TỔNG GIÁM MỤC J B PHẠM MINH MẪN, TRƯỚC VẬN HỘI MỚI CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM VÀ ĐẤT NƯỚC

  • Sinh năm 1934
  • Hòa Thành, Cà Mau
  • Linh Mục Cần Thơ: 1965
  • Giám Mục Mỹ Tho: 1993
  • Tổng Giám Mục Sàigòn: 1998
  • Hồng Y Tổng Giám Mục SÀIGÒN: 2003


CHÚC MỪNG VẬN HỘI MỚI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Việc Đức Tổng Giám Mục JB Phạm Minh Mẫn được vinh thăng Hồng Y tại Saigon, là một tin vui lớn cho Giáo Hội Việt Nam chúng ta vào thời điểm hiện nay. Đồng thời là “dấu chỉ vận hội mới” cho GHCG tại VN, quan hệ của Tòa Thánh với VN “ấm áp trở lại”, và lần đầu tiên Đại Sứ của Việt Nam tại Rôma được chính thức cử tham dự cuộc Lễ Tấn Phong Hồng Y của quốc gia Vatican, cũng như quan hệ của GHVN với Giáo Hội Hoa Kỳ đã được nâng cấp rõ rệt, lần đầu tiên Hội Đồng Giám Mục VN xuất hiện trước Đại Hội Đồng Các Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Cha Chủ Tịch Phaolô Nguyễn Văn Hòa đứng phát biểu trên bục cao bên cạnh lá quốc kỳ của Mỹ. Thay mặt cho Giáo Hội VN hải ngọai tại Hoa Kỳ, trong thư chúc mừng Đức Tân Hồng Y VN (2.10.2003), Đức Ông Francis Phạm Văn Phương đã tán dương chúc tụng Đức Tân Hồng Y rằng: "Ngài là vinh hiển của Giêrusalem, Ngài là niềm vui của dân Israel và Ngài là vinh dự đặc biệt của nòi giống chúng ta!(You are the glory of Jerusalem, you are the joy of Israel, and you are the fairest honor of our race!).(xem tòan văn phần phụ lục).

Trong khi ấy, tàu chiến hải quân Mỹ trở lại Cảng Saigon trong tháng 11 này, sau gần 30 năm vắng bóng, “đánh dấu thời đại mới” trong quan hệ Mỹ-Việt, là một biểu tượng rất sinh động và rất có ý nghĩa, thúc đẩy Hoa Kỳ và VN tiến về phía trước, góp phần cho VN lọai bỏ các quan ngại không cần thiết trong công cuộc xây dựng đất nước, trong đó người CG “góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc theo phong cách, theo lương tâm và theo niềm tin của người Công Giáo, là những yếu tố làm phong phú nền văn hóa và nội lực của dân tộc Việt Nam”, như Đức Tân Hồng Y đã mong ước.

Đây là kết quả của những thành tựu GHVN đạt được từ nhiều thế hệ cha ông, đặc biệt là trong gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của tập thể HĐGMVN, với sức sống mãnh liệt rất năng động thích nghi và sung mãn của hàng linh mục, tu sĩ và nhất là của tòan thể giáo dân VN. Riêng tại Tổng giáo phận Saigon, Đức Tân Hồng Y đã được sự cộng tác rất đắc lực của Đức Cha Phụ Tá Giuse Vũ Duy Thống, trẻ trung, năng động, nhiều sáng kiến, hàng linh mục, tu sĩ nhiều tài năng đa dạng và hàng ngũ giáo dân trưởng thành phong phú. Trong những ngày “vui mừng và hy vọng” này cũng không thể không ghi dấu ấn lịch sử đầy ấn tượng của các Vị Chủ Chăn tiền nhiệm của Tổng giáo phận Sàigòn, với Đức Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình vẫn trung thành với con đường Tin Mừng hòa giải dân tộc VN cho đến chết, mặc dù sau 20 năm “hòa giải, hòa hợp” Ngài “vẫn còn sợ Cộng Sản” (1995), còn Đức Tổng Giám Mục Phó F.X Nguyễn Văn Thuận mặc dù bị “cản tòa” vẫn đi vào “con đường hy vọng” tìm mọi cách phục vụ Tổng giáo phận và GHVN từ xa. Trong khi ấy, Đức Giám Quản Tông Tòa Nicolas Hùynh Văn Nghi (1993-1998) “vẫn đường hòang hiên ngang thi hành sứ vụ” trong hòan cảnh bị “cản tòa nhưng không bị cách ly”.

Anh em chúng con cùng nhiều thân hữu, đạo hữu khác cùng hòa niềm vui lớn với tòan thể GHCGVN chúng ta, trước hết chúng con xin được nồng nhiệt kính chúc mừng HĐGMVN đã lãnh đạo tòan thể GHVN trung thành bước theo “Sự thật của Tin Mừng” để có được thành quả vinh quang hôm nay, với sự yểm trợ có tính cách quyết định và trung thành không bao giờ thiếu của Cộng đồng Dân Chúa VN (xem Tâm thư do HMĐ phần phụ lục). Đồng thời chúng con xin được vinh hạnh chúc mừng và xin kính gửi Đức Tân Hồng Y bản tổng hợp này, như một món quà tinh thần nồng nhiệt chúc mừng Đức Tân Hồng Y nhân lễ Tạ Ơn, trong niềm hy vọng về một viễn tượng tương lai tươi sáng của Tổng giáo phận Sàigòn và của Giáo Hội Công Giáo VN (xem bài phỏng vấn Đức Tân Hồng Y phần phụ lục), và cũng với ước mong món quà này trở nên một công cụ khiêm tốn nhỏ bé có thể góp phần yểm trợ Đức Tân Hồng Y luôn luôn là “Vị mục tử nhân lành biết rõ đàn chiên của mình”. Và với các vị GM khác trong HĐGMVN, chúng con ước mơ nhỏ bé là bản văn này có thể trở nên một tài liệu tham khảo phần nào hữu ích. Rất mong thay !

Việc bổ nhiệm vị Tân Hồng Y cho Việt Nam

trong danh sách 31 Tân Hồng Y trên thế giới


Hòi 19.00 tối, ngày Chủ Nhật, 28.09.2003, vừa nhấc điện thoại lên, người ta không lầm được giọng ồm ồm của một anh bạn kỹ sư nông học từ miệt Bình Thới gióng lên:

Có biết tin gì mới sốt dẻo không?”

“ Chưa biết gì cả, mà nếu có thì trước sau gì cũng sẽ biết thôi !”

“Veritas trong buổi phát tin chiều nay có loan báo vừa nhận được nguồn tin từ Roma loan báo là Đức Tổng Mẫn, Tổng Giáo Phận Sàigòn, vừa có tên trong danh sách 31 vị tân Hông Y được Đức Gioan Phaolô II tôn phong.Trong đó, ngoài 30 vị được công bố danh tính, có một vị được chọn bổ nhiệm Hồng Y in pectore
!”

Rồi ngay khoảng 15.00 giờ chiều ngày hôm sau, 29.9.2003, lại một cú điện thoại đến từ một người bạn thúc vội nên mừng Đức Tân Hồng Y một cách đặc biệt bằng một món quà tinh thần có ý nghĩa, vỉ ba lý do:

  • * Lần đầu tiên Giáo Hội có một Hồng Y người miền Nam, ở Tổng Giáo Phận Sàigòn, khu vực thủ đô cũ thuộc lãnh thổ chế độ VNCH trước kia.Việc tôn phong này là một tiền lệ có ý nghĩa trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh Vatican cho toàn Vùng Đất Phương Nam, và cà Giáo Hội mà không chỉ cho riêng Sàigòn.
  • * Việc bổ nhiệm tước vị Hồng Y lại dành cho vị TGM gần dây từng mạnh dạn nhưng ôn hòa, đường hoàng, cương quyết có tiếng nói công khai xây dựng với Quốc Hội, Nhà Nước và Mặt Trận Tổ Quốc về những vấn đề trọng đại của đất nước và về mối quan hệ giữa chính quyền và tôn giáo tại Việt Nam hiện nay.
  • * Trong việc bổ nhiệm Hồng Y này, dường như lần đầu tiên không có sự căng thẳng giữa Chính quyền Việt Nam và Tòa Thánh Vatican, vì coi đây là sinh hoạt nội bộ của Giáo Hội, mà tinh thần văn kiện pháp lý về quyền tự do tôn giáo rất chính đáng ngày 14.6.1955 tại Hà Nội do Chủ Tịch Hồ Chính Minh ban hành, vẫn tôn trọng, trong lãnh thổ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nay Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN kế thừa.


VỊ THẾ CỦA ĐỨC TÂN HỒNG Y J B PHẠM MINH MẪN TRONG HÀNG GIÁO PHẨM CÔNG GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong hòan cảnh đất nước VN hòan tòan thống nhất sau năm 1975 đến nay 2003, GHCGVN đã phát triển một cách kinh ngạc nhất, và có thể nói được là vinh quang chưa từng có của Giáo Hội, với hàng giáo phẩm tăng nhanh và có vị trí cao trong GHCG hòan vũ, hàng ngũ linh mục, tu sĩ tuy còn thiếu hụt, nhưng luôn được bổ sung và sung mãn, giáo dân không ngừng gia tăng, đặc biệt số người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, miền Trung và Bắc VN đông đảo xin gia nhập GH một cách tập thể ở khắp nơi, điều chưa từng xảy ra trước năm 1975 trong mơ ước của các thừa sai truyền giáo ở những vùng đất này, và các cơ sở tôn giáo khang trang ngày càng mọc lên.

Mặc dù Giáo Hội VN đã được Đức Hồng Y Giuse Phạm Đình Tụng khẳng định là “một Giáo Hội ít tiếng nói” (Rôma 1994), Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN Nguyễn Văn Hòa quả quyết là “một Giáo Hội không được hưởng các quyền tự do cần thiết” (Ad limina Rôma 2002), và theo Đức Tổng Giám Mục JB Phạm Minh Mẫn, Phó Chủ Tịch HĐGMVN, là “một Giáo Hội bị hạn chế tự do, không có quyền tự do và chỉ có phép tự do một cách tùy tiện” (Hoa Kỳ 2003).Giáo Hội Chúa Kitô tại VN đã “chứng tỏ sức sống mãnh liệt” trong hòan cảnh như thế, và người ta cho rằng Đức Tổng Giám Mục JB được Tòa Thánh vinh thăng lên hàng Hồng Y cũng dựa trên đánh giá ấy.

Thật vậy, từ sau năm 1975, hàng giáo phẩm CGVN đã phát triển mạnh mẽ, tổng số đến nay là 88 GMVN, tính từ Đức Cha JB Bùi Tuần được tấn phong ngày 30.4.1975 đến Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương được tấn phong ngày 1.10.2003, tức trong vòng 28 năm có 47 Giám mục VN được tấn phong, so với 41 vị được tấn phong trong vòng 42 năm tính từ Đức Cha VN tiên khởi JB Nguyễn Bá Tòng (1933 - 1975).

Và cũng chỉ trong thời gian từ 1975 - 2003, GHCGVN có 5 vị Hồng Y: Đức Hồng Y tiên khởi VN Giuse Trịnh Như Khuê (HY 1976-1978, Hanoi), Đức Hồng Y đệ nhị Giuse Trịnh Văn Căn ( HY1979-1990 Hanoi), Đức Hồng Y đệ tam Giuse Phạm Đình Tụng (HY 1994, Hanoi), Đức Hồng Y đệ tứ F.X Nguyễn Văn Thuận ( HY 2001-2002, Rôma), Đức Hồng Y đệ ngũ JB Phạm Minh Mẫn (HY 2003, tiên khởi Saigon). Các vị Hồng Y VN được vinh thăng đã hiện diện tại những nơi rất quan trọng : Thủ Đô Hanoi của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN bắt đầu từ Đức Cố Hồng Y Giuse Trịnh Như Khuê vào năm 1976, ở Giáo Đô Vatican với Đức Cố Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận, và ở Saigon, Thủ Đô cũ của VNCH với Đức Tân Hồng Y JB Phạm Minh Mẫn. Đó là chưa kể ĐTGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt, Sứ Thần Tòa Thánh ở Châu Phi (1.2003) và Đức Cha Dom. Mai Thanh Lương, Giám mục VN tiên khởi tại Hoa Kỳ (6.2003).

Tất cả đã nói lên sức sống rất mãnh liệt của GHCGVN trong ngòai nước,tạo nên diện mạo huy hòang rực rỡ chưa từng có trong lịch sử GHCGVN chúng ta. Vào ngày 9.12.2003 cuộc lễ Tạ Ơn của Đức Tân Hồng Y JB Phạm Minh Mẫn tại Vương Cung Thánh Đường Saigon, với sự hiện diện lần đầu tiên tại VN của Vị Hồng Y đến từ Hoa Kỳ, Ph, sẽ khẳng định vai trò quan trọng của Tổng giáo phận Sàigòn và của GHVN đối với VN cũng như trên trường quốc tế, trong đó không thể không kể đến ảnh hưởng sắp tới của Đức Tân Hồng Y JB Phạm Minh Mẫn. Như Đức Ông Barnabê đã nhận định trên đài Vatican rằng “Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn sẽ có vai trò rất quan trọng đối với GHVN cũng như đối với GHCG hòan vũ”.

Vị Tân Hồng Y TGM JB Phạm Minh Mẫn tại TGP Sàigòn là ai?

Những ngày thơ ấu và những năm đào tạo (1934-65)

Cậu Mẫn sinh ra và rửa tội ngay trong năm 1934 tại Hòa Thành, Cà Mau. Từ 1695, Cà Mau đã có tên trong 7 khu làng xã do Mạc Cửu lập nên, từ Vịnh Xiêm La. Cà Mau trong thời gian khá dài, vẫn là nơi đất rộng người thưa. Người ta tha hồ mà thỏa chí tang bồng, đi săn cọp, ăn ong, bắt cá, đuổi chim lấy loan. Cách nay vài ba chục năm,người ta vẫn thấy cọp về Xóm Thủ, rồi các dã thú như heo rừng, chồn cáo, kỳ đà, trăn, rắn, rái cá. Với đà khẩn hoang nhanh mạnh, năm1879, Cà Mau đã mang tên một huyện với 2 tổng Quản Long và Quảng Xuyên.

Người Công giáo đã sớm di cư đến sinh sống tại đây, làm nên họ đao Hòa Thành, một họ đao gốc ở Cà Mau. Từ hơn trăm năm trước,nhiều giáo dân đã chạy loạn bỏ nguyên quán Bình Đinh vào Cà Mau lập nghiệp mới. Từ trung tâm huyện lỵ Cà Mau, người ta men theo sông Gành Hào, rồi lập nên họ đao Rạch Nhà, cách đó khoảng 6 cây số. Sau đó, nhiều người Công giáo đến từ miền Đông,ngay trên đất phương Nam; cả những người Công giáo từ miền Bắc đi lập nghiệp ở vùng kinh tế sâu này; nay có nhiều người từ Bến Tre, Trà Vinh kéo qua.Rạch Nhà xưa,Hòa Thành nay là đầu mối nẩy sinh ra các họ đao Cái Cấm, Cái Rắn.

Giáo Khu CàMau Thới Bình Đầm Dơi U Minh Trần Văn Thời Cái Nước Ngọc Hiển

(1) (2) (3) (4) (5) (7) (8)

Họ đạo trong giáo hạt Cà Mau 1 Tắc Vân (F.2) Thới Bình Bàu Sen giáo điển La Cua U Minh Cái Bướm Kinh Nước Lên

2 Ao Kho (F.7) Tân Lập Khánh Hưng Cái Rắn

3 Hòa Thành Huyện Sử Cái Cấm

4 Bảo Lộc, Kinh Ba

5 Hòa Trung Đất Mới

Số liệu mục vụ mới nhất của Giáo Hạt Cà Mau; Giáo Hạt Cà Mau có 18 nhà thờ (13 nhà thờ có linh mục). Hầu hết nhà thờ xây dựng sau 1975. Số tín đồ khoảng 30.000 người, chiếm 3% tổng dân số tỉnh (29.303 Kinh + Miên (20) và Hoa (25). Hiện Cà Mau trước kia là thuộc Giáo Hạt Minh Hải trong 6 GH của GP Cần Thơ

Nói đến Cà Mau là nói đến đất và nước là điều kiện khai sinh ra rừng đước Cà Mau.

Hiện tỉnh Cà Mau có một thành phố và 6 huyện và nơi đâu cũng thấy người công giáo quần cư làm nên họ đạo.

Quê hương Cà Mau nghèo nàn chân lấm tay bùn là thế, nhưng chính nơi đây đã đào tạo nên những con người cần cù giàu nghị lực. Mà một trong những người con của Cà Mau là Hồng Y TGM JB Phạm Minh Mẫn.

Rồi mười năm sau, đến năm 1944, chú Mẫn gia nhập Tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng, và qua năm 1946 chú được chuyển sang Tiểu Chủng Viện Nam Vang. Tốt nghiệp xong cấp Trung Học ở Tỉểu Chủng Viện, Thầy JB Phạm Minh Mẫn được gọi lên theo học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn năm 1954. Mãn Ban Triết Đại Chủng Viện năm 1957,Thầy Mẫn đi thực tập mục vụ, làm Giáo Sư ở Bạc Liêu. Năm 1961 Thầy được gọi về học tiếp chương trình Thần học ở Đại Chủng Viện Thánh Giuse.

Nhiều đại chủng sinh cùng thế hệ với Thầy trong Đai chủng viện nhận thấy Thầy là một chủng sinh xuất sắc, Thầy chuyên tâm tới việc đào luyện những trẻ em bụi đời trên đường phố và một trong những bài thực tập mục vụ của Thầy liên quan tới vấn đề xã hội hóc búa này.

Thầy được thụ phong Linh Mục do chính Giám Mục Jacobê Nguyễn Ngọc Quang tại Cần Thơ ngày 25.5.1965.

Cuộc đời Linh Mục (1965-93)

Từ sau khi thụ phong Linh Mục, Tân Linh Mục JB Phạm Minh Mẫn được cử làm Gíao Sư Tiểu Chủng Viện Á Thánh Quý. tại Giáo Phận Cần Thơ Để nâng cao trình độ quản trị và giáo dục Chủng Viện, năm 1968 Ngài được cử đi Du học tại Trường Đại Học Loyola, Los Angeles, vì Thầy tỏ ra có năng khiếu đào tạo đặc biệt.

Sau khi tốt nghiệp Master of Arts in Education năm 1971, Ngài trở về Việt Nam, tiếp tục làm Giáo Sư tại Chủng Viện Á Thánh Quý. Và từ năm1976, Ngài được cử Phụ trách việc đào tạo các Linh Mục cho Giáo Phận Cần Thơ. Chính trong môi trường đó năm 1988, Ngài được Bề Trên tin cậy bổ nhiệm làm Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Quý.

Những chức vụ Ngài đảm nhiệm không ồn ào,nhưng liên tục hướng đến việc đào tạo các Linh Mục cho Giáo Hội.

Sứ Vụ Mục Tử Giáo Phận: Giám Mục Phó Giáo Phận Mỹ Tho (1993-98)

Ngài được bổ nhiệm Giám Mục Phó Giáo Phận Mỹ Tho ngày 22.3.1993.Lễ Tấn phong Giám Mục diễn ra ngày 11.8.1993 tại Cầm Thơ, do GM Lê Phong Thuận.

Hôm trước lễ tấn phong,khuôn viên Đại Chủng Viện Á Thánh Quí trở nên sầm uất khác thường với nhiều người từ các miền đổ tới chờ đợi cho ngày trọng đại hôm sau.

Sáng sớm 11.8.1993,hàng ngàn giáo dân ùa vào Đai Chủng Viện Thánh Quí Cần Thơ để tham dự Thánh Lễ. Họ từ Cà Mau, Sóc Trang, Long Mỹ,. kéo đến lòng đầy phấn khởi. Đúng 8.00 giờ sáng, mặt trời đã chiếu sáng gần hết một phần ba sân chủng viện.

Lễ đài đơn sơ với dòng chữ mang khẩu hiệu của vị Tân Giám Mục Phó “Như Thầy đã yêu thương”.

9.00 giờ Lễ Tấn Phong bắt đầu. Người ta nhận thấy sự hiện diện của 16 vị Giám Mục từ các GP Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho, Hồ Chí Minh, Phú Cường, Xuân Lộc, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt, Qui Nhơn, Đà Nẵng, Bắc Ninh, 1 Đan viện Phu và khoảng 300 Linh Mục tiếm lên uy nghi trước Lễ Đài giữa cộng đồng Dân Chúa gồm chừng 5.000 người tu sĩ và giáo dân.

Chủ phong là GM Emmanuel Lê Phong Thuận, GM GP Cần Thơ.

Trong Thánh Lễ, đặc biệt ở phần phụng vụ Lời Chúa, một thiếu nữ Khơme trong sắc phục dân tộc Khơme nghiêm trang đọc Bài Đọc 2 bẵng tiếng Khơ me, sau đó bằng tiếng Kinh.

Ngay sau bài Phúc Âm là lễ tấn phong Giám Mục bắt đầu.

Một Linh Mục dõng dạc đọc lời giới thiệu tiến chức

Tông Sắc bổ nhiệm được tuyên cáo

GM chủ phong giảng lễ theo sách nghi thức tôn phong GM, với lời nhắn nhủ:

“... Giám mục là danh từ chỉ công tác chứ không phải chỉ vinh dự, và vị Giám mục phải phục vụ công ích hơn là cai trị...”

Lễ đặt tay của GM Chủ phong và giám mục đoàn Đồng tế thánh lễ.

Đáp từ cuối lễ, vị Tân Giám Mục cám ơn cộng đoàn đã vất vả, lo lắng chuẩn bị cho cuộc lễ tiến hành tốt đẹp và mọi người đã hiệp thông trong lời nguyện cho ngài trong hành trình và sứ vụ mới.

Ngày hôm sau, thánh lễ tạ ơn tại Mỹ Tho. Một lần nữa khẩu hiệu cho cuộc đời Giám Mục của Ngài “ Như Thày Yêu thương” (CG&DT 921, 22.8.93, t, 6-7-8) lại được trương lên giữa cộng đoàn GP Mỹ Tho. Mọi người đã tề tựu đông đảo trật tự theo chỗ đã dành riêng cho tập thể giáo xứ mình trong khuôn viên TGM Mỹ Tho. Người ta không thể không thấy một biếu ngữ đầy ý nghĩa:

Tôi đến để anh em được sống vá sống dồi dào

8.45 giờ, Vị Tân Giám Mục được chính GM Emmanuel Lê Phong Thuận dẫn về trước niềm hân hoan của dân Chúa Mỹ Tho, với cử chỉ đón tiếp ưu ái ôm hôn của GM chính tòa Mỹ Tho, Anrê Nguyễn Văn Nam.

9.00 giờ, Thánh lễ bắt đầu do chính Tân GM chủ tế, cùng đồng tế với / giám mục và hơn 100 linh mục khác.

Ở phần giảng lễ, GM Nguyễn Văn Nam thay mặt GP, tỏ lòng vui mừng được đón tiếp thêm một GM về cùng chung lo phục vụ GP.

Trong phần đáp từ, vị tân GM chủ tế ngỏ lời cám ơn toàn thể cộng đồng dân Chúa Cần Thơ và Mỹ Tho đã hết sức lo lắng cho cuộc lễ thêm long trọng trong tinh thần hiệp thông.

Lễ Tạ Ơn kết thúc lúc 10.30 giờ. Mọi người vây quanh vị Tân Giám Mục, nhất là những bóng dáng cho đến lúc này anh em linh mục tu sĩ thuộc GP Cần Thơ, còn quyến luyến nấn ná ở lại.

Hòa mình trong cộng đoàn giáo phận.

Ngày 14.5.1993, chính Ngài đã nói lên ý nghĩa của khẩu hiệu cho cuộc đời Giám Mục, khi trả lời người phỏng vấn TB CG&DT:

Tôi nhận được tin bổ nhiệm làm GM Phó GP Mỹ Tho. Tôi đã chọn câu “Như Thầy đã yêu thương”, trích bài Tin Mừng Thánh Gioan (XV:12) làm khẩu hiệu và làm điều tâm niệm hằng ngày. Khi chọn câu này trước mắt tôi nghĩ tới “những mục tử như lòng Chúa mong ước”. Xa hơn tôi hướng nhìn ánh bình minh của nền văn minh tính thương mà Đức Gioan Phaolô II có nói đến.”

Về nhận nhiệm vụ mục tử giáo phận Mỹ Tho, tuy chưa xác định được trọng tâm công việc với cương vị GM Phó ở GP mới. Dường như Chúa Quan Phòng muốn cho Ngài từng trải các kinh nghiệm của đời sống Mục Tử ở cương vị Giám Mục Phó một Giáo Phận tương đối nhỏ, nên trong suốt thời gian làm GMP GP, Ngài đã chỉ sống một cách âm thầm.

Những ai chú ý đến vị Giám Mục này chỉ thấy ngài dồn hết tâm lực vào công việc thăm viếng tiếp xúc với mọi loại người trong các xứ đạo, vì “Chúa chiên phải biết các chiên. ” Và thiết nghĩ, vị mục tử gần gũi nhất với giáo dân, chính là đi thăm viếng cụ thể từng người, từng gia đình, từng cộng đồng để nghe tiếng nói, cuộc sống và tâm tư nguyện vọng của quần chúng tín đồ, nhập thể vào cuộc sống hằng ngày của tín đồ, hiệp thông, chia sẻ những nỗi niềm của mọi người với tấm lòng yêu thương và cảm thông để ủi an, nâng cao nhân phẩm con người.

Nhưng điều quan tâm nhất của vị mục tử mới có thể chắc chắn nhất là việc đào tạo linh mục trong những vấn đề khác của Giáo phận. Chính ngài đã từng là người được giao phụ trách việc đào tạo của giáo phận Cần Thơ, và đã giữ cương vị đào tạo liên tục từ khi thụ phong Linh Mục, trong thời gian giúp xứ hay ở Tiểu và Đại Chủng Viện.

Trong suốt thời gian gần 5 năm (1993-1998) ở cương vị Giám Mục Phó, ngài đã âm thầm nhưng tích cực thăm viếng tìm hiểu anh chị em trong cộng đoàn linh mục, tu sĩ và giáo dân bằng cách thâm nhập hòa mình vào cuộc sống của từng xứ đạo của Giáo Phận Mỹ Tho.



Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sàigòn (1998-2003)

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm cất nhắc Ngài lên chức vụ Tổng Giám Mục Tổng Giáo PhậnSàigòn. Ngày 09.03.1998, tin này được TT Vatican loan báo.

Được biết từ ngày 23-28.2.1998, ĐÔ Nguyễn Văn Phương đã nói Gíao Phận này là GP quan trọng và phức tạp nhất VN.

Tính cách con người của vị Tân Hồng Y

Con người sẵn sàng hoà mình vào quần chúng một cách đích thực, cụ thể bằng đời sống chứ không chỉ bằng lời nói và chính sách.

Con người yêu người, yêu nước và yêu Chúa nồng nàn trong hành vi thinh lặng nhưng cương quyết, tích cực, phù hợp với từng nhịp thở trăn trở của thời đại và từng nhịp đập của con tim ở hoàn cảnh của người dân sống trong môi trường hiện đại.

1. Nối tiếp hành động cụ thể như tại GP Mỹ Tho, khi đến Tổng Giáo Phận Sàigòn, việc đầu tiên ngài thực hiện là đi thăm các giáo đoàn trong TGP, tìm hiểu tình hình và nguyện vọng cùng những băn khoăn, những thuận lợi, những khó khăn cụ thể của dân Chúa, trước khi có thể có những hành động thế nào. Tìm hiểu thực trạng của TGP để xây dựng tỉnh hiệp thông và tha thứ lẫn nhau trong tâm tình bác ái.Trên nền tảng đó ngài hoạch định một đường hướng mục vụ phù hợp, trong khi vẫn tiếp tục tìm hiểu những gì cần thiết cho dân Chúa giữa những biến chuyển của xã hội tương tác vơí nỗ lực truyền bá Tin Mừng, và thực hiện những việc phải làm cho từng thành phần trong Tổng Giáo Phận. Thế là nhiều công việc củng cố và xây dựng Tổng Giáo Phận được thưc hiện.

2. Có những cuộc hội thảo, những cuộc hôị tụ những nhân sự ở nhiều lãnh vực sinh hoạt khác nhau: linh mục tu sĩ, giáo dân như luật gia, bác sĩ, doanh gia, nhạc sĩ, kỹ thuật gia, ký giả, chuyên gia Kinh Thánh, thầy cô giáo, thanh niên, giáo dục viên đường phố,...

Nổi bật nhất trong các hoạt động trí thức là nhiều cuộc hội thảo có chủ hướng nhập thể văn hóa dân tộc theo tinh thần tín điệp “Giáo Hội tại châu Á” ở Tòa Tổng Giám Mục hay ở nhiều nơi khác trong Tổng Giáo Phận.

Những sinh hoạt có tính cách nội bộ Giáo Hội thì vô số kể: những thánh lễ truyền chức linh mục, những chuyến thăm mục vụ nhân các iễ hội hàng xứ dòng tu, tu hội: khánh thành Nhà Thờ, Nhà Giáo Lý, Ngày Kỷ Niệm Ngân Khánh, Kim Khánh trong các giáo xứ, đoàn thể Công Giáo,..

3. Nhưng người ta chú trọng nhiều đến những hành động của vị Tổng Giám Mục liên quan đến sự thăng tiến nhân phẩm con người trong xã hội và giáo hội. Chính những việc làm thiết thực đó đánh giá sự gắn bó thẳng thắn, can đảm và tha thiết của vị Tổng Giám Mục với quần chúng, không chỉ của các tôn giáo, mà của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam và của mọi con người trong nước và trên thế giới.

Gần đây qua lá thư ngày 25.12.2002 kính gửi cho Linh Mục Chủ Tịch Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam; qua thư kính gửi cho Mặt Trận Tổ Quốc Sàigòn, ngài đóng góp nhiều ý kiến về việc cứu trợ từ thiện của cộng đoàn Dân Chúa thuộc Tổng Giáo Phận Sàigòn dành cho người nghèo đói cùng với các đoàn thể xã hội và tôn giáo khác.

Trả lời phỏng vấn của hãng Thông Tấn Công giáo Vietcatholic về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, khi Ngài viếng thăm Hoa Kỳ vào đầu năm 2003 này, Ngài đã ví von tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay có thể co giãn to nhỏ rộng hẹp như trong phạm vi một cái chén, cái dĩa hay cái bàn, tùy từng địa phương, thời gian và người thi hành chính sách, chứ không hẳn theo những cách thức giải thích pháp chế về tự do tôn giáo

Mới đây, phúc đáp việc hỏi ý kiến về Pháp lệnh Tôn Giáo cho Việt Nam hiện nay, ngài gửi thư cho các cơ quan hữu trách trong chính quyền, tham gia đóng góp nhiều ý kiến tích cực liên hệ, nhất là việc thể hiện những điều khoản của Bộ Luật Tôn Giáo theo tinh thần và tư tưởng rất tiến bộ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, bộc lộ rõ ràng và nhiều điều khoản cơ bản vẫn còn rất thích hợp cho thực trạng tôn giáo ở Việt Nam ngày nay.

Vừa qua, trả lời phỏng vấn Thông Tấn Xã Công giáo Vietcatholic về thái độ của GHCGVN đối với Chính Quyền VN hiện nay, về mối quan hệ xã hội của người CG nhập cuộc tại Sàigòn, Đức Tân Hồng Y Saigon đã ám chỉ có ba thái độ : thái độ chối Chúa của Phêrô, thái độ của Judas và thái độ của Gioan liên lạc âm thầm với nhà cầm quyền. Nhưng Chúa Giêsu không ruồng bỏ ai cả, Ngài đã yêu mến Gioan và đặt Phêrô cầm đầu Giáo Hội, chọn Phaolô bách hại Đạo Chúa để đi truyền giáo…(xem phụ lục 5).

Trọng trách của vị Tổng GM GP SÀIGÒN từ năm 1998 - đã 5 năm qua - qua mấy con số thống kê mà chúng tôi cố đúc kết thành một công cụ tiện lợi cho việc xem xét và quản lý Tổng Giáo Phận Sàigòn, từ nay trong cương vị mới của một Vị Hồng Y. Chúng tôi kính dâng công việc nhỏ bé này này lên vị Tân Hồng Y như một bông hoa thiêng liêng chúc mừng Ngài khởi đầu một hành trình Gioan Tiền Hô mới có nhiều ý nghĩa hội nhập trong hoàn cảnh Giáo Hội và Đất Nước Việt Nam Hiện Đại:

Biểu 1. Quá Trình Tách Lập Các Giáo Phận ở phía Nam Việt Nam (1659-1844-1975)

NĂM LẬP ĐỊA PHẬN

(1) (2) (3) (4) (5)

1659 [1] Đàng Trong

1844 [2]Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) Giáo Tỉnh -TGP Huế [3]Tây Đàng Trong (Sài gòn) GIÁO TỈNH-TGP SÀI GÒN

1850 ĐĐT (Qui Nhơn) [4]Bắc ĐT (Huế) TĐT(Sài gòn) [5]Phnom penh (Nam Vang)

1932 ĐĐT (Qui Nhơn) [6]Kontum

1938 TĐT(Sàigòn) [7]Vĩnh Long

1955 Phnom Penh (Nam Vang) [8]Cần Thơ

1957 ĐĐT (Qui Nhơn) [9]Nha Trang

1960 TĐT Cần Thơ

[10] Đà Lạt [11] Mỹ Tho [12] LongXuyên

1963 ĐĐT (Qui Nhơn) [13]Đà Nẵng

1966 TĐT(Sàigòn)

[14]Xuân Lộc [15]Phú Cường

1967 Kontum [16]Ban MêThuột

1975 Nha Trang [17]Phan Thiết

Gíao Tỉnh Huế gồm 6 Giáo Phận GT Sàigòn (Sàigòn) gồm 9 Gíao Phận

Biểu 2. Các Giám Mục quản nhiệm TGP Sàigòn (1659-1884-2003)

TT Giám Mục Nhiệm khóa Địa chỉ Chú thích

Địa Phận Đàng Trong tách lập với Đàng Ngoài (1659)

Giám Mục Đại Diện Tông tòa

1 Pierre Lambert de la Motte 1659-79 Ở Xiêm La Nguyễn Phúc Tần (1648-87)

2 Guillaume Mahot 1680-84 Hải Phố

Trống Tòa 1684-1691 Nguyễn Phúc Trăn (1687-90)

3 Francisco Perez 1691-1728 Phủ Cam (Huế) Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)

4 AlessandroDi Alexandris Valera Rist (GM Phụ Tá) 1728-38 (1937) Ninh Vương Nguyễn Phú Chú (1726-38

5 Armand Lefèbvre Edmond Bennetat 1741-60 GM Phụ tá (1748) Thợ Đúc & Cao Miên Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-65)

6 Guillaume Piguel 1750-65 Prombei-Chom (Udong) Đinh Vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-77)

7 Pierre Pigneau de Béhaine Jean Labartette (GM Phó) Jacques Liot (1751-1811) (Thầy Cai Trưởng Giacôbê,1786-1811) GM Đại Diện Tông Tòa (1771-1799) Tân Triều (Biên Hòa) Nguyễn Phúc Ánh (1777-1802)

Dinh Tân Xá Thị Nghè, Gia Đinh (1780? -1788)

8 Dinh Tân Xá Thị Nghè Thời Gia Long (1802-1820)

Jean Labartette Jean Doussain (GM Phó, 1808-09) Jean Audémar (GM Phó, 1818-21) GM Đại Diện Tông Tòa (1799-1823) Cổ Vưu, Quảng Trị

Trống Tòa 1823-1827 Minh Mạng,1820-41

Jean Baptiste Taberd Từ Étienne Cuénot Thể GM Phó, 1833-1844 1827-40 Thiệu Trị, 1841-47

ĐỊA PHÂN TÂY và ĐÔNG ĐÀNG TRONG TÁCH LẬP (1844)

TT Giám Mục Nhiệm khóa Địa chỉ Chú thích

Các Giám Mục Thừa Sai

TT Giám Mục Nhiệm khóa Địa chỉ Chú thích

Dominique Lefèbvre Ngãi 1844-65 Khu Thảo Cầm

Jean Claude Miche 1850-65 Nam Vang

J.C. Miche Mịch 1865-72 Sàigòn

Isidore Colombert Mỹ 1872-95 Sàigòn

Jean Depierre Đễ 1895-99 Sàigòn

Lucien Mossard Mão 1899-1920 Sài gòn Tòa GM mới

ĐỊA PHẬN SÀIGÒN (1924)

TT Giám Mục Nhiệm khóa Địa chỉ Chú thích

Victor Quinton Tôn 1920-38 sàigòn

Isidore Dumortier Đượm 1938-41 Sàigòn

Jean Cassaigne Sanh 1941-55 Sàigòn

Các Giám Mục Việt Nam

Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền 1955-60 Sài gòn

TỔNG GIÁO PHẬN CHÍNH TÒA (20.11.1960)

TT Giám Mục Nhiệm khóa Địa chỉ Chú thích

Phaolô Nguyễn Văn Bình TGM: 02.04.61 -01.07.95 Sàigòn

FX Trần Thanh Khâm GMPT 1966-76

Nicolas Huỳnh Văn Nghi GMPT 1974-75 GQTT (1993-98) Sựkiện 30.4.1975

Alôisiô Phạm Văn Nẫm (1919-2001) GMPT 1978-98 Sàigòn

JB Phạm Minh Mẫn TGM 1998-2003 HY : 2003- Sàigòn

Juse Vũ Duy Thống GMPT 2001-

Những ước nguyện của cộng đoàn dân Chúa, khi Tổng Giám Mục JB Phạm Minh Mẫn về TGP Sàigòn

Từ những nhận định...

Tổng Giáo Phận vốn có nhiều tập thể, phe nhóm, nhưng là đa năng, đa diện, dồi dào. Luôn luôn có những dân nhập cư bổ sung, và những người luân chuyển trong sinh hoạt Việc cần thiết cho tình hình này là duy trì và nuôi dưỡng phát huy tinh thần đoàn kết và tôn trọng kỷ luật. Hoàn cảnh đô thị của Tổng Giáo Phận tạo ra nhiều thuận lơi hơn, nhất là về phương diện sinh hoạt vật chất, như trong việc xây dựng, giao thông, kinh doanh và giao lưu văn hóa, giáo dục,... Có lẽ điều có ý nghĩa nhất là ngày càng có sự thông cảm hơn trong quan hệ giữa chính quyền và giáo quyền.

Mối quan hệ này là kết quả của một quá trình kế thừa, tư duy và hành động khéo léo, tế nhị phù hợp với hòan cảnh của đất nước và tình hình thế giới, giữa nhiều áp lực từ “cực hữu đến cực tả”, mà “cây mắm Cà Mau” được bứng trồng lên thành phố phải đương đầu, như chính Đức Tổng Giám Mục JB Phạm Minh Mẫn đã tự ví mình là “cây mắm” khi mới bước chân về thành phố này.

Tổng Giáo Phận cần củng cố và phát huy ý thức thành tín hơn trong các giáo xứ, nhất là trong hàng ngũ thanh thiếu niên, vốn có tiếp xúc năng động nhiều hơn với các sinh hoạt đa dạng. Cần cảnh giác để Giáo hội trở nên một tập thể có nhiều thế lực và trở nên giàu có. Giáo Hội phải bênh vực người nghèo, cô thân cô thế, vì khi Giáo Hội trở nên giàu có của cải vật chất và uy quyền trần thế, thì cộng đồng dân Chúa dễ xa rời Gíao Hội. Song song với những mặt tích cực của xã hội, thì Giáo Hội còn phải đối phó vời nhiều mặt tiêu cực, vì trong đời sống xã hội hiện nay, vẫn còn nhiều tệ nạn như tham những, buôn lậu, xì ke, ma túy, mại dâm,... Những thứ đó, cùng với sự thiếu nhất trí về quan niệm sống đạo đức dựa trên ý thức hệ nhân bản và lành mạnh, ngày càng tạo nên tình trạng phân hóa xã hội nặng nề hơn.

Đến những ước mơ và nguyện vọng...

Nhiều người (như LM Ant PQ Mạnh) đã đánh giá việc bổ nhiệm vị Tổng Giám Mục Sàigòn có tác dụng tháo gỡ nhiều vấn đề đặt ra trong sự kiện kế vị GM P NV Bình, mà quan trọng nhất là góp phần hòa giải, hòa hợp những điều chưa ổn thỏa giữa chính quyền và giáo quyền, giữa những thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo Phận

Có một số người (như LM Phạm Bá Lãm, LM Phạm Văn Hòe) thấy Tân Tổng Giám Mục như một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan - và chính Ngài là Gioan Tẩy Giả, Gioan Tiền Sứ dọn đường cho Tin Mừng đến với mọi tâm hồn. Và thực sự khi ở Mỹ Tho, GM JB Phạm Minh Mẫn đã đi thăm tất cả các họ đạo, để “chủ chăn hiểu biết bày chiên của mình”. Người mà mọi người mong đợi đã tới.

Và nhiều người khác (như Nguyễn Văn Nội, Trần Thanh Cao, Đỗ Công Minh, Phạm Đức Khiêm) thấy có nhiều lý do để hân hoan. Mấy lý do chính ấy là:

1)Việc bổ nhiệm cho TGP Sàigòn chấm dứt một giai đoan bất bình thường kéo dài;

2) Có việc bổ nhiệm tân TGM tức là đã có sự hiệp thông của mọi giới;

3) Có vị TGM mới là có kinh nghiệm và phương pháp làm việc mới.

4) Đã hết tình trạng “rắn không đầu” trong Tổng Giáo Phận. Nó chỉ làm tăng thêm sự hoang mang vô ích trong đầu nhiều người. Chờ chi sự đoàn kết Giám Mục và linh mục, linh mục và linh muc, linh mục và giáo dân, giáo dân và giáo dân ngày càng trở nên keo sơn hơn!

Theo ký ức của một số người (Nguyễn Văn Lợi, Đinh Ngọc Lễ,...) đồng học với Thầy Phạm Minh Mẫn ở Đại Chủng Viện Sàigòn khi trước. Nhiều người còn nhớ ở lớp Thần Học I, thầy Phạm Minh Mẫn chọn thuyết trình về 1 đề tài giáo dục thanh thiếu niên bụi đời, và thầy nhấn mạnh việc người ta phải đến với con người bằng tinh người.

5) Hùng hồn nhất có lẽ là lời chứng của LM Đinh Ngọc Lễ

“Hồi còn ở chủng viện, tôi được biết nhiều về vị Tổng Giám Mục này. Giam Mục là một con người xuất sắc có uy tín. Xét tổng quát ở hàng Gíam mục Việt Nam, Đức Cha Mẫn có tuổi đời tương đối trẻ, cộng với những kiến thức sẵn có, chắc chắn ngài sẽ làm được nhiều việc cho Gíao Phận..

Tôi tán thành mong muốn của ngài khi trả lời phỏng vấn của đài nước ngoài trở thành hiện thực, đó là mở một Công Nghị Giáo Phận. Làm được điều này, Gíao Phận sẽ tốt hơn bởi tập hợp được nhiều sự đóng gióp của các thành phần dân Chúa.

Cuối cùng một mong ước riêng là Đức Tổng nên tái lập Hội Đồng Linh Mục và Hội Đồng Mục Vụ theo nghị quyết của cộng đồng Vatican II. Nếu có hai cơ quan này, Tòa Giám Mực sẽ có một Hội Đồng Tham Mưu về mục vụ rất đắc lực!”


Người mang tên Gioan về nhận nhiệm sở mới với sứ vụ mới

Ngày 16.3.1998, GM PT Alôisiô Phạm Văn Nẫm, Trưởng Ban Tổ chức lễ đón Tổng Giám Mục Gioan Tẩy Giả Phạm Minh Mẫn về Tòa Giám Mục Sàigòn, đã thông báo cho cộng đồng dân Chúa đồng thời cám ơn chính quyền TW và Sàigòn chấp nhận GM Phạm Minh Mẫn về làm Tổng Giám Mục TGP Sàigòn. Lễ đón được ấn định vào 8.00 giờ ngày 2.4.1998

Để minh tả đường hướng mục vụ trong Tổng Giáo Phận, hầu như bài phát biểu của GM JB Phạm Minh Mẫn, PCT HĐGM VN hướng về đề tài:”Giám Mục, người phục vụ niềm hy vọng” trước THĐ GM Thế Giới, Rô ma, từ 29.9.2001, đã gói ghém tổng kết những kinh nghiệm tâm đắc mà vị Tổng Giám Mục đã và đang thi hành trong sứ vụ mới

Theo TGM, trong ba năm vừa qua, với tư cách TGM GP Sàigòn, GM đã xúc động trước một hiện tượng khá phổ biến trong TGP là có rất nhiều tín hữu thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau gặp thất vọng rất mong được gặp GM của họ. Hiện tương này bắt buộc GM phải tự hỏi mình Thực sự GM là niềm hy vọng, là sự đáp lại những ước vọng của mọi người không?

Câu hỏi này đặt GM trước nhiều trách nhiệm lắng nghe những ước vọng của con người, trách nhiệm hướng niềm ước vọng về Thiên Chúa, Đấng là nguyên thủ và cứu cánh của mọi sự; trách nhiệm sống mạnh mẽ niềm hy vọng nơi Chúa Kitô phục sinh. TGM kết thúc; GM chỉ có thể trở nên thừa tác viên của niềm hy vọng bằng việc lắng nghe những gì mà con người ước vọng, bằng việc hướng những hy vọng của họ về Thiên Chúa và bằng việc sống mạnh mẽ chính niềm hy vọng của mình nơi Chúa Kitô Phục Sinh
. ( 13, 29, t 12)

Ngài đã nghiệm và lắng tai nghe

Cảm nghiệm đầu tiên của tôi là lo.Sở mới đối với tôi vừa to lớn, vừa xa lạ, và cũng phải nói vừa phức tạp.

Trong cuộc tiếp xúc với các cộng đoàn dân Chúa hay các cá nhân tín đồ, người ta lặp lại với nhau một ý tưởng tâm đắc của vị Mục Tử Giáo Phận: “Xin cho tôi một ý kiến và cho tôi một lời khuyên”. Thật là một con người dặm thắm tinh thần Gioan Tiền Hô

Đường hướng mục vụ ấy phải là kết quả của sự suy nghĩ và góp ý của mọi thành phần trong gia đình Gíao Phận trên cơ sở giáo huấn của Gíao Hội, truyền thống của Gíao Phận, và kinh nghiệm của các vị tiền nhiệm cũng như của các bậc lão thành”

“Tôi phải ổn định và giải quyết những vấn đề của bản thân, như phải nhập vai làm thành viên trong gia đình mới, như phải quyết tâm chọn nhiệm sở mới làm quê hương của mình và sống chết với nơi đó.... Đó là điều cần thiết cho công cuộc xây dựng tình đoàn kết và hiệp thông huynh đệ.”

“Mối quan hệ nào cũng cần được liên tục xây dựng, điều chỉnh, cải tiến qua những thăng trầm và thử thách.Nếu các bên liên hệ thống nhất được những mẫu số chung căn bẳn, thì mối quan hệ có cơ phát triển tốt vì lợi ích lâu dài của dân tộc.”

“Chúng ta cần giúp nhau trở nên muối đất, nên men Tin Mừng, men những giá trị chân chính và vững bền trong truyền thống văn hóa dân tộc”

“Với cộng đồng dân Chúa Sàigòn, tôi xin mọi cộng đoàn tín hữu trong giáo phận không ngừng cầu nguyện cho giáo phận, cho nhau và cho tôi, cho sự hiệp nhất trong gia đình giáo hội, cho tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc là đối tượng Chúa Jêsu Kitô yêu thương và phục vụ.”

“Lạy Chúa con mừng quá và con cảm ơn Chúa đến với con ngay lúc này. Chúa biết con mới nhận được bài sai đi đến chỗ lạ và lớn. Con cảm thấy âu lo và không biết phải làm gì.”

“Điều cốt yếu ngươi phải làm là tìm cách tiếp tục công trình Thiên Chúa Cha đã ủy thác cho Ta và cho Giáo Hội mà Ta đã thiết lập: từ một cộng đồng nhân loại đã bị nguyên tội và lực lượng của sự chết làm phân rẽ, ngươi hãy cùng những người mà Ta đã chọn, động viên mọi người góp sức vào công cuộc xây dựng một cộng đồng nhân loại đoàn kết, hiệp nhất, một (14) lòng một ý mến Chúa yêu người, phục vụ cho sự sống và phẩm giá của mọi người, để họ được sống và sống dồi dào.”


Những tiếng nói công luận trong và ngoài nước về sự

Su kiện TGM JB Phạm Minh Mẫn làm Tân Hồng Y


Tin tức các đài phát thanh nước ngoài BBC, VOA, RFI, RFA trong nhiều ngày liên tiếp bình luận khá ồn ào về sự kiện TGM JB Phạm Minh Mẫn được phong tước Hồng Y. Tin này chưa được nhà nước xác nhận. Cũng như Bộ ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng nói gì cả.

1. Đài BBC phát đi trả lời phỏng vấn của Đức Ông Nguyễn Văn Tài, Giám Đốc Đài Phát Thanh Veritas ở Manila về vấn đề liên hệ.

Đại ý ngài nói tước vị Hồng Y chỉ là chuẩn nhận một vị có thể được chọn làm Giáo Hoàng và bầu cử vị giáo hoàng cho Giáo Hội. Tước Hồng Y cũng giúp cho một vị trong giáo phẩm được tham dự vào việc cố vấn cho Giáo Hoàng quản nhiệm giáo hội.

Việc tôn phong này thuộc vào thẩm quyền nội bộ của Giáo Hội và trong quyền tự do tôn giáo, người ta tôn trọng những sinh hoạt nội bộ. Nếu chính quyền Việt Nam không chấp nhận, thì dư luận quốc tế sẽ đánh giá về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với quyền tự do tôn giáo mà chính quyền VN công nhận. Đây là một vấn đề khá tế nhị.

2. Hôm sau, sáng 03.10.03, Đài Veritas loan báo, sau khi GM JB Phạm Minh Mẫn đi dự lễ phong chức tân GM Antôn Vũ Huy Chương ở Gp Hưng Hóa ngày 01.10.03, và chiều hôm đó, GM JB Phạm Minh Mẫn có đến thăm Ban Tôn giáo Chính Phủ tại Hà Nội một giờ đồng hồ, và được biết Chính Phủ Việt Nam đã thuận cho TGM sang Rôma để tham dự lễ nghi phong tước HY.Và sau khi được GM Phạm Minh Mẫn giải thích về tước vị Hồng Y trong giáo hội, thì Ban Tôn giáo Chính Phủ vui vẻ chấp nhận, và nói nếu VN có thêm một HY ở phía Nam thì đó cũng là một vinh dự cho dân tộc và giáo hội Việt Nam.

Như thế tình hình đó trái với nguồn tin có một dư luận trong Ban Tôn giáo là không chấp thuận sự kiện TGM Phạm Minh Mẫn được phong tước HY!

4. Chính TGM JB Phạm Minh Mẫn đã ca tụng HY/TGM FX Nguyễn Văn Thuận là “Niềm vinh hạnh và là niềm vui của dân Chúa và dân tộc Việt Nam.” Nhưng đến lượt ngài làm HY, Ngài lại nói: “Tôi có cảm giác như một gánh nặng vừa rơi xuống trên tôi, làm tôi choáng váng và lùng bùng lỗ tai”

Cái trực giác “Cảm thấy lo vì nhiệm sở mới vừa to lớn vừa xa lạ, vừa phức tạp”, sau 5 năm ở nhiệm sở TGP Sàigòn, ngài thấy “có giảm theo chiều rộng, song lại tăng chiều sâu”.

Đúng thế sau 5 năm, đường hướng mục vụ trong Tổng Giáo Phận được xác lập mỗi ngày một rõ nét hơn:

Cùng nhau xây dựng một cộng đồng nhân loai mới, một cộng đồng sống nền văn hóa sự sống và nền văn minh tình thương, một cộng đồng vừa yêu thường và hiệp nhất, vừa ra khơi trước sóng gió ba đào, để nối bước Chúa Jêsu yêu thương và phục vụ cho sư sống và phẩm giá con người

Mối quan hệ xã hội nào cũng trải qua những bước thăng trầm: Thăng khi các bên đứng vữa trên mẫu số chung là hướng về phục vụ con người là mục đích tối cao của mọi cơ chế và sinh hoạt xã hội. Trầm khi các bên xa rời mẫu số chung đó, Lúc đó mối quan hệ chìm trong bóng tối.”

5. Ban tôn giáo có đề nghị ngài làm đơn trình để Thủ Tướng công nhận và cho báo chí biết những gì họ nói trước ngày 30.9.2003 là không đúng sự thật. Sau đó, ngài có cuộc gặp gỡ với các vị lãnh đạo Sàigòn. Các vị có lời chúc mừng và có chỉ thị cấp giấy thông hành kịp thời cho một số LM tháp tùng ngài đi dự lễ tấn phong ở Rôma, vào các ngày 21,22,23.10.2003.(trang15-16)

Đồng thời, trong cuộc họp báo ngày 2.10.2003, ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã trả lời về công luận liên quan đến việc bổ nhiệm TGM Pham Minh Mẫn làm Hồng Y như sau:

Việc có thêm một Hồng Y mới là một tin vui dối với các tín đồ Công Giáo Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội CGVN, trong cùng một thời điểm, có hai vị Hồng Y tại Việt Nam.”

“Quan hệ giữa Việt Nam va Va-ti-căng đã và đang có những tiến triển. Tuy chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng hiện hai bên đang có những trao đổi đoàn và tiếp xúc thường xuyên giữa Đai Sứ Việt Nam tại Rô-ma và Tòa Thánh Va-ti-căng để trao đổi về các vấn đề có liên quan đến GHCGVN và những vấn đề khác hai bên cùng quan tâm. Thông qua các tiếp xúc này, sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa Nhà Nước VN và Va-ti-căng đang ngày càng gia tăng
.”

6. Một ngày trước khi diễn ra cuộc Lễ tấn phong Các Tân Hồng Y tại Rôma, nhật báo Saigon Giải Phóng đã đăng tải chân dung Vị Tỗng Giám Mục Saigon, tươi cười cụng ly với các nhà lãnh đạo cao nhất của Sàigòn, trên trang “ Xây dựng Đảng : Tư tưởng Hồ Chí Minh đòan kết về tôn giáo”, là một hình ảnh sinh động nhất về mối quan hệ hiện tại giữa Giáo Hội CG Sàigòn và Chính Quyền SÀIGÒN ( Nhật báo SGGP ngày 20.10.2003, trang 3).

Phải chăng mối quan hệ này, có thể đã góp phần làm cho mối giao hảo của Tòa Thánh Vatican với VN trở nên “ấm áp” hơn, như Đức Tân Hồng Y đã trả lời trực tiếp cuộc phỏng vấn tại Rôma của đài BBC ?

Lễ tạ ơn vào 16.00 ngày 8.12.2003,tại Đại Chủng Viện Juse và vào 9.00 09.12.2003, với khách quí và tòan thể giáo phận tại Nhà Thờ Chánh Tòa.

Những gì Thiên Chúa thương ban cho chúng ta là vì lợi ích vững bền của mọi người anh em đồng bào, là vì sự sống, phẩm giá và hạnh phúc của mọi người anh em đồng loại. Những gì Thiên Chúa ban cho dân tộc Việt Nam là cũng vì lợi ích của các dân tộc khác gần gũi với ta, ở chung quanh chúng ta

Vị TGM lắng nghe đến ước nguyện và thi hành trong năm năm qua ở TGP Sàigòn (1998-2003)

Trong năm năm qua, chắc chắn không nhiều việc được thực hiện tại TGP Sàigòn, nhưng kiểm điểm lại, ai cũng thấy những cải thiện cơ bản, theo đường hướng Công Đồng Chung Vatican II:

Sau một thời gian lắng nghe và nghiên cứu, ngoài những gì chúng ta đẫ đề cập ở trên, hai cơ cấu tổ chức trong Tổ Giáo Phận lần lượt được Tổng Giám Mục JB Phạm Minh Mẫn ban hành:

Quy Chế Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xư (18.5.2002)

Ngày 18.5.2002, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, TGM JB Phạm Minh Mẫn ban hành “Qui chế Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ”, gồm 5 chương, 32 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Trong tháng 7&8/2002 Tổng giáo phận có tổ chức tập huấn cho việc học hỏi và tổ chức thi hành Quý chế này:

Ơn gọi và sứ mệnh của giáo dân”.

“Vị Trí của cha sở và giáo dân trong giáo xứ”,

“Áp dụng quý chế vào hoàn cảnh của từng xứ”


Nhưng khi thi hành, hiệu quả chưa cao và đồng bộ. Có những xứ làm tốt. có những xứ làm chưa tốt hay chưa làm được. Thực tế cho thấy có những khó khăn về nhân sự, tổ chức và hoàn cảnh giáo xứ.

Người ta đã cố tạo ra một mô hình cộng đoàn “hiệp thông chân lý, sự sống và tình yêu theo kiểu cộng đoàn Jêrusalem” (CV 2, 42 và 4,32-35). Trong những khóa bồi dưỡng tiếp theo, Ban triển khai việc ti hành quý chế đề xuất thêm một số đề tài cho chương trình tập huấn như:

Ban Phụng Vụ Giáo Xứ

Tổ Chức Sổ Sách Văn Phòng Giáo Xứ

Hội Đồng Kinh Tế Giáo xứ

Những đức tính của thành viên HĐMVGX: Đức Tin, Khó Nghèo, Không tìm danh lơi riêng, tinh thần đoàn kết, kiên trì vượt khó.

Nhiệm vụ chủ chăn là đào tạo những người cộng tác có phẩm chất đạo đức và thiện chí cũng như có năng lực với mình

Cộng đồng Dân Chúa thấy cần có một chương trình huấn luyện giáo lý ngày càng nâng cao và chuyên sâu hơn cho mình để cải thiện đời sống đạo và công việc tông đồ.

Chúng ta đã có Quy Chế tổ chức, điều quan trọng là đã triển khai học tập và thi hành, với lời cầu nguyện và lòng tin vào thiện chí, thì nên tiến hành kiểm tra và rút ưu khuyết điểm, và tiểu ban trách nhiệm về quy chế nên có kế hoạch hỗ trợ các giáo xứ có khó khăn trong việc thiết lập HĐMVGX.

Năm 2003, năm thánh hóa các gia đình trong Giáo Phận & Giáo Hội

Tổng Giáo Phận Sàigòn đã cùng với Giáo Hội cả nước và toàn cầu, tôn vinh đời sống gia đình theo gương mẫu Gia đình Nazareth. Không những Tồng Giám Mục JB Phạm Minh Mẫn đã quan tâm đến việc cử đại diện các gia đình TGP đi Manila tham dự Đại Hội Thánh Hóa Các Gia Đình Công Giáo ở Manila (22-26/1/2003) do sáng kíến triệu tập của Đức Gioan Phaolô II, ngài còn đích thân đến dự ngày cầu nguyện, cổ vũ và chia sẻ đời sống các gia đình từ năm trước (2002), trong một xã hội đang có nhiều triệu chứng khủng hoảng niềm tin vào Thiên Chúa, vào bản tính trong sáng của con người (phong trào đồng tính, tệ nạn sống đời tính dục bừa bãi tiền và trong hôn nhân, tệ nạn ly dị, ma túy, tham ô, mưu mô xảo trá muôn mặt trong xã hội...).

Cụ thể là Ngài đã chủ chủ tế và chủ tọa Lê Hội Thánh Hóa Gia Đình trong Tổng Giáo Phận lần thứ ba vào chiều tối ngày 28.12.2002 tại Giáo Xứ Phú Trung. Những ai đã tham dự cuộc lễ hội này không thể quên được đôi bạn trẻ - người chồng lành mạnh xây dựng gia đình với người vợ tàn tật phải ngồi trên xe lăn, hai người đã có một cháu bé kháu khỉnh - có tình yêu thuơng gia đình tuyệt vời. Hai đôi vợ chồng trẻ với cháu bé xuất hiện trước cung thánh, trong buổi lễ hội, làm chứng cho mối tình chung thủy của họ một cách đơn thành, khiến hầu như ai cũng thán phục và cảm động đến rơi lệ vì mối tình sắt son ở nơi họ, được nuôi dưỡng bằng tinh thần Kitô này.

Quy Chế Hội Đồng Linh Mục (8-9-2003)

Mới đây nhất TGM JB Phạm Minh Mẫn ban hành Quy chế HĐ LM ngày 8.9.2003. Quy chế này gồm 15 điều có hiệu lực áp dụng từ ngày phê chuẩn.

Thực ra từ sau 30.4.1975, đã có một HĐLM được cử nhiệm với một Ban Điều Hành gồm

LM Hồ Văn Vui, Chủ Tịch

LM Võ Văn Ánh, Thư Ký

LM Mai Xuân Hậu, Ủy Viên Chuyên Biệt

Nhưng HĐLM này chết sớm ngay khi Ban Điều Hành ra mắt.

Nay HĐLM được tán dương và khuyến khích, với việc bầu ra một Ban Thư Ký, hai ban chuyên trách về Linh Mục và ranh giới, 5 Nhóm nghiên cứu về Tổ chức GP, Mục vụ giáo huấn, thánh hóa, quản trị và loan báo Tin Mừng.

Trong tháng 5/2003, nhiều phiên họp đã được triệu tập để thào luận về Bản Nội Quy. Trong đó LM Mai Xuân Hậu, tuy đã 80 tuổi, được toàn thể đại hội bầu cử chọn ngài làm đại diện các Linh Mục hưu trí trong số nhiều vị khác.!

Chắc chắn các vị trong Ban Đại Diện HĐLM sẽ cố vấn những điều tốt đẹp thích hợp nhất cho Giáo Phận, chứ không cản bước tiến tới của giáo hội qua sự lãnh đao quả cảm của một ngôn sứ Gioan Tiền Hô, cùng với dân tộc đang lao mình về phía trước.

Trong phạm vi TGP, Ngài đặc biệt chú ý đến việc “luân chuyển linh mục giáo xứ”, và thành lập hai Văn Phòng Mục Vụ: Văn Phòng Mục Vụ Giáo Dân và Văn Phòng Mục Vụ Giới Trẻ hoạt động trên căn bản thường trực.

Cộng Đồng Dân Chúa trông chờ gì ở Tân Hồng Y của mình?

Với tất cả những gì ngài đã và đang làm ở cương vị Tổng Giám Mục của TGP Sàigòn cho Giáo Hội và Đất Nước Việt Nam cũng như thế giới, chúng ta có quyền kỳ vọng Ngài sẽ làm rạng rỡ hơn nữa sứ vụ như của Gioan Tẩy Giả hay Tiền Hô, Bổn Mạng của Ngài, trên cương vị một Hồng Y trong 195 vị Hồng Y trên hoàn vũ, cùng với sự hiệp thông, cầu nguyện liên lỉ, cùng tham gia hợp tác huynh dệ bác ái của tất cả Cộng Đồng Dân Chúa và những con người có thịện chí tại Việt Nam cũng như ở Hải Ngoại.

Xây dựng Giáo Phận không chỉ bằng cơ cấu lành mạnh mà còn bằng tinh thần Tin Mừng nhập thể trong lịch sử và cốt lõi của nền văn hóa dân tộc Việt Nam, hài hòa với cộng đồng nhân loại ở thiên kỷ thứ ba này. Cộng đồng Dân Chúa kỳ vọng Ngài, với phong cách Nam bộ, sự nhiệt tâm và tấm lòng thẳng thắn, cùng với hàng giáo sĩ trẻ trung, năng động và hàng ngũ giáo dân trưởng thành, nhiệt huyết, sẽ tiếp tục chinh phục được lòng người, qui tụ đoàn kết được mọi con tim, trong xã hội cũng như trong giáo hội, vì lợi ích chung và nhân phẩm của tất cả mọi người sống tại VN, cũng như trên hoàn vũ.

Ước chi được như vậy cho Giáo Hội, Quê Hương và Thế Giới chúng ta!

Sàigòn, ngày 24.10.2003.

Viết chào mừng ngày Lễ Tạ Ơn của Tân Hồng Y tiên khởi Saigon Tổng Giám Mục JB Phạm Minh Mẫn, ngày 9 tháng 12 năm 2003 tại Vương Cung Thánh Đường Sàigòn.

Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm

Với đóng góp tư liệu,ý kiến quí giá và bổ sung của Hồ Minh Điệp


PHẦN PHỤ LỤC

1. Lá Thư 25.12. 02 Của TGM JB Phạm Minh Mẫn gửi UBĐKCG/MTTQVN

Thư gửi cho Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam

Sàigòn, ngày 25.12.2002

Kính gửi

Linh Mục Nguyễn Tấn Khóa,

Quyền Chủ Tịch Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam

và các Đại biểu Đại Hội những người Công Giáo Việt Nam

xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, lần thứ IV.

Anh Chị Em Đồng Đạo thân mến,

Chân thành cám ơn Linh Mục Quyền Chủ Tịch đã gởi giấy mời tôi dự Đại Hội. Trước hết tôi xin gởi lời chào thăm sức khỏe và kính chúc bình an của Chúa Kitô đến các Đại Biểu. Sau đây, vì công việc mục vụ không cho phép tôi đến dự Đại Hội, tôi xin mượn lá thư nầy góp vài ý kiến với các Đại Biểu trong nhiệm vụ xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc trong hoàn cảnh hiện nay.

Phục vụ con người là mục đích tối cao” của mọi tổ chức và cơ chế xã hội (xem Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ VI). Khẳng định nầy đặt con người làm mục đích, làm cứu cánh, làm trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội trong cộng đồng dân tộc.

Phải chăng khẳng định nầy muốn nói lên chân lý căn bản về phẩm giá con người. Từ chân lý căn bản nảy ra những nhu cầu, những đòi hỏi bức thiết phải đáp ứng trong hoàn cảnh hiện tại để xây dựng một xã hội nhân bản hợp với Tổ Quốc Việt Nam.

Những đòi hỏi bức thiết đó gồm có hai việc chính sau dây:

I. Xóa bỏ dần những khuyết tật hiện hữu của xã hội;

ll. Phát huy những giá trị nhân bản
làm cho mọi công dân ngày càng sống ấm no, sống “độc lập, tự do và hạnh phúc”, sống xứng với phẩm giá con người.

I. Xóa bỏ những khuyết tật hiện hữu của xã hội.

1. Xóa bỏ khuyết tật lớn thứ nhất là hiện tượng tha hóa con người.

Sự tha hóa là hiện tượng đánh mất phẩm giá con người. Hiện tượng nầy xuất hiện và lớn dần trong xã hội hiện nay.

- Khi chủ nghĩa tiêu thụ đưa đẩy con người vào trong một mạng lưới những thỏa mãn hời hợt, giả dối;

- Khi lao động được tổ chức nhằm bảo đảm tối đa cho lợi nhuận mà không lưu tâm cải thiện đời sống và thăng tiến phẩm giá người lao động;

- Khi diễn ra sự đảo ngược giữa phương tiện và mục đích: con người là mục đích của sự phát triển, thì bị biến thành đơn thuần là phương tiện sản xuất;

- Khi tự do được coi là quyền được làm bất cứ điều gì mình thích, bất cứ điều gì mà cảm tính của mình cho là có lợi trước mắt cho bản thân, cho phe phái, thay vì được coi như là quyền làm những gì mà lương tâm thấy được phép làm vì công ích, vì lợi ích của thế hệ hiện tại và mai sau. Khi tách lìa chân lý về phẩm giá con người, tự do chỉ còn là sự tùy tiện hoặc ngẫu hứng của những kẻ có quyền lực và thế lực. Tự do như thế, thay vì đem lại an cư lạc nghiệp và hạnh phúc cho mọi người, có nguy cơ tạo ra những bất công chồng chất trong xã hội.

2. Xóa bỏ khuyết tật lớn thứ hai là cơ chế bất công và tha hóa con người.

Cơ chế xin-cho là một điển hình về cơ chế bất công và tha hóa con người vì những lý do sau đây:

- Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép. Như thế cơ chế xin-cho vừa xóa đi các thứ quyền tự do của người dân, vừa biến một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân thành một chủ nhân ông, nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của mình.

- Theo thông tin của báo chí, cơ chế xin-cho còn là nguyên nhân làm thất thoát 50% từ các nguồn thu vào công quỹ; và làm thất thoát 50% của phần còn lại khi phải chi ra cho công ích. Điều nầy có nghĩa là một thiểu số nhỏ những người có thế lực và quyền lực thì hưởng 75% từ công quỹ quốc gia (trong con số 75%, có 50.000 tỷ đồng / năm của riêng ngành xây dựng), phần còn lại của dân số là hơn 70 triệu dân chỉ được hưởng 25%. Thực tế này tạo ra một tình trạng bất công trầm trọng trong xã hội và không ngừng làm gia tăng hố cách biệt giàu nghèo trong lòng một dân tộc. Chính vì thế mà tham nhũng một cách có hệ thống qui mô trong xã hội ngày nay là một cản trở hết sức to lớn cho việc phát triển đất nước cũng như cho việc phát huy phẩm giá con người.

II. Phát huy những giá trị nhân bản làm cho xã hội ngày càng nhân bản hơn.

1. Phát huy phẩm giá và nhân cách con người. Công việc này đòi hỏi mọi tổ chức, mọi cơ chế, trong các quan hệ xã hội, phải quan tâm tôn trọng con người như là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội, nghĩa là phải hướng các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội đi đến sự phát triển và thăng tiến con người toàn diện với cả ba mặt vật chất, tinh thần và tâm linh làm nên phẩm giá và nhân cách con người. Hình như hệ thống giáo dục trong xã hội ngày nay chỉ nghiêng về chuyển giao kiến thức chuyên môn hon là quan tâm phát triển nhân cách con người. Định hướng nầy có nguy cơ tạo ra lớp người hụt hẫng, què quặt, dị tật cho dân tộc.

2. Phát triển xã hội và thăng tiến con người trên nền tảng chân lý. Một xã hội được coi là có trật tự và phù hợp với nhân phẩm khi đặt nền tảng trên chân lý. Chân lý căn bản trong quan hệ giữa người với người là mọi người đều bình đẳng về nhân phẩm. Chân lý nầy đòi hỏi phải gạt bỏ mọi kỳ thị và phân biệt đối xử, phải xóa đi những hình thức chuyên chế, phải loại trừ mọi gian dối xảo trá ngày nay đang tràn lan trong mọi lãnh vực của cuộc sống con người và xã hội.

3. Phát huy tình liên đới trong cộng đồng dân tộc. Tình liên đới chỉ được xây dựng và phát huy vững bền trên nền tảng tôn trọng con người và các quyền của họ, tôn trọng sự tự lập chính đáng và quyền tự quyết của mọi tổ chức công dân, tôn trọng các giá trị đạo đức trong truyền thống văn hóa. Tình liên đới đòi hỏi phải nhìn xa hơn bản thân của tổ chức, của phe phái để phục vụ cho sự phát triển vững bền, cho sự thăng tiến lâu dài của con người, gia đình và xã hội.

4. Phát huy tính phụ đới của tổ chức xã hội. Việc xây dựng tính liên đới và đoàn kết trong lòng một dân tộc chỉ đạt kết quả khi mọi tổ chức xã hội thể hiện được tính phụ đới. Tính phụ đới là một đặc tính của tổ chức xã hội trong đó một tập thể cấp cao không thể can thiệp vào nội bộ của một tập thể cấp thấp, không làm mất thẩm quyền và tình tự lập của tập thể cấp thấp, song tạo điều kiện cho nó có được tự do phối hợp hoạt động của mình với những hoạt động của tập thể khác trong xã hội. Trong tổ chức xã hội mang tính phụ đới, mọi công dân, mọi tập thể công dân, tôn giáo hay không tôn giáo, không phân biệt giai cấp, được tự do sáng kiến và hoạt động nhằm phát triển và thăng tiến con người và gia đình, củng cố nền tảng pháp lý quốc gia. Tính phụ đới không cho phép một tổ chức hay tập thể xã hội, dù là cấp cao nhất như Nhà Nước, chiếm độc quyền trong công việc phát triển, vì lẽ đây là sự nghiệp chung của toàn dân, của mọi thành phần xã hội trong cộng đồng dân tộc. Vả lại độc quyền là con đường dẫn đến chuyên chế và độc tài, quan liêu và bao cấp, áp bức và bất công, là những tệ nạn vừa đánh mất phẩm giá con người, vừa cản trở việc phát triển đất nước.

Tính phụ đới theo nghĩa trên là nền tảng để xây dựng một xã hội dân chủ, một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân. Thiếu nền tảng nầy, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, từ một tổ chức phục vụ nhân dân, trở thành một cỗ máy thống trị độc tài, và nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước, trở thành công cụ mù quáng và miễn cưỡng phục vụ cho cỗ máy đó. Sự đảo ngược đó làm tha hóa con người và phân hóa xã hội.

5. Phát huy ý thức và thiện chí phục vụ công ích. Trước hết công ích là những điều kiện cần thiết cho việc thi hành các quyền tự do của mọi công dân, cho việc phát huy phẩm giá con người. Do đó chức năng phục vụ cho công ích đòi hỏi tổ chức Nhà Nước:

(1) Phải tạo điều kiện bảo đảm cho mọi công dân, mọi tổ chức xã hội được hưởng những tự do xứng hợp với phẩm giá con người và cần thiết cho sự phát triển đất nước.

(2) Phải xóa bỏ những luật lệ bất công và những biện pháp trái với luân thường đạo lý trong truyền thống văn hóa của dân tộc. Cơ chế xin-cho là một điển hình về luật lệ bất công. Phá thai hằng năm hơn cả triệu trường hợp là một điển hình về biện pháp trái với luân thường đao lý mà những hậu quả đã và đang diễn ra không biết đưa tương lai dân tộc đi về đâu.

Tôi nghĩ rằng người Công giáo mong đợi các Đại Biểu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong phong cách, theo lương tâm và theo niềm tin của người Công giáo, là yếu tố làm phong phú văn hóa và nội lực của dân tộc Việt Nam.

Kính chúc Đại Hội một năm mới có những bước đi mới và những thành đạt mới.

(ký tên và đóng dấu)

Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Tổng Giám Mục TP. Hồ Chí Minh.

2. Lá Thư Ngày 27.6.03 góp ý về Luật Tôn Giáo

của TGM JB Phạm Minh Mẫn Gửi Chính Quyền VN


TÒA TỔNG GIÁM MỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM)

Kính gửi

Cụ Chủ Tịch Quốc Hội

Nước CHXHCNVN

Đồng kính gửi

Cụ Tổng Bí Thư

Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSVN

Cụ Chủ Tịch Nước

Cụ Thủ Tướng Chính Phủ

Ngày 27 tháng 6 năm 2003

Kính thưa cụ Chủ Tịch,

Chúng tôi đã nhận được Bản Dự Thảo số 16 Pháp Lệnh Về Tôn Giáo của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội gửi tới xin góp ý kiến. Tuy nhiên sau này, qua các đai biểu Công Giáo trong Quốc Hội và qua các thành viên của Hội Đồng Tư Vấn Tôn Giáo, chúng tôi còn có các Bản Dự Thảo số 19 và số 20.

Sau khi nghiên cứu kỹ Bản Dự Thảo cuối cùng (số 20), mà chúng tôi có trong tay, và tham khảo ý kiến đóng góp của các tổ chức và cá nhân thuộc giới Công Giáo gửi cho các cơ quan liên hệ, qua những văn kiện này, chúng tôi còn được biết tới, và hiện có trong tay Sắc Lệnh 234/SL đầu tiên của nước ta về Tôn giáo do chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 14.6.1955, ngoài ra chúng tôi cũng được đọc một bài viết rất có giá trị của GSTS Đỗ Quang Hưng, thuộc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo, về đề tài “ Hồ Chí Minh và nền tảng pháp luật tôn giáo ở nước ta”, đăng trong tạp chí Nghiên Cứu Tôn Giáo, số 3-2002 (Trang 3-13), chúng tôi xin góp ý như sau:

1. Cũng như hầu hết các ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân thuộc giới Công Giáo nói trên, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với Giáo Sư Đỗ Quang Hưng, khẳng định rằng Sắc Lệnh 234 của Hồ Chủ Tịch

là văn bản có tính luật pháp tiêu biểu và hoàn chỉnh nhất cho những cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh trên chặng đường đầu tiên xây dựng luật pháp tôn giáo ở Việt Nam” (Sd, trg 7),

và rằng Sắc Lệnh nói trên

của Chủ Tịch Hồ Chí Minh với nhiều điều khoản phong phú, hệ thống, lên quan đến các hoạt động tôn giáo, lần đầu tiên phản ảnh rõ quan điểm, thài độ của Nhà Nước ta trong việc thể chế hóa chính sách tự do tôn giáo của mình, đồng thời cũng đã bộc lộ những tư tưởng nhân văn, có tình, có lí, giải quyết vấn đề tôn giáo theo cung cách Việt Nam” (Nhtr. Trg 11).

Vì thế, chúng tôi cũng nhất trí với tác giả bài nghiên cứu nói trên mà đề nghị:

Hôm nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần “tìm đến ngọn nguồn” cho bước đi kế tiếp” (Trg 12).

Thật vậy, nếu Sắc Lệnh 234 lịch sử của Hồ Chủ Tịch “có tính luật pháp tiêu biểu và hoàn chỉnh nhất”, thì chẳng lẽ chúng ta không trân trọng và duy trì và bổ sung thêm cho hợp với hoàn cảnh hiện nay, thay vì phải tốn côngsức làm đi làm lại cả đến mấy chục bản dụ thảo cho một Pháp Lệnh mới về Tôn giáo? Điều càng nghịch lý hơn, khi chúng ta đang ở trong thời kỳ đỏi mới và hội nhập như hiện nay, mà trong đó Đảng và Nhà Nước không ngừng nhắc nhở phải đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh.

Sắc Lệnh 234 có đặc tính là ngắn gọn, nhưng lại súc tích đủ điều. Chỉ với một lời mở đầu, 5 Chương và 16 Điều, nhưng lại đặt ra được nền tảng vững chắc cho một luật pháp liên quan đến tôn giáo, phù hợp với luật pháp quốc tế, như Luật 9.12.1905, Tách rời các Giáo Hội và Nhà Nước, của Pháp, Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, 10.12.1948 (Điều 18), Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị (Điều 18), hay Công Ước Châu Âu (1950) (x. GS Đỗ Quang Hưng, sd, trg 8). Thật vậy, chỉ với một câu ngắn gọn ghi trong Điều 13 cho phép

các nhà tu hành ngoại quốc mà Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho phép, thì được giảng đạo như các nhà tu hành Việt Nam...”

và Điều 9:

Các tôn giáo được phép mở trường tư thục. Các trường tư thục phải dậy theo chương trình giáo dục của chính phủ. Ngoài giờ dậy theo chương trình giáo dục của Chính Phủ có thể dậy thêm giáo lý cho những học sinh nào muốn học.”, đủ cho thấy tin thần tự do phóng khoáng của Hồ Chí Minh.

Tiếc rằng tinh thần ấy đã không được phản ảnh trong các Nghị Định hay Dự Thảo Pháp Lệnh về Tôn Giáo của nước ta hiện nay. Trái lại, những nhà làm luật ngày nay hình như càng ngày càng muốn can thiệp sâu rộng, không những vào các sinh hoạt tôn giáo, mà còn đến cả quyền lương tâm của tín đồ, như việc đi tu chẳng hạn, hay việc chọn lựa nhân sự, vv... Ấy là chưa nói đến chuyện phân biệt đối xử rõ rệt, khi không cho phép các tôn giáo tham gia vào các công tác giáo dục, y tế, xã hộ, như mọi công dân khác, trong khi Nhà Nước vẫn kêu gọi đồng bào cả nước tích cực tham gia vào những công tác này.

Vậy chúng tôi đề nghị Nhà Nước nên lấy Sắc Lệnh 234 của Hồ Chủ Tịch làm căn bản cho Pháp Lệnh mới về những hoạt động Tôn Giáo, chỉ cần thay đổi nội dung Chương III, cho hớp với tình hình hiện nay, khi mà công cuộc Cải Cách Ruộng Đất đã được hoàn thành. Hiện nay vấn đề bức xúc là cơ sở đất đai, nhà cửa của các Tôn Giáo, Nhà Nước nên đặt ra những nguyên tắc hợp tình hợp lý, dứt khoát giải quyết một lần cho xong những vướng mắc còn tồn tại.

2. Người Tôn giáo cũng như mọi công dân khác, theo Hiến Pháp, được nhìn nhận bình đảng như nhau, thì không lý do gì lại bị phân biệt đối xử trong việc chọn lựa lối sống (như đi tu chẳng hạn), thay đổi nơi cư trú và làm những công việc như mở trường dạy học, lập bệnh viện, hay những cơ sở xã hội giúp đỡ người nghẻo, vv...Ngoài ra, nếu đã nhìn nhận ý nghĩa và giá trị của những đóng góp của tôn giáo cho xã hội, thì cũng cần phải tạo điều kiện cho các tôn giáo mở truờng đào tạo nhân sự, không nên làm khó dễ, như hạn chế con số tuyển sinh, đặt ra hệ thống quota cho từng đơn vị, qui định thời gian nhất định cho việc tuyển sinh, như hiện nay là hai năm một lần. Một điều bất hợp lý nữa là, nếu đã gọi là những sinh hoạt bình thường, như tĩnh tâm, kiết hạ, bồi linh, vv...của các linh mục, tu sĩ, tăng ni và mục sư, thì tại sao cứ mỗi năm lại phải “đăng ký” ?

3. Chúng tôi đồng ý với nhiều người cho rằng Điều 24 của Dự Thảo (thứ 20) Pháp Lệnh, biểu hiện ý muốn can thiệp quá sâu vào nội bộ tôn giáo, khi buộc các chức sắc tôn giáo, tùy theo cấp bậc, phải được chính quyền trung ương hay địa phương chấp thuận và công nhận bằng văn bản mới được hoạt động. Điều này vừa không thực tế, vừa làm cho các chức sắc tôn giáo quá lệ thuộc vào chính quyền, dễ sinh ra phiền toái và tiêu cực.

4. Chúng tôi đề nghị nên xem xét lại toàn bộ Chương IV của Dự Thảo Pháp Lệnh. Trong giai đoạn hội nhập toàn cầu này, chúng ta nên chứng tỏ một tầm nhìn thông thoáng, hơn là chỉ lo hạn chế, ngăn ngừa những lãnh vụ tôn giáo, văn hóa, tư tưởng, vv... trong khi mà những xa lộ thông tin toàn cầu đang mở rộng thênh thang ngoài khả năng kiểm soát của bất cứ quốc gia nào.

5. Tóm lại, như Nghi Quyết của Hội Nghị lần thứ VII của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa IX, đã nhận đinh:

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng thời các tôn giáo là bộ phận của khối đai đoàn kết toàn dân”,

thì luật pháp phải tạo ra khung cảnh thuận lợi cho việc phát huy tinh thần đoàn kết ấy, thay vì vô tình tạo ra những cách biệt, hay hội chứng đương dầu, đối phó.

6. Vậy, để “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”, vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, và thực hiện chính sách “tốt đạo đẹp đời”, chúng tôi thấy không có Dự Thảo Pháp Lệnh về Tôn Giáo nào có giá trị bằng Sắc Lệnh 234 của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, nên xin phục hồi lại Sắc Lệnh này, chỉ sửa đổi, bổ sung cho hợp với tình hình nước ta hiện nay.

3- Thư chúc mừng của Liên Đòan CGVN/Hoa Kỳ

Chúc Mừng Đức Tân Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn

Trọng kính Đức Tân Hồng Y,

Chúng con mới được tin vui: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vừa vinh thăng Ngài lên tước vị Hồng Y, cùng với 30 vị khác trong Giáo Hội hoàn vũ.

Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ rất vui mừng và hãnh diện, xin hợp ý với Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội hoàn vũ dâng lời cảm tạ lên Thiên Chúa cùng với Đức Tân Hồng Y.

Đồng thời thay mặt cho Quý Đức Cha, Quý Đức Ông, Quý Linh Mục, Quý Phó Tế, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và Quý Anh Chị Em Giáo Dân tại Hoa Kỳ, con xin chúc mừng Đức Tân Hồng Y bằng những lời đầy ý nghĩa như sau: "Ngài là vinh hiển của Giêrusalem, Ngài là niềm vui của dân Israel và Ngài là vinh dự đặc biệt của nòi giống chúng ta!”. (You are the glory of Jerusalem, you are the joy of Israel, and you are the fairest honor of our race!).

Nguyện chúc Đức Tân Hồng Y luôn được tràn đầy ơn Chúa và tích cực phục vụ hữu hiệu cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam. Chúng con cũng đầy hy vọng sẽ được sớm đón tiếp Đức Tân Hồng Y viếng thăm Hoa Kỳ.

Trân trọng kính chào Đức Tân Hồng Y

Atlanta, ngày 2 tháng 10 năm 2003

Đức Ông Francis Phạm Văn Phương

4-Thư chúc mừng HĐGMVN do Phêrô Hồ Minh Điệp/Việt Nam

Sàigòn, ngày 3 tháng 10 năm 2003

TÂM THƯ CHÚC MỪNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

Kính gửi : HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

40 Phố Nhà Chung - HANOI

Trọng kính hai Đức Hồng Y Việt Nam rất tôn quý,

Trọng kính Đức Cha Chủ Tịch và quý Đức Cha rất đáng kính,

Năm 2003 này quả là năm hồng ân của tòan thể Giáo Hội Công Giáo VN chúng ta. Nhiều tin vui đã đến với Hội Đồng Giám Mục VN, tuy có chen lẫn hai đại tang của giáo phận Nha Trang và Thanh Hóa. Chúng ta hãy cảm ta Chúa về những hồng ân vui buồn lẫn lộn này.

Quả thật là tin vui đã tiếp nối tin vui …Vào đầu năm nay là lễ tấn phong hai Tân Giám Mục trẻ Stêphanô Tri Bửu Thiên và trẻ nhất VN là Giuse Vũ Văn Thiên.

Tháng 1/2003, người VN đầu tiên trở thành Sứ Thần Tòa Thánh là Tân Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, quê ở Bình Dương, miền Nam VN.

Tháng 5/2003, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt được bổ nhiệm kiêm Giám Quản Tông Tòa tòan quyền tại Hanoi.

Tháng 6/2003, Đức Ong Dom. Mai Thanh Lương trở thành Vị Tân Giám Mục VN tiên khởi tại Hoa Kỳ.

Tháng 7/2003, Linh mục Micae Hòang Đức Oanh được bổ nhiệm làm Tân Giám Mục giáo phận Kontum.

Tháng 8/2003. Linh mục Antôn Vũ Huy Chương được bổ nhiệm làm Tân Giám Mục giáo phận Hưng Hóa, sau 11 năm trống tòa.

Và đỉnh cao của niềm vui bất tận ấy là Đức Tổng Giám Mục Sàigòn trở thành Vị Hồng Y Tổng Giám Mục tiên khởi của Saigon, và của miền Nam VN.

Cùng hiệp thông với niềm vui chung của tòan thể GHVN và dân tộc VN trong ngòai nước, anh em chúng con xin được nồng nhiệt kính chúc mừng HĐGMVN, và cách riêng xin được nhiệt liệt kính chúc mừng các Tân Chức trong năm nay của HĐGMVN, đặc biệt nhất xin được gửi đến Đức Tân Hồng Y Saigon tiên khởi Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.

Trước hết, với việc tấn phong này, Tòa Thánh đã nhìn nhận tốc độ trưởng thành của GHVN và sức sống năng động của giáo phận Sàigòn, cũng như năng lực lãnh đạo của cá nhân Vị Tổng Giám Mục đương nhiệm, đã kế thừa một cách xuất sắc gia sản của các vị tiền nhiệm, đặc biệt là của Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình.

Thứ đến là việc vinh thăng Hồng Y VN lần này, dường như được thuận lợi hơn cả. Chính Phủ VN đã sớm có phản ứng tích cực chia vui với GHVN, một điều chưa từng có từ trước tới nay. Trái với vài dư luận trước đó cho rằng Chính Phủ VN không thừa nhận việc tấn phong này, vì không được tham khảo trước và vì những bức thư góp ý “nặng ký” của Đức Tổng Giám Mục Saigon đối với Nhà nước VN.

Thực ra, như mọi người đều biết, Đức Tân Hồng Y Saigon đã luôn trung thành với con đường “tốt đời, đẹp đạo”, theo một phong cách rất Nam bộ của mình, kể từ ngày nhậm chức Tổng giám mục giáo phận Sàigòn vào đầu năm 1998.

Thời gian qua tuy rất vắn vỏi, song Đức Tân Hồng Y đã đặt được nền tảng cơ bản cho Tổng giáo phận Sàigòn cất cánh trong thế kỷ 21, với mối quan hệ đạo đời ngày càng được hài hòa do những bước đi trước chủ động và sáng tạo của Vị Tổng Giám Mục Saigon, thân tình đến tận những lãnh đạo cao nhất của Nhà nuớc VN, không cần phải qua những trung gian gây khó khăn như trước.

Về nội bộ Giáo Hội, Ngài đã nỗ lực cải tổ các cơ cấu cũ và xây dựng cơ chế mới hợp thời, họat động có hiệu quả lành mạnh hóa, trẻ trung hóa và năng động hóa hàng ngũ linh mục. Đồng thời thúc đẩy việc nâng cao cân bằng trình độ giáo sĩ lẫn giáo dân, để nhập cuộc hòa hợp với mọi người nỗ lực xây dựng xã hội VN trong tinh thần Kitô giáo.

Về mặt đời. Đức Tân Hồng Y đã xác lập được những mối quan hệ cần thiết cho một cuộc đối thọai lâu dài, thẳng thắn và sòng phẳng, để có “sự hợp tác lành mạnh” trong “công cuộc cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”,như Ngài đã khẳng định với Nhà nước.

Vì vậy, trong niềm vui chung, có linh mục muốn đề nghị có vẻ tếu với Đức Tân Hồng Y mang phẩm phục màu đỏ, phía trước hình cây thánh giá, phía sau là ngôi sao vàng, vì Đức Hồng Y có một đường lối “tốt đời, đẹp đạo” tại VN một cách độc đáo, hợp ý Đức Thánh Cha, không rập khuôn theo đường lối tuyên truyền trước đây của chính quyền VN.

Như thế, cuộc vinh thăng Hồng Y VN lần này có một ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ riêng cho GHVN mà còn cho cả dân tộc VN chúng ta. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của mình, một người VN có quyền bầu chức vụ Tân Giáo Hòang sắp tới tại Tòa Thánh Vatican, và cũng có thể được bầu chọn làm Giáo Hòang như tất cả các Hồng Y khác.

Đây là một niềm tự hào to lớn không riêng cho GHCGVN, mà chung cho cả dân tộc VN chúng ta. Sự kiện Chính Phủ VN chính thức chia vui cũng là một tín hiệu rất tích cực chưa từng có, có thể sẽ mở ra một trang sử mới trong quan hệ giữa GHCG với Nhà nước VN, cũng như giữa Tòa Thánh Vatican với Chính Phủ VN. Do đó, theo thiển ý của anh em chúng con, GHVN chúng ta cần tổ chức một cuộc lễ Tạ ơn thật long trọng, tưng bừng, đặc sắc nhất, với sự hiện diện hiệp thông của các Hội Đồng Giám Mục tại Á Châu dưới sự chủ tế của Vị Đặc Sứ của Đức Thánh Cha.

Một lần nữa, chúng con xin được đặc biệt kính chúc mừng Hội Đồng Giám Mục VN và Đức Tân Hồng Y tiên khởi Saigon. Anh em chúng con luôn sẵn lòng yểm trợ GH trong những công trình có liên quan đến phương dịện trần thế vốn rất nhạy cảm luôn xen lẫn ánh sáng và bóng tối, như anh em chúng con bên cạnh các GMVN, đã và đang thực thi từ trước tới nay.

Chúng con xin được kinh chúc nhị Vị Hồng Y và quý Đức Cha luôn dồi dào sức khỏe và dồi dào năng lực phục vụ hữu hiệu cuộc cất cánh mới rao giảng Tin Mừng đang diễn ra cho tòan thể GHCGVN chúng ta.

Rất trọng kính,

Phêrô HỒ MINH ĐIỆP

5- Bài Phỏng Vấn Ðức Tân Hồng Y Phạm Minh Mẫn/ Hoa Kỳ

VietCatholic News (31/10/2003)



California: Toàn văn bài phỏng vấn trong buổi gặp gỡ với Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam do Linh Mục Gioan Trần Công Nghị đã được Ðài Phát Thanh Công Giáo Sống Tin Giữa Dòng Ðời do Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ và Vietcatholic Network phát thanh trên ba miền Bắc Nam và Houston trên hệ thống Saigon Radio, và cũng được phát đi từ Washington DC và từ các thành phố lớn tại 21 tiểu bang Hoa Kỳ trên Ðài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại Vietnamese Public Radio. Sau đây là toàn văn cuộc phỏng vấn:

Lm Trần Công Nghị: Kính chào quý vị, chắc chắn là anh chị em trong lòng mỗi người đều có tâm sự muốn hỏi Ðức Hỏi Ðức Hồng Y. Thưa Ðức Tân Hồng Y, xin Ðức Tân Hồng Y cho chúng con biết hoàn cảnh Việt Nam trước và sau năm 1975 như thế nào?

ÐHY Phạm Minh Mẫn: Tôi đến một Cộng Ðoàn Việt Nam hải ngoại, rồi bà con nói với tôi là chúng con có dạy văn hóa Việt Nam cho con cái chúng con để bảo trì truyền thống văn hóa dân tộc của chúng con, của Việt Nam chúng ta. Tôi nói là có hai loại văn hóa không biết phải dạy văn hóa nào. Nhiều người mới thắc mắc là 2 văn hóa có nghĩa là làm sao. Tôi mới giải thích như thế này: văn hóa hồi trước là “ ka hát.. ô khô hỏi khổ.. ” khổ mà mình ca hát, còn bây giờ thì “khờ.. ô khô hỏi khổ.. “ khổ mà khờ, cho nên muốn phải học văn hóa nào?

Lm Trần Công Nghị: Xin Ðức Tân Hồng Y cho chúng con biết thái độ của những người Công Giáo nhập cuộc như thế nào?



ÐHY Phạm Minh Mẫn: Trong tương quan xã hội, tôi về Thành Phố được 5 năm nay, tôi quan tâm, tôi để ý tôi tìm hiểu, thì tôi thấy Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân giống nhau. Giống nhau có nghĩa là cũng như nhau đối với những mối tương quan xã hội đặc biệt đối với nhà cầm quyền. Một điều mà tôi thấy khá phức tạp, tôi nói một lời hay làm một điều gì đó thì luôn luôn có những ý kiến khác nhau từ cực hữu cho tới cực tả. Tôi không hiểu tại sao nên tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu. Tôi mới khám phá như thế này, nhưng để cho dễ hiểu tôi muốn trình bày như sau: Chúa Giêsu hồi đó có nhiều môn đệ lắm, chọn lọc lại còn 12 vị, rồi khi mà Chúa đứng trước thử thách, chịu khổ nạn và chết đi. Thế thì chúng ta xem coi 12 vị đó phản ứng như thế nào. Nhìn lại mình thì cũng tương tợ như vậy, tôi thấy có 3 loại phản ứng đối với tương quan giữa xã hội. Ông Phêrô thì sắm một cây gươm rồi trong vườn Giệtsemani khi mà Chúa bị vây bắt, Phêrô mới chém đứt tai một tên lính hầu, nhưng mà cũng trong đêm đó khi gặp một người tớ gái nói rằng:”Ðúng rồi ông theo Giêsu này nè!”, ông Phêrô nói “không có không có.. ” chối Chúa liền. Cho nên ông Phêrô hùng hổ lắm, sắm gươm để chém nhưng đoán xem ra lúc ấy ông Phêrô cũng run lắm nên chém mà không có trúng, rung bởi vì cũng sợ vì rõ ràng là đã phập, nhưng khi chém đứt tai rồi cho tới sáng không đầy 4 tiếng sau, thì chối Chúa đó là một tương quan.

Tương quan thứ 2 là anh Giuđa mong Chúa sẽ là người điều binh khiển tướng và rồi anh ta sẽ làm tướng hay giữ một địa vị gì đó trong nước mà Chúa sẽ cai trị khi lật được ách nô lệ của Roma. Nghĩa là khi Chúa làm vua làm chúa, thì anh ta sẽ có một chỗ đứng, thế nhưng không phải vậy, anh ta thấy không được gì hết rồi ham tiền do đó mới bán Chúa. Bán Chúa thì coi như không còn là môn đệ, tha hóa con người của mình, con người của mình được kêu gọi là tông đồ của Chúa, môn đồ của Chúa mà đáng lý ra môn đồ của Chúa, tông đồ của Chúa là phải bước theo Chúa bất cứ nẻo đường nào, giai đoạn nào, thế mà giờ đây ông ta phản bội bán Chúa đâu còn là người môn đệ nữa. Cho nên người ta gọi đó là cái tha hóa, tha hóa đưa ông đến cái tuyệt vọng để rồi tự hủy mình, mình không còn là mình. Ðó là mối quan hệ thứ 2 cấu kết với những người có thể đem lại lợi lộc cho mình.

Tương quan thứ ba là đối với ông Gioan vào lúc Chúa sinh thì, nghĩa là khi thời giờ đã định chứ không phải là chuyện tình cờ, khi Chúa sinh ra thì ở trong hang đá không ở trong một ngôi nhà bình thường, lớn lên sống trong một làng rất nghèo khổ, khi chết thì nằm đỡ tại một nấm mồ của người khác, dầu vậy cũng còn có nơi để chôn cất. Thánh Gioan là người đã đứng ra để đi tiếp xúc với chính quyền lúc bấy giờ, điều đình để cất xác Chúa xuống khỏi cây thập giá để chôn tại một nấm mồ đi mượn của người khác. Ðây là mối tương quan thứ ba, phải có tương quan giao tiếp, sắp xếp để chu toàn bổn phận của môn đồ là chôn cất Thầy của mình cho đàng hoàng, cho dẫu không còn nơi nào đàng hoàng hơn là ngôi mồ đi mượn để an táng cho Thầy mình.

Cho nên tất cả những điều Chúa trải qua như vậy chỉ là tạm thôi, nhưng mà cái biến cố Chúa chịu thương khó và chết đi cho thấy tương quan các môn đệ của Chúa với chánh quyền có 3 hạng người: loại của Phêrô, loại của Giuđa và loại của Gioan. Thì tôi thấy ở Sàì Gòn trong Thành Phố tôi, đời sống rất là đa dạng, rất là phức tạp thì nếu không có hạng người như Phêrô, Giuđa hay Gioan nhưng mà tương quan của họ như lúc một người nào đó ở gần Phêrô hơn, lúc khác gần Giuđa hơn, lúc khác lại gần Gioan hơn, họ cứ di động di chuyển giữa 3 cái cực đó. Nhóm người này thì theo cái hướng chung với nhau, nhóm người kia thì theo các I hướng ngược lại. Cho nên gia đình của Chúa, Dân của Chúa ở tại Sài Gòn sống trong một tương quan khá phức tạp. Nhưng mà Chúa Giêsu coi Chúa Giêsu phải làm sao, Chúa không ruồng rẫy ai hết, người đi chối Chúa thì Chúa là chọn để cầm đầu Giáo Hội, người không những phản bội nhưng mà lại còn bắt đạo giết đạo thì Chúa chọn để truyền đạo là Thánh Phaolô. Còn Magdalena là một cô gái điếm, làm sao lại có một tình yêu trung thành, trong trắng và gương mẫu cho mọi người? Thế mà Chúa lại chọn Magdalena làm chứng nhân tình yêu của Chúa cho mọi ngườì. Cái đó là suy nghĩ và phân loại của mỗi người.

Tại Roma cũng có người hỏi tôi, xin Ðức Cha cho biết kinh nghiệm về ơn gọi, thì tôi cũng kể câu chuyện trên. Ðiều đó cho chúng ta thấy rằng Chúa chọn mỗi người là người Kitô Hữu, thì Giáo dân, linh mục hay Giám Mục hay Hồng Y cũng vậy thôi. Không phải vì tài năng, công đức của mình, Phêrô công đức gì đến chối thầy 3 lần … công đức gì. Phaolô cũng vậy thôi vừa bắt đạo lại giết đạo, cho nên đâu phải công đức về những công việc làm đâu. Nhưng chỉ vì lòng yêu thương, nên ơn gọi của chúng ta phát xuất từ tình yêu của Chúa, hướng tới đón nhận tình yêu và chia sẻ tình yêu đến cho mọi người.

Cho nên tôi thiết nghĩ ơn gọi của tôi trên bước đường mới thì cũng giống như anh chị em, nó phát xuất từ đâu và nó đi tới đâu. Cũng phát xuất từ một tình yêu của Chúa và đi đến tình yêu của Chúa.

Lm Trần Công Nghị: Nhiều người cho rằng Ðức Tân Hồng Y giỏi quá, tại Hà Nội mới một ngày trước chính quyền không công nhận rồi một ngày sau Ðức Hồng Y chỉ cười một cái rồi lại công nhận, nhiều người có ý không tốt. Nhân dịp này xin Ðức Hồng Y có thể cho biết thêm?



ÐHY Phạm Minh Mẫn: Ở Roma cũng có người hỏi tôi cách mỉa mai, mấy ngày trước nhà nước không cho rồi Ðức Hồng Y nói một tiếng nhà nước lại cho. Thế thì Ðức Hồng Y giỏi quá, Ðức Hồng Y nói làm sao! Hồi tôi lên Sài Gòn cũng gặp trường hợp tương tự như vậy tức là sau một năm rưỡi, tại sao hồi đó chính quyền không công nhận Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, rồi sau đó cũng không công nhận Ðức Cha Huỳnh Văn Nghi, nhưng tại sao lại nhận tôi. Tôi cũng không biết nữa, tôi không có gặp họ bao giờ. Lại có người hỏi tôi chớ Ðức Cha có chịu điều kiện nào để chính quyền cho Ðức Cha từ Mỹ Tho lên Thành Phố Hồ Chí Minh không?. Tôi xét mình lại tôi thấy có mỗi một điều kiện thôi là Chúa hỏi tôi có mến đoàn chiên của mình không? Chỉ có một điều kiện đó thôi, không những đoàn chiên của mình mà cả đến dân tộc của mình. Và cái điều kiện đó tôi cố gắng sống từ xưa tới nay, bất cứ trong hoàn cảnh nào. Tôi chỉ thấy có điều kiện đó thôi chứ không thấy điều kiện nào khác cả. Tôi cũng không cam kết với ai, chịu hứa miệng với ai điều gì hết. Thế thì dần dần rồi người ta cũng hiểu ra thôi, rồi lần này cũng tương tợ như vậy.

Câu chuyện như thế này, trưa Chúa Nhật 28/9 trước khi đọc kinh Truyền Tin tại quảng trường Thánh Phêrô, Ðức Thánh Cha đã công bố danh sách 30 tân Hồng Y, nhưng mà chiều thứ bảy trước đó thì Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, qua Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đó là nhân vật số 1 sau Ðức Thánh Cha đã gọi điện cho tôi từ Vatican báo cho biết rằng tôi có danh sách trong danh sách 30 tân Hồng Y, và Ngài cho tôi biết trưa Chúa Nhật ngày mai tức là 6 giờ chiều Việt Nam, thì Ðức Thánh Cha sẽ công bố danh sách. Ðức Hồng Y báo cho tôi biết trước để rồi chuẩn bị sang Roma càng sớm càng tốt để chuẩn bị các nghi thức nhận mão và nhẫn Hồng Y. Nhưng Ðức Hồng Y Sodano nhắc thêm rằng báo cho biết tin này nhưng không được thông báo cho ai cho tới khi Ðức Giáo Hoàng công bố danh sách, tức là cho tới 6 giờ chiều Chúa Nhật thì mới được thông báo cho người khác biết.

Trong nhà thì có hai Cha thư ký, một Cha chuyên lo về pháp luật tức là lo về Tòa Án Hôn Phối, ba người ngồi ăn cơm chung với nhau, nhưng từ bữa cơm tối Thứ Bảy đến bữa cơm trưa Chúa Nhật, mà tôi không nói cho ai được. Cứ phải giữ cho riêng mình, nên tôi cảm thấy trong đầu thì quay cuồng lỗ tai thì lùng bùng. Tôi đã kể cho nhà nước biết đó như là chuyện trên trời rớt nhằm ngay xuống tôi. Vào ngày thứ Hai 29/10 thì Ðức Cha Bùi Tuần gọi điện từ Long Xuyên chúc mừng, trong ngày đó tôi cũng phải thông báo, rồi chuẩn bị chương trình đi Roma, ngày lễ tạ ơn 9/12, rồi cũng phải lo thu xếp nhắn tới những người sẽ đi trong đoàn đến Roma, như đã thấy trong tuần qua là năm mươi mấy người gồm có hơn 20 Linh Mục, hơn 10 nữ tu và số còn lại là Giáo Dân tại Sài Gòn.

Ðức Cha Bùi Tuần là người mau mắn đã gọi điện chúc mừng tôi vào sáng sớm thứ Hai rồi nói đùa với tôi làm Hồng Y là phải làm thêm 2 chuyện này: chừng nào bầu Ðức Giáo Hoàng thì ráng phải đi, rồi nếu mà lỡ các vị bầu cho mình làm Giáo Hoàng thì ráng mà nhận. Tôi mới trả lời với Ðức Cha Bùi Tuần là nếu bầu trúng làm Giáo Hoàng mà ráng nhận thì chuyện ấy cũng còn lâu lắm. À! nhưng mà chừng nào bầu làm “Giáo Tông” thì có cơ may được lắm. Ðức Cha Bùi Tuần mới thắc mắc hỏi tại sao. Tôi mới nói là khi bầu “Giáo Tông” là “Giống Tao” có nghĩa là bầu cái người “Giống Tao” nè.

Ðó là ngày thứ Hai, thì ngày Thứ Ba (30/10) tôi đi ra Hà Nội để đến ngày Thứ Tư (1/10) là lễ tấn phong Tân Giám Mục Ðịa Phận Hưng Hóa (Antôn Vũ Huy Chương) sau 11 năm không có Giám Mục. Trong Thánh Lễ phong chức tôi đã gặp rất nhiều Giám Mục và Linh Mục, người ta hỏi tôi có đọc “kinh” trên mạng lưới Internet không, tôi nói lúc này lu bu nhiều chuyện quá không có thì giờ đọc kinh đức chỗ nào cả. Ở trên mạng lưới có nói nhà nước nói không có nhận Ðức Cha, có aì nói Ðức Cha gì không. Tôi trả lời không có ai nói gì cả. Tôi mới nói với các Cha đi chung trong công đoàn sau lễ phong chức sẽ về Hà Nội vào buổi chiều, bởi vì Hưng Hóa Hà Nội chỉ đi mất một tiếng đồng hồ thôi.

Vừa đến Hà Nội, tôi đến gặp Ban Tôn Giáo để hỏi cho ra lẽ, trao đổi với người ta, nắm bắt tình hình xem như thế nào. Tôi gọi điện thoại để hẹn gặp vào lúc 3 giờ chiều 1/10, tôi đến trình bày và chỉ nói 2 điểm này: thứ nhất là nhận được tin từ trời rơi xuống, đầu còn quay quay, tai còn lùng bùng; thứ hai là theo hiểu biết của tôi, Hồng Y không phải là một chức vụ, đối với Việt Nam không có gì hết chỉ là một cái tước vị thôi. Chức vụ là Tổng Giám Mục Sài Gòn thì không có thêm bới gì cả, chỉ thay đổi một chút thôi, là mấy cái áo viền tím bây giờ thành đỏ.

Tôi đã trình bày như thế, cũng có mấy người đi theo tôi đã nghe rõ đầu đuôi câu chuyện. Lúc ấy Ban Tôn Giáo mới đưa cái bản tin của American Press của Hãng Thông Tấn Hoa Kỳ trong đó có nói hai điều là chính phủ Việt Nam không hay biết gì về vấn đề bổ nhiệm, do đó chính phủ Việt Nam không chấp nhận vấn đề bổ nhiệm, thì ông Phó Ban đã đưa bản tin cho tôi và nói là không đúng. Ông giải thích là sau 12 giờ trưa Chúa Nhật 28/9, khi Ðức Giáo Hoàng công bố xong rồi, thì Bộ Ngoại Giao có gọi điện cho ông Ðại Sứ Việt Nam ở Roma (Lê Vĩnh Thụ) để báo tin, như thế là đã biết ngay từ đầu chứ không phải là không biết, cái thứ hai là chưa có ai đại diện Thủ Tướng hay Chính Phủ để chính thức rõ ràng công bố để phủ nhận và đó là chuyện không có. Mà kỳ thực tôi cũng không nhận tin là được công nhận hay không được công nhận cho tới khi tôi gặp họ.

Sau đó họ đã đề nghị với tôi là Cụ hãy về làm báo cáo cho Thủ Tướng những diễn tiến xảy ra như thế, để rồi Thủ Tướng công nhận Cụ trong tước vụ Hồng Y mới này. Tôi nói thêm là có hàng chục Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân đi trong đoàn muốn theo tôi sang Roma, nên liệt kê luôn trong đó có được hay không? Họ nói được. Tôi mới hỏi là máy bay cất cánh lúc 5 giờ 30 mà bây giờ nói chuyện lúc ấy đã là 4 giờ rồi, cho nên về Sài Gòn làm có được không. Họ nói nếu Cụ có thể làm được liền thì càng tốt. Nên tôi mới nói với đoàn Linh Mục đi theo tôi và nói với Cha Quản Lý hãy đổi vé máy bay vào lúc 8 giờ 30 tối, để về Tòa Giám Mục Hà Nội lo chuyện này, trả nợ cho nó xong để rồi còn lo chuyện khác.

Tôi trở về tòa Giám Mục Hà Nội mượn văn phòng, máy móc đánh máy để làm xong thủ tục giấy tờ trong vòng một tiếng đồng hồ, rồi mang lại đến văn phòng Ban Tôn Giáo. Tôi chẳng hiểu tại sao họ hối như vậy, tối 10 giờ đêm là tôi đã về tới nhà rồi (Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn). Tới trưa ngày hôm sau Thứ Năm 2/11 tôi nhận được 2 cái thư từ ông Tổng Lãnh Sự Pháp là 2 cái bao thư lớn như nhau trong mỗi cái bao thư có kèm theo một tờ giấy Chúc Mừng và cái bản tin, trong đó có một cái bản tin vào ngày 30/9 còn một cái bản tin vào sáng ngày mùng 2/10. Trước là cái bản tin về chuyện không biết không công nhận, sau là cái bản tin đã biết vào ngày mùng 2/10 của Bộ Ngoại Giao hoan nghênh việc bổ nhiệm này là niềm vui của người Công Giáo v.v..Thì ông Tổng Lãnh Sự Pháp gởi cho tôi 2 cái bản tin với 2 cái chúc mừng, cái nào ông cũng chúc hết, không chấp nhận cũng chúc mà chấp nhận cũng chúc.

Sống trong xã hội mình cũng phải sống lịch sự lễ phép đối với mọi người, cho nên khi về tới Thành Phố, tôi nói với 2 Cha Thư Ký sắp xếp cho tôi chào thăm các vị lãnh đạo trong Thành Phố. Rồi trưa hôm sau tôi đến Ủy Ban Tôn Giáo Trung Ương, thì ở đây họ đã gởi các bản sao cho các vị trong này biết rồi, là đã có gặp làm sao và như thế nào. Vừa gặp chưa nói gì hết thì người ta đã chúc mừng, rồi tôi mới nói luôn đến việc có nhiều người đi chung đoàn với tôi (sang Roma), nhiều người chưa có giấy Passport, thì các vị lãnh đạo mới nói phải giải quyết để cho họ đi. Cụ thể mà nói có một số làm giấy không kịp, cho nên qua được Roma là năm mươi mấy người, còn số hơn 10 người là làm không kịp phải ở lại Việt Nam.

Nhưng mà họ cũng đã cố gắng để lo thủ tục cho nhanh chóng đó là cái thứ nhất, cái thứ hai là tôi cũng nói là tôi sẽ đi công tác lòng vòng các nơi tới ngày 9/12 mới có lễ Tạ Ơn được tổ chức tại Việt Nam ở Tổng Giáo Phận Sài Gòn, rồi tôi có mời một số Hồng Y nước ngoài. Vì từ xưa tới nay chưa có một Giám Mục nào mới Giáo Sĩ.. Giám Mục nước ngoài đến ở nhà mình, hồi tháng Giêng năm nay tôi có mời Ðức Tổng Giám Mục Paul Joseph Cordes, là Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng “Ðồng Tâm” Cor Unum, là Hội Ðồng chuyên lo về các việc từ thiện bác ái của Công Giáo Các Nước. Từ trước tới nay là không có ai đứng ra mời được, kế đến là không được ở trong Tòa Giám Mục nhưng phải ở khách sạn. Tôi có nói là từ trước đến giờ thì phải ở khách sạn nhưng bây giờ khách sạn nhiều khách du lịch nên không còn chỗ, họ nói không sao không có gì cả bây giờ an ninh lắm. Tới lần này tôi có nói là tôi có mời một số Hồng Y Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhựt, Hàn Quốc, Ðài Loan và Thái Lan. Thì 9/12 cũng là cao điểm của SEAGAME mà tôi biết là khách sạn cũng sẽ không còn chỗ.

Nhà tôi kỳ thực thì phòng có nhưng giường chiều thì chưa nên tôi cũng phải lo đi sắm nữa. Tôi có hỏi là có gì bất tiện không, thì họ nói là không có gì cả. Tôi muốn là các vị đó ngoài việc tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn, tôi cũng muốn các Ngài đi thăm một số Giáo Phận Ðồng Bằng Sông Cửu Long, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Phú Cường … để thấy bộ mặt của Giáo Hội đồng thời cũng để thấy bộ mặt của đất nước, thế thì các ông thấy làm sao. Họ nói tốt lắm không có sao cả. Thế thì cho chúng tôi chiêu đãi một bữa, tốt rồi hai bữa cũng không sao.

Cho nên mấy ngày này tôi cũng gởi thư mời, chính là dự lễ sau là lên chương trình đi thăm đâu đó cho rõ ràng, đi dài dài xuống tới Cần Thơ rồi trở về v..v. Tôi cũng không biết là sức khoẻ có cho phép các vị đi dài dài không, bởi vì tôi gặp một vị chính quyền ở Cần Thơ và nói rằng tôi sẽ đưa một số Hồng Y đến thăm Cần Thơ và hỏi có chỗ nào để tiếp chỗ ở vì phòng ốc nóng quá thì làm sao đi thăm các nơi được. Thì họ nói là tòa Giám Mục Cần Thơ mới xây lại cho nên có thể ở Tòa Giám Mục Cần Thơ, tôi có nói là điều kiện ở Tòa Giám Mục Cần Thơ thì tôi chưa biết, mình thì có thể ngủ được nhưng cho người ta thì có thể không được, nhưng họ nói không có “sao” nào hết trơn cả. Tôi trình bày có ngủ được nhưng ít nhất là phải có một hai “sao” tức là phải có máy lạnh để có thể ngủ được rồi hôm sau mới đi tiếp nữa được. Họ nói cho tôi biết là họ sẽ kiếm cho v..v..

Ðại khái những tương quan là như thế mà tôi vừa trình bày, thực ra mà nói quý Ông Bà và Anh Chị Em cũng biết thôi, trong Giáo Hội chúng ta cũng có những cái nhìn, những quan điểm khác nhau, thì đối với nhà nước cũng như vậy. Mỗi người quan điểm khác nhau chứ không ai giống ai, có một điều nói chung là những cán bộ cao cấp nhất miền Bắc khi về hưu thì muốn vô miền Nam sống, nói như vậy là quý vị hiểu như thế nào.

Khi tôi đi máy bay từ Hà Nội về Sài Gòn, tôi có gặp một người ngoại giao người Mỹ ở trên đất nước Việt Nam gần 20 năm, đã làm trong ngành ngoại giao cả chục năm rồi sau đó chuyển sang doanh nghiệp làm công ty sữa gì đó … Trong khi uống nước nói chuyện chờ máy bay cất cánh thì với kinh nghiệm 20 năm ở Việt Nam đi cả 3 miền Bắc Trung Nam, vì biết tôi ở Sài Gòn nên ông ta hỏi tôi chính quyền ở miền Nam có sự cởi mở hơn chính quyền ở miền Bắc có đúng vậy không. Tôi nói chắc là như thế vì nó như thế này, chính quyền cộng sản miền Bắc xây cái nhà đã nửa thế kỷ rồi, ở miền Nam thì căn nhà lợp lá mới có từ 1975 tới giờ thôi, bằng lá thì gỡ ra xây lại nó cũng dễ dàng hơn.

Tôi không biết còn gì đáng phải nói thêm.

Lm Trần Công Nghị: Từ nãy đến giờ Ðức Tân Hồng Y đã dành cho chúng con hơn một tiếng đồng hồ rồi, chúng con không muốn làm mất thời gian của Ðức Hồng Y, trong dịp này xin Ðức Hồng Y dành vài phút để Ðức Hồng Y có gì muốn nhắn nhủ với chúng con?



ÐHY Phạm Minh Mẫn: Trước là tôi xin cám ơn, chắc chắn rằng là quý ông bà anh chị em khi nghe tin thì đã lo lắng và cầu nguyện cho tôi, cho Giáo Hội Việt Nam. Tôi xin chân thành cám ơn. Cuối cùng quan trọng hơn là khi tôi về Sài Gòn được một năm, 365 ngày mỗi một ngày tôi đi phải 2, 3 nơi, một tuần 7 ngày. Hầu như là ngày nào cũng như vậy, cho nên suốt một năm trời, thường xuyên là ở ngoài đường ở các nơi, đi thăm viếng, lễ lạc. Sau năm đó thì 2, 3 vị Giám Mục đến thăm và hỏi coi sức khỏe lúc này làm sao. Các Ngài đến thăm coi xem tôi còn “sống” hay không? Tôi mới thấy là tôi không hiểu tại sao mà tôi còn sống cho tới giờ này. Các vị mới nói là nhờ bà con cầu nguyện. Tôi nói thật đúng như vậỵ

Nếu không nhờ lời cầu nguyện như một sức mạnh thì tôi thấy tôi không thể sống tới ngày hôm nay. Từ đó tới nay, và từ đây sắp tới cũng tương tợ như thế. Cho nên lời cầu nguyện của quý ông bà anh chị em hết sức quý báu để cho tôi sống, sống hoài, sống mãi, sống cho tới chết để phục vụ Chúa.

Sau đó Ðức Tân Hồng Y đã ban phép lành cho tất cả mọi người.

Ngọc- Loan

MỘT SỐ TƯ LIỆU THAM KHẢO

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: Bản Tin Hiệp Thông các số từ 1/1998-19/2003

GIÁO SƯ SỬ HỌC, MỘT: Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam. Calgary (Canada), Veritas, 1998, in lần 2

Quyển I: ( Thế kỷ I-1820), 513 tr., 14x20cm

Quyển II: (1820-1900), 619 tr., 14x23cm

Quyển III: (1900-1975 và tiếp theo đến 1998), 550 tr., 14x23cm.

TỔNG GIÁO PHẬN SÀIGÒN: Niên Giám Giáo Phận Sàigòn. Mừng Kỷ Niệm 300 năm Sàigòn Sàigòn. HCM, 1998, 468t +469-548 (Danh sách 405 Linh Mục GP theo ABC và các danh sách khác) ( 200 xứ đạo, 70 dòng tu), 14.5x21cm

TỔNG GIÁO PHẬN SÀIGÒN: Lễ Hội Thánh Hóa Gia Đình Lần Thứ III (ngày 28.12.2002) tại GX Phú Trung. Chủ đề Thứ Tha và Hòa Giải trong Gia Đình. HCM, 2002, 16t, 14x21cm

SONG MAI, “Như Thầy yêu thương” (Tường Thuật Lễ Tấn phong GM JB Pham Minh Mẫn). CG&DT số 921, 22.8.1993, t. 6-7

HƯƠNG THANH, “Những mục tử như lòng Chúa mong ước”(phỏng vấn GM JB PMM) CG&DT 921, 22.8.1993, t. 6

NGUYỄN HỒNG GIÁO Tin Tưởng, Lạc quan”. CG&DT 1130, 22.3.98. t. 4-5

DƯ LUẬN Cũng vẫn là lạc quan, tin tưởng” CG&DT 1150, 22.3.98,t 6-7

KHỔNG THÀNH NGỌC, “Người được đón tiếp”. CG&DT 1150, 22.3.98, t.15

NGUYỄN VĂN ĐÔNG, “Một cung cách sống phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” (Nói đến cố TGM P NV Bình đển chào đón vị Tân TGM Sàigòn” CG&DT 1150 22.3.98, t 21-23

CG&DT, “Tâm Sự của kẻ được sai đi” (trả lời của GM PMM cho phỏng vấn của CG&DT). CG&DT 1151, 29.3.1998, tt. 13-14.

NGUYỄN THANH LONG, “Giúp nhau trở nên men Tin Mừng trong truyền thống văn hóa dân tộc.” (GM PMM trả Lời Phỏng vấn của TB CG&DT) CG&DT 1151, 29.3.1998, tt. 12-14

PVHai GM VN phát biểu về trách nhiệm của giám mục” CGDT 1326,19.10.2001, t. 12

N V PHƯƠNG, “Góp ý về dự thảo qui chế HĐMVGX của TGP Sàigòn”. CG&DT 1348, 15.3.02, t.4-5

DƯ LUẬN CG&DT, “Những góp ý cho dự thảo qui chế HĐMVGX”. CG&DT 1348, 13.5.02, t. 3, 15

JB PHẠM MINH MẪN, “Dự Thảo Qui Chế HĐMVGX của TGP Sàigòn”. CG&DT, 1345, 22.2.02, t.19-21

RADIO VERITAS, 8.30-9.30, ngày 9.10.2003 Bai Phát đi do Mai Hương đọc về “Ý nghĩa việc phong tước HY cho TGM JB PMM

NGUYỄN THANH LONG, “Xin cầu nguyện cho tôi trong tước vị mới”, CG&DT 1428 ngày 10.10.2003, t 1+14-16

BỘ NGOẠI GIAO VN, “Người Phát Ngôn BNGVN, Ô. Lê Dũng, trả lời trong cuộc họp báo ngày 2.10.2003” CG&DT số 1428, 10.10.2003, t. 14

NGUYỄN ĐÍNH ĐẦU, “Từ nay CGMN VN vui mừng đã có tước hiệu Hồng Y”. CG&DT 1428, 10.10.2003, t. 114-16.

THIỆN CẨM, “Một sự căng thẳng không đúng chỗ”. CG&DT 1428, 10.10.2003, t. 15-16

LÂM VÕ HOÀNG, “Đức tân HY Phạm Minh Mẫn thi hành mục vụ như một nhà kỹ trị có niềm tin và đức mến”. CG&DT 1428, 10.10.2003, t. 17

PHẠM NGỌC TRẢN, “Tân Hồng Y của GHCGVN” Nguyệt San CG&DT số 106, (10-2003), t.77-78.

Nhật báo SÀIGON GIẢI PHÓNG, ngày 20.10.2003, trang 3.

Sắc Lệnh 234 /L ngày 14.6.1955.

Đỗ Quang Hưng: “Hồ Chí Minh và nền tảng luật pháp tôn giáo ở nước ta.” Nghiên Cứu Tôn Giáo, số 3-2002

Hồ Sơ Lm Nguyễn Tấn Khóa, Đại Biểu Quốc Hội, Chủ Tịch UBĐKCGVN, gửi cho Chủ Nhiệm Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội, và cho Thường Vụ Quốc Hội, ngày 16.03.2003.

Biên Bản cuộc họp góp ý cho Dự Thảo Pháp Lệnh về Tôn Giáo” của UBĐKCG Sàigòn, ngày 22.4.2003.

Thiện Cẩm: “Từ Sắc Lệnh số 234.S/L đến Dự Thảo Pháp Lệnh về Tôn giáo hiện nay”, ngày 1.5.2003

Trần Vinh Sơn: “Hồ Chí Minh và Tôn Giáo

Tư liệu của Hồ Minh Điệp

VietCatholic Tin tức liên quan tới Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn 2003