CN 3C-Vọng : “Anh là kẻ có tội”
Đời Chiến Quốc, nhà du thuyết Tô Tần sang nước Sở, phải đợi suốt ba ngày mới được vào ra mắt vua Sở.
Gặp vua Sở, nói xong câu chuyện, Tô Tần xin cáo biệt đi ngay. Vua Sở bảo: “Quả nhân nghe tiếng tiên sinh quý như nghe tiếng một bậc danh nhân xưa. Nay tiên sinh đã không quản xa xôi, đến chơi với quả nhân, lại không chịu ở lại là cớ làm sao ?”
Tô Tần thưa: “Tôi xem ra thấy nước Sở này có đồ ăn đắt hơn ngọc, củi đắt hơn quế, quan khó được trông thấy như ma, vua khó được yết kiến như trời. Nay nhà vua muốn bắt tôi ở lại để ăn ngọc, thổi quế, nhờ ma thấy trời hay sao?
Vua Sở khẩn khoản nói: “Xin mời tiên sinh cứ ở lại, quả nhân đã hiểu rõ quá rồi”.
Một đất nước mà vật giá đắt đỏ, “gạo châu củi quế”, vua quan xa cách dân chúng, thì nhân dân trong nước khổ sở biết bao. Cái đáng khen của vua Sở là sau khi nghe Tô Tần bình phẩm về tình hình kinh tế chính trị của đất nước mình, thì ông liền nhận ra sai lầm và quyết tâm sửa chữa.
Mỗi lần mùa vọng đến, lại có một Tô Tần xuất hiện để vạch ra những lỗi lầm của chúng ta và nhắc chúng ta sám hối canh tân. Đó chính là Gioan Tẩy giả: “Có tiếng kêu trong hoang địa. Hãy dọn đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Lc 3,4)
Đám đông hỏi ông rằng : "Chúng tôi phải làm gì đây ?" Ông trả lời : "Ai có hai áo, thì chia cho người không có ; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông : "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì ?" Ông bảo họ : "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." Binh lính cũng hỏi ông : "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì ?" Ông bảo họ : "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình."
Nếu Tô Tần là nhà du thuyết cho nước Sở, thì Gioan chính là ngôn sứ của dân tộc Do thái. Ông đã thấy các nhân vật đạo đời: Từ hoàng đế Tibêriô đến quan tổng trấn Philatô, từ vua Hêrôđê, Philip, Lyxaria cho đến các vị thượng tế Anna và Caipha; lòng người đầy những khúc quanh lồi lõm, thung lũng hố sâu, núi đồi hiểm trở.
Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy; khúc quanh co, phải uốn cho ngay; đường lồi lõm, phải san cho phẳng” (Lc 3,5). Ông kêu gọi mọi người sửa sang đường sá. Nhưng con đường quan trọng chính là đường vào cõi lòng.
Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi.
Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, tính toán lệch lạc.
Phải san cho phẳng những núi đồi ngạo nghễ của tự mãn, tự kiêu.
Phải bạt cho thấp những gồ ghề lồi lõm của bất công, bất chính.
Nếu sám hối là dọn đường của lòng mình, thì chúng ta hãy dẹp bỏ những chướng ngại của tâm hồn, để Chúa có thể đến và ngự lại trong đó.
Bác sĩ Karl Menhinger, trưởng khoa tâm bệnh học của Mỹ đã làm nhiều người kinh ngạc với quyển sách của ông tựa đề: "Điều gì đang xảy đến cho tôi?". Ông bắt đầu bằng câu truyện trào lộng khiến mọi người suy nghĩ :
Năm 1972, vào một Chúa Nhật tháng 9, ở một góc phố đông người qua lại tại Chicago, xuất hiện một nhà giảng thuyết, đang khi các nhân viên vội vả đi ăn trưa. Ông chỉ vào người nầy nói: "Anh là kẻ có tội". Đoạn ông im lặng một lúc rồi chỉ người kia nói: "Cô là kẻ có tội!... "
Khách qua đường thấy thế thì lấy làm lạ, kinh sợ. Họ lấm lét nhìn ông rồi quay đi vội vả, rồi lại quay lại lén nhìn ông.
Chắc chắn Gioan Tẩy Giả ngày xưa cũng gây tác động như thế trên dân chúng khi ông xuất hiện ở sông Giođan, khiến mọi người nhận biết tội lỗi mình mà ăn năn thông hối, từ người thu thuế, đến binh lính, và dân thường, để đón nhận ơn cứu rỗi của Chúa Cứu Thê. Họ xúm lại nhờ ông chỉ dạy điều gì phải làm, việc chi phải lánh để được Chúa tha tội, để được hưởng nhờ ơn cứu dộ.
Tôi có tội không? Tôi cần ăn năn sám hối để chờ mong Chúa đến với tôi không ? Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một trả lời phỏng vấn, khi được hỏi đột ngột : “Ngài nghĩ gì về mình ? Ngài là ai ?” ĐGH hơi bối rối, nhưng buột ra được lời đáp mà ĐGH sau này tự khen là quá hay, quá đúng : “Tôi là người tội lỗi.” Nói về Năm Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha thường nhắc đi nhắc lại : tôi là một tội nhân.
Thánh Gioan Tông đồ nói với chúng ta: "Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta... Tôi viết cho anh em những điều nầy, để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: Đó là Đức Giêsu,” (1Ga.1,8-2,1) Đấng đang đến cứu độ chúng ta. (Theo Cha Mark Link).
Nếu Gioan Tẩy Giả là ngôn sứ chuẩn bị cho Chúa đến lần đầu, thì chúng ta sẽ là sứ giả chuẩn bị cho Người đến từng ngày trong cuộc sống của anh em.
Thiên Chúa chỉ có thể đến gặp con người trên những con đường ngay thẳng, phẳng phiu. Và ơn cứu độ của Người cũng chỉ ban cho những ai rộng tay đón nhận.
Lạy Chúa, thật là khó khi nhận mình lầm lỗi, và cũng không dễ dàng khi phải sửa chữa lỗi lầm.
Xin ban cho chúng con ơn sám hối, dám đi đến những hành động cụ thể, và can đảm chấp nhận cắt tỉa đớn đau, để chúng con xứng đáng đón rước Chúa đến, mang nguồn vui ơn cứu độ. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Đời Chiến Quốc, nhà du thuyết Tô Tần sang nước Sở, phải đợi suốt ba ngày mới được vào ra mắt vua Sở.
Gặp vua Sở, nói xong câu chuyện, Tô Tần xin cáo biệt đi ngay. Vua Sở bảo: “Quả nhân nghe tiếng tiên sinh quý như nghe tiếng một bậc danh nhân xưa. Nay tiên sinh đã không quản xa xôi, đến chơi với quả nhân, lại không chịu ở lại là cớ làm sao ?”
Tô Tần thưa: “Tôi xem ra thấy nước Sở này có đồ ăn đắt hơn ngọc, củi đắt hơn quế, quan khó được trông thấy như ma, vua khó được yết kiến như trời. Nay nhà vua muốn bắt tôi ở lại để ăn ngọc, thổi quế, nhờ ma thấy trời hay sao?
Vua Sở khẩn khoản nói: “Xin mời tiên sinh cứ ở lại, quả nhân đã hiểu rõ quá rồi”.
Một đất nước mà vật giá đắt đỏ, “gạo châu củi quế”, vua quan xa cách dân chúng, thì nhân dân trong nước khổ sở biết bao. Cái đáng khen của vua Sở là sau khi nghe Tô Tần bình phẩm về tình hình kinh tế chính trị của đất nước mình, thì ông liền nhận ra sai lầm và quyết tâm sửa chữa.
Mỗi lần mùa vọng đến, lại có một Tô Tần xuất hiện để vạch ra những lỗi lầm của chúng ta và nhắc chúng ta sám hối canh tân. Đó chính là Gioan Tẩy giả: “Có tiếng kêu trong hoang địa. Hãy dọn đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Lc 3,4)
Đám đông hỏi ông rằng : "Chúng tôi phải làm gì đây ?" Ông trả lời : "Ai có hai áo, thì chia cho người không có ; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy." Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông : "Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì ?" Ông bảo họ : "Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh." Binh lính cũng hỏi ông : "Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì ?" Ông bảo họ : "Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình."
Nếu Tô Tần là nhà du thuyết cho nước Sở, thì Gioan chính là ngôn sứ của dân tộc Do thái. Ông đã thấy các nhân vật đạo đời: Từ hoàng đế Tibêriô đến quan tổng trấn Philatô, từ vua Hêrôđê, Philip, Lyxaria cho đến các vị thượng tế Anna và Caipha; lòng người đầy những khúc quanh lồi lõm, thung lũng hố sâu, núi đồi hiểm trở.
Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy; khúc quanh co, phải uốn cho ngay; đường lồi lõm, phải san cho phẳng” (Lc 3,5). Ông kêu gọi mọi người sửa sang đường sá. Nhưng con đường quan trọng chính là đường vào cõi lòng.
Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi.
Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, tính toán lệch lạc.
Phải san cho phẳng những núi đồi ngạo nghễ của tự mãn, tự kiêu.
Phải bạt cho thấp những gồ ghề lồi lõm của bất công, bất chính.
Nếu sám hối là dọn đường của lòng mình, thì chúng ta hãy dẹp bỏ những chướng ngại của tâm hồn, để Chúa có thể đến và ngự lại trong đó.
Bác sĩ Karl Menhinger, trưởng khoa tâm bệnh học của Mỹ đã làm nhiều người kinh ngạc với quyển sách của ông tựa đề: "Điều gì đang xảy đến cho tôi?". Ông bắt đầu bằng câu truyện trào lộng khiến mọi người suy nghĩ :
Năm 1972, vào một Chúa Nhật tháng 9, ở một góc phố đông người qua lại tại Chicago, xuất hiện một nhà giảng thuyết, đang khi các nhân viên vội vả đi ăn trưa. Ông chỉ vào người nầy nói: "Anh là kẻ có tội". Đoạn ông im lặng một lúc rồi chỉ người kia nói: "Cô là kẻ có tội!... "
Khách qua đường thấy thế thì lấy làm lạ, kinh sợ. Họ lấm lét nhìn ông rồi quay đi vội vả, rồi lại quay lại lén nhìn ông.
Chắc chắn Gioan Tẩy Giả ngày xưa cũng gây tác động như thế trên dân chúng khi ông xuất hiện ở sông Giođan, khiến mọi người nhận biết tội lỗi mình mà ăn năn thông hối, từ người thu thuế, đến binh lính, và dân thường, để đón nhận ơn cứu rỗi của Chúa Cứu Thê. Họ xúm lại nhờ ông chỉ dạy điều gì phải làm, việc chi phải lánh để được Chúa tha tội, để được hưởng nhờ ơn cứu dộ.
Tôi có tội không? Tôi cần ăn năn sám hối để chờ mong Chúa đến với tôi không ? Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một trả lời phỏng vấn, khi được hỏi đột ngột : “Ngài nghĩ gì về mình ? Ngài là ai ?” ĐGH hơi bối rối, nhưng buột ra được lời đáp mà ĐGH sau này tự khen là quá hay, quá đúng : “Tôi là người tội lỗi.” Nói về Năm Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha thường nhắc đi nhắc lại : tôi là một tội nhân.
Thánh Gioan Tông đồ nói với chúng ta: "Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta... Tôi viết cho anh em những điều nầy, để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: Đó là Đức Giêsu,” (1Ga.1,8-2,1) Đấng đang đến cứu độ chúng ta. (Theo Cha Mark Link).
Nếu Gioan Tẩy Giả là ngôn sứ chuẩn bị cho Chúa đến lần đầu, thì chúng ta sẽ là sứ giả chuẩn bị cho Người đến từng ngày trong cuộc sống của anh em.
Thiên Chúa chỉ có thể đến gặp con người trên những con đường ngay thẳng, phẳng phiu. Và ơn cứu độ của Người cũng chỉ ban cho những ai rộng tay đón nhận.
Lạy Chúa, thật là khó khi nhận mình lầm lỗi, và cũng không dễ dàng khi phải sửa chữa lỗi lầm.
Xin ban cho chúng con ơn sám hối, dám đi đến những hành động cụ thể, và can đảm chấp nhận cắt tỉa đớn đau, để chúng con xứng đáng đón rước Chúa đến, mang nguồn vui ơn cứu độ. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm