứ tiếp tục bám lấy các ý tưởng từng dẫn tới hủy diệt và chết chóc suốt trong thế kỷ 20 nhân danh giai cấp vô sản, der Volk (nhân dân), hay tiến bộ? Ngài thắc mắc, làm thế nào những người hết sức thông minh lại có thể tin được rằng họ đang phát huy hạnh phúc của con người bằng việc ủng hộ các ý thức này?
Là một người miệt mài nghiên cứu lịch sử thần học, de Lubac hiểu rõ: các tiền thân của một số ý niệm qủy quyệt nhất của chính trị hiện đại ăn rễ rất sâu trong quá khứ. Thí dụ, năm 1942, ngay trước khi đi hầm trú tránh Gestapo, de Lubac đã đọc một diễn văn tại một thị trấn nhỏ là Pont-de-Claix về các gốc rễ tôn giáo của chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Quốc Xã. De Lubac cũng nhìn nhận rằng nguồn gốc của những chủ nghĩa thay thế cho tôn giáo này đã có trước cả Phong Trào Ánh Sáng. Ngài biết rằng lạc giáo thời Trung Cổ thường tiên báo đường đi của những chế độ toàn trị hiện đại, hay bất cứ người nào định vị sự cứu rỗi trong tính viên mãn của nó ở đây và lúc này. Về phương diện này, de Lubac tin rằng một thần học gia Trung Cổ đã đóng một vai tuồng quan trọng.
Nhà huyền nhiệm, đan sĩ và thiên niên kỷ
Thời Trung Cổ không chỉ là thời các đại học đầu tiên của thế giới được thành lập, nghệ thuật và kiến trúc vĩ đại được sản sinh, và các nền kinh tế có tính tư bản chủ nghĩa rõ ràng xuất hiện. Nó còn chứng kiến việc khai triển ra các phong trào thiên niên kỷ cực đoan chuyên giảng dậy ngày chung cục (apocalypses) và hừng đông của thời lịch sử mới. Đây là một lý do giải thích tại sao tư tưởng của thần học gia Trung Cổ Joachim de Fiore (c.1135-1202) đã gây tranh cãi trong hai thế kỷ 13 và 14.
Là một công chứng viên, một nhà ẩn tu, một người hành hương Đất Thánh, Joachim được nhiều người thời ông biết đến nhờ lòng đạo đức, đời sống khổ hạnh và dấn thân cho học thuật của ông. Là một cố vấn cho các nhà cai trị phần đời và được các vị giáo hoàng kính nể, Joachim cuối cùng đã thành lập một đan viện, đó là đan viện San Giovanni di Fiore, năm 1198, để cổ vũ một lối sống đơn tu còn nhiệm nhặt hơn Dòng Xitô. Dù ông viết về nhiều đề tài, Joachim được biết đến nhờ đã hệ thống hóa điều được gọi là lý thuyết Ba Thời Kỳ.
Từ thời các giáo phụ, nhiều thần học gia đã tìm cách liên kết mỗi Ngôi trong Ba Ngôi với một thời kỳ lịch sử khác nhau. Theo Joachim, thời kỳ thứ nhất, thời của Chúa Cha, là thời Cựu Ước trong đó con người sợ hãi ngoan ngoãn vâng theo lề luật của Thiên Chúa. Thời kỳ thứ hai, thời của Chúa Con, là thời thống trị của Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Thời kỳ thứ ba, thời của Chúa Thánh Thần được Joachim tiên đoán sẽ bắt đầu năm 1260. Thời này, thời được Joachim mô tả là tự do trong một xã hội hoàn hảo hơn là điều ông mô tả như triều đại công lý trong xã hội bất toàn trước đó, sẽ là thời trong đó các Giáo Hội phân ly của Tây và Đông sẽ tái hợp nhất, người Do Thái sẽ trở lại, và tinh thần Tin Mừng và hòa bình hoàn vũ sẽ thống trị. Joachim cho rằng Giáo Hội và trật tự bí tích của Giáo Hội chủ yếu sẽ biến mất và được thay thế bằng một loại trật tự đặc sủng dưới sự lãnh đạo của các đan sĩ.
Sau khi ông qua đời, một số đề xuất của Joachim liên quan tới Ba Ngôi bị Công Đồng Lateran thứ tư và Đức Giáo Hoàng Alexander IV kết án chính thức. Tuy nhiên, một số ý niệm khác của ông đã được một số phần tử quá khích trong các dòng khất thực, nhất là những người được gọi là thần khí (spiritual), mà phần đông thuộc Dòng Phanxicô. Một số các tu sĩ Phanxicô này, thường họp thành nhóm dưới danh xưng “Fraticelli,” coi Thánh Phanxicô Assidi và phong trào của ngài như là lực lượng đặc sủng mà Joachim từng tiên đoán. Vì lý do này và nhiều lý do khác, một số nhà thần khí tranh cãi nhau về thẩm quyền của Giáo Hội phẩm trật và, trong một số trường hợp, đã cổ vũ một thứ chủ nghĩa không tưởng vô chính phủ (anarchist utopianism). Đây rất có thể là lý do khiến Thánh Bonaventura, vốn là bề trên cả Dòng Phanxicô, cẩn trọng nghiên cứu và phê phán nền thần học lịch sử do các trước tác của Joachim phác thảo ra. Thánh Bonaventura còn đi xa hơn nữa bằng cách quả quyết rằng không có Giáo Hội nào bên ngoài Giáo Hội tông truyền có phẩm trật do Chúa Kitô mong muốn.
Hướng tới một thiên đường dưới thế
Phần lớn các phong trào thiên niên kỷ thời Trung Cổ đều tương đối chết yểu. Bị dẹp bỏ hoặc bởi Giáo Hội hoặc bởi thẩm quyền nhà nước, hay tự biến mất khi các lời tiên đoán của họ không được thể hiện. Nhưng như de Lubac minh tả trong bộ sách hai cuốn của ngài La Postérité spirituelle de Joachim de Fiore (1979-1981) (Hậu Duệ Thiêng Liêng của Joachim de Fiore), ý niệm Thời Chúa Thánh Thần của Joachim và viễn kiến lịch sử của nó đã tìm được đường đi vào toàn bộ nền văn hóa Tây Phương. Theo de Lubac, đóng góp có tính định mệnh tuy không cố ý của Joachim là mở cửa để ý niệm hy vọng vào Chúa Kitô của Kitô Giáo và tính viên mãn của sự sống được mạc khải dứt khoát nơi Người bị làm rỗng hoàn toàn và mô phỏng bởi các ý thức hệ có tính hầu như tôn giáo về tiến bộ và một thứ đức tin vào tương lai, bất luận tương lai này sẽ ra sao.
Theo de Lubac, các ý niệm trên không chỉ được phản ảnh trong viễn kiến kinh thành thiên giới của Phục Hưng. Theo nhận định của ngài, chủ thuyết Joachim giúp lên khuôn các phong trào từ chủ nghĩa lãng mạn Đức tới chủ nghĩa duy tâm của Hegel. De Lubac cho rằng trong các thế kỷ 17 và 18, các khuynh hướng theo Joachim tự biểu lộ qua việc một số nhà tư tưởng của Phong Trào Ánh Sáng hiểu dự án của họ như một cuộc ly khai khỏi đức tin nói chung và khỏi Giáo Hội Công Giáo nói riêng để đi theo một thời đại lịch sử mới của lý trí.
De Lubac cho rằng chủ nghĩa Joachim gây một ảnh hưởng lớn đối với suy nghĩ của những người như Henri de Saint-Simon, có thời duy tự do nhưng sau đó đã trở thành duy xã hội không tưởng, Alfred Rosenberg, nhà lý thuyết về sắc tộc của Quốc Xã, và trên hết, Karl Marx và các lý thuyết gia Mácxít như triết gia Đức Ernst Bloch. De Lubac cũng cho rằng bên dưới các ý niệm này, là một thứ chủ nghĩa duy thiên niên kỷ phi Giáo Hội vốn chở theo ý niệm này: một thời đại mới đang sắp sửa xuất hiện khi lịch sử tất yếu sẽ tiến về một thứ thế giới không tưởng ở đời này.
Tuy nhiên, có một cách biểu lộ nữa của viễn kiến Joachim: đó là ý tưởng cho rằng việc thế tục hóa không những là điều không thể tránh được mà nó còn tượng trưng cho một loại thành toàn của Kitô Giáo. De Lubac không hiểu chữ “thế tục” ở đây là lãnh vực trần gian hiện diện song song với lãnh vực đức tin. Sự phân biệt này luôn luôn là thành phần trong phương thức tiếp cận chính trị của Kitô Giáo, ngay trong các trường hợp tệ nhất của chủ trương coi quyền lực thế tục cao hơn quyền lực thiêng liêng của Giáo Hội (Caesaropapism). Thay vào đó, ngài coi việc thế tục hóa như là việc chuyển đổi ý niệm cứu rỗi của Kitô Giáo thành các ý thức hệ tiến bộ của con người xuyên qua lịch sử, một tiến bộ được hiểu như là sự tiến triển đều đặn của chủ nghĩa nhân đạo thế tục hậu Kitô Giáo nhằm chăm sóc các nhu cầu ở đây và ngay bây giờ của mọi người.
Bên trong Giáo Hội
Điều trên đem chúng ta tới một cách nữa trong đó, theo de Lubac, học thuyết của Joachim tiếp tục lên khuôn Tây Phương ngày nay. Trong cuốn Mémoires sur l’occasion de mes écrits (Các ký ức nhân dịp các trước tác của tôi), de Lubac viết:
“Dưới nhiều hình thức khác nhau của nó, tôi coi học thuyết của Joachim là một nguy cơ hiện nay vẫn còn và thậm chí thúc ép nữa. Tôi nhận ra nó trong diễn trình thế tục hóa, một diễn trình phản bội Tin Mừng, nhằm biến đổi việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa thành những không tưởng xã hội. Tôi thấy nó đang hành động trong điều có thể gọi một cách đúng đắn là “sự tự hủy của Giáo Hội” [sau Vatican II]. Tôi tin rằng nó chỉ có thể làm gia trọng nỗi thống khổ và tạo nên việc hạ giá nhân tính ta”.
Trên một bình diện, de Lubac thấy chủ thuyết của Joachim hiện diện trong cố gắng của một số người Công Giáo sau Vatican II nhằm để qua một bên điều họ gọi là Giáo Hội “định chế” và thay thế Giáo Hội này bằng một Giáo Hội của “Thần Khí”, một Thần Khí, một tinh thần, xem ra không hề khác chi với những lắng lo của hai thập niên 1960 và 1970 và là các lắng lo nhằm đúc kết Tin Mừng thành một với chủ thuyết tranh đấu chính trị, luôn tả khuynh. Điều cũng có thể là de Lubac chỉ lặp lại các quan tâm từng được một người cùng Dòng Tên và cùng tham gia Kháng Chiến phát biểu là Gaston Fessard, người nổi tiếng và đã công khai cảnh cáo người Công Giáo Pháp năm 1979 rằng tính toàn vẹn của Giáo Hội bị đe dọa bới việc ve vãn các ý tưởng Mácxít. Nói một cách rộng rãi hơn, các quan tâm của de Lubac cũng có thể bao gồm những người Công Giáo quan niệm công bằng xã hội không khác mấy so với quan niệm của phe tả thế tục nhưng vẫn phần nào gần gũi với phần đông các tín điều và học thuyết cót lõi của Giáo Hội.
Cũng khó mà không nghĩ tới những hình thức đặc thù của thần học giải phóng, nhất là những hình thức chịu ảnh hưởng Marx nhiều hơn cả, khi đánh giá tác động của học thuyết Joachim sau Vatican II. Huấn Thị về Một Số Khía Cạnh của “Thần Học Giải Phóng” năm 1984 của Bộ Giáo Lý Đức Tin, chẳng hạn, đã làm nổi bật xu hướng của nhiều nhà thần học giải phóng muốn giản lược đức tin Công Giáo thành “một chủ nghĩa xức dầu hoàn toàn trần tục” và “đồng hóa Nước Thiên Chúa và sự lớn mạnh của nó với phong trào giải phóng nhân bản”.
Thói quen phe Joachim hay tương đối hóa ý nghĩa của chính Giáo Hội và bắt nó phụ thuộc sự tiến bộ của lịch sử cũng khá hiển hiện trong một số bản văn của thần học giải phóng. Bộ Giáo Lý Đức Tin quả quyết rằng liên quan tới chính Giáo Hội, các trường phái đặc thù của tư tưởng thần học giải phóng “chỉ nhìn Giáo Hội như một thực tại thấp hơn lịch sử trong tính nội tại của nó”. Tương tự như thế, trong một số trước tác của thần học giải phóng, các bí tích cũng bị lột hết ý nghĩa bí tích và bị giản lược thành một “cử hành của nhân dân trong cuộc đấu tranh của họ”.
Chín năm sau khi phát hành cuốn thứ hai trong bộ sách của de Lubac viết về Joachim de Fiore, một số công trình lớn thiết lập bởi những người dấn thân cho giấc mơ Mácxít về một thời đại mới đã sụp đổ. Dù các hình thức triệt để của thần học giải phóng chưa mất dạng, chúng cũng đang lao đao để giữ vững tính khả tín. Như Đức Hồng Y Jorge Bergoglio từng viết trong lời nói đầu của một cuốn sách tựa là Una apuesta por America Latina (Một Dấn Thân Cho Mỹ Châu La Tinh) (2005), “Sau việc sụp đổ của ‘chủ nghĩa xã hội thực chất’, các trào lưu tư tưởng này đã lao đầu vào chỗ hỗn độn. Không có khả năng tái lên công thức triệt để cũng như tính sáng tạo mới, chúng sống còn nhờ tính trì trệ, dù cho có một số người ngày nay vẫn còn thích đề xuất nó một lần nữa, một cách lỗi thời”.
Nói thế rồi, ta vẫn thấy các khunh hướng theo Joachim khó có thể biến mất khỏi Tây Phương. Người ta vẫn có thể tìm thấy nó trong nhiều hình thức không tưởng kỹ thuật khác nhau; những hình thức này đang trình bầy cho ta viễn tượng đem tới một thứ niết bàn qua tiến bộ khoa học. Rồi lại còn các đề xuất nhằm biến đổi, theo nghĩa đen, chính bản chất con người, như phong trào biến đổi các điều kiện nhân bản (transhumanism) chủ trương. Một điển hình khác không lý thú bằng nhưng thông thường hơn là việc giản lược cứu rỗi vào chính trị. Hãy xem thói quen chán ngắt ở Tây Phương hay gán cho các chính trị gia những phẩm chất giống như Đấng Được Xức Dầu, hay niềm tin ngây thơ mà rất nhiều người thuộc giai cấp chính trị của Liên Hiệp Âu Châu đặt vào các định chế dân chủ xã hội siêu quốc gia sẽ đem lại một thứ gì đó giống như pacem in terris (hòa bình trên thế giới) theo nghĩa thế tục, những ảo tưởng liên tiếp đi ngược lại một số thực tại từng được Thánh Augustinô nhấn mạnh trong Kinh Thành Thiên Chúa của ngài, chưa kể các sự thật căn bản về thân phận con người từng được Kitô Giáo nêu bật.
Tuy nhiên, không điều gì như trên làm de Lubac ngạc nhiên, vì lý do đơn giản là ngài hiểu rằng người ta không thể loại trừ được sự thôi thúc của tôn giáo khỏi con người. Nó chỉ có thể bị làm cho trệch hướng, hoặc thành đồi trụy, khỏi mục tiêu tự nhiên của nó. Sự dai dẳng của vi khuẩn Joachim trong rất nhiều thế kỷ cho ta thấy, bất chấp họ tán dương chủ nghĩa duy tục ra sao, Tây Phương vẫn có đặc điểm tôn giáo sâu sắc của nó. Câu hỏi thực sự là tôn giáo nào cuối cùng sẽ thắng thế. Thiển nghĩ đó là sứ điệp chính trị của Cha de Lubac dành cho chúng ta ngày nay.
Viết theo Samuel Gregg, giám đốc nghiên cứu của Viện Acton.
Dù rất nổi tiếng vì công trình của ngài trong việc mở cửa gia tài trí thức phong phú của Giáo Hội và ảnh hưởng của ngài đối với các văn kiện chủ yếu của Vatican II, de Lubac không hề là một học giả trốn đời. Xuất thân từ một gia đình qúy tộc Pháp, rất sùng đạo Công Giáo, de Lubac không thể không ý thức các đứt đoạn sâu sắc giữa Giáo Hội và các lực lượng do Cách Mạng Pháp xổ lồng. Ngài cũng không sợ phải pha mình vào những tranh chấp có tính thời đại của thời ngài.
Khi phần lớn hàng giáo phẩm, hàng giáo sĩ và giáo dân ủng hộ chế độ Vichy sau cuộc bại trận nhục nhã của Pháp năm 1940, de Lubac nhanh chóng trở thành người hoạt động trong Phong Trào Kháng Chiến Pháp. Là một người chống Quốc Xã nhất quán trước và trong Thế Chiến II, de Lubac lớn tiếng chống chủ nghĩa Bài Do Thái vào một thời điểm khi tâm tình bài Do Thái khá phổ thông nơi nhiều người Công Giáo. Cũng thế, de Lubac chỉ trích lòng say mê chủ nghĩa Marx của một số người Công Giáo Pháp sau Thế Chiến II. Không như một số người cùng thời, de Lubac không bao giờ có bất cứ ảo tưởng nào đối với chủ nghĩa Cộng Sản.
Vượt lên trên các điểm đặc thù của một số phong trào, de Lubac hết sức ngỡ ngàng trước sự kiện: các ý thức hệ duy tục, từ chủ nghĩa Marx tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Phátxít, chủ nghĩa quốc gia, và các biểu thức đặc thù của chủ nghĩa duy tự do, tiếp tục kìm hãm trí tưởng tượng của người Tây Phương. De Lubac tự hỏi, tại sao quá nhiều người ở Tây Phương cứ tiếp tục bám lấy các ý tưởng từng dẫn tới hủy diệt và chết chóc suốt trong thế kỷ 20 nhân danh giai cấp vô sản, der Volk (nhân dân), hay tiến bộ? Ngài thắc mắc, làm thế nào những người hết sức thông minh lại có thể tin được rằng họ đang phát huy hạnh phúc của con người bằng việc ủng hộ các ý thức này?
Là một người miệt mài nghiên cứu lịch sử thần học, de Lubac hiểu rõ: các tiền thân của một số ý niệm qủy quyệt nhất của chính trị hiện đại ăn rễ rất sâu trong quá khứ. Thí dụ, năm 1942, ngay trước khi đi hầm trú tránh Gestapo, de Lubac đã đọc một diễn văn tại một thị trấn nhỏ là Pont-de-Claix về các gốc rễ tôn giáo của chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Quốc Xã. De Lubac cũng nhìn nhận rằng nguồn gốc của những chủ nghĩa thay thế cho tôn giáo này đã có trước cả Phong Trào Ánh Sáng. Ngài biết rằng lạc giáo thời Trung Cổ thường tiên báo đường đi của những chế độ toàn trị hiện đại, hay bất cứ người nào định vị sự cứu rỗi trong tính viên mãn của nó ở đây và lúc này. Về phương diện này, de Lubac tin rằng một thần học gia Trung Cổ đã đóng một vai tuồng quan trọng.
Nhà huyền nhiệm, đan sĩ và thiên niên kỷ
Thời Trung Cổ không chỉ là thời các đại học đầu tiên của thế giới được thành lập, nghệ thuật và kiến trúc vĩ đại được sản sinh, và các nền kinh tế có tính tư bản chủ nghĩa rõ ràng xuất hiện. Nó còn chứng kiến việc khai triển ra các phong trào thiên niên kỷ cực đoan chuyên giảng dậy ngày chung cục (apocalypses) và hừng đông của thời lịch sử mới. Đây là một lý do giải thích tại sao tư tưởng của thần học gia Trung Cổ Joachim de Fiore (c.1135-1202) đã gây tranh cãi trong hai thế kỷ 13 và 14.
Là một công chứng viên, một nhà ẩn tu, một người hành hương Đất Thánh, Joachim được nhiều người thời ông biết đến nhờ lòng đạo đức, đời sống khổ hạnh và dấn thân cho học thuật của ông. Là một cố vấn cho các nhà cai trị phần đời và được các vị giáo hoàng kính nể, Joachim cuối cùng đã thành lập một đan viện, đó là đan viện San Giovanni di Fiore, năm 1198, để cổ vũ một lối sống đơn tu còn nhiệm nhặt hơn Dòng Xitô. Dù ông viết về nhiều đề tài, Joachim được biết đến nhờ đã hệ thống hóa điều được gọi là lý thuyết Ba Thời Kỳ.
Từ thời các giáo phụ, nhiều thần học gia đã tìm cách liên kết mỗi Ngôi trong Ba Ngôi với một thời kỳ lịch sử khác nhau. Theo Joachim, thời kỳ thứ nhất, thời của Chúa Cha, là thời Cựu Ước trong đó con người sợ hãi ngoan ngoãn vâng theo lề luật của Thiên Chúa. Thời kỳ thứ hai, thời của Chúa Con, là thời thống trị của Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Thời kỳ thứ ba, thời của Chúa Thánh Thần được Joachim tiên đoán sẽ bắt đầu năm 1260. Thời này, thời được Joachim mô tả là tự do trong một xã hội hoàn hảo hơn là điều ông mô tả như triều đại công lý trong xã hội bất toàn trước đó, sẽ là thời trong đó các Giáo Hội phân ly của Tây và Đông sẽ tái hợp nhất, người Do Thái sẽ trở lại, và tinh thần Tin Mừng và hòa bình hoàn vũ sẽ thống trị. Joachim cho rằng Giáo Hội và trật tự bí tích của Giáo Hội chủ yếu sẽ biến mất và được thay thế bằng một loại trật tự đặc sủng dưới sự lãnh đạo của các đan sĩ.
Sau khi ông qua đời, một số đề xuất của Joachim liên quan tới Ba Ngôi bị Công Đồng Lateran thứ tư và Đức Giáo Hoàng Alexander IV kết án chính thức. Tuy nhiên, một số ý niệm khác của ông đã được một số phần tử quá khích trong các dòng khất thực, nhất là những người được gọi là thần khí (spiritual), mà phần đông thuộc Dòng Phanxicô. Một số các tu sĩ Phanxicô này, thường họp thành nhóm dưới danh xưng “Fraticelli,” coi Thánh Phanxicô Assidi và phong trào của ngài như là lực lượng đặc sủng mà Joachim từng tiên đoán. Vì lý do này và nhiều lý do khác, một số nhà thần khí tranh cãi nhau về thẩm quyền của Giáo Hội phẩm trật và, trong một số trường hợp, đã cổ vũ một thứ chủ nghĩa không tưởng vô chính phủ (anarchist utopianism). Đây rất có thể là lý do khiến Thánh Bonaventura, vốn là bề trên cả Dòng Phanxicô, cẩn trọng nghiên cứu và phê phán nền thần học lịch sử do các trước tác của Joachim phác thảo ra. Thánh Bonaventura còn đi xa hơn nữa bằng cách quả quyết rằng không có Giáo Hội nào bên ngoài Giáo Hội tông truyền có phẩm trật do Chúa Kitô mong muốn.
Hướng tới một thiên đường dưới thế
Phần lớn các phong trào thiên niên kỷ thời Trung Cổ đều tương đối chết yểu. Bị dẹp bỏ hoặc bởi Giáo Hội hoặc bởi thẩm quyền nhà nước, hay tự biến mất khi các lời tiên đoán của họ không được thể hiện. Nhưng như de Lubac minh tả trong bộ sách hai cuốn của ngài La Postérité spirituelle de Joachim de Fiore (1979-1981) (Hậu Duệ Thiêng Liêng của Joachim de Fiore), ý niệm Thời Chúa Thánh Thần của Joachim và viễn kiến lịch sử của nó đã tìm được đường đi vào toàn bộ nền văn hóa Tây Phương. Theo de Lubac, đóng góp có tính định mệnh tuy không cố ý của Joachim là mở cửa để ý niệm hy vọng vào Chúa Kitô của Kitô Giáo và tính viên mãn của sự sống được mạc khải dứt khoát nơi Người bị làm rỗng hoàn toàn và mô phỏng bởi các ý thức hệ có tính hầu như tôn giáo về tiến bộ và một thứ đức tin vào tương lai, bất luận tương lai này sẽ ra sao.
Theo de Lubac, các ý niệm trên không chỉ được phản ảnh trong viễn kiến kinh thành thiên giới của Phục Hưng. Theo nhận định của ngài, chủ thuyết Joachim giúp lên khuôn các phong trào từ chủ nghĩa lãng mạn Đức tới chủ nghĩa duy tâm của Hegel. De Lubac cho rằng trong các thế kỷ 17 và 18, các khuynh hướng theo Joachim tự biểu lộ qua việc một số nhà tư tưởng của Phong Trào Ánh Sáng hiểu dự án của họ như một cuộc ly khai khỏi đức tin nói chung và khỏi Giáo Hội Công Giáo nói riêng để đi theo một thời đại lịch sử mới của lý trí.
De Lubac cho rằng chủ nghĩa Joachim gây một ảnh hưởng lớn đối với suy nghĩ của những người như Henri de Saint-Simon, có thời duy tự do nhưng sau đó đã trở thành duy xã hội không tưởng, Alfred Rosenberg, nhà lý thuyết về sắc tộc của Quốc Xã, và trên hết, Karl Marx và các lý thuyết gia Mácxít như triết gia Đức Ernst Bloch. De Lubac cũng cho rằng bên dưới các ý niệm này, là một thứ chủ nghĩa duy thiên niên kỷ phi Giáo Hội vốn chở theo ý niệm này: một thời đại mới đang sắp sửa xuất hiện khi lịch sử tất yếu sẽ tiến về một thứ thế giới không tưởng ở đời này.
Tuy nhiên, có một cách biểu lộ nữa của viễn kiến Joachim: đó là ý tưởng cho rằng việc thế tục hóa không những là điều không thể tránh được mà nó còn tượng trưng cho một loại thành toàn của Kitô Giáo. De Lubac không hiểu chữ “thế tục” ở đây là lãnh vực trần gian hiện diện song song với lãnh vực đức tin. Sự phân biệt này luôn luôn là thành phần trong phương thức tiếp cận chính trị của Kitô Giáo, ngay trong các trường hợp tệ nhất của chủ trương coi quyền lực thế tục cao hơn quyền lực thiêng liêng của Giáo Hội (Caesaropapism). Thay vào đó, ngài coi việc thế tục hóa như là việc chuyển đổi ý niệm cứu rỗi của Kitô Giáo thành các ý thức hệ tiến bộ của con người xuyên qua lịch sử, một tiến bộ được hiểu như là sự tiến triển đều đặn của chủ nghĩa nhân đạo thế tục hậu Kitô Giáo nhằm chăm sóc các nhu cầu ở đây và ngay bây giờ của mọi người.
Bên trong Giáo Hội
Điều trên đem chúng ta tới một cách nữa trong đó, theo de Lubac, học thuyết của Joachim tiếp tục lên khuôn Tây Phương ngày nay. Trong cuốn Mémoires sur l’occasion de mes écrits (Các ký ức nhân dịp các trước tác của tôi), de Lubac viết:
“Dưới nhiều hình thức khác nhau của nó, tôi coi học thuyết của Joachim là một nguy cơ hiện nay vẫn còn và thậm chí thúc ép nữa. Tôi nhận ra nó trong diễn trình thế tục hóa, một diễn trình phản bội Tin Mừng, nhằm biến đổi việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa thành những không tưởng xã hội. Tôi thấy nó đang hành động trong điều có thể gọi một cách đúng đắn là “sự tự hủy của Giáo Hội” [sau Vatican II]. Tôi tin rằng nó chỉ có thể làm gia trọng nỗi thống khổ và tạo nên việc hạ giá nhân tính ta”.
Trên một bình diện, de Lubac thấy chủ thuyết của Joachim hiện diện trong cố gắng của một số người Công Giáo sau Vatican II nhằm để qua một bên điều họ gọi là Giáo Hội “định chế” và thay thế Giáo Hội này bằng một Giáo Hội của “Thần Khí”, một Thần Khí, một tinh thần, xem ra không hề khác chi với những lắng lo của hai thập niên 1960 và 1970 và là các lắng lo nhằm đúc kết Tin Mừng thành một với chủ thuyết tranh đấu chính trị, luôn tả khuynh. Điều cũng có thể là de Lubac chỉ lặp lại các quan tâm từng được một người cùng Dòng Tên và cùng tham gia Kháng Chiến phát biểu là Gaston Fessard, người nổi tiếng và đã công khai cảnh cáo người Công Giáo Pháp năm 1979 rằng tính toàn vẹn của Giáo Hội bị đe dọa bới việc ve vãn các ý tưởng Mácxít. Nói một cách rộng rãi hơn, các quan tâm của de Lubac cũng có thể bao gồm những người Công Giáo quan niệm công bằng xã hội không khác mấy so với quan niệm của phe tả thế tục nhưng vẫn phần nào gần gũi với phần đông các tín điều và học thuyết cót lõi của Giáo Hội.
Cũng khó mà không nghĩ tới những hình thức đặc thù của thần học giải phóng, nhất là những hình thức chịu ảnh hưởng Marx nhiều hơn cả, khi đánh giá tác động của học thuyết Joachim sau Vatican II. Huấn Thị về Một Số Khía Cạnh của “Thần Học Giải Phóng” năm 1984 của Bộ Giáo Lý Đức Tin, chẳng hạn, đã làm nổi bật xu hướng của nhiều nhà thần học giải phóng muốn giản lược đức tin Công Giáo thành “một chủ nghĩa xức dầu hoàn toàn trần tục” và “đồng hóa Nước Thiên Chúa và sự lớn mạnh của nó với phong trào giải phóng nhân bản”.
Thói quen phe Joachim hay tương đối hóa ý nghĩa của chính Giáo Hội và bắt nó phụ thuộc sự tiến bộ của lịch sử cũng khá hiển hiện trong một số bản văn của thần học giải phóng. Bộ Giáo Lý Đức Tin quả quyết rằng liên quan tới chính Giáo Hội, các trường phái đặc thù của tư tưởng thần học giải phóng “chỉ nhìn Giáo Hội như một thực tại thấp hơn lịch sử trong tính nội tại của nó”. Tương tự như thế, trong một số trước tác của thần học giải phóng, các bí tích cũng bị lột hết ý nghĩa bí tích và bị giản lược thành một “cử hành của nhân dân trong cuộc đấu tranh của họ”.
Chín năm sau khi phát hành cuốn thứ hai trong bộ sách của de Lubac viết về Joachim de Fiore, một số công trình lớn thiết lập bởi những người dấn thân cho giấc mơ Mácxít về một thời đại mới đã sụp đổ. Dù các hình thức triệt để của thần học giải phóng chưa mất dạng, chúng cũng đang lao đao để giữ vững tính khả tín. Như Đức Hồng Y Jorge Bergoglio từng viết trong lời nói đầu của một cuốn sách tựa là Una apuesta por America Latina (Một Dấn Thân Cho Mỹ Châu La Tinh) (2005), “Sau việc sụp đổ của ‘chủ nghĩa xã hội thực chất’, các trào lưu tư tưởng này đã lao đầu vào chỗ hỗn độn. Không có khả năng tái lên công thức triệt để cũng như tính sáng tạo mới, chúng sống còn nhờ tính trì trệ, dù cho có một số người ngày nay vẫn còn thích đề xuất nó một lần nữa, một cách lỗi thời”.
Nói thế rồi, ta vẫn thấy các khunh hướng theo Joachim khó có thể biến mất khỏi Tây Phương. Người ta vẫn có thể tìm thấy nó trong nhiều hình thức không tưởng kỹ thuật khác nhau; những hình thức này đang trình bầy cho ta viễn tượng đem tới một thứ niết bàn qua tiến bộ khoa học. Rồi lại còn các đề xuất nhằm biến đổi, theo nghĩa đen, chính bản chất con người, như phong trào biến đổi các điều kiện nhân bản (transhumanism) chủ trương. Một điển hình khác không lý thú bằng nhưng thông thường hơn là việc giản lược cứu rỗi vào chính trị. Hãy xem thói quen chán ngắt ở Tây Phương hay gán cho các chính trị gia những phẩm chất giống như Đấng Được Xức Dầu, hay niềm tin ngây thơ mà rất nhiều người thuộc giai cấp chính trị của Liên Hiệp Âu Châu đặt vào các định chế dân chủ xã hội siêu quốc gia sẽ đem lại một thứ gì đó giống như pacem in terris (hòa bình trên thế giới) theo nghĩa thế tục, những ảo tưởng liên tiếp đi ngược lại một số thực tại từng được Thánh Augustinô nhấn mạnh trong Kinh Thành Thiên Chúa của ngài, chưa kể các sự thật căn bản về thân phận con người từng được Kitô Giáo nêu bật.
Tuy nhiên, không điều gì như trên làm de Lubac ngạc nhiên, vì lý do đơn giản là ngài hiểu rằng người ta không thể loại trừ được sự thôi thúc của tôn giáo khỏi con người. Nó chỉ có thể bị làm cho trệch hướng, hoặc thành đồi trụy, khỏi mục tiêu tự nhiên của nó. Sự dai dẳng của vi khuẩn Joachim trong rất nhiều thế kỷ cho ta thấy, bất chấp họ tán dương chủ nghĩa duy tục ra sao, Tây Phương vẫn có đặc điểm tôn giáo sâu sắc của nó. Câu hỏi thực sự là tôn giáo nào cuối cùng sẽ thắng thế. Thiển nghĩ đó là sứ điệp chính trị của Cha de Lubac dành cho chúng ta ngày nay.
Viết theo Samuel Gregg, giám đốc nghiên cứu của Viện Acton.