SANTA CRUZ. ĐTC Phanxicô khích lệ các tù nhân ở Bolivia tiếp tục hy vọng giữa bao nghịch cảnh và tận dụng hoàn cảnh hiện nay để chuẩn bị tái hội nhập vào xã hội.
Nhà tù Palmasola cách tòa TGM Santa Cruz của Bolovia 15 cây số và được chia làm nhiều khu vực dành cho các loại tù nhân khác nhau: nam, nữ, người trẻ, các tù nhân tội nhẹ và các tù nhân tội trọng. Khu nhà tù dành cho nam giới, nơi ĐTC đến thăm sáng thứ sáu 10-7-2015, được gọi tắt là PS 4, có 2.800 tù nhân và đặc biệt có khu vực dành cho các thân nhân, khoảng 1.500 người mỗi ngày. Họ có thể sống chung giống như trong một làng do chính các tù nhân quản trị.
Nhà tù Palmasola được dư luận biết đến nhiều nhất là sau một vụ nổi loạn và cuộc tấn công đàn áp bằng súng xịt xăng đặc hồi năm 2013 làm cho 31 tù nhân thiệt mạng và 36 người phỏng nặng. Đức Cha Jesus Juarez Parraga, TGM giáo phận Sucre, chủ tịch Ủy ban mục vụ xã hội, Caritas Bolivia và đặc trách mục vụ nhà tù, hy vọng cuộc viếng thăm của ĐTC sẽ thu hút sự chú ý của dư luận về tình trạng các nhà tù tại Bolivia và Mỹ châu la tinh nói chung. Các nhà tù này thường đông chật, tù nhân phải chịu nạn bạo lực và các tù nhân thanh toán, hành hạ nhau.
Đến nhà tù lúc 9 giờ rưỡi sáng, ĐTC đã chào thăm nhiều tù nhân, thân nhân, con cái họ tụ tập tại sân thể thao của nhà tù, cùng với nhiều người khác, trước khi tiến lên lễ đài đơn sơ. Hiện diện tại buổi gặp gỡ có Bộ trưởng tư pháp và các giới chức chính quyền Bolivia.
Thảm trạng các nhà tù ở Bolivia
Đầu buổi gặp gỡ, Đức Cha Jesus Juarez Parraga, TGM giáo phận Sucre, chủ tịch Ủy ban mục vụ xã hội, Caritas Bolivia và đặc trách mục vụ nhà tù, đã cám ơn ĐTC đến thăm và nói rằng Giáo Hội là chứng nhân về tình thương của Thiên Chúa giữa những người lầm than và khích lệ quyết tâm của những người thiện nguyện cũng như các nhân viện mục vụ nhà tù; cuộc viếng thăm của ĐTC cũng lưu ý các giới chức chính quyền hãy nhạy cảm ơn đối với vấn đề nhà tù và mở rộng con tim xã hội để có một lời đáp trả từ bi đối với tình trạng những người bị mất tự do.
Đức TGM Suarez nhắc đến thảm trạng của các tù nhân ở Bolivia và tình trạng đó là dấu hiệu một xã hội tạo ra nghèo đói, chênh lệch và bạo lực, dấu hiệu chứng tỏ sự suy yếu của những điểm tham chiếu luân lý trong gia đình, trong ngành giáo dục và cả trong các tôn giáo, thiếu sự tương hợp giữa một bên là các qui luật bảo vệ luật pháp cao độ, và bên kia là ngành công lý làm thương tổn các quyền của tù nhân.
Đức Cha Suarez cũng nói đến gương mù trong ngành công lý ở Bolivia. Theo thống kê đầu năm nay, 84% các tù nhân không được xét xử, công lý quá chậm chạp. Tỷ lệ chật chột lên tới 326%. Hơn 900 trẻ em sống trong tù với cha mẹ kể cả tại Palmasola. Tình trạng không thể chịu nổi đến độ có những tù nhân nhận tội để đổi lấy án tù ngắn hơn, dù họ vô tội.
Đức Cha nói thêm rằng cuộc viếng thăm hôm nay của ĐTC, gặp gỡ các tù nhân tại đây, phần nào họ đại diện cho 15 ngàn người đang bị thiếu tự do tại 53 nhà tù trên toàn quốc.
Tiếp lời Đức TGM, ba tù nhân cũng trình bày chứng từ tình cảnh của họ và của các tù nhân khác.
Huấn dụ của ĐTC
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhận thấy qua chứng từ của Đức TGM Jesus Juarez và của đại diện tù nhân, sự đau khổ không thể dập tắt niềm hy vọng nơi thẳm sâu tâm hồn và sự sống tiếp tục nảy mầm mạnh mẽ trong những nghịch cảnh.
ĐTC nói đến kinh nghiệm và xác tín bản thân của ngài: ”Người mà anh chị em đang thấy trước mặt đây là một người đã được tha thứ. Một người đã được cứu thoát khỏi nhiều tội lỗi của mình. Và tôi tự giới thiệu như thế trước mặt anh chị em. Tôi không có gì nhiều để trao tặng anh chị em, nhưng điều tôi có, điều tôi yêu mến, tôi muốn trao tặng anh chị em, chia sẻ với anh chị em, đó là Chúa Giêsu Kitô, là lòng từ bi của Chúa Cha. Người đến để tỏ cho chúng ta, làm choi tình thương của Thiên Chúa đối với chúng ta trở nên hữu hình. Một tình yêu tích cực, thực sự. Một tình yêu chữa lành, tha thứ, nâng dậy, chăm sóc.
ĐTC nhắc đến sự tích thánh Phêrô và Phaolô bị cầm tù, bị tước mất tự do, nhưng trong những hoàn cảnh ấy các vị đã được nâng đỡ, không lâm vào tình trạng tuyệt vọng. Đó chính là lời cầu nguyện, kinh nguyện bản thân và cộng đoàn. Các vị đã cầu nguyện và được cộng đoàn cầu nguyện cho. Hai hành động ấy cùng nhau họp thành một mạng lưới nâng đỡ cuộc sống và hy vọng, giúp chúng ta khỏi tuyệt vọng và khích lệ chúng ta tiếp tục tiến bước. Một mạng lưới nâng đỡ sự sống, cuộc sống của anh chị em và những người thân của anh chị em.
ĐTC khẳng định rằng khi Chúa Giêsu đi vào cuộc sống một người, thì họ không còn bị cầm tù trong quá khứ của họ nữa, nhưng bắt đầu nhìn hiện tại một cách khác, với một niềm hy vọng khác. Họ bắt đầu nhìn bản thân, nhìn thực tại của mình với một cặp mắt khác. Họ không còn bị cầm giữ trong những gì đã xảy ra, nhưng có khả năng khóc và tìm được sức mạnh để bắt đầu lại. Nếu có lúc nào anh chị em cảm thấy buồn sầu, đau khổ, xuống tinh thần, thì tôi mời gọi anh chị em hãy nhìn khuôn mặt của Chúa Giêsu chịu đóng đanh. Trong cái nhìn của Chúa, tất cả chúng ta đều tìm được chỗ. Tất cả chúng ta đều có thể phó thác cho Chúa những vết thương, những đau khổ và cả những tội lỗi của chúng ta nữa. Trong các vết thương của Chúa, các vết thương của chúng ta tìm được chỗ đứn. Để được săn sóc, thanh tẩy, biến đổi, hồi sinh.
ĐTC nói: ”xác tín ấy thúc đẩy chúng ta hoạt động cho phẩm giá của mình. Tình trạng bị giam tù không còn như trước nữa, nhưng nó trở nên thành phần của một tiến trình tái hội nhập vào xã hội. Tuy tình trạng nhà tù có nhiều điều tiêu cực, quá chật chội, công lý chậm chạp, thiếu các phương pháp trị liệu và chính sách phục hồi, không kể nạn bạo lực... Tuy chúng ta phải chiến đấu chống lại các thực tại ấy, nhưng chúng ta không thể cho là mọi sự đều vô ích.
ĐTC nhấn mạnh rằng tại Trung tâm phục hồi này, sự sống chung phần nào cũng tùy thuộc anh chị em. Đau khổ và thiếu thốn có thể làm cho con tim của anh chị em trở nên ích kỷ và tạo dịp cho những xung đột, nhưng chúng ta cũng có khả năng biến đổi chúng thành những dịp thực thi tình huynh đệ chân thực. Anh chị em hãy giúp đỡ nhau, đừng sợ giúp đỡ nhau. Ma quỉ tìm kiếm sự cạnh tranh, chia rẽ, phe phái. Anh chị em hãy chiến đấu để tiến bước.
Sau cùng, ĐTC không quên khích lệ tất cả những người làm việc tại Trung tâm phục hồi này, từ ban giám đốc, cho đến các nhân viên cảnh sát nhà tù và các nhân viên khác. Ngài nói: ”Anh chị em đang thực thi công việc phục vụ công cộng cơ bản. Anh chị em có một vai trò quan trọng trong tiến trình giúp các tù nhân tái hội nhập, có công tác nâng đỡ người khác trỗi dậy và không hạ xuống, mang lại phẩm giá chứ không hạ nhục, khích lệ chứ không đè bẹp”.
Sau khi ban phép lành cho các tù nhân và mọi người, ĐTC đã tới giáo xứ ”Thánh Giá” cách đó 14 cây số để gặp gỡ 37 GM Bolivia trước khi ra phi trường Viru Viru ở Santa Cruz để đáp máy bay sang Paraguay, chặng chót trong chuyến viếng thăm 8 ngày của ngài ở Mỹ châu la tinh.
Nhà tù Palmasola cách tòa TGM Santa Cruz của Bolovia 15 cây số và được chia làm nhiều khu vực dành cho các loại tù nhân khác nhau: nam, nữ, người trẻ, các tù nhân tội nhẹ và các tù nhân tội trọng. Khu nhà tù dành cho nam giới, nơi ĐTC đến thăm sáng thứ sáu 10-7-2015, được gọi tắt là PS 4, có 2.800 tù nhân và đặc biệt có khu vực dành cho các thân nhân, khoảng 1.500 người mỗi ngày. Họ có thể sống chung giống như trong một làng do chính các tù nhân quản trị.
Nhà tù Palmasola được dư luận biết đến nhiều nhất là sau một vụ nổi loạn và cuộc tấn công đàn áp bằng súng xịt xăng đặc hồi năm 2013 làm cho 31 tù nhân thiệt mạng và 36 người phỏng nặng. Đức Cha Jesus Juarez Parraga, TGM giáo phận Sucre, chủ tịch Ủy ban mục vụ xã hội, Caritas Bolivia và đặc trách mục vụ nhà tù, hy vọng cuộc viếng thăm của ĐTC sẽ thu hút sự chú ý của dư luận về tình trạng các nhà tù tại Bolivia và Mỹ châu la tinh nói chung. Các nhà tù này thường đông chật, tù nhân phải chịu nạn bạo lực và các tù nhân thanh toán, hành hạ nhau.
Đến nhà tù lúc 9 giờ rưỡi sáng, ĐTC đã chào thăm nhiều tù nhân, thân nhân, con cái họ tụ tập tại sân thể thao của nhà tù, cùng với nhiều người khác, trước khi tiến lên lễ đài đơn sơ. Hiện diện tại buổi gặp gỡ có Bộ trưởng tư pháp và các giới chức chính quyền Bolivia.
Thảm trạng các nhà tù ở Bolivia
Đầu buổi gặp gỡ, Đức Cha Jesus Juarez Parraga, TGM giáo phận Sucre, chủ tịch Ủy ban mục vụ xã hội, Caritas Bolivia và đặc trách mục vụ nhà tù, đã cám ơn ĐTC đến thăm và nói rằng Giáo Hội là chứng nhân về tình thương của Thiên Chúa giữa những người lầm than và khích lệ quyết tâm của những người thiện nguyện cũng như các nhân viện mục vụ nhà tù; cuộc viếng thăm của ĐTC cũng lưu ý các giới chức chính quyền hãy nhạy cảm ơn đối với vấn đề nhà tù và mở rộng con tim xã hội để có một lời đáp trả từ bi đối với tình trạng những người bị mất tự do.
Đức TGM Suarez nhắc đến thảm trạng của các tù nhân ở Bolivia và tình trạng đó là dấu hiệu một xã hội tạo ra nghèo đói, chênh lệch và bạo lực, dấu hiệu chứng tỏ sự suy yếu của những điểm tham chiếu luân lý trong gia đình, trong ngành giáo dục và cả trong các tôn giáo, thiếu sự tương hợp giữa một bên là các qui luật bảo vệ luật pháp cao độ, và bên kia là ngành công lý làm thương tổn các quyền của tù nhân.
Đức Cha Suarez cũng nói đến gương mù trong ngành công lý ở Bolivia. Theo thống kê đầu năm nay, 84% các tù nhân không được xét xử, công lý quá chậm chạp. Tỷ lệ chật chột lên tới 326%. Hơn 900 trẻ em sống trong tù với cha mẹ kể cả tại Palmasola. Tình trạng không thể chịu nổi đến độ có những tù nhân nhận tội để đổi lấy án tù ngắn hơn, dù họ vô tội.
Đức Cha nói thêm rằng cuộc viếng thăm hôm nay của ĐTC, gặp gỡ các tù nhân tại đây, phần nào họ đại diện cho 15 ngàn người đang bị thiếu tự do tại 53 nhà tù trên toàn quốc.
Tiếp lời Đức TGM, ba tù nhân cũng trình bày chứng từ tình cảnh của họ và của các tù nhân khác.
Huấn dụ của ĐTC
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhận thấy qua chứng từ của Đức TGM Jesus Juarez và của đại diện tù nhân, sự đau khổ không thể dập tắt niềm hy vọng nơi thẳm sâu tâm hồn và sự sống tiếp tục nảy mầm mạnh mẽ trong những nghịch cảnh.
ĐTC nói đến kinh nghiệm và xác tín bản thân của ngài: ”Người mà anh chị em đang thấy trước mặt đây là một người đã được tha thứ. Một người đã được cứu thoát khỏi nhiều tội lỗi của mình. Và tôi tự giới thiệu như thế trước mặt anh chị em. Tôi không có gì nhiều để trao tặng anh chị em, nhưng điều tôi có, điều tôi yêu mến, tôi muốn trao tặng anh chị em, chia sẻ với anh chị em, đó là Chúa Giêsu Kitô, là lòng từ bi của Chúa Cha. Người đến để tỏ cho chúng ta, làm choi tình thương của Thiên Chúa đối với chúng ta trở nên hữu hình. Một tình yêu tích cực, thực sự. Một tình yêu chữa lành, tha thứ, nâng dậy, chăm sóc.
ĐTC nhắc đến sự tích thánh Phêrô và Phaolô bị cầm tù, bị tước mất tự do, nhưng trong những hoàn cảnh ấy các vị đã được nâng đỡ, không lâm vào tình trạng tuyệt vọng. Đó chính là lời cầu nguyện, kinh nguyện bản thân và cộng đoàn. Các vị đã cầu nguyện và được cộng đoàn cầu nguyện cho. Hai hành động ấy cùng nhau họp thành một mạng lưới nâng đỡ cuộc sống và hy vọng, giúp chúng ta khỏi tuyệt vọng và khích lệ chúng ta tiếp tục tiến bước. Một mạng lưới nâng đỡ sự sống, cuộc sống của anh chị em và những người thân của anh chị em.
ĐTC khẳng định rằng khi Chúa Giêsu đi vào cuộc sống một người, thì họ không còn bị cầm tù trong quá khứ của họ nữa, nhưng bắt đầu nhìn hiện tại một cách khác, với một niềm hy vọng khác. Họ bắt đầu nhìn bản thân, nhìn thực tại của mình với một cặp mắt khác. Họ không còn bị cầm giữ trong những gì đã xảy ra, nhưng có khả năng khóc và tìm được sức mạnh để bắt đầu lại. Nếu có lúc nào anh chị em cảm thấy buồn sầu, đau khổ, xuống tinh thần, thì tôi mời gọi anh chị em hãy nhìn khuôn mặt của Chúa Giêsu chịu đóng đanh. Trong cái nhìn của Chúa, tất cả chúng ta đều tìm được chỗ. Tất cả chúng ta đều có thể phó thác cho Chúa những vết thương, những đau khổ và cả những tội lỗi của chúng ta nữa. Trong các vết thương của Chúa, các vết thương của chúng ta tìm được chỗ đứn. Để được săn sóc, thanh tẩy, biến đổi, hồi sinh.
ĐTC nói: ”xác tín ấy thúc đẩy chúng ta hoạt động cho phẩm giá của mình. Tình trạng bị giam tù không còn như trước nữa, nhưng nó trở nên thành phần của một tiến trình tái hội nhập vào xã hội. Tuy tình trạng nhà tù có nhiều điều tiêu cực, quá chật chội, công lý chậm chạp, thiếu các phương pháp trị liệu và chính sách phục hồi, không kể nạn bạo lực... Tuy chúng ta phải chiến đấu chống lại các thực tại ấy, nhưng chúng ta không thể cho là mọi sự đều vô ích.
ĐTC nhấn mạnh rằng tại Trung tâm phục hồi này, sự sống chung phần nào cũng tùy thuộc anh chị em. Đau khổ và thiếu thốn có thể làm cho con tim của anh chị em trở nên ích kỷ và tạo dịp cho những xung đột, nhưng chúng ta cũng có khả năng biến đổi chúng thành những dịp thực thi tình huynh đệ chân thực. Anh chị em hãy giúp đỡ nhau, đừng sợ giúp đỡ nhau. Ma quỉ tìm kiếm sự cạnh tranh, chia rẽ, phe phái. Anh chị em hãy chiến đấu để tiến bước.
Sau cùng, ĐTC không quên khích lệ tất cả những người làm việc tại Trung tâm phục hồi này, từ ban giám đốc, cho đến các nhân viên cảnh sát nhà tù và các nhân viên khác. Ngài nói: ”Anh chị em đang thực thi công việc phục vụ công cộng cơ bản. Anh chị em có một vai trò quan trọng trong tiến trình giúp các tù nhân tái hội nhập, có công tác nâng đỡ người khác trỗi dậy và không hạ xuống, mang lại phẩm giá chứ không hạ nhục, khích lệ chứ không đè bẹp”.
Sau khi ban phép lành cho các tù nhân và mọi người, ĐTC đã tới giáo xứ ”Thánh Giá” cách đó 14 cây số để gặp gỡ 37 GM Bolivia trước khi ra phi trường Viru Viru ở Santa Cruz để đáp máy bay sang Paraguay, chặng chót trong chuyến viếng thăm 8 ngày của ngài ở Mỹ châu la tinh.