Hội đồng chính phủ do Hoa Kỳ chỉ định ( IGC ) đã tuyên bố thiết lập chính thức một tòa án chiến tranh.

Tòa án này sẽ xét xử cac quan chức của chế độ Saddam Hussein và có thể tìm cách xử vắng mặt chính Saddam Hussein.

Các quan chức liên quân nói các quan tòa người Iraq sẽ chủ trì tòa án này với các chuyên gia pháp lý quốc tế chỉ giữ vai trò cố vấn.

Các nhóm nhân quyền đã biểu lộ sự e dè khi nói rằng các quan tòa Iraq đủ năng lực thích đáng.

Trong các vụ mà tòa án có thể điều tra là:

Vụ thảm sát 8000 thành viên của bộ tộc người Kurd Barzani vào năm 1983.

Việc sử dụng vũ khí hoá học vào ngày 16 tháng Ba 1988 với người Kurd tại thành phố Halabja làm 5000 người thiệt mạng và 7000 người khác bị thương hay mắc những chứng bệnh kinh niên.

Vụ thảm sát 300 000 tín đồ Hồi Giáo Shia sau cuộc chiến vùng vịnh 1991.

Theo báo cáo cho biết, IGC đã bỏ phiếu thông qua việc thiết lập tòa án vào thứ Ba nhưng tuyên bố chính thức đã được trì hoãn cho đến thứ Tư.

Hôm nay là một sự kiện lịch sử trong lịch sử Iraq, Tổng thống hiện nay của IGC, ông Abdel-Aziz al-Hakim cho biết.

Ông Hakim nói toà án sẽ xem xét các tội ác xảy ra từ 14 tháng Bảy 1968, ngày đảng Baath lên cầm quyền, cho đến 1 tháng Năm 2003, khi tổng thống Bush tuyên bố kết xung đột chủ yếu kết thúc.

Kể từ đó hơn 200 ngôi mộ tập thể đã được khai quật trên toàn Iraq và chừng 5500 người đã bị bắt, thậm chí không rõ trong đó có bao nhiêu tội phạm chiến tranh.

Chừng 55 người Iraq nằm trong danh sách truy nã của Washington, theo dự kiến, sẽ nằm trong số bị xét xử đầu tiên.

38 đối tượng trong danh sách đã bị bắt.

Họ sẽ bị truy tố với tội danh tội ác chống lại nhân loại, tội ác chiến tranh và diệt chủng.

Trong số các cựu quan chức hàng đầu của Iraq có thể bị xét xử có cựu phó thủ tướng Tariq Aziz và ông Ali Hassan al-Majid, được biết với cái tên Ali Hóa Học, vì vai trò trong các cuộc tấn công hóa học nhằm vào người Kurd.

Bản thân Saddam Hussein vẫn còn chưa bị bắt.

vẫn chưa được rõ khi nào thì các vụ xử đầu tiên được tiến hành.

Tất cả các phiên tòa sẽ diễn ra tại Iraq.

Ông Hakim cho biết IGC không đưa ra quyết định về án tử hình.

Một thành viên của IGC nói quá trình xử án sẽ được công khai và có thể được truyền đi trên truyền hình.(BBC)