PASSADENA, CA -- Trong cuộc họp báo vào ngày hôm nay (15-2-2004) các khoa học gia thuộc trung tâm NASA ở Pasadena đã công bố cho biết họ đã tìm thấy một thiên thể được coi là hành tinh thứ 10 của Thái Dương Hệ, và được đặt tên là Sedna, tên của một vị thần biển Innuit của thần thọai cổ Hy Lạp.
Thiên thề Sedna tối và băng giá, nhỏ hơn Diêm Tinh Vương (Pluto) một chút và các xa mặt trời hơn 3 lần Pluto. Sedna là hành tinh được tìm thấy bay vòng quanh mặt trời và đây là phát hiện mới nhất kể từ sau khi phát hiện ra sao Diêm Vương vào năm 1930.
Thiên thể này được tìm thấy trong một cuộc khảo sát do tiến sĩ Michael Brown và nhóm khoa học gia thuộc California Istitute of Technology đã sử dụng viễn kính của đài thiên văn Palomar và đã tìm thấy Sedna hồi tháng 11 vừa qua.
Thiên thể Sedna nằm xa hơn bất cứ hành tinh nào khác trong thái dương hệ, thiên thể vừa phát hiện có đường kính nhỏ hơn sao Diêm Vương một chút. Những tính toán sơ bộ cho thấy nó nằm cách trái đất khoảng 10 tỷ km, đi hết một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời trong 10,500 năm, và quỹ đạo cũng là một bầu dục rất dài nên có lúc xa Mặt Trời tới 84 tỷ dặm, và nó nằm ở vành đai Kuiper (vùng biên hệ mặt trời), có dạng đĩa với nhiều thiên thể giá băng.
Điều đáng chú ý ở đây là Sedna bay trên một quỹ đạo thường gặp, trong khi các thiên thể lớn như Quaoar và Vanura cũng xuất phát từ vành đai Kuiper, nhưng lại đi lạc theo các quỹ đạo khác nhau.
Từ thời cổ xưa, các chiêm tinh gia và loài người đã biết là thái dương hệ của chúng ta có 7 hành tinh, và theo thứ tự khoảng cách từ Mặt Trời là: Thủy Tinh (Mercury), Kim Tinh (Venus), Trái Đất (Earth), Hỏa Tinh (Mars), Mộc Tinh (Jupiter), Thổ Tinh (Saturn). Còn Thiên Vương Tinh (Uranus) và Hải Vương Tinh (Neptune) được khám phá trong thế kỷ 19. Hành tinh cuối cùng và xa nhất được phát hiện năm 1930 là Diêm Vương Tinh (Pluto).
Trái Đất chuyển động trên một quỹ đạo hình bầu dục gần tròn nên khoảng cách đến Mặt Trời có thể coi như không đổi, trên dưới 93 triệu dậm (và được kể là đơn vị thiên văn (AU). Trái lại Pluto chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình ellipse rất dài nên khoảng cách tới Mặt Trời thay đổi rất lớn, trung bình là 40AU.
Phát hiện rất có thể lại làm dấy lên một cuộc tranh cãi về việc có nên xếp nó là một hành tinh thực sự hay không, bởi nếu đúng, người ta sẽ phải định nghĩa lại về thái dương hệ mặt trời.
Thiên thề Sedna tối và băng giá, nhỏ hơn Diêm Tinh Vương (Pluto) một chút và các xa mặt trời hơn 3 lần Pluto. Sedna là hành tinh được tìm thấy bay vòng quanh mặt trời và đây là phát hiện mới nhất kể từ sau khi phát hiện ra sao Diêm Vương vào năm 1930.
Thiên thể này được tìm thấy trong một cuộc khảo sát do tiến sĩ Michael Brown và nhóm khoa học gia thuộc California Istitute of Technology đã sử dụng viễn kính của đài thiên văn Palomar và đã tìm thấy Sedna hồi tháng 11 vừa qua.
Thiên thể Sedna nằm xa hơn bất cứ hành tinh nào khác trong thái dương hệ, thiên thể vừa phát hiện có đường kính nhỏ hơn sao Diêm Vương một chút. Những tính toán sơ bộ cho thấy nó nằm cách trái đất khoảng 10 tỷ km, đi hết một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời trong 10,500 năm, và quỹ đạo cũng là một bầu dục rất dài nên có lúc xa Mặt Trời tới 84 tỷ dặm, và nó nằm ở vành đai Kuiper (vùng biên hệ mặt trời), có dạng đĩa với nhiều thiên thể giá băng.
Điều đáng chú ý ở đây là Sedna bay trên một quỹ đạo thường gặp, trong khi các thiên thể lớn như Quaoar và Vanura cũng xuất phát từ vành đai Kuiper, nhưng lại đi lạc theo các quỹ đạo khác nhau.
Từ thời cổ xưa, các chiêm tinh gia và loài người đã biết là thái dương hệ của chúng ta có 7 hành tinh, và theo thứ tự khoảng cách từ Mặt Trời là: Thủy Tinh (Mercury), Kim Tinh (Venus), Trái Đất (Earth), Hỏa Tinh (Mars), Mộc Tinh (Jupiter), Thổ Tinh (Saturn). Còn Thiên Vương Tinh (Uranus) và Hải Vương Tinh (Neptune) được khám phá trong thế kỷ 19. Hành tinh cuối cùng và xa nhất được phát hiện năm 1930 là Diêm Vương Tinh (Pluto).
Trái Đất chuyển động trên một quỹ đạo hình bầu dục gần tròn nên khoảng cách đến Mặt Trời có thể coi như không đổi, trên dưới 93 triệu dậm (và được kể là đơn vị thiên văn (AU). Trái lại Pluto chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình ellipse rất dài nên khoảng cách tới Mặt Trời thay đổi rất lớn, trung bình là 40AU.
Phát hiện rất có thể lại làm dấy lên một cuộc tranh cãi về việc có nên xếp nó là một hành tinh thực sự hay không, bởi nếu đúng, người ta sẽ phải định nghĩa lại về thái dương hệ mặt trời.