Một câu hỏi mà hầu như bất cứ ai phản đối chiến tranh với Iraq luôn đặt ra đó là tại sao cho đến nay vẫn chưa thấy tăm hơi vũ khí hủy diệt hàng loạt cho dù tất cả các tin tức tình báo trước đó khẳng định rằng có tồn tại vũ khí huỷ diệt hàng loạt tại Iraq.
Chính phủ Anh muốn người ta chờ kết qủa của Nhóm Khảo sát Iraq hiện đang truy tìm vũ khí nhưng nay chính tổng thống Bush cũng đang muốn có câu trả lời.
Ông nói "Tôi muốn người dân Hoa Kỳ hiểu rằng chính tôi cũng muốn biết sự thật."
"Tôi muốn so sánh những gì mà Nhóm Khảo sát Iraq tìm thấy và những gì chúng ta suy nghĩ khi tiến vào Iraq."
"Tuy nhiên có một điều mà chúng ta biết rõ là Saddam Hussein là một mối nguy hiểm, một mối nguy hiểm ngày càng lớn. Chúng ta đã tới Liên Hiệp Quốc và nói rằng đây là kẻ nguy hiểm."
"Ông ta đã bất chấp đòi hỏi của cộng đồng quốc tế và chúng ta đã hạ bệ ông ta. Kết qủa là ngày nay thế giới đã an toàn hơn."
Mặc dù vậy tại Hoa Kỳ hiện đang có rất nhiều sức ép đòi ông Bush phải có một cuộc điều tra độc lập về lỗi lầm của phía tình báo trước khi chiến tranh nổ ra.
Tại Anh, ông Tony Blair cũng đang chịu sức ép phải làm rõ tại sao chưa tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Những sự kiện xoay quanh vũ khí hủy diệt hàng loạt và cách đưa tin về vấn đề này đã khiến cho Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc đài BBC phải từ chức.
Trong khi đó sáng sớm thứ Bẩy giờ Việt Nam, chính phóng viên viết phóng sự nói rằng chính phủ đã cường điệu hóa mức độ nguy hiểm của Iraq cho dù biết rằng không có cơ sở để làm như vậy đã từ chức.
Nhà báo Andrew Gilligan thừa nhận một số thông tin trong phóng sự của anh không chính xác và xin lỗi về việc này.
Tuy nhiên, anh vẫn khẳng định phần lớn phóng sự của anh là chính xác và chỉ trích thẩm phán Anh Brian Hutton thiên vị. (BBC)
Chính phủ Anh muốn người ta chờ kết qủa của Nhóm Khảo sát Iraq hiện đang truy tìm vũ khí nhưng nay chính tổng thống Bush cũng đang muốn có câu trả lời.
Ông nói "Tôi muốn người dân Hoa Kỳ hiểu rằng chính tôi cũng muốn biết sự thật."
"Tôi muốn so sánh những gì mà Nhóm Khảo sát Iraq tìm thấy và những gì chúng ta suy nghĩ khi tiến vào Iraq."
"Tuy nhiên có một điều mà chúng ta biết rõ là Saddam Hussein là một mối nguy hiểm, một mối nguy hiểm ngày càng lớn. Chúng ta đã tới Liên Hiệp Quốc và nói rằng đây là kẻ nguy hiểm."
"Ông ta đã bất chấp đòi hỏi của cộng đồng quốc tế và chúng ta đã hạ bệ ông ta. Kết qủa là ngày nay thế giới đã an toàn hơn."
Mặc dù vậy tại Hoa Kỳ hiện đang có rất nhiều sức ép đòi ông Bush phải có một cuộc điều tra độc lập về lỗi lầm của phía tình báo trước khi chiến tranh nổ ra.
Tại Anh, ông Tony Blair cũng đang chịu sức ép phải làm rõ tại sao chưa tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Những sự kiện xoay quanh vũ khí hủy diệt hàng loạt và cách đưa tin về vấn đề này đã khiến cho Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc đài BBC phải từ chức.
Trong khi đó sáng sớm thứ Bẩy giờ Việt Nam, chính phóng viên viết phóng sự nói rằng chính phủ đã cường điệu hóa mức độ nguy hiểm của Iraq cho dù biết rằng không có cơ sở để làm như vậy đã từ chức.
Nhà báo Andrew Gilligan thừa nhận một số thông tin trong phóng sự của anh không chính xác và xin lỗi về việc này.
Tuy nhiên, anh vẫn khẳng định phần lớn phóng sự của anh là chính xác và chỉ trích thẩm phán Anh Brian Hutton thiên vị. (BBC)