Sáng 5/2/2016 ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến hơn 80.000 thành viên các nhóm cầu nguyện của Cha Thánh Piô đến từ khắp nơi trên thế giới.
Ngỏ lời với mọi người ĐTC định nghĩa cha thánh Piô là “người phục vụ lòng thương xót”, là “tông đồ của việc lắng nghe”. Qua chức thừa tác Giải Tội cha đã là một cái vuốt ve sống động của Thiên Chúa Cha, chữa lành các vết thương của tội lỗi và làm tươi mát con tim với sự an bình. Cha Thánh Piô đã không bao giờ mệt mỏi tiếp đón con người và lắng nghe họ, tiêu hao thời giờ và sức lực để phổ biến hương thơm sự tha thứ của Chúa. Ngài đã có thể làm được như vậy vì luôn luôn gắn bó với suối nguồn: ngài liên tục giải khát từ Chúa Giêsu chịu đóng đanh, và như thế trở thành một con kênh của lòng thương xót. Ngài đã mang trong tim biết bao nhiêu người và biết bao khổ đau, bằng cách kết hiệp tất cả với tình yêu của Chúa Kitô, Đấng đã trao ban chính mình cho tới cùng (Ga 13,1). Ngài đã sống mầu nhiệm lớn lao của khổ đau dâng hiến cho tình yêu. Trong cách thức đó giọt nước bé nhỏ của ngài đã trở thành một con sông của lòng thương xót, đã tưới bón biết bao con tim khô cằn, và tạo ra ốc đảo sự sống trong nhiều miền trên thế giới.
Cha Thánh Piô đã định nghĩa các nhóm cầu nguyện là “các vườn ươm cây đức tin, các tổ ấm tình yêu” của Thiên Chúa. Thật thế, cầu nguyện là một sứ mệnh đích thật, đem lửa tình yêu tới cho toàn nhân loại. Cha Thánh Piô nói: lời cầu nguyện là một “sức mạnh lay chuyển thế giới, gieo vãi nụ cười và phước lành của Thiên Chúa trên mọi uể oải và yếu đuối” (Đại hội quốc tế lần thứ 2 của các nhóm cầu gnuyện, 5-5-1966).
Lời cầu nguyện là một công trình của lòng thương xót thiêng liêng, muốn đem tất cả tới với con tim của Thiên Chúa. Nó là một ơn của đức tin và tình yêu, một sự bầu cử mà chúng ta cần tới như cơm bánh. Tắt một lời, nó có nghĩa là tín thác Giáo Hội, con người, các trạng huống cho Thiên Chúa Cha, để Ngài lo lắng cho chúng ta. Vì thế Cha Thánh Piô thích nói lời cầu nguyện là “vũ khí tốt nhất mà chúng ta có, một chìa khóa mở con tim của Thiên Chúa”. Nó là sức mạnh lớn nhất của Giáo Hội, mà chúng ta không bao giờ được bỏ đi, bởi vì Giáo Hội sinh hoa trái, nếu làm như Đức Mẹ và các Tông Đồ “kiên trì và hiệp nhất trong lời cầu nguyện” (Cv 1,14). Nếu không, thì sẽ có nguy cơ dựa trên nơi khác: trên các phương tiện, trên tiền bạc, trên quyền bính; và việc loan báo Tin Mừng tan biến, và niềm vui tắt lịm.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC khích lệ các nhóm cầu nguyện trở thành các “trung tâm của lòng thương xót” luôn rộng mở và hoạt động để qua sức mạnh của lời cầu nguyện đem ánh sáng của Thiên Chúa đến cho thế giới và đem năng lực đến cho Giáo Hội. Cha Thánh Piô đã viết rằng: lời cầu nguyện là “việc tông đồ cao quý nhất mà một linh hồn có thể thực thi trong Giáo Hội” (Thư II, 70). Nhưng bên cạnh công tác của lòng thương xót tinh thần của các nhóm cầu nguyện, Thánh Piô cũng muốn có một công trình thương xót thể lý: đó là “Nhà xoa dịu khổ đau”, khánh thành cách đây 60 năm, và ngài ước mong nó là một nhà thương tuyệt hảo, đồng thời là “một đền thờ của khoa học và lời cầu nguyện”. Vì có những vết thương mà chỉ có sự gần gũi và lời cầu nguyện mới có thể giúp chữa lành. Cả những người hấp hối cũng tham dự vào lời cầu nguyện.”
ĐTC đã đặc biệt chào các tín hữu tổng giáo phận Manfredonia-Vieste-San Giovanni Rotondo, và cầu mong ai tới vùng đất xinh đẹp này cũng có thể tìm thấy nơi họ một tia sáng của Trời Cao.”
Thi hài của hai vị Thánh đã được đưa từ Giovanni Rotondo và Padova về vương cung thánh đường thánh Lorenzo chiều tối thứ tư. Sau đó được rước về nhà thờ San Salvatore in Lauro, và chiều thứ sáu hàng ngàn thành viên các nhóm cầu nguyện của Cha Pio đã rước thi hài Cha Thánh Piô và thi hài Cha Thánh Leopoldo Mandic, một tông đồ khác của lòng thương xót, từ nhà thờ San Salvatore in Lauro tới đền thờ thánh Phêrô.
Chào mừng hai vị thánh ĐHY Angelo Comastri, giám quản đền thờ thánh Phêrô, đã gợi lại nhiều gương mặt các thánh của thế kỷ XIX trong đó có thánh Don Bosco, Damiano De Veuster, Terexa Hài Đồng Giêsu và lời chị thánh nói trước khi qua đời: “Tôi sẽ dùng thời gian trên Trời để làm việc thiện trên trái đất.”
ĐHY nói: Các Thánh trên Thiên Đàng không ngủ, nhưng theo dõi chúng ta, đồng hành với chúng ta, bảo vệ chúng ta, trợ giúp chúng ta trên con đường hoán cải liên tục, và chờ đợi chúng trong lễ hội của các Thánh, lễ hội sự thành toàn của các Mối Phúc Thật. Cha Thánh Pio và Cha Thánh Leopoldo Mandic nói với chúng ta qua cuộc sống rằng các ngài đã để cho con sông lòng thương xót chảy qua bàn tay cả 16 giờ hay hơn nữa trong toà Giải Tội. Nhờ đó đã có biết bao nhiêu người tìm lại được ơn thánh Chúa, sự bình an, đức tin và niềm vui tin vào Chúa Giêsu. Rât tiếc ngày nay nhiều người không đến toà Giải Tội nữa, nhưng Bí Tích Tha Thứ là một ơn quý báu của Chúa Giêsu phục sinh, nó là một tắm gội trong Lòng Thương Xót chữa lành các vết thương, chữa lành mọi sợ hãi và làm cho hạnh phúc, vì chỉ có ơn tha thứ của Thiên Chúa mới cho chúng ta bước vào kinh nghiệm đẹp của các Mối Phúc Thật. Nhiều người ngày nay không hiểu sự trầm trọng của tội lỗi nữa: nhưng tội lỗi là sự dữ và nó gây đau đớn, vì nó chặt đứt chúng ta khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa. Năm 1922 thi sĩ người Anh Gilbert Chesterton xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Khi có người hỏi tại sao, ông trả lời: “Tôi đã quyết định trở thành tín hữu Công Giáo để có thể xưng tội. Thật thế, chỉ trong Giáo Hội Công Giáo tôi mới tìm thấy các người được Thiên Chúa cho phép trao ban cho tôi ơn tha thứ mà tôi cần biết bao. Sau lần xưng tội đầu tiên, sau khi lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa , thế giới đối với tôi đã đảo ngược và trở thành thẳng tắp”.
Chiều hôm nay chúng ta tất cả phải trở về nhà với con tim tốt lành hơn, với linh hồn trong sáng hơn, với sự sẵn sàng tha thứ chân thành, với quyết tâm muốn ngày càng giang tay ra để cứu giúp và lau nước mắt của các anh chị em mà chúng ta gặp gỡ mỗi ngày. Sau đó ĐHY đã hướng dẫn lần hạt và rước thi hài của hai Thánh vào trong Đền Thờ. Cửa đền thờ đã mở cho tới 9 giờ tối để tín hữu kính viếng hai vị. Hai vị sẽ lưu lại Roma cho tới ngày 11 tháng 2 (SD 5.6-2-2016).
Cha Thánh Piô đã định nghĩa các nhóm cầu nguyện là “các vườn ươm cây đức tin, các tổ ấm tình yêu” của Thiên Chúa. Thật thế, cầu nguyện là một sứ mệnh đích thật, đem lửa tình yêu tới cho toàn nhân loại. Cha Thánh Piô nói: lời cầu nguyện là một “sức mạnh lay chuyển thế giới, gieo vãi nụ cười và phước lành của Thiên Chúa trên mọi uể oải và yếu đuối” (Đại hội quốc tế lần thứ 2 của các nhóm cầu gnuyện, 5-5-1966).
Lời cầu nguyện là một công trình của lòng thương xót thiêng liêng, muốn đem tất cả tới với con tim của Thiên Chúa. Nó là một ơn của đức tin và tình yêu, một sự bầu cử mà chúng ta cần tới như cơm bánh. Tắt một lời, nó có nghĩa là tín thác Giáo Hội, con người, các trạng huống cho Thiên Chúa Cha, để Ngài lo lắng cho chúng ta. Vì thế Cha Thánh Piô thích nói lời cầu nguyện là “vũ khí tốt nhất mà chúng ta có, một chìa khóa mở con tim của Thiên Chúa”. Nó là sức mạnh lớn nhất của Giáo Hội, mà chúng ta không bao giờ được bỏ đi, bởi vì Giáo Hội sinh hoa trái, nếu làm như Đức Mẹ và các Tông Đồ “kiên trì và hiệp nhất trong lời cầu nguyện” (Cv 1,14). Nếu không, thì sẽ có nguy cơ dựa trên nơi khác: trên các phương tiện, trên tiền bạc, trên quyền bính; và việc loan báo Tin Mừng tan biến, và niềm vui tắt lịm.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC khích lệ các nhóm cầu nguyện trở thành các “trung tâm của lòng thương xót” luôn rộng mở và hoạt động để qua sức mạnh của lời cầu nguyện đem ánh sáng của Thiên Chúa đến cho thế giới và đem năng lực đến cho Giáo Hội. Cha Thánh Piô đã viết rằng: lời cầu nguyện là “việc tông đồ cao quý nhất mà một linh hồn có thể thực thi trong Giáo Hội” (Thư II, 70). Nhưng bên cạnh công tác của lòng thương xót tinh thần của các nhóm cầu nguyện, Thánh Piô cũng muốn có một công trình thương xót thể lý: đó là “Nhà xoa dịu khổ đau”, khánh thành cách đây 60 năm, và ngài ước mong nó là một nhà thương tuyệt hảo, đồng thời là “một đền thờ của khoa học và lời cầu nguyện”. Vì có những vết thương mà chỉ có sự gần gũi và lời cầu nguyện mới có thể giúp chữa lành. Cả những người hấp hối cũng tham dự vào lời cầu nguyện.”
ĐTC đã đặc biệt chào các tín hữu tổng giáo phận Manfredonia-Vieste-San Giovanni Rotondo, và cầu mong ai tới vùng đất xinh đẹp này cũng có thể tìm thấy nơi họ một tia sáng của Trời Cao.”
Thi hài của hai vị Thánh đã được đưa từ Giovanni Rotondo và Padova về vương cung thánh đường thánh Lorenzo chiều tối thứ tư. Sau đó được rước về nhà thờ San Salvatore in Lauro, và chiều thứ sáu hàng ngàn thành viên các nhóm cầu nguyện của Cha Pio đã rước thi hài Cha Thánh Piô và thi hài Cha Thánh Leopoldo Mandic, một tông đồ khác của lòng thương xót, từ nhà thờ San Salvatore in Lauro tới đền thờ thánh Phêrô.
Chào mừng hai vị thánh ĐHY Angelo Comastri, giám quản đền thờ thánh Phêrô, đã gợi lại nhiều gương mặt các thánh của thế kỷ XIX trong đó có thánh Don Bosco, Damiano De Veuster, Terexa Hài Đồng Giêsu và lời chị thánh nói trước khi qua đời: “Tôi sẽ dùng thời gian trên Trời để làm việc thiện trên trái đất.”
ĐHY nói: Các Thánh trên Thiên Đàng không ngủ, nhưng theo dõi chúng ta, đồng hành với chúng ta, bảo vệ chúng ta, trợ giúp chúng ta trên con đường hoán cải liên tục, và chờ đợi chúng trong lễ hội của các Thánh, lễ hội sự thành toàn của các Mối Phúc Thật. Cha Thánh Pio và Cha Thánh Leopoldo Mandic nói với chúng ta qua cuộc sống rằng các ngài đã để cho con sông lòng thương xót chảy qua bàn tay cả 16 giờ hay hơn nữa trong toà Giải Tội. Nhờ đó đã có biết bao nhiêu người tìm lại được ơn thánh Chúa, sự bình an, đức tin và niềm vui tin vào Chúa Giêsu. Rât tiếc ngày nay nhiều người không đến toà Giải Tội nữa, nhưng Bí Tích Tha Thứ là một ơn quý báu của Chúa Giêsu phục sinh, nó là một tắm gội trong Lòng Thương Xót chữa lành các vết thương, chữa lành mọi sợ hãi và làm cho hạnh phúc, vì chỉ có ơn tha thứ của Thiên Chúa mới cho chúng ta bước vào kinh nghiệm đẹp của các Mối Phúc Thật. Nhiều người ngày nay không hiểu sự trầm trọng của tội lỗi nữa: nhưng tội lỗi là sự dữ và nó gây đau đớn, vì nó chặt đứt chúng ta khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa. Năm 1922 thi sĩ người Anh Gilbert Chesterton xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Khi có người hỏi tại sao, ông trả lời: “Tôi đã quyết định trở thành tín hữu Công Giáo để có thể xưng tội. Thật thế, chỉ trong Giáo Hội Công Giáo tôi mới tìm thấy các người được Thiên Chúa cho phép trao ban cho tôi ơn tha thứ mà tôi cần biết bao. Sau lần xưng tội đầu tiên, sau khi lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa , thế giới đối với tôi đã đảo ngược và trở thành thẳng tắp”.
Chiều hôm nay chúng ta tất cả phải trở về nhà với con tim tốt lành hơn, với linh hồn trong sáng hơn, với sự sẵn sàng tha thứ chân thành, với quyết tâm muốn ngày càng giang tay ra để cứu giúp và lau nước mắt của các anh chị em mà chúng ta gặp gỡ mỗi ngày. Sau đó ĐHY đã hướng dẫn lần hạt và rước thi hài của hai Thánh vào trong Đền Thờ. Cửa đền thờ đã mở cho tới 9 giờ tối để tín hữu kính viếng hai vị. Hai vị sẽ lưu lại Roma cho tới ngày 11 tháng 2 (SD 5.6-2-2016).