Thánh Matthêu, Tông đồ và Thánh sử
Trong ngày lễ mừng kính thánh Matthêu, có một điều gì đó khiến chúng ta phải xúc động khi được nghe chính thánh Matthêu kể lại ơn gọi của mình. Đây là một trang tự truyện kể về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và sự biến đổi của ngài. Trong phần tự thuật này, có những chi tiết rất đáng chú ý và có ý nghĩa:
Chi tiết thứ nhất: Thánh Matthêu không hề giấu giếm gốc gác không mấy trong sáng của mình khi kể: “Khi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thếu, thì thấy một người tên là Matthêu đang ngồi đó”. Vào thời xưa, người Do Thái coi người thu thuế thuộc hạng người tội lỗi công khai, ngang hàng với những cô gái điếm.
Thánh Matthêu nói rõ tên và nghề nghiệp đầy tai tiếng của mình trong khi Luca và Maccô chỉ gọi ông dưới tên khác là Lêvi. Ông tự nhận mình thuộc hạng người tội lỗi, không có công trạng hay xứng đáng gì với ơn gọi tông đồ. Nhưng tình yêu và ân sủng của Chúa thì luôn luôn lớn hơn, vượt trên những giới hạn đó. Thánh Giêrônimô trong Chú giải Tin Mừng Matthêu đã nói rằng: “Matthêu tự nhận mình là người thu thuế tội lỗi để nói cho các độc giả biết rằng không ai phải thất vọng về phần rỗi của chính mình, bởi vì chính ông cũng đã đột ngột thay đổi từ một người thu thuế thành một tông đồ”. Chi tiết này làm cho chúng ta càng xác tín hơn về tình thương của Chúa thật lớn lao và việc Chúa gọi mỗi người thật huyền nhiệm!
Chi tiết thứ hai đó là sự đáp trả của Matthêu: khi nghe Chúa bảo ông: “Hãy theo tôi! Ông đứng dậy đi theo Người”. Thánh nhân xác tín rằng dẫu bất xứng và tội lỗi, điều quan trọng là biết đáp trả tình thương của Chúa, biết đứng dậy theo Người. Quá khứ không quan trọng cho bằng hiện tại; tội lỗi không quan trọng cho bằng hoán cải. Nếu chúng ta đọc tiếp phần cuộc đời của thánh Matthêu, chúng ta sẽ thấy sự biến đổi của ngài thật kỳ diệu: từ một người thu thuế trở thành tông đồ, rồi đi truyền giáo ở Ethiopi, Ba Tư và Parthes, đặc biệt trở thành tác giả tin mừng và tử đạo tại Ethiopi. Đó là sự kỳ diệu của ân sủng kết hợp với sự cộng tác của con người nơi thánh nhân!
Chi tiết thứ ba được tóm tắt trong câu nói của Chúa: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi”.
Ở đây, Chúa Giêsu trích lại câu trong sách Hôsê (Hs 6,3-6) nhưng viễn tượng và ý nghĩa đã được Chúa thay đổi. Trong Hôsê, kiểu nói đó qui chiếu về con người, về điều Chúa muốn con người làm. Chúa muốn tình yêu và sự hiểu biết của con người, chứ không phải những hy lễ bề ngoài và những sát tế thú vật. Trái lại, khi Chúa Giêsu nói điều đó, Người qui chiếu về Thiên Chúa. Tình yêu được nói tới ở đây không phải là tình yêu Thiên Chúa đòi hỏi nơi con người, nhưng tình yêu Chúa ban cho con người. “Tôi muốn lòng nhân chứ không cần lễ tế” có nghĩa là tôi muốn sử dụng lòng nhân, lòng thương xót chứ không muốn loại bỏ và xử phạt. Điều này giống với điều được nói trong Êdêkien: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (Ed 33,11). Thiên Chúa của Đức Giêsu là Thiên Chúa của lòng thương xót. Ngài là hiện thân của lòng thương xót Chúa. Ngài đến để cứu vớt và chữa lành. Ngài đến để mang lòng thương xót của Chúa cho nhân loại, nhất là cho những người tội lỗi. Matthêu có kinh nghiệm về lòng thương đó nơi Đức Giêsu và muốn truyền lại mọi người qua tác phẩm Tin Mừng của ngài để tất cả cũng được hưởng lòng thương xót Chúa.
Có một con người đồng thời chúng ta nhưng có kinh nghiệm rất giống với thánh Matthêu, ngài đang thu hút sự chú ý của cả thế giới trong chuyến viếng thăm mục vụ của mình tại Cuba và Mỹ. Khi được Chúa chọn làm giáo hoàng, Ngài đã chọn câu khẩu hiệu cho mình là: “Miserando atque elegando – kẻ mọn hèn nhưng được chọn”. Ngài muốn Giáo Hội tập trung làm chứng cho lòng thương xót Chúa. Đó là đường hướng mục vụ lấy lòng thương xót Chúa làm trọng tâm của việc tân Phúc âm hóa. Ngài muốn Giáo Hội cử hành và sống năm 2016 là Năm Lòng thương xót Chúa. Bởi vì, chỉ có lòng thương xót Chúa mới cứu rỗi nhân loại.
Ba điểm trên cuối cùng quy về điểm duy nhất này là tất cả đều do lòng thương xót Chúa. Xin cho mỗi người chúng ta cũng biết cảm nghiệm và làm chứng lòng thương xót Chúa cho anh chị em của mình. Amen!
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
Trong ngày lễ mừng kính thánh Matthêu, có một điều gì đó khiến chúng ta phải xúc động khi được nghe chính thánh Matthêu kể lại ơn gọi của mình. Đây là một trang tự truyện kể về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và sự biến đổi của ngài. Trong phần tự thuật này, có những chi tiết rất đáng chú ý và có ý nghĩa:
Chi tiết thứ nhất: Thánh Matthêu không hề giấu giếm gốc gác không mấy trong sáng của mình khi kể: “Khi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thếu, thì thấy một người tên là Matthêu đang ngồi đó”. Vào thời xưa, người Do Thái coi người thu thuế thuộc hạng người tội lỗi công khai, ngang hàng với những cô gái điếm.
Thánh Matthêu nói rõ tên và nghề nghiệp đầy tai tiếng của mình trong khi Luca và Maccô chỉ gọi ông dưới tên khác là Lêvi. Ông tự nhận mình thuộc hạng người tội lỗi, không có công trạng hay xứng đáng gì với ơn gọi tông đồ. Nhưng tình yêu và ân sủng của Chúa thì luôn luôn lớn hơn, vượt trên những giới hạn đó. Thánh Giêrônimô trong Chú giải Tin Mừng Matthêu đã nói rằng: “Matthêu tự nhận mình là người thu thuế tội lỗi để nói cho các độc giả biết rằng không ai phải thất vọng về phần rỗi của chính mình, bởi vì chính ông cũng đã đột ngột thay đổi từ một người thu thuế thành một tông đồ”. Chi tiết này làm cho chúng ta càng xác tín hơn về tình thương của Chúa thật lớn lao và việc Chúa gọi mỗi người thật huyền nhiệm!
Chi tiết thứ hai đó là sự đáp trả của Matthêu: khi nghe Chúa bảo ông: “Hãy theo tôi! Ông đứng dậy đi theo Người”. Thánh nhân xác tín rằng dẫu bất xứng và tội lỗi, điều quan trọng là biết đáp trả tình thương của Chúa, biết đứng dậy theo Người. Quá khứ không quan trọng cho bằng hiện tại; tội lỗi không quan trọng cho bằng hoán cải. Nếu chúng ta đọc tiếp phần cuộc đời của thánh Matthêu, chúng ta sẽ thấy sự biến đổi của ngài thật kỳ diệu: từ một người thu thuế trở thành tông đồ, rồi đi truyền giáo ở Ethiopi, Ba Tư và Parthes, đặc biệt trở thành tác giả tin mừng và tử đạo tại Ethiopi. Đó là sự kỳ diệu của ân sủng kết hợp với sự cộng tác của con người nơi thánh nhân!
Chi tiết thứ ba được tóm tắt trong câu nói của Chúa: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi”.
Ở đây, Chúa Giêsu trích lại câu trong sách Hôsê (Hs 6,3-6) nhưng viễn tượng và ý nghĩa đã được Chúa thay đổi. Trong Hôsê, kiểu nói đó qui chiếu về con người, về điều Chúa muốn con người làm. Chúa muốn tình yêu và sự hiểu biết của con người, chứ không phải những hy lễ bề ngoài và những sát tế thú vật. Trái lại, khi Chúa Giêsu nói điều đó, Người qui chiếu về Thiên Chúa. Tình yêu được nói tới ở đây không phải là tình yêu Thiên Chúa đòi hỏi nơi con người, nhưng tình yêu Chúa ban cho con người. “Tôi muốn lòng nhân chứ không cần lễ tế” có nghĩa là tôi muốn sử dụng lòng nhân, lòng thương xót chứ không muốn loại bỏ và xử phạt. Điều này giống với điều được nói trong Êdêkien: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống” (Ed 33,11). Thiên Chúa của Đức Giêsu là Thiên Chúa của lòng thương xót. Ngài là hiện thân của lòng thương xót Chúa. Ngài đến để cứu vớt và chữa lành. Ngài đến để mang lòng thương xót của Chúa cho nhân loại, nhất là cho những người tội lỗi. Matthêu có kinh nghiệm về lòng thương đó nơi Đức Giêsu và muốn truyền lại mọi người qua tác phẩm Tin Mừng của ngài để tất cả cũng được hưởng lòng thương xót Chúa.
Có một con người đồng thời chúng ta nhưng có kinh nghiệm rất giống với thánh Matthêu, ngài đang thu hút sự chú ý của cả thế giới trong chuyến viếng thăm mục vụ của mình tại Cuba và Mỹ. Khi được Chúa chọn làm giáo hoàng, Ngài đã chọn câu khẩu hiệu cho mình là: “Miserando atque elegando – kẻ mọn hèn nhưng được chọn”. Ngài muốn Giáo Hội tập trung làm chứng cho lòng thương xót Chúa. Đó là đường hướng mục vụ lấy lòng thương xót Chúa làm trọng tâm của việc tân Phúc âm hóa. Ngài muốn Giáo Hội cử hành và sống năm 2016 là Năm Lòng thương xót Chúa. Bởi vì, chỉ có lòng thương xót Chúa mới cứu rỗi nhân loại.
Ba điểm trên cuối cùng quy về điểm duy nhất này là tất cả đều do lòng thương xót Chúa. Xin cho mỗi người chúng ta cũng biết cảm nghiệm và làm chứng lòng thương xót Chúa cho anh chị em của mình. Amen!
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương