Thâm hụt mậu dịch của Mỹ vào năm 2003 lên mức kỷ lục, 489 tỉ đôla, mà 1/4 trong số đó là do thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc, các con số chính thức cho hay.
Thâm hụt này lớn gấp 17.1% so với khoản thâm hụt kỷ lục vào năm 2002.
Nền kinh tế Mỹ nhập khẩu thêm 8.3% vào năm 2003 so với năm 2002, trong khi xuất khẩu lại tăng với tốc độ chậm hơn, ở mức 4.6%.
Tin này được đưa ra khiến cho đồng đôla Mỹ sụt giá ở mức thấp nhất trong vòng 11 năm.
Việc thâm hụt gia tăng đã gây áp lực đối với đồng đôla, mà như thế, có thể tạo ra áp lực lạm phát vì người Mỹ bỏ nhiều tiền ra để nhập khẩu hàng hóa hơn trong năm.
Thâm hụt tháng 12 đạt mức kỷ lục, lên tới 42.5 tỉ đôla, tức là cao hơn nhiều so với mức dự đoán của các chuyên gia, là ở mức 40 tỉ đôla.
Số lượng thâm hụt với Trung Quốc, mà về chính trị là rất nhạy cảm, tăng từ 103 tỉ đôla của năm trước lên đến 124 tỉ đôla vào năm 2003.
Theo giới quan sát, tin này chắc sẽ làm cho giới hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ phải có sự thay đổi.(BBC)
Thâm hụt này lớn gấp 17.1% so với khoản thâm hụt kỷ lục vào năm 2002.
Nền kinh tế Mỹ nhập khẩu thêm 8.3% vào năm 2003 so với năm 2002, trong khi xuất khẩu lại tăng với tốc độ chậm hơn, ở mức 4.6%.
Tin này được đưa ra khiến cho đồng đôla Mỹ sụt giá ở mức thấp nhất trong vòng 11 năm.
Việc thâm hụt gia tăng đã gây áp lực đối với đồng đôla, mà như thế, có thể tạo ra áp lực lạm phát vì người Mỹ bỏ nhiều tiền ra để nhập khẩu hàng hóa hơn trong năm.
Thâm hụt tháng 12 đạt mức kỷ lục, lên tới 42.5 tỉ đôla, tức là cao hơn nhiều so với mức dự đoán của các chuyên gia, là ở mức 40 tỉ đôla.
Số lượng thâm hụt với Trung Quốc, mà về chính trị là rất nhạy cảm, tăng từ 103 tỉ đôla của năm trước lên đến 124 tỉ đôla vào năm 2003.
Theo giới quan sát, tin này chắc sẽ làm cho giới hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ phải có sự thay đổi.(BBC)