Nội dung cuộc họp báo giới thiệu Sứ điệp Ngày hoà bình thế giới của ĐTC Phanxicô
Sáng 15-12 ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình, đã mở cuộc họp báo giới thiệu sứ điệp ĐTC Phanxicô gửi nhân Ngày Hoà Bình Thế Giới mùng 1 tháng giêng năm 2016. Sứ điệp có đề tài là “Chiến thắng dửng dưng và chinh phục hoà bình”. Cùng hiện diện và phát biểu trong cuộc họp báo có bà Flaminia Giovanelli, phó thư ký và ông Vittorio Alberti, nhân viên của Hội Đồng.
Sau khi chào các nhà báo ĐHY Turkson nói sứ điệp của ĐTC bắt đầu với việc nhận xét rằng sự thờ ơ là thái độ chung của con người thời đại chúng ta. Sự dửng dưng ấy đã vượt qua lãnh vực cá nhân để trở thành toàn cầu. Tiếp đến sứ điệp kể ra vài hình thái của sự dửng dưng thời đại. Trước hết là dửng dưng đối với Thiên Chúa, từ đó nảy sinh ra thái độ dửng dưng đối với tha nhân và thụ tạo. Và ĐTC nhấn mạnh rằng đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của một thuyết nhân bản sai lạc và của chủ thuyết duy vật thực tiễn, trộn lẫn với một tư tưởng duy tương đối và hư vô. Con người nghĩ rằng nó là tác giả của chính nó, của sự sống của nó và của xã hội. Nó cảm thấy tự đủ và không chỉ nhắm thay thế Thiên Chúa, mà còn sống không cần Thiên Chúa nữa. Hậu quả là nó nghĩ rằng nó không nợ ai cái gì hết ngoại trừ chính nó, và nó yêu sách chỉ có các quyền lợi thôi (s. 3).
Sau khi chứng minh cho thấy hòa bình bị đe dọa bởi sự thờ ơ trên tất cả mọi bình diện cuộc sống như thế nào, sứ điệp cống hiến một suy tư kinh thánh thần học cho phép hiểu sự cần thiết phải thắng vượt sự thờ ơ để rộng mở cho sự cảm thông, lòng thương xót, sự dấn thân và như thế cho tình liên đới.
Tình liên đới được định nghĩa như là một nhân đức luân lý và một thái độ mà những người có trách nhiệm giáo dục và đào tạo, như các gia đình, các nhà giáo dục và đào tạo, các nhân viên văn hóa và truyền thông xã hội được mời gọi vun trồng, mỗi người theo các vai trò và trách nhiệm riêng của mình.
ĐHY Turkson nói tiếp trong cuộc họp báo giới thiệu sứ điệp của ĐTC cho Ngày Hoà Bình Thế Giới 2016: Tin tưởng nơi khả năng của con người có thể chiến thắng sự dữ với sự thiện, sứ điệp chỉ cho thấy trong xã hội chúng ta có nhiều hình thái liên đới khác nhau, và sự dấn thân đáng ca ngợi trong việc trợ giúp những người gặp khó khăn như các nạn nhân của các xung đột vũ trang và các thiên tai, người nghèo và người di cư. ĐTC cũng nhân dịp này cám ơn và khích lệ tất cả những ai dấn thân trong các hành động loại này, cả khi họ không được quảng cáo, một cách đặc biệt tất cả những người, các gia đình, các giáo xứ, các cộng đoàn dòng tu, các đan viện và các trung tâm hành hương đã mau mắn đáp trả lời ngài kêu gọi tiếp nhận một gia đình tỵ nạn (s. 7).
Sứ điệp của ĐTC kết thúc với lời kêu gọi từng người trong tinh thần của Năm Thánh Lòng Thương Xót, dấn thân một cách cụ thể, để góp phần cải thiện thực tại trong đó họ đang sống, bắt đầu từ gia đình mình, từ hàng xóm láng giềng hay từ môi trường làm việc của mình.
ĐTC cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự đối với các vị hữu trách của các quốc gia, để họ có các cử thỉ cụ thể, nếu không nói là các cử chỉ can đảm đích thật, đối với những người yếu đuối nhất trong xã hội của họ như các tù nhân, người di cư, người thất nghiệp và người đau yếu. ĐTC cũng mời gọi giới lãnh đạo các quốc gia có cái nhìn vượt xa hơn ranh giới nước mình để canh tân các tương quan của họ với các dân tộc khác, cho phép tất cả mọi người được tham dự thực sự và bao gồm vào cuộc sống cộng đồng quốc tế, hầu thực hiện tình huynh đệ cả bên trong gia đình các quốc gia với một lời mời gọi gồm ba điểm: thứ nhất, đừng lôi cuốn các dân tộc khác vào các xung khắc hay chiến tranh; thứ hai, xoá bỏ nợ nần quốc tế cho các nước nghèo hơn và tạo thuận tiện cho một việc quản trị có thể chịu đựng nổi; và thứ ba, áp dụng các đường lối chính trị cộng tác tôn trọng các giá trị của các dân tộc địa phương, và không làm tổn hại quyền của các trẻ em được sinh vào cuộc sống.
Không chỉ có sự dửng dưng là trọng tâm của sứ điệp năm 2016 nhưng còn có niềm hy vọng nơi khả năng của con người, với ơn thánh của Thiên Chúa, có thể vượt thắng sự dữ và không để cho mình rơi vào thái độ chịu trận và thờ ơ (s. 2), bằng cách góp phần vào việc sống hòa bình với Thiên Chúa, với tha nhân và với thụ tạo. Điều này được chứng minh bởi vài biến cố của năm 2015 diễn tả khả năng của nhân loại hoạt động cho tình liên đới, vượt ngoài các lợi lộc duy cá nhân, vô cảm và thờ ơ đối với các tình trạng nguy hiểm. ĐTC muốn nói tới hội nghị quốc tế COP 21 về các thay đổi khí hậu, hội nghị thượng đỉnh tại Addis Abeba để gây quỹ cho việc phát triển có thể chịu đựng nổi của thế giới, cũng như Lịch trình hành động 2030 tìm các giải pháp bảo đảm cho mọi người có một cuộc sống xứng đáng hơn với nhân phẩm, và 50 năm kỷ niệm việc công bố hai tài liệu quan trọng của Công Đồng Chung Vaticăng II là “Nostra aetate” và “Gaudium et Spes”, là hai tài liệu đã mở cửa cho việc đối thoại với các tôn giáo không kitô và toàn gia đình nhân loại.
Để giữ gìn niềm hy vọng này ĐTC nhấn mạnh rằng cả chúng ta nữa cũng được mời gọi khiến cho tình yêu, sự cảm thông, lòng thương xót và tình liên đới biến thành một chương trình đích thật của cuộc sống, một kiểu hành xử trong các tương quan với nhau (s. 5) nghĩa là thương xót như Thiên Chúa Cha (x. Lc 6,36).
Trong phần phát biểu của mình bà Flaminia Giovannelli, phó thư ký Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hoà Bình, nêu bật vài yếu tố của sứ điệp tiếp nối huấn quyền của Đức Phanxicô, của Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI và của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Ngay từ đầu triều đại của ngài ĐTC Phanxicô đã có các cử chỉ và lời nói lay động lương tâm con người ngày nay. Cử chỉ thứ nhất đầy ý nghĩa là chuyến viếng thăm người di cư tỵ nạn trên đảo Lampedusa. Ngài đã cảnh báo các bọt xà phòng mà nền văn hóa tiện nghi dễ dãi ngày nay khiến cho con người sống, và làm cho nó trở thành vô cảm đối với các khổ đau của người khác và dẫn đưa tới việc toàn cầu hóa dửng dưng.
Sứ điệp tiếp nối sứ điệp cho Ngày Hoà Bình Thế Giới 2015 với đề tài “Không là nô lệ nữa nhưng là anh em”. ĐTC thức tỉnh lương tâm mọi người đối với sự kiện kỷ nguyên hiện nay tiến bộ trên mọi lãnh vực khoa học kỹ thuật nhưng bên dưới có hiện tượng nô lệ. Ngài viết: “Khi quan sát hiện tượng buôn người, buôn người di cư và các gương mặt quen biết hay không quen biết khác của nô lệ, người ta thường có cảm tưởng nó xảy ra trong sự thờ ơ chung” (s. 5). Có một mặt trận khác mà ĐTC nhiều lần đề cập tới, nhất là sau khi công bố Thông điệp “Laudato si’”, đó là các hậu qủa do sự thờ ơ của con người trên môi sinh. Sự kiện con người dửng dưng không săn sóc môi sinh gây ra các hậu quả trầm trọng. Ngài viết: “Rất tiếc nhiều cố gắng tìm các giải pháp cụ thể cho cuộc khủng hoảng môi sinh thường bị tước đoạt không phải chỉ vì sự khước từ của các cường quốc, nhưng cũng vì sự dửng dưng của những nước khác. Các thái độ ngăn cản các con đường giải pháp cả giữa các tín hữu nữa đi từ sự khước từ vấn đề cho tới sự thờ ơ, chịu trận thoải mái, hay tin tưởng mù quáng vào các giải pháp kỹ thuật” (Laudato si s. 14).
Sau cùng sứ điệp Ngày Hoà Bình Thế Giới năm 2016 cũng tiếp tục sứ điệp Mùa Chay năm 2015 tựa đề “Hãy khích lệ con tim anh em”. Trong đó ĐTC Phanxicô tố cáo thái độ sống ích kỷ và cuộc sống thoải mái khiến cho con người ngày nay thờ ơ, lãng quên những người không có cuộc sống an lành như họ.
Sứ điệp của Đức Phanxicô cũng tiếp nối giáo huấn của ĐTC Biển Đức XVI. Trong Thông điệp “Bác ái trong Chân lý” Đức nguyên giáo hoàng khẳng định rằng “vấn đề xã hội một cách triệt để đã trở thành vấn đề nhân chủng học” (CV, 75), vì thế “đôi khi con người tân tiến xác tín một cách sai lầm rằng nó là tác giả duy nhất của chính mình, của cuộc sống của nó và của xã hội” (CV, 34). ĐTC Phanxicô đã nhận ra nguồn gốc của thái độ thờ ơ này của con người: đó là sự dửng dưng đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân. Ngài viết :” Hình thái dửng dưng đầu tiên trong xã hội con người là sự dửng dưng đối với Thiên Chúa, từ đó nảy sinh ra thái độ dửng dưng đối với tha nhân và thụ tạo. Và đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của một thuyết nhân bản sai lạc và của chủ thuyết duy vật thực tiễn, trộn lẫn với một tư tưởng duy tương đối và hư vô.”
Hai vị cũng gặp nhau liên quan tới hiện tượng toàn cầu hóa thờ ơ đe đọa hoà bình. Sự dửng dưng đối với Thiên Chúa vượt qúa lãnh vực nội tâm và tinh thần của cá nhân và xâm lấn lãnh vực công cộng và xã hội. ĐTC Biển Đức XVI khẳng định rằng: “Có một tương quan mật thiết giữa việc vinh danh Thiên Chúa và hoà bình của con người trên trái đất”. “Không có sự rộng mở cho siêu việt, con người dễ dàng trở thành mồi cho chủ thuyết tương đối hóa và khó mà hành động theo công lý và dấn thân cho hòa bình” (s. 4).
Giáo huấn của ĐTC Phanxicô cũng tiếp nối các tư tưởng của Thánh Gioan Phaolô II. Trong sứ điệp cho Ngày Hoà Bình Thế Giới năm 1982 tựa đề: “Hoà bình, món quà Thiên Chúa ủy thác cho con người”, Đức Gioan Phaolô II viết: “Kitô hữu biết rằng trên trái đất một xã hội loài người hoàn toàn và luôn mãi hòa bình, rất tiếc là một ảo tưởng, và các ý thức hệ phản ánh nó như thể là điều có thể đạt cách dễ dàng, dưỡng nuôi các niềm hy vọng không thể thực hiện được … tuy xác tín – nếu không phải là đã sống kinh nghiệm đớn đau – xác tín rằng các niềm hy vọng dối trá ấy dẫn đưa trực tiếp tới nền hoà bình giả tạo của các chế độ độc tài. Nhưng việc ghi nhận thực tế này không ngăn cản các kitô hữu khỏi dấn thần cho hoà bình; trái lại nó kích thích nhiệt tình của họ”.
ĐTC Phanxicô đã đề nghị hai thái độ sống giúp đánh bại sự thờ ơ: đó là vun trồng nền văn hóa liên đới và lòng thương xót. Đây cũng là hai đề tài Đức Gioan Phaolô II yêu thích và trình bầy trong Thông điệp “Lo lắng cho các vấn đề xã hội”. Cần phải dấn thân cho công ích và có trách nhiệm đối với tất cả mọi người (s. 5). Sống lòng thương xót cũng là điều đạt tột đỉnh với Thông điệp “Thiên Chúa giầu lòng thương xót” của Đức Gioan Phaolô II.
Sau cùng sứ điệp cho Ngày Hoà Bình Thế Giới năm 2002, công bố ba tháng sau vụ khủng bố hai tháp song sinh bên Hoa Kỳ, mở đầu với việc nhắc tới biến cố thê thảm này, và có tựa đề là “Không có hoà bình không công lý, không có hoà bình không tha thứ”. ĐTC Phanxicô cũng nhắc tới các chiến tranh bạo lực gieo vãi chết chóc và tàn phá trong các tháng qua và kêu gọi mọi người dấn thân cải tiến tình hình thế giới trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này một cách cụ thể.
Trong phần phát biểu của mình ông Vittorio Alberti đã nêu bật một số từ chìa khóa ĐTC dùng trong sứ điệp: hoà bình là một chiến thắng và là một chinh phục. Cần có sự hoán cải nội tâm. Có một vẻ đẹp trong tiến trình giải thoát. Sự thờ ơ lan tràn trong lãnh vực công cộng chính trị cũng như văn hóa. ĐTC gọi đó là sự thối nát và định nghĩa nó là bệnh ung thư xã hội. Hồi còn là Hồng Y ngài gọi nó là sự mệt mỏi của siêu việt, chịu trận, gập mình xuống trong cái riêng tư của mình. “Sự thối nát ngọt như đường, chúng ta quen mùi vị của nó nhưng coi chừng bị bệnh tiểu đường.” Ngài cảnh báo giới trẻ bên Phi châu và ngài kêu gọi họ đừng để cho mình bị hư thối. Nếu bạn không bắt đầu, thì sẽ không có ai bắt đầu cả. Người thối nát không sống trong bình an. Sự thối nát là con đường của cái chết”.
Trong sứ điệp cho Ngày Hoà Bình Thế Giới còn có nhiều từ chìa khóa khác như: khả năng của con người, vô cảm, không dấn thân và khép kín, dấn thân cụ thể đế góp phần vào với người khác nhằm cải thiện thực tại, cải tiến thế giới.
Tuy nhiên cần phải tin rằng có một tương lai và ý nghĩa của các sự vật để có sức mạnh dấn thân chống lại sự thối nát và chiến thắng sự thờ ơ. Cần chữa trị bệnh thờ ơ với lòng thương xót. Lòng thương xót không phải chỉ là một sự kiện luân lý nhưng cũng là sự kiện tâm trí và thông minh nữa. Nó là sự tự do tư tưởng. Cuộc khủng hoảng trên thế giới hiện nay cũng là cuộc khủng hoảng văn hóa, vì thế mọi tác nhân của thế giới văn hóa đều phải cùng nhau dấn thân: giáo dục là kéo ra ngoài, đào tạo là đem vào trong. Cần phải dào tạo lương tâm con người trong sự tự do, bắt đầu bằng vẻ đẹp của các lý lẽ tự do như trình bầy trong các tài liệu của Công Đồng Chung Vaticăng II. Việc chống lại sự thờ ơ và thối nát đi ngang qua ngã này.
Sáng 15-12 ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình, đã mở cuộc họp báo giới thiệu sứ điệp ĐTC Phanxicô gửi nhân Ngày Hoà Bình Thế Giới mùng 1 tháng giêng năm 2016. Sứ điệp có đề tài là “Chiến thắng dửng dưng và chinh phục hoà bình”. Cùng hiện diện và phát biểu trong cuộc họp báo có bà Flaminia Giovanelli, phó thư ký và ông Vittorio Alberti, nhân viên của Hội Đồng.
Sau khi chào các nhà báo ĐHY Turkson nói sứ điệp của ĐTC bắt đầu với việc nhận xét rằng sự thờ ơ là thái độ chung của con người thời đại chúng ta. Sự dửng dưng ấy đã vượt qua lãnh vực cá nhân để trở thành toàn cầu. Tiếp đến sứ điệp kể ra vài hình thái của sự dửng dưng thời đại. Trước hết là dửng dưng đối với Thiên Chúa, từ đó nảy sinh ra thái độ dửng dưng đối với tha nhân và thụ tạo. Và ĐTC nhấn mạnh rằng đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của một thuyết nhân bản sai lạc và của chủ thuyết duy vật thực tiễn, trộn lẫn với một tư tưởng duy tương đối và hư vô. Con người nghĩ rằng nó là tác giả của chính nó, của sự sống của nó và của xã hội. Nó cảm thấy tự đủ và không chỉ nhắm thay thế Thiên Chúa, mà còn sống không cần Thiên Chúa nữa. Hậu quả là nó nghĩ rằng nó không nợ ai cái gì hết ngoại trừ chính nó, và nó yêu sách chỉ có các quyền lợi thôi (s. 3).
Sau khi chứng minh cho thấy hòa bình bị đe dọa bởi sự thờ ơ trên tất cả mọi bình diện cuộc sống như thế nào, sứ điệp cống hiến một suy tư kinh thánh thần học cho phép hiểu sự cần thiết phải thắng vượt sự thờ ơ để rộng mở cho sự cảm thông, lòng thương xót, sự dấn thân và như thế cho tình liên đới.
Tình liên đới được định nghĩa như là một nhân đức luân lý và một thái độ mà những người có trách nhiệm giáo dục và đào tạo, như các gia đình, các nhà giáo dục và đào tạo, các nhân viên văn hóa và truyền thông xã hội được mời gọi vun trồng, mỗi người theo các vai trò và trách nhiệm riêng của mình.
ĐHY Turkson nói tiếp trong cuộc họp báo giới thiệu sứ điệp của ĐTC cho Ngày Hoà Bình Thế Giới 2016: Tin tưởng nơi khả năng của con người có thể chiến thắng sự dữ với sự thiện, sứ điệp chỉ cho thấy trong xã hội chúng ta có nhiều hình thái liên đới khác nhau, và sự dấn thân đáng ca ngợi trong việc trợ giúp những người gặp khó khăn như các nạn nhân của các xung đột vũ trang và các thiên tai, người nghèo và người di cư. ĐTC cũng nhân dịp này cám ơn và khích lệ tất cả những ai dấn thân trong các hành động loại này, cả khi họ không được quảng cáo, một cách đặc biệt tất cả những người, các gia đình, các giáo xứ, các cộng đoàn dòng tu, các đan viện và các trung tâm hành hương đã mau mắn đáp trả lời ngài kêu gọi tiếp nhận một gia đình tỵ nạn (s. 7).
Sứ điệp của ĐTC kết thúc với lời kêu gọi từng người trong tinh thần của Năm Thánh Lòng Thương Xót, dấn thân một cách cụ thể, để góp phần cải thiện thực tại trong đó họ đang sống, bắt đầu từ gia đình mình, từ hàng xóm láng giềng hay từ môi trường làm việc của mình.
ĐTC cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự đối với các vị hữu trách của các quốc gia, để họ có các cử thỉ cụ thể, nếu không nói là các cử chỉ can đảm đích thật, đối với những người yếu đuối nhất trong xã hội của họ như các tù nhân, người di cư, người thất nghiệp và người đau yếu. ĐTC cũng mời gọi giới lãnh đạo các quốc gia có cái nhìn vượt xa hơn ranh giới nước mình để canh tân các tương quan của họ với các dân tộc khác, cho phép tất cả mọi người được tham dự thực sự và bao gồm vào cuộc sống cộng đồng quốc tế, hầu thực hiện tình huynh đệ cả bên trong gia đình các quốc gia với một lời mời gọi gồm ba điểm: thứ nhất, đừng lôi cuốn các dân tộc khác vào các xung khắc hay chiến tranh; thứ hai, xoá bỏ nợ nần quốc tế cho các nước nghèo hơn và tạo thuận tiện cho một việc quản trị có thể chịu đựng nổi; và thứ ba, áp dụng các đường lối chính trị cộng tác tôn trọng các giá trị của các dân tộc địa phương, và không làm tổn hại quyền của các trẻ em được sinh vào cuộc sống.
Không chỉ có sự dửng dưng là trọng tâm của sứ điệp năm 2016 nhưng còn có niềm hy vọng nơi khả năng của con người, với ơn thánh của Thiên Chúa, có thể vượt thắng sự dữ và không để cho mình rơi vào thái độ chịu trận và thờ ơ (s. 2), bằng cách góp phần vào việc sống hòa bình với Thiên Chúa, với tha nhân và với thụ tạo. Điều này được chứng minh bởi vài biến cố của năm 2015 diễn tả khả năng của nhân loại hoạt động cho tình liên đới, vượt ngoài các lợi lộc duy cá nhân, vô cảm và thờ ơ đối với các tình trạng nguy hiểm. ĐTC muốn nói tới hội nghị quốc tế COP 21 về các thay đổi khí hậu, hội nghị thượng đỉnh tại Addis Abeba để gây quỹ cho việc phát triển có thể chịu đựng nổi của thế giới, cũng như Lịch trình hành động 2030 tìm các giải pháp bảo đảm cho mọi người có một cuộc sống xứng đáng hơn với nhân phẩm, và 50 năm kỷ niệm việc công bố hai tài liệu quan trọng của Công Đồng Chung Vaticăng II là “Nostra aetate” và “Gaudium et Spes”, là hai tài liệu đã mở cửa cho việc đối thoại với các tôn giáo không kitô và toàn gia đình nhân loại.
Để giữ gìn niềm hy vọng này ĐTC nhấn mạnh rằng cả chúng ta nữa cũng được mời gọi khiến cho tình yêu, sự cảm thông, lòng thương xót và tình liên đới biến thành một chương trình đích thật của cuộc sống, một kiểu hành xử trong các tương quan với nhau (s. 5) nghĩa là thương xót như Thiên Chúa Cha (x. Lc 6,36).
Trong phần phát biểu của mình bà Flaminia Giovannelli, phó thư ký Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hoà Bình, nêu bật vài yếu tố của sứ điệp tiếp nối huấn quyền của Đức Phanxicô, của Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI và của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Ngay từ đầu triều đại của ngài ĐTC Phanxicô đã có các cử chỉ và lời nói lay động lương tâm con người ngày nay. Cử chỉ thứ nhất đầy ý nghĩa là chuyến viếng thăm người di cư tỵ nạn trên đảo Lampedusa. Ngài đã cảnh báo các bọt xà phòng mà nền văn hóa tiện nghi dễ dãi ngày nay khiến cho con người sống, và làm cho nó trở thành vô cảm đối với các khổ đau của người khác và dẫn đưa tới việc toàn cầu hóa dửng dưng.
Sứ điệp tiếp nối sứ điệp cho Ngày Hoà Bình Thế Giới 2015 với đề tài “Không là nô lệ nữa nhưng là anh em”. ĐTC thức tỉnh lương tâm mọi người đối với sự kiện kỷ nguyên hiện nay tiến bộ trên mọi lãnh vực khoa học kỹ thuật nhưng bên dưới có hiện tượng nô lệ. Ngài viết: “Khi quan sát hiện tượng buôn người, buôn người di cư và các gương mặt quen biết hay không quen biết khác của nô lệ, người ta thường có cảm tưởng nó xảy ra trong sự thờ ơ chung” (s. 5). Có một mặt trận khác mà ĐTC nhiều lần đề cập tới, nhất là sau khi công bố Thông điệp “Laudato si’”, đó là các hậu qủa do sự thờ ơ của con người trên môi sinh. Sự kiện con người dửng dưng không săn sóc môi sinh gây ra các hậu quả trầm trọng. Ngài viết: “Rất tiếc nhiều cố gắng tìm các giải pháp cụ thể cho cuộc khủng hoảng môi sinh thường bị tước đoạt không phải chỉ vì sự khước từ của các cường quốc, nhưng cũng vì sự dửng dưng của những nước khác. Các thái độ ngăn cản các con đường giải pháp cả giữa các tín hữu nữa đi từ sự khước từ vấn đề cho tới sự thờ ơ, chịu trận thoải mái, hay tin tưởng mù quáng vào các giải pháp kỹ thuật” (Laudato si s. 14).
Sau cùng sứ điệp Ngày Hoà Bình Thế Giới năm 2016 cũng tiếp tục sứ điệp Mùa Chay năm 2015 tựa đề “Hãy khích lệ con tim anh em”. Trong đó ĐTC Phanxicô tố cáo thái độ sống ích kỷ và cuộc sống thoải mái khiến cho con người ngày nay thờ ơ, lãng quên những người không có cuộc sống an lành như họ.
Sứ điệp của Đức Phanxicô cũng tiếp nối giáo huấn của ĐTC Biển Đức XVI. Trong Thông điệp “Bác ái trong Chân lý” Đức nguyên giáo hoàng khẳng định rằng “vấn đề xã hội một cách triệt để đã trở thành vấn đề nhân chủng học” (CV, 75), vì thế “đôi khi con người tân tiến xác tín một cách sai lầm rằng nó là tác giả duy nhất của chính mình, của cuộc sống của nó và của xã hội” (CV, 34). ĐTC Phanxicô đã nhận ra nguồn gốc của thái độ thờ ơ này của con người: đó là sự dửng dưng đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân. Ngài viết :” Hình thái dửng dưng đầu tiên trong xã hội con người là sự dửng dưng đối với Thiên Chúa, từ đó nảy sinh ra thái độ dửng dưng đối với tha nhân và thụ tạo. Và đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của một thuyết nhân bản sai lạc và của chủ thuyết duy vật thực tiễn, trộn lẫn với một tư tưởng duy tương đối và hư vô.”
Hai vị cũng gặp nhau liên quan tới hiện tượng toàn cầu hóa thờ ơ đe đọa hoà bình. Sự dửng dưng đối với Thiên Chúa vượt qúa lãnh vực nội tâm và tinh thần của cá nhân và xâm lấn lãnh vực công cộng và xã hội. ĐTC Biển Đức XVI khẳng định rằng: “Có một tương quan mật thiết giữa việc vinh danh Thiên Chúa và hoà bình của con người trên trái đất”. “Không có sự rộng mở cho siêu việt, con người dễ dàng trở thành mồi cho chủ thuyết tương đối hóa và khó mà hành động theo công lý và dấn thân cho hòa bình” (s. 4).
Giáo huấn của ĐTC Phanxicô cũng tiếp nối các tư tưởng của Thánh Gioan Phaolô II. Trong sứ điệp cho Ngày Hoà Bình Thế Giới năm 1982 tựa đề: “Hoà bình, món quà Thiên Chúa ủy thác cho con người”, Đức Gioan Phaolô II viết: “Kitô hữu biết rằng trên trái đất một xã hội loài người hoàn toàn và luôn mãi hòa bình, rất tiếc là một ảo tưởng, và các ý thức hệ phản ánh nó như thể là điều có thể đạt cách dễ dàng, dưỡng nuôi các niềm hy vọng không thể thực hiện được … tuy xác tín – nếu không phải là đã sống kinh nghiệm đớn đau – xác tín rằng các niềm hy vọng dối trá ấy dẫn đưa trực tiếp tới nền hoà bình giả tạo của các chế độ độc tài. Nhưng việc ghi nhận thực tế này không ngăn cản các kitô hữu khỏi dấn thần cho hoà bình; trái lại nó kích thích nhiệt tình của họ”.
ĐTC Phanxicô đã đề nghị hai thái độ sống giúp đánh bại sự thờ ơ: đó là vun trồng nền văn hóa liên đới và lòng thương xót. Đây cũng là hai đề tài Đức Gioan Phaolô II yêu thích và trình bầy trong Thông điệp “Lo lắng cho các vấn đề xã hội”. Cần phải dấn thân cho công ích và có trách nhiệm đối với tất cả mọi người (s. 5). Sống lòng thương xót cũng là điều đạt tột đỉnh với Thông điệp “Thiên Chúa giầu lòng thương xót” của Đức Gioan Phaolô II.
Sau cùng sứ điệp cho Ngày Hoà Bình Thế Giới năm 2002, công bố ba tháng sau vụ khủng bố hai tháp song sinh bên Hoa Kỳ, mở đầu với việc nhắc tới biến cố thê thảm này, và có tựa đề là “Không có hoà bình không công lý, không có hoà bình không tha thứ”. ĐTC Phanxicô cũng nhắc tới các chiến tranh bạo lực gieo vãi chết chóc và tàn phá trong các tháng qua và kêu gọi mọi người dấn thân cải tiến tình hình thế giới trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này một cách cụ thể.
Trong phần phát biểu của mình ông Vittorio Alberti đã nêu bật một số từ chìa khóa ĐTC dùng trong sứ điệp: hoà bình là một chiến thắng và là một chinh phục. Cần có sự hoán cải nội tâm. Có một vẻ đẹp trong tiến trình giải thoát. Sự thờ ơ lan tràn trong lãnh vực công cộng chính trị cũng như văn hóa. ĐTC gọi đó là sự thối nát và định nghĩa nó là bệnh ung thư xã hội. Hồi còn là Hồng Y ngài gọi nó là sự mệt mỏi của siêu việt, chịu trận, gập mình xuống trong cái riêng tư của mình. “Sự thối nát ngọt như đường, chúng ta quen mùi vị của nó nhưng coi chừng bị bệnh tiểu đường.” Ngài cảnh báo giới trẻ bên Phi châu và ngài kêu gọi họ đừng để cho mình bị hư thối. Nếu bạn không bắt đầu, thì sẽ không có ai bắt đầu cả. Người thối nát không sống trong bình an. Sự thối nát là con đường của cái chết”.
Trong sứ điệp cho Ngày Hoà Bình Thế Giới còn có nhiều từ chìa khóa khác như: khả năng của con người, vô cảm, không dấn thân và khép kín, dấn thân cụ thể đế góp phần vào với người khác nhằm cải thiện thực tại, cải tiến thế giới.
Tuy nhiên cần phải tin rằng có một tương lai và ý nghĩa của các sự vật để có sức mạnh dấn thân chống lại sự thối nát và chiến thắng sự thờ ơ. Cần chữa trị bệnh thờ ơ với lòng thương xót. Lòng thương xót không phải chỉ là một sự kiện luân lý nhưng cũng là sự kiện tâm trí và thông minh nữa. Nó là sự tự do tư tưởng. Cuộc khủng hoảng trên thế giới hiện nay cũng là cuộc khủng hoảng văn hóa, vì thế mọi tác nhân của thế giới văn hóa đều phải cùng nhau dấn thân: giáo dục là kéo ra ngoài, đào tạo là đem vào trong. Cần phải dào tạo lương tâm con người trong sự tự do, bắt đầu bằng vẻ đẹp của các lý lẽ tự do như trình bầy trong các tài liệu của Công Đồng Chung Vaticăng II. Việc chống lại sự thờ ơ và thối nát đi ngang qua ngã này.