NEW YORK: ĐTGM Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định như trên trong bài phát biểu trước phiên họp thương thảo giữa các chính quyền về việc phát triển sau năm 2015, tại New York hôm 20 tháng 7 vùa qua.
Vị đại diện Tòa Thánh bầy tỏ sự hài lòng trước lời tuyên bố ghi trong tài liệu nói rằng một trong những biện pháp thành công sẽ là không có ai bị bỏ lại đàng sau, và chương trình nghị sự sẽ không thành toàn, nếu nó không nhấn mạnh các nhu cầu của mọi quốc gia và dân nước, đặc biệt là các nhu cầu của người nghèo dễ bị tổn thưong nhất. Tuy nhiên, Tòa Thánh đề nghị tài liệu diễn tả một cách trực tiếp hơn tầm quan trọng và sự không thể tách biệt giữa ba chiều kích của việc phát triển có thể chịu đựng được: đó là các chiều kích kinh tế, xã hội và môi sinh. Cả ba cột trụ ấy đi với nhau, vì không thể ưu tiên cho việc che chở môi sinh hay phát triển kinh tế, mà không chú ý trước nhất đến phẩm giá con người và công ích của toàn xã hội, như ĐTC Phanxicô đã khẳng định trong Thông điệp “Laudato si’”
Phái đoàn Toà Thánh cũng khích lệ việc huy động các nguồn tài chánh và không tài chánh cho chương trình phát triển diệt nạn nghèo đói, qua mọi ngõ có thể, bao gồm cả khả năng xây dựng và khoa học, kỹ thuật và việc trợ giúp canh tân, đặc biệt cho các nước ít phát triển nhất, các nước đang trên đường phát triển, và phát triển các đảo quốc nhỏ, cũng như các quốc gia đang có xung đột hay đang ở trong tình trạng hậu chiến tranh, và các nước có các tình trạng đặc biệt cần được yểm trợ (SD 22-7-2015)
Vị đại diện Tòa Thánh bầy tỏ sự hài lòng trước lời tuyên bố ghi trong tài liệu nói rằng một trong những biện pháp thành công sẽ là không có ai bị bỏ lại đàng sau, và chương trình nghị sự sẽ không thành toàn, nếu nó không nhấn mạnh các nhu cầu của mọi quốc gia và dân nước, đặc biệt là các nhu cầu của người nghèo dễ bị tổn thưong nhất. Tuy nhiên, Tòa Thánh đề nghị tài liệu diễn tả một cách trực tiếp hơn tầm quan trọng và sự không thể tách biệt giữa ba chiều kích của việc phát triển có thể chịu đựng được: đó là các chiều kích kinh tế, xã hội và môi sinh. Cả ba cột trụ ấy đi với nhau, vì không thể ưu tiên cho việc che chở môi sinh hay phát triển kinh tế, mà không chú ý trước nhất đến phẩm giá con người và công ích của toàn xã hội, như ĐTC Phanxicô đã khẳng định trong Thông điệp “Laudato si’”
Phái đoàn Toà Thánh cũng khích lệ việc huy động các nguồn tài chánh và không tài chánh cho chương trình phát triển diệt nạn nghèo đói, qua mọi ngõ có thể, bao gồm cả khả năng xây dựng và khoa học, kỹ thuật và việc trợ giúp canh tân, đặc biệt cho các nước ít phát triển nhất, các nước đang trên đường phát triển, và phát triển các đảo quốc nhỏ, cũng như các quốc gia đang có xung đột hay đang ở trong tình trạng hậu chiến tranh, và các nước có các tình trạng đặc biệt cần được yểm trợ (SD 22-7-2015)