Tuy đã có khá nhiều tiến bộ về khảo cổ, nhân chủng, ngôn ngữ học và nhất là DNA nhưng chúng ta vẫn chưa có câu giải thích thỏa đáng về niên đại, họ Hùng và tổng số vua của nước Văn Lang.

Theo K.W. Taylor thì nguồn gốc của sử Việt phát xuất từ Việt sử lược, nếu kể từ Trang Vương nhà Châu đến đời cuối (696 tới 682 BC) thì có mười tám đời. 18 đời Hùng vương chấm dứt đồng thời với nhà Châu. 18 đời vua Hùng có thể chỉ là số phỏng chừng được đưa ra để phù hợp với dịch lý. Số chín và bội số của nó tượng trưng cho sự trường cửu. Viêm tộc của Thần Nông có chín bộ tộc Cửu Lê.

Văn Lang được cho là bắt nguồn từ chữ vlang hay blang, tên một con chim to trong ngôn ngữ Nam Á Việt. Hơn nữa, vua Hùng chọn chim diệc (heron, chim cổ dài chân dài, một loại chim lội nước) nên mới có tên là Lạc Việt. Suy đoán như thế cũng chỉ là đoán mò theo thông lệ. Lạc là gì đã nói rõ trong bài trước.

Tại sao Họ Hồng Bàng chỉ có 18 đời mà kéo dài đến 2622 năm?

Nguyên do là sử gia Ngô sĩ Liên đã móc nối các chuyện nửa huyền thoại nửa lịch sử như Thần Nông, Đế Minh, Lạc Long Quân của nước Xích Quỷ, Giao Chỉ, Việt Thường và Sở nằm trong khu vực Động Đình hồ vào lịch sử nước Văn Lang.

Ngoài ra Ngô Sĩ Liên còn bổ sung thêm các phần sau đây:

-Các chuyện dã sử hay truyền kỳ trong dân chúng, kể cả của các sắc tộc anh em. Chuyện một bọc nở trăm trứng (trứng xuất trong truyện truyền kỳ của rất nhiều nước kể cả nước Trung Hoa, có thể có nguồn gốc từ trứng vũ trụ rất cầu kỳ của Bà la Môn), Sơn tinh Thủy tinh, Thánh Giống, giặc Ân mũi đỏ (có thể là giặc Ấn Java hay Mã Lai có lỗ mũi to và đỏ như một số người Việt ở ven biển, to nhất là mũi mấy anh Úc Đen. Mũi to để có thể dẫn máu nhiều để giải tỏa không khí nóng và ẩm ướt. Cũng có thể là giặc Ân đời cuối nhà Thương nhưng đánh nước Xích Quỹ.

Tuy nhiên phải loại ra các truyền thuyết “khó tin nhưng không có thật” được một số học giả bí lối nên bịa ra nhiều truyền thuyết về các địa danh như Bà Đen là một bà có nước da ngâm đen nhảy núi tự tử vì bị gả ép, Hạ Long là nơi có rồng đất (Hàm luông ở Bến Tre còn được gọi là Hàm Long và Hàm Rồng Thanh Hóa đều do Kampong Luang, Kompong là vũng còn luang là lớn), Cát Bà là nơi “Các Bà” chờ chồng đi chài lưới ở đảo Cát Ông (mà làm gì có đảo Cát Ông?), đồi Trăm voi đồi có 99 con voi vì một con voi không nghe lời vua Hùng nên bị chém đầu còn để lại vết chém trên một trái núi!! Vua Hùng đâu có tàn ác với thú vật như vậy. Trăm voi, Trăm Gian và cả địa danh Đầm Dơi ở Cà Mau đều do Dumrey, tiếng Khmer, chỉ con voi.

-Chọn lọc, phân loại các chuyện đã được ghi lại trong các sách như Việt Điện U Linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp.

-Sử dụng các phần hợp trong nhiều bộ sử có trước như Việt Chí của Trần Phổ, Sử ký của Đổ Thiện.

Các chuyện trên được viết lại soạn thành bộ ngoại kỷ ghi chép lịch sử nướcVăn Lang từ họ Hồng Bàng cho đến hết đời Thục Phán.



Hùng và Lạc

Sách cổ Trung Hoa trước tiên ghi vua Văn Lang là Lạc Vương sau được tác giả khác ghi lại thành Hùng Vương.

Cuốn sử độc nhất Giao Châu ngọai vực ký có ghi chép về Lạc Vương mà không hề có ai đọc được, chỉ thấy trích dẩn ở quyển Thủy Kinh Chú và Quãng Châu ký như sau: ”Thuở xưa, vào thời mà xứ Giao Chỉ chưa chia thành quận huyện, đất đó có ruộng Lạc, nước lên xuống ở ruộng tùy thủy triều. Dân làm ruộng đó mà ăn. Vì vậy mà người ta gọi dân đó là dân Lạc. Lập ra Lạc Vương, Lạc Hầu để coi quận huyện. Có nhiều Lạc tướng mang ấn đồng giải lụa xanh.

“Về sau, con vua nước Thục cầm đầu ba vạn quân,đến diệt Lạc Vương, Lạc hầu và chế phục tất cả Lạc Tướng, rồi con của vua nước Thục tự xưng An Dương Vương. Đó là đất Âu Lạc ngày nay”.

Một cuốn sách khác muộn hơn lại dùng toàn chữ Hùng, đó là sách Nam Việt Chí của Thẩm Hoài Viễn ngày nay đã mất, ta biết được sự hiện diện là nhờ vài đoạn ghi lại trong các sách khác, mà đoạn quan trọng nhất như sau

"Giao Chỉ có ruộng, người ta gọi ruộng ấy là Hùng Điền, dân ấy là Hùng Dân, quân trưởng là Hùng Vương, hữu ty là Hùng Hầu, đất đai chia cho các Hùng Tướng".

Xem ra rất giống đoạn dẫn ở Thủy Kinh Chú nhưng dùng toàn chữ Hùng.

Sử sách ta đều dùng chữ Lạc ngoại trừ từ Hùng chỉ họ vua như trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Việt sử tiêu án, Lĩnh Nam chích quái, trong các địa danh như đền Hùng, núi Hùng.

Hùng là Lạc hay Hùng khác Lạc? Có nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề này

Hùng là chữ viết lầm của chữ Lạc

Đầu tiên sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng Lạc Tướng viết lầm thành Hùng Tướng.

Sau này học giả H. Maspero nghiên cứu sách Tàu cũng chủ trương chỉ có Lạc Vương, sở dĩ có từ Hùng Vương vì viết nhầm chữ Lạc thành chữ Hùng.

Hai chữ này rất khác nhau, nhất là thứ tự chữ chuy nên người thông thạo chữ Hán không thể nào nhầm lẫn chữ Lạc = chuy + các với chữ Hùng = quang + chuy.

Hùng là một cách viết khác của Lạc

Có học giả cho rằng Lạc là chữ người Tàu dùng, chữ Hùng là một chữ khác cũng dùng để chỉ người Việt nhưng chữ Lạc không tốt đẹp vì có các bộ thú vật nên dân ta dùng chữ Hùng để gọi tên vua, còn chữ Lạc sử dụng cho việc khác.

Trong chữ Hán, hai chữ Hán khác nhau ghi hai sự việc khác nhau. Lạc và Hùng viết khác, đọc khác có thể chỉ cùng một sự vật không?

Có thể là Thẩm Hòa Viễn sau khi tiếp xúc với dân Văn Lang mới thấy là dân chúng gọi vua là Hùng chớ không phải là Lạc vương nên đã hiệu đính lại.

Chữ Hùng hầu như không thể thay thế chữ Lạc như không thể thay thế anh hùng, hùng dũng, hùng cường bằng anh lạc, lạc dũng, lạc cường được.

Chữ Quốc ngữ, khác với chữ Hán, viết theo âm nên cùng một sự vật có thể viết khác nhau tùy từng miền và tùy thời gian như bông và hoa, thuyền và ghe.

Ngay cả trong một miền cũng có thể viết khác, như dấu hỏi và ngã chẳng hạn.

Theo tự điển điện tử VNI, cùng chỉ lối rẽ nhưng “hai ngả” có dấu hỏi còn “ngã ba” thì dấu ngã:

ngã ba sông, ngã gục, ngã lăng, ngã chúi

ngả nào, ngả lưng, ngả nón, ngả nghiêng

Tiếng thuần Việt thời cổ chỉ có dấu hỏi cho đến khi bị ảnh hưởng của tiếng Hán thì mới có thêm dấu ngã mà lúc đầu chỉ dùng cho tiếng Hán, về sau áp dụng cho cả tiếng Nôm.

Từ rung cũng thế, có khi viết run có khi viết rung:

run rẩy, run sợ, phát run

rung cây, rung rinh, rung chuông

Chữ Hùng khác xa chữ Lạc thì phải có ý nghĩa khác. Giả thuyết Hùng là một chữ khác của chữ Lạc e rằng không đúng.

Lạc là tên do người Hán gọi, Hùng là tên gọi của người Việt

Một số học giả chủ trương Lạc Vương là chữ do người Trung Quốc dùng để ghi tên Vua nước Lạc, chữ Hùng Vương mới là tên hiệu của tổ nước Việt. Giả thuyết này cũng không ổn vì vua Sở bên Tàu có họ Hùng.

Các đoạn ở trên là trích từ sử sách Trung Hoa hay là chép lại ý kiến của một số học giả nhưng các phần dưới đây được viết với các phương tiện khác.

Hùng và Lạc là hai tên của một chủng tộc

Hùng phải khác Lạc vì Hùng theo sử sách là họ trong khi Lạc là tên một chủng tộc hay tên một nước.

Nếu Human là Văn Lang, Lạc là Man thì Hùng có phải là Hu không? Cũng có thể lắm chớ vì một số sắc tộc Mon-Khmer ở bên Tàu và Ta có tên tương tự như Hùng. Xin liệt kê một số sắc tộc như sau:

HU,U, Pu (China)

HUNG (Viet Nam)

Nếu Hùng là họ thì thời đại Hùng Vương có nhiều điều quái lạ như dưới đây.

Định tuổi thời đại Hùng vương dựa vào sử Trung Hoa

a. Triều đại baby

Trong "The birth of Vietnam" của Keith Weller Taylor, in năm 1983 cho rằng Văn Lang là do các nhà quý tộc Việt chạy lánh nạn nứơc Sở thành lập “Năm 333 BC, Sở chiếm đất Việt. Giới lãnh đạo Việt bỏ chạy về phía Nam lập ra nhiều cộng đồng và nước nhỏ mà người Trung Hoa gọi là Bách Việt trong đó có Mân Việt, Nam Việt, Đông Việt Chiết Giang, Âu Việt và Lạc Việt”

Như vậy Hùng Vương có 18 đời, bắt đầu năm 333BC và chấm dứt vào năm 257 BC, kéo dài trong khỏang (-257)-(-331) = 74 năm, đem chia 74 cho 18 thì mỗi đời kéo dài 4 năm gồm tòan vua baby. Baby làm sao sinh con để nối ngôi?

b. Triều đại âm ty

Nếu Văn Lang là do hậu duệ của nước Sở thành lập thì càng kỳ dị hơn nữa.

Khi nước Sở thành lập ở Hồ Bắc thì Việt Thường bị suy vì bị nước Sở lấn đất về Hồ Nam. Năm 333BC, nước Sở đánh bại nước U Việt của Việt Vương Câu Tiễn ở Chiết Giang.

Nếu Hùng là họ thì vua Văn Lang phải do các nhà quý tộc nước Sở thua chạy về phương nam tạo dựng ra nước Văn Lang, sớm nhất vào năm 221 BC, thời mạt vận nước Sở, nghĩa là ngay trong thời Thục Phán. Nước Sở bắt đầu với Hùng Dịch (1122- 1078 BC, theo Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn trang 46) và chấm dứt cùng một lượt với nhà Châu vào năm 221 BC. Thời đại Hùng Vương có niên đại âm vì bắt đầu năm 221 BC ngay trong thời Thục Phán và chấm dứt năm 257 BC khởi đầu Thục Phán và thời gian đã chạy lộn ngược.

Có người thấy thuyết nam tiến không đúng nhưng vẫn cho là người Việt có nguồn từ sông Dương Tử nên đưa ra giả thuyết người ĐNÁ di chuyển lên tới sông Dương Tử định cư trong thời cổ, sau đó lại di chuyển xuống thành lập nước Văn Lang. Không thấy giải thích tại sao miền ĐNÁ khá trù phú lại bị bỏ trống một thời gian khá lâu để chờ người xưa quay gót trở về.

Tương tự học giả Bình Nguyên Lộc cho rằng người Mã Lai phát xuất Hy Mã Lạp Sơn, di chuyển xuống phía nam rồi ra biển thành lập nước Nam Dương, sau đó quay trở lại thành lập Văn Lang rồi lại tiến lên phía bắc thành lập nước Tàu, nghĩa là cũng đi lòng vòng.

c. Niên đại Đông Sơn.

Sách Đại Việt Sử Lược do Tiền Hi Tộ có ghi môt đọan như sau: Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 BC), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật chinh phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần dương chân chất, chính sự dùng lối thắt gút.Truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương."

Thời đại Hùng Vương kéo dài đựơc 439 năm, đồng thời với văn hóa Đông Sơn, được các sử gia hiện tại ưa chuộng nhưng vẫn không giải thích khúc xương khó nuốt là vua Hùng có cùng họ với vua nước Sở.

d. Niên đại Việt Thường Thị.

Sách Từ nguyên, Hạ, Mão trang 111 chép: “Đến đời Thành Vương (1115-1079) tên Tụng, con vua Vũ Vương nhà Chu, Việt Thường Thị mới đem dâng chim trĩ trắng (sách Xuân Thu gọi là khuyết địa, sách Đái Ký gọi là Điêu đề)”. Trích từ Đại Việt sử lược, tác giả khuyết danh.

Nếu ta căn cứ vào sử này thì thời đại Hùng vương kéo dài 858 năm. Năm 1115 rất gần với năm 1112 là năm bắt đầu nứơc Sở.

Nhưng kẹt một cái là nước Việt Thường ở Hồ Nam chớ không thể nào là bộ Việt Thường của nứơc Văn Lang, lúc này vẫn còn nằm trong vùng đất của Chiêm Thành.

e. Thời đại vua cụ.

Theo Đại Việt sử ký tòan thư thì họ Hồng Bàng (2879 BC-257 BC) có 18 đời vua kéo dài 2622 năm, lâu đời như sử Trung Hoa và Miến Điện, mỗi cụ vua sống trung bình 146 tuổi, dĩ nhiên phải có cụ sống đến 200 tuổi để bù trừ cho một số vua chết yểu.

Nếu Hùng là họ thì sẽ dẫn đến nhiều nghịch lý bất ngờ. Không phải là họ vậy Hùng là cái gì?

Hùng là tù trưởng

Có học giả cho rằng từ kun trong tiếng Mường và từ “khun” trong các tiếng Mon-Khmer và Thái dùng để chỉ tù trưởng hay cấp chỉ huy, trong tiếng Munda từ “khunzt” chỉ con trưởng hay cấp chỉ huy của một tổ chức.

Một học giả khác cho rằng Pò khun là vua thủ lãnh, pò là vua còn khun là thủ lãnh.

Ngoại trừ tiếng Munda không có ý kiến vì không đủ tài liệu, ta có thể kiểm tra lại xem các tộc Đông Á gọi cấp lãnh đạo như thế nào

Thái: Khun là một từ lịch sự chỉ “anh”, được dùng trong đời sống hằng ngày. Từ này cũng được dùng như một chức tước đặt trước tên cho lịch sự như Ông Somchai sẽ ghi là Khun Somchai.

Cấp chỉ huy trong tiếng Thái là hủa nạ tức là đầu mặt với hủa là đầu và nạ là mặt, người Việt ghép lại thành mặt nạ.

Xã trưởng là phụ yai ban nghĩa là người lớn làng, leader là phụ nam nghĩa là người nắm.

Lào :Theo truyền thuyết Lào, người Khun Bulom dùng lửa khoét lổ một trái bầu trong vùng gần Điện Biên Phủ để cho bảy người con leo ra. Các người con đầu đen thủi đen thui vì bị dính khói và trở thành người Khả, các người con ra sau trắng trẻo thành người Lào và Khun giống như trong tiếng Thái.

Shan :Shan là một tiểu bang người Thái ở Miến Điện. Shang, Shan, Xiêm, Assiam cùng có chung nguồn gốc. Vua thuốc phiện Khun Sa cũng được gọi là Chang Chi Fu tức Tưởng chi Phú hay Sao Mong Khawn, có hai dòng máu Shan và Trung Hoa. Khun có thể là một tước theo phép lịch sự như trong tiếng Thái.

Miến Điện :Village leader là yua gong, yua là làng và gong là đầu.

Bo là leader, thường dùng cho chỉ huy trong quân sự, giống như Bố Cái đại vương.

Mã Lai :Gọi leader là penganjur, pemuka với muka là mặt tương tự như đại diện.

Khmer :Leader là nay-uk đứt nôm (nay-ưk là servant, nôm là nắm)

H’Mong : Gọi headman là thạo cọ (thạo là đầu), old man là yạ lạo, old woman là pụ.

“Đầu” vừa là tiếng Hán vừa là tiếng thuần Việt vì là từ dùng chung cho nhiều sắc tộc, không phải là từ vay mượn của tiếng Hán như quan niệm thông thường đã nhầm lẫn. Không thấy sắc tộc nào gọi người lãnh đạo là khun trừ người Thái nhưng mang một ý nghĩa khác.

Dẫu cho Hùng là do Khun đi nữa thì Hùng chỉ là tù trưởng mà thôi và như thế chẳng lẽ ta còn ở trong thời kỳ bộ lạc bán khai, chưa thành lập quốc gia?

Hùng có phải là vua không?

Muốn biết Hùng có phải là vua không ta hãy nghiên cứu xem các nước khác gọi vua như thế nào.

Trung Hoa: vua là wang tức là hoàng và cũng là màu vàng. Ngày xưa bên Tàu ai mặc đồ màu vàng là cớ cơ bị “cáp Tàu” như chơi.

Khmer gọi là s’đatch hay ma-ha g’sut.

Miến Điện gọi là shin-ba-yin.

Chiết Giang là vò gần giống vua hơn wàng tiếng Tàu.

Thái Lan gọi vua là nai luãng (nai là ngài, lũang là lớn) hay prá chạo yụ hủa dịch là thần chúa ngụ đầu- yụ là ngụ một lần nữa chứng tỏ ngụ có thể là từ vay nhà Châu vay mượn nhà Thương.

H’mong gọi là Húa. King of the Heaven là Húa tài ntù.

Sắc tộc Cao nguyên: Bà Na là Bưa, Jarai là patô, Mã Lai là pattuan, Chàm là Po, Mường là Bua.

Từ vua phải là một từ rất cổ vì là từ chung cho dân Chiết Giang, Tháiland, H’mong, Bà Na, Chàm, Mường.

Không có sắc tộc nào gọi vua là Hùng nhưng trước khi kết luận Hùng không phải là vua ta hãy coi lại chuyện Sơn tinh và Thủy tinh mà dân Nam Đảo cũng có truyền thuyết tương tự.

Sơn tinh Thủy tinh

Ngày xửa ngày xưa có hai anh chàng trai trẻ một ở sông tên là Thủy Tinh và một ở núi cao là Sơn Tinh, nghe đồn con gái vua Hùng rất đẹp nên đem sính lễ tới xin cầu hôn. Vua phân vân không biết tính sao nên hứa là ai đem sính lễ tới trước sẽ gả con cho. Sơn Tinh tới trước nên cưới được công chúa làm Thủy Tinh tức giận, dâng nước lên làm ngập lụt cả một vùng rộng lớn. Thủy Tinh cũng không vừa, hễ nước dâng lên bao nhiêu thì lại làm cho núi cao thêm bấy nhiêu. Trận chiến đấu làm cho dân bị chết vô số và tái diễn hằng năm vào mùa nước lũ.

Sơn tinh Thủy tinh là ai? Thoạt đầu thì hai anh chàng này có vẽ là danh gia thế tộc nhưng làm cho nước và núi lên cao thì phải là quỹ hay thần. Tên là tinh thì phải là yêu quái.

Sơn tinh ở rừng núi thì có thể là Ó Ma lai rút ruột, Dracula hút máu hay chằn tinh như trong chuyện Thạch Sanh chém chằn.

Thủy tinh là con tinh nước, đúng hơn phải là ma nước, Hà bá hay ma da do tiếng Malaysia có nghĩa là ma.

Tác giả K.W.Taylor dịch là spirit tức là linh hồn.

Trong tiếng Hán Việt tinh là con yêu tinh nhưng sơn tinh, thuỷ tinh không phải là yêu quái ở núi ở sông mà là thần núi, thần sông nên tinh không phải là tiếng Hán mà là tiếng Việt cổ. Muốn biết thực hư ta hãy tra cứu xem các nước gọi God ra sao:

God tiếng Thái là prá chao; Miến Điện là p’ayà thak’in; Malaysia là dewa; Trung Hoa là Thượng Đế; Ấn là Ishvar cho God còn god là devta và goddess là devi; Việt là Trời; Pháp là Dieu; Khmer là Preah; H’mong là sáu.

Chúa Trời tiếng H’mong là Vaà Tsủ Sáu tức King Lord Creator, vaà là vua, tsủ là Chúa và Sáu là Tạo hóa.

Không có danh từ tinh có nghĩa là thần thánh trong tiếng các tộc Đông Á ngoại trừ một sắc tộc, đó là người Yao, một sắc tộc thiểu số cùng với H’mong được học giả Trung Hoa và Tây phương xếp sai vào ngữ tộc Sino-Tiberto, và được cho là chỉ mới đến ĐNÁ từ thế kỷ trước!!

Ý nghĩa của Tinh và Hùng

Theo cuốn Thái Hill Tribes phrasebook của nhà xuất bản Lonely planet trong phần tiếng Yao, tinh là thần, là trời, là God như tinh gảu nyac hlax có nghĩa là trời chó ăn trăng hay chó trời ăn trăng tức là nguyệt thực vì người Yao bị ảnh hưởng tiếng Tàu nên một số tĩnh từ đặt trước danh từ, một số đi sau như tiếng Việt.

“Tinh Hùng là Vua Trời hay Heavenly King”

Tinh là God, trời, thần cùng một gốc với ciel tiếng Pháp còn Hùng là từ cổ tiếng Việt có nghĩa là vua. Như vậy

“Hùng là vua chớ không phải là họ của vua”

Người Hán nghe người nước Sở gọi vua là Hùng nên lầm tưởng vua có họ Hùng.

Người Văn Lang gọi vua là Hùng và gọi núi Tản Viên là núi Hùng tức là núi Vua.

Hùng là vua chớ không phải là họ cho ta nhiều kết luận khá quan trọng trong công cuộc xác định lại thời kỳ vua Hùng dựng nước, bằng các phương pháp khác, không hoàn toàn dựa vào sử sách Trung Hoa.

-Chuyện thần thoại, truyền kỳ tuy huyễn hoặc nhưng đã cho ta một đầu mối rất quan trọng liên quan đến lịch sử nước Văn Lang thời thái cổ chớ không phải luôn luôn là chuyện tầm phào bá láp.

-Hùng không là họ nên không thể diễn dịch là Văn Lang do các nhà quý tộc chạy lánh nạn nhà Tần thành lập.

-Từ Hùng cổ hơn từ vua nhưng từ sau được thông dụng hơn vì được nhiều sắc tộc khác sử dụng. Từ Hùng dần dần được nâng cấp thành họ vua Sở và vuaVăn Lang.

-Có thể nào ta có vua sau nước Sở không? Có thể xảy ra nhưng với xác suất rất thấp vì dân Human từ ĐNÁ tiến lên phía bắc thành lập nhiều nước trong đó có nước Sở. Nếu nước Văn Lang có vua rất lâu sau nước Sở thì làm sau ta lại dùng từ Hùng của nước Sở tuy rằng khoảng cách từ Hà Nội đến Động Đình hồ ngắn hơn từ Hà Nội đến Cà Mau, chừng1400 km theo đường chim bay.

-Có thể nào các nhà nho vay mượn từ Hùng của vua nước Sở qua sách vở chữ Hán rồi truyền đi dân gian chăng hay các chuyện truyền kỳ không phải của ta mà của dân nước Xích Quỹ vùng Động Đình hồ chăng?

Có vài chuyện truyền kỳ là của dân nước Quỹ Phương nhưng đa số là chuyện truyền kỳ truyền tụng trong dân chúng rồi được các nhà Nho viết lại thành sách. Đền Hùng, núi Hùng, núi Văn Lang (Tản Viên) chắc chắn không phải địa danh của dân Xích Quỹ.

Hơn nữa nước Sở đã bị diệt khi nhà Hán chiếm Văn Lang.

-Và điểm quan trọng nhất để bác bỏ thuyết cho rằng ta chỉ mới lập quốc cách nay không lâu



“Danh từ Hùng chỉ vua được dùng chung cho cả Văn Lang và Sở nên cả hai đều phát xuất cùng một chủng tộc. Vì chủng tộc di chuyển từ nam lên bắc nên ta đã có Hùng trước cả nước Sở”


Xác định lại tuổi thời đại Hùng Vương

Nước Sở xuất hiện ở Hồ Bắc và Hồ Nam năm 1122 BC và sau đó bị tướng Vương Tiẻãn của nước Tần tiêu diệt và bị rượt chạy đến An Huy. Theo kết quả khảo cứu bằng DNA của Giáo sư J.Y.Chu thì dân Hoa nam và cả một phần Hoa Bắc, kể cả con người ở Đông Á khác, và cả nền Văn Hóa Trung Hoa, là do di dân đến từ Đông Nam Á, sau đó lên Bắc Á và qua eo biển Bearing đến Mỹ Châu thành dân Da đỏ.

Khi dân ĐNÁ di chuyển lên phía Bắc thành lập nước Tàu thì một thành phần nhỏ đã từ Âu và Trung Á di cư đến Cam Túc, Thiểm Tây nhưng không thể ở đây được vì dân Mon-Khmer quá dữ tợn, phải di chuyển sang Hà Bắc, được nhà Thương cho làm chư hầu, đó là bộ lạc bán khai nhà Zhou, thủy tổ của người Tàu (Tàu là do Zhou biến thành). Tên Chine, China, Chệt, Jink (tiếng lóng Mỹ), Jin (Ấn Độ, Thái, Khmer) là do Jín hay Qín, tên nước Tần của Qín Shĩ Húang (Tần Thỉ Hoàn), hoàng đế đầu tiên thống nhất được Trung Hoa, là hậu duệ của Tần Mục Công, một người Tàu khác, được vua Châu Thành Vương phong cho để chống chọi với người Mon ở Thiểm Tây và Khmer ở Tây Khương. Người Zhou còn tự xưng là Pa, tiếng QĐ là Pha, tiếng Mã Lai là Ba Ba và tiếng Hán là Hoa.

Nếu thủy tổ Chinese là nhà Châu thì hiển nhiên các chủng tộc khác như Bách Việt, nhà Thương và kể cả nhà Hạ, dân Sơn Đông, Mon, Khmer ở bên Tàu đều không phải là Chinese.

Di tích cổ ở Hoà Bình chứng tỏ nơi đây từng là một trong những cái nôi cổ của con người ở Đông Nam Á. Giả thuyết người Hoà Bình đã di dân về phương Bắc và là thuỷ tổ của con người ở Đông Á (Hoa Nam và Hoa Bắc) và là người mở đầu cho nền văn hóa Đông Á, kể cả Trung Hoa không phải là không có cơ sở.

Mà đã có từ Hùng dùng để gọi vua thì ta phải có vua, trễ nhất cũng phải trước năm 1122 BC là năm lập quốc của nước Sở, chấm dứt vào năm 257 BC và đúng như Sử Ký của Tư Mã Thiên.

Đây cũng nằm gần đời cuối nhà Thương Ân (1700-1100 BC), bắt đầu nhà Châu và ở gần nền Văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun thuộc các thế kỷ 12, 13, 14 BC, nghĩa là trước nền Văn hóa Đông Sơn năm thế kỷ (Đông Sơn xuất hiện khoảng thế kỷ thứ 6, 7 BC).

-Nước Văn Lang không bắt buộc chỉ có một dòng họ Hùng cai trị liên tục từ trước năm 1112 đến năm 257 BC vì Hùng là vua chớ không phải là họ vua. Có thể có nhiều triều đại hay nhiều bộ tộc khác nhau nối tiếp cai trị tương tự như các các triều đại Giao Chỉ, Việt Thường, Sở ở Hồ Nam.

-Và có thể có hàng chục bộ tộc Human khác nhau cùng cư trú ở Văn Lang, nói một thứ tiếng gần rất gần nhau, hình dáng tương tự nhưng khác trang phục, tục lệ, cùng ở chung mảnh đất đôi khi chỉ cách nhau một lũy tre nhưng không lấy lẫn nhau, không hay choảng nhau, đất rộng người thưa mạnh ai nấy ở. Ngoài ngữ tộc Human (Astroasiatic+ Hoa Nam + một phần Hoa Bắc) còn các ngữ tộc khác như Thái Lào, Malaysia.

Có thể ta có vua từ thời xa xưa hơn nữa.

Không nên quá trông cậy vào DNA

Dân Hoa Nam và cả một số dân Hoa Bắc là do dân ĐNÁ di chuyển lên phía Bắc sau Thời đại băng hà lần cuối khi khí hậu trở nên ấm áp chớ không phải người Tàu di chuyển xuống phía Nam thành lập nước Văn Lang, nước Miến Điện, Thái Lan, Campuchia. Thuyết cổ điển đềmốtđê của Tàu còn cho người người Tàu di chuyển qua phía Tây thành lập ra dân Munda ở Ấn Độ. Như thế là người Tàu là thủy tổ người Ấn Độ và nước Tàu là Trung Tâm phát sinh ra loài người!!!

Sắc tộc Munda ở bắc và đông Ấn Độ hiện còn khoảng bảy triệu thuộc họ Nam Á, được học giả Tây phương cho là người rất cổ từng chiếm toàn thể bán đảo Ấn Độ, về sau bị sắc tộc Dravilian thay thế, sau cùng chính tộc này lại bị tộc Aryan da trắng thay thế. Tiếng Munda hơi khác tiếng Mon-Khmer: có cấu trúc “chủ từ + túc từ + động” từ khác với cấu trúc “chủ từ + động từ + túc từ “ của Mon-Khmer, có nhiều từ đa âm tiết do bị ảnh hưởng của tiếng Aryan và chứa khá nhiều tiếng Anh.

Người Tàu còn tự cho là chính họ đã phát minh ra dụng cụ bằng đồng và trống đồng do

vật dụng bằng đồng được phát triển mạnh nhất dưới thời nhà Thương. Nhưng người Thương không phải là người Tàu nhà Châu chính hiệu con nai theo tên nước Trung Hoa.

Xin mách nước các nhà khảo cổ Tây và Ta: Hãy nhìn cho thật kỹ chân mày, khóe mắt, gò má, trán, môi, miệng của hình người trên “đỉnh đồng bốn chân” và bức tượng đồng “cọp ăn người” thời nhà Thương sẽ thấy rất giống bức tượng “thằng mọi quỳ”ø của Khmer trưng bày ở viện bảo tàng Saigon và có hình trong cuốn “Sài gòn ngày xưa của” của cụ Vương Hồng Sểnh, rồi so sánh với khuôn mặt quân lính đá giữ mộ Tần Thỉ Hoàng mới đào được là biết ngay là người Thương có phải là người Tàu hay không, không cần phải dùng đến DNA chi cho tốn tiền. DNA chỉ cho ta một khái niệm tuy chính xác nhưng chỉ có tính tổng quát, không cho ta biết người ĐNÁ là ai.

Làm sao truy ra nguồn gốc các tộc Giao Chỉ, Việt Thường và Dạ Lang, ngày nay đã biến mất bằng cách so sánh DNA?

Nếu chỉ dựa vào DNA thì có thể ta phải đợi thêm vài chục hay vài trăm năm nữa may mới tìm ra được nguồn gốc người Việt, còn nếu chỉ nhờ vả vào sử sách Tàu thì sẽ không bao giờ có kết quả vì đã có hằng trăm học giả bỏ ra hằng chục năm tìm tòi nghiên cứu, nếu dễ thì đã có người tìm ra từ lâu rồi đâu phải đợi đến bây giờ mới phác giác.