ÔNG LÝ QUANG DIỆU VÀ VIỆT NAM

Ông Lý Quang Diệu, nhà lập quốc Singapore (Tân gia ba, còn gọi là Đảo quốc Sư tử), đã qua đời ngày 23.03.2015, thọ 91 tuổi. Báo chí trong và ngoài nước cũng các websites tiếng Việt đều có bài ca ngợi ông, nhắc lại những ý kiến mà ông đã đề nghị với các lãnh đạo cao cấp cộng sản Việt Nam. Sau đó, qua chính sử nước Việt Nam không cộng sản để tiếc công xây nền Dân chủ pháp trị cho Đất Nước bởi những Tiền nhân Trị Quốc đã bị sự tạo phản tàn bạo do ngoại bang và tay sai gây ra cho 17 triệu dân Việt Nam Cộâng hòa và, ngày nay, cho gần 90 triệu đồng bào sống trên Quê hương.

I.- ÔNG LÝ QUANG DIỆU (LEE KUAN YEW) CHẤP CHÍNH.

Sinh ngày 16.09.1923, thế hệ thứ tư người Quảng đông di cư sang Singapore, một thuộc địa Anh quốc. Sang Anh để học và tốt nghiệp trường Fitzwiliams Đại học Cambridge năm 1950. Thất vọng vì người Anh không bảo vệ được Singapore trước quân đội Nhật, ông trở về nước với quyết tâm giành độc lập cho Tổ quốc. Tháng 11/1954, cùng các bạn từng học ở Anh lập đảng xã hội Nhân dân Hành động, (People's Action Party, PAP), liên minh với các công đoàn để lôi kéo sự ủng hộ đông đảo của họ và người dân gốc Hoa chiếm 70% dân số, ông là Tổng bí thư đầu tiên đảng này cho đến năm 1992. Đắc cử dân biểu năm 1955, ông là lãnh tụ cánh tả đối lập với chính phủ liên minh Mặt trận Lao động, cánh hữu và là đại diện PAP tại Hội nghị hiến pháp ở London, thảo luận với người Anh về tương lai Singapore. Năm 1957, phe Cộng sản cướp quyền lãnh đạo PAP bằng các đảng viên giả tại Đại hội đảng, nhưng chính phủ bắt giam chúng và trao quyền lãnh đạo lại cho Lý Quang Diệu.

Tháng 5/1959 đảng PAP chiếm 43/51 ghế, đa số trong Hội đồng lập pháp, Singapore giành quyền tự trị trừ quốc phòng và ngoại giao vẫn thuộc Anh quốc, và Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng đầu tiên ngày 03.06.1959. Năm 1961, Singapore, Malaya (Mã lai), Sabah và Sarawak họp thành lập Liên bang Mã Lai Á (Malaysia), với Thủ tướng Tunku Abdul Raman, để chấm dứt chế độ thuộc địa Anh tháng 9/1963 và đã kéo dài không lâu, vì đảng UMNO giữ chính quyền Malaysia lo ngại về sự hội nhập của cộng đồng người Hoa, đa số ở Singapore, đi cùng với thách đố chính trị do đảng PAP đem vào Malaysia. Tháng 7/1964, bạo loạn sắc tộc giữa hai cộng đồng người Hoa và người Mã lai làm 23 người chết và tiếp diễn tháng 9, kẻ làm loạn cướp phá xe cộ, cửa hàng, khiến hai Thủ tướng Malaysia và Singapore ra trước đám động để xoa dịu tình hình. Giải quyết bạo loạn sắc tộc bất thành, Singapore rời Liên bang ngày 09.08.1964, nhưng vẫn tiếp tục hợp tác thương mại và quốc phòng. Cộng hòa Singapore ra đời.

Cộng hòa Singapore ra đời. Chính phủ lo ngại Singapore khó sống vì không có nguồn tài nguyên, kể cả nước cũng phải nhận từ Malaysia và khả năng quốc phòng là thách đố chính yếu. Ông tìm sự nhìn nhận và hậu thuẫn quốc tế cho nền độc lập Singapore và gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng 9. Tháng 8/1967, Singapore thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN với Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan.

Trước mối đe dọa cộng sản đến từ các nước lân bang, ông chỉ thị phó Thủ tướng Ngô Khánh Thụy xây dựng quân lực Singapore, với sự giúp đỡ của nhiều nước như Do thái, trong các lãnh vực cố vấn, huấn luyện và ban hành chính sách động viên nam công dân từ 18 tuổi phải phục vụ Quốc gia, ở một trong những lực lượng quân sự gồm Quân lực Singapore, Lực lượng Cảnh sát, hay Lực lượng phòng vệ dân sự. Ngoài ra, Chính phủ đã tạo dựng căn cước văn hóa cho Đất nước trong hai thập niên 1970 và 1980, một nền văn hóa minh định hòa đồng chủng tộc theo chủ trương đa văn hóa và buộc người dân theo chính sách khoan dung tôn giáo, hòa đồng chủng tộc, dùng luật pháp mạnh để trừng trị những hành vi hay mưu đồ kích động bạo lực vì tôn giáo hay chủng tộc.

II.- CHÍNH SỬ ĐAU BUỒN VIỆT NAM.

A./ Thực dân Pháp phá tan sự dân chủ hóa Việt Nam.

Sau những năm theo học tại trường Khoa học Chính trị (Sciences Po) ở Pháp, ngày 16.08.1932, Vua Bảo Đại đã về nước. Ngày 19.09.1932, Vua ra đạo dụ số 1 tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Sau đó, Vua đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và ban sắc phong 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Đằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư lớn tuổi. Trong các Vị đó, ông Diệm, trẻ nhất 32 tuổi, được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại, đứng đầu Nội các, tương đương Thủ tướng ngày nay, và kiêm nhiệm chức Tổng Thư Ký Hội đồng Cải cách Hỗn hợp Pháp-Việt từ ngày 02.05.1933. Ông đề nghị hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề. Việc thống nhất nhằm buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ cùng chỉ còn một Tổng trú sứ (résident général) ở Huế. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì Toàn quyền Pasquier không chấp nhận, ông Diệm đệ đơn từ chức lên Hoàng Đế Bảo Đại ngày 12.07.1933.
[Nội các, lúc đó, có 6 bộ là: 1. đứng đầu và có quyền trên hết là Bộ Lại (Nội vụ); 2. Bộ Hộ (Tài chính); 3. Bộ Lễ (Giáo dục); 4. Bộ Hình (Tư pháp); 5. Bộ Binh (Quốc phòng) và 6. Bộ Công (Công chánh). Như vậy, ông Diệm đã đứng đầu nội các gồm các vị Thượng thư đều hơn ông cả mươi tuổi, như ông Bùi Bằng Đoàn, thân phụ đại tá Việt cộng Bùi Tín, Thượng thư bộ Hình, hơn ông Diệm đúng 20 tuổi.]

B./ Việt Minh cướp Chính quyền và diệt Dân chủ, pháp trị.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11.03.1945, Vua ra đạo dụ ‘Tuyên cáo Việt Nam độc lập’ hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Ngày 07.04.1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim.

Ngày 17.03.1945, Nhà Vua ban hành Dụ số 1 : « Trẫm đã tuyên bố Việt Nam độc lập, nay Trẫm có trách nhiệm đối với lịch sử và thần dân, nên tự cầm lấy quyền để bảo vệ lấy quyền lợi cho Tổ quốc và giáng dụ rằng :
1. Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào khẩu hiệu ‘Dân vi quí’.
2. Trong chính giới sẽ chiêu tập các nhân tài đích đáng để chỉnh đốn lại nền tảng Quốc gia cho xứng đáng là một nước độc lập chân chính có thể hợp tác với Đại-Nhật-Bản trong công cuộc kiến thiết Đại-Đông-Á.
3. Trẫm sẽ tài định và tuyên bố các cơ quan chính trị để ban hành những phương pháp hợp với nguyện vọng của Quốc dân ».

Khi nêu khẩu hiệu ‘Dân vi quí’, ông Bảo Đại đã đưa quyền lợi dân lên trên tất cả thì vua tất chỉ là một cơ quan tối cao trong nước điều khiển những cơ quan chính trị khác để phụng vụ quốc gia, tìm những phương pháp hợp với nguyện vọng của cả quốc dân mà thi hành. Đó là sự Dân chủ. Khi Vua biết dùng người tài, đức để gánh vác, đảm đương những trọng trách hợp với dân nguyện để phục hưng nền tảng nước Việt với Tam Quyền Phân Lập.

Bước tiến thứ hai, giữa tháng 6 và đầu tháng 7 năm 1945, nhằm chiêu dụ nhân tài và tạo cơ hội cho người dân được góp phần vào việc đất nước, 4 Hội đồng đã được thành lập qua 3 đạo dụ và 1 đạo sắc: Hội đồng Dự thảo Hiến pháp, Hội đồng Cải cách Cai trị, Tư pháp và Hành chính, Hội đồng Cải cách Giáo dục và Hội đồng Thanh niên. Ngoài ra, Bảo Đại còn ban hành 3 Dụ : số 73 về tự do lập nghiệp đoàn ngày 05.07.1945, số 78 về tự do lập hội và số 79 về tự do hội họp cùng ngày 09.07.1945.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03.02.1930, nhưng theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, phải đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông dương ngày 31.10.1930. Lãnh đạo phong trào chống Pháp 1930-1931, như Xô viết Nghệ Tĩnh, nhằm thành lập chính quyền Xô viết, Đảng tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp… Tháng 07/1936 nhóm tại Thượng hải, Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu ‘đánh đổ đế quốc Pháp’, nhưng vẫn chỉ huy các cuộc đánh phá người Pháp ytong nước thì ít, nhưng giết chết người Việt vô tội thì nhiều… Việt Nam độc lập đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, là liên minh chính trị do Đảng Cộng sản thành lập ngày 19.05.1941 với mục đích ‘Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’. Đây là một vũ khí chính trị hiệu quả do Đảng lập để thu hút mọi tầng lớp người dân, kể cả những người không cộng sản tham gia chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, với tên gọi Cách mạng tháng Tám.

Với cuộc Cách mạng này, lợi dụng Đệ Nhị thế chiến vừa chấm dứt, Quân Nhật thất trận đang chờ Quân đội đồng minh giải giới, Việt Minh tiến hành để buộc chính phủ Trần Trọng Kim phải bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương cho chúng trong tháng 08/1945. Vua Bảo Đại lẫn Thủ tướng Trần Trọng Kim đều từ chối lời đề nghị của Tư lệnh Quân đội Nhật giúp chính phủ chống lại Việt Minh. Trong lúc này, các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng... cũng có hành động tương tự buộc chính quyền Việt Nam tại các địa phương trao quyền cho họ. Ngày 16.08.1945, Thủ tướng Trần Trọng Kim tuyên bố bảo vệ độc lập đã giành được ngày 09.03.1945, nhưng ngày 24.08.1945, Vua Bảo Đại đã thoái vị ‘để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước’. Kết quả chính phủ cũ giải tán và ngày 02.09.1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ trương Dân Vi Quý và những cải tổ hành chính, giáo dục cùng các Tự do cho người dân của Bảo Đại đều bị chúng bải bỏ. Đến nay, 70 năm trôi qua, bao nhiêu lần chúng đã hứa, nhưng không bao giờ hình thành. Với bạo lực súng đạn, chúng cho dân ăn ‘bánh vẽ’.

Từ đó, Đảng cộng sản vừa chống Pháp và dùng Pháp để tiêu diệt các Đảng không cộng sản cho đến ngày 07.05.1954 : Điện Biên Phủ thất thủ, buộc Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) ký Hiệp định Genève đình chỉ chiến sự tại Việt Nam ngày 20.07.1954.

C./ Với Nhà Nước Mỹ, Việt Nam Cộng hòa bị cộng sản hoá.

Thỏa thuận giữa Pháp và Việt Minh tại Genève (Thụy sĩ) ngày 20.07.1954, Quê hương chúng ta được chia làm hai Miền, với sông Bến hải và cầu Hiền lương làm ranh giới :
- Tại Miền Bắc, Đảng Lao động (cộng sản trá hình) áp đặt một chế độ độc tài trong cai trị ; tàn bạo giết người trong việc trưng thu ruộng đất và cải tạo thương nghiệp… Tuyên truyền Miền Nam đói kém để lợi dụng tình đồng bào hai miền và bằng chiêu bài ‘sinh Bắc, tử Nam’. Năm 1960, Đảng dựng nên Mặt trận Giải phóng Miền Nam để lường gạt Thế giới. Lê Duẫn đã nói ‘Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, Trung quốc’. Lời này được ghi tại Đền thờ ông ở huyện Cẩm xuyên (Hà tĩnh). Sau khi chiếm Việt Nam Cộng hòa 1975, hàng loạt hàng hóa, ngọc ngà và vàng bạc từ Sài gòn đã được chở về Hà nội, kể cả 16 tấn vàng mà chúng phao tin ông Nguyễn Văn Thiệu đã chở đi khỏi nước.
- Tại Miền Nam, ngày 18.06.1954, Quốc trưởng Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm đến để đề nghị ông nhận nhiệm vụ Thủ tướng. Lúc đầu, ông Diệm nói ‘sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…’, nhưng nhà vua khích lệ ‘Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy’. Do đó, ông Diệm đáp ‘Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó. Lý do mời ông Diệm chấp chính, ông Bảo Đại viết trong hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam) : « Ông Diệm nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ… »

Sau khi trình Chính phủ cùng quốc dân đồng bào ngày 07.07.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã bắt tay vào việc thu hồi chủ quyền quốc gia : buộc người Pháp phải trao lại Dinh Norodom, ngày 07.09.1954, và nhận tên mới Dinh Độc Lập. Ông Diệm đã thành công, với sự trợ giúp của các quốc gia Thế giới Tự do, trong đón rước và an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư từ Bắc vô Nam. Trong cuộc cải cách ruộng, ông cho mua lại ruộng của những điền chủ không canh tác để nhượng lại cho nông dân bằng việc trả góp. Thành quả ông Diệm mang lại cho người dân Việt Nam Cộng hòa vô cùng lớn lao, nhưng lòng tham con người vô tận : Lịch sữ lại tái diễn, họ đã rước bọn thực dân Mỹ vào làm chủ, bố thí cho họ vài ngàn đô la để giết ông Ngô Đình Diệm… Sách báo đã viết nhiều về vị Sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam, chúng tôi chỉ đề cập đến hai điểm :

1. Trong cuộc Công du Hoa kỳ năm 1957, phái đoàn Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ gồm 8 thành viên (một sự tiết kiệm tối đa ngân sách và nhân lực) và chỉ đáp phi cờ từ Sài gòn đến Honolulu. Tại đó, sau khi nhận 21 phát đại bác nổ vang chào mừng, phái đoàn được Bộ trưởng ngoại giao John F. Dulles mời cùng đáp phi cơ riêng dành cho Tổng thống Mỹ để bay về Thủ đô. Tại chân thang máy bay, ông Diệm được Tổng thống Dwright D. Eisenhower chào đón với 21 phát đại bác nổ vang. Theo Wikipedia, khoảng 50.000 người đứng hai bên đường vẫy tay chào Người. Hôm sau, ông đã có danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, tức trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ Liên bang, đại diện toàn dân Mỹ. Số lãnh đạo Á châu được hưởng niềm hãnh diện này chỉ đếm trên các ngón tay. Ngày 24.09.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là Đức Giáo Hoàng đầu tiên đọc Diễn văn tại Định chế Lập pháp này.

Hãy nhìn xem các chuyến gọi là công du của các lãnh đạo Việt Nam do Đảng bầu ngày nay thật thảm thương. Mỗi chuyến đi kéo hàng trăm ‘tay vịn’ để tốn công quỹ. Bị người Mỹ và gốc Việt phản đối, ông Nguyễn Tấn Sang không biết ngượng khi cám ơn Tổng thống Obama chăm lo cho người Việt. Lẽ ra ông phải biết ở Hoa kỳ, mọi người đều tiến thân bằng khả năng chuyên môn và đạo đức, không cần ‘nhờ đảng’ hay ‘có dù’.

2. Khi khánh thành Đập Đồng cam (Tuy hòa) ngày 17.09.1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tiên đoán: « Chúng ta hiện nay đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập của quốc gia chúng ta và để đảm bảo tự do của nhân dân chúng ta. Cuộc đời chúng ta, tự do chúng ta, hạnh phúc chúng ta và cuộc đời, tự do, và hạnh phúc của con cháu chúng ta đều phụ thuộc vào cuộc chiến đấu này. Nếu Việt Minh thắng trong cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ được đề cập đến như là một tỉnh phía nam của Trung cộng. Hơn nữa nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài do Mạc tư khoa tạo ra và sẽ bị tước mất tôn giáo, tổ quốc và gia đình ». Là người Việt Nam, chúng ta nghĩ gì về lời tuyên bố đó ?

Hay tin ông Ngô Đình Diệm bị giết, ông Hồ Chí Minh cho rằng ‘ông Diệm là một Người Yêu Nước theo cách của ông ấy’. Đúng vậy, hai ông hoàn toàn khác nhau trong việc lãnh đạo Đất Nước độc lập với cường quốc và nhất là Đạo đức. Bình luận về biến cố này, ông Bảo Đại tuyên bố ‘ông Diệm đã chết khi thi hành công vụ’.

Trong những năm 1963-1966, các Chính phủ, quân nhân lẫn đảng phái, thay phiên nhau chứng tỏ sự bất tài và bất lực trong việc điều khiển quốc sự, bị những cố vấn Mỹ dốt Việt sử https://www.youtube.com/watch?v=BxSkYtFTxyU
cưỡng bách hành động theo họ để viện trợ không bị cúp. Lính quân dịch Mỹ, lắm mỹ kim nhưng bất mãn, gây khủng hoảng kinh tế và xã hội tại Việt Nam. Sau đó, những quan tài phủ cờ Hoa được đưa về Mỹ, phong trào phản chiến lớn dần… 58.000 người Mỹ đã chết cho cuộc chiến ‘không được thắng’.

Ngày 01.04.1967, Hiến pháp đệ Nhị Cộng hòa ra đời, thiết lập các định chế dân chủ cho quốc gia. Cuộc phổ thông đầu phiếu ngày 03.09.1967 đã là cơ hội để cử tri người Việt trao trách nhiệm Tổng thống và Phó Tổng thống cho hai ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cùng với Thượng nghị viện với 60 thành viên. Thượng nghị viện này, với 13 luật gia, do sự điều hành của Chủ tịch, luật sư Nguyễn Văn Huyền, xứng đáng với lòng kính nể của đồng bào trong các vấn đề: tướng lãnh tham nhũng (ngày 20.04.1970, chống độc diễn của liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Trần Văn Hương (ngày 22.09.1971). Tháng 05.1970, sau khi Thượng nghị viện phản đối ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Chánh phủ, Chủ tịch đã lên án sự vi hiến của Sắc luật này trên màn ảnh Truyền hình Việt Nam. Sau đó, nhờ tài hùng biện của Nghị sĩ luật sư Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến. Sinh hoạt chính trị này biết bao giờ mới thấy trở lại trên Quê hương chúng ta ?

Vì phải tháo lui trong ‘danh dự’, sau khi thỏa thuận với Tàu cộng phải bắt Bắc Việt ký Hiệp định Paris, Henry Kissinger buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng ký vào đó ngày 27.01.1973. Do đó, Hoa kỳ đã làm ngơ để Tàu công chiếm Hoàng sa tháng 01.1974. Nhưng, vì nghe theo Liên xô và làm trái ý Tàu, Bắc Việt tiến chiếm Sài gòn ngày 30.04.1975. Trước đó, ngày 21.04.1975, ông Thiệu từ chức và đã để lại câu nói ‘Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm’. Thi hành lịnh Tàu cộng, Khmer Đỏ giết dân Việt ở Biên giới và Việt cộng đánh chiếm Kampuchia ngày 06.01.1979 kéo theo ‘bài học’ Trung cộng dạy cho Việt cộng từ ngày 17.02.1979.

(Còn tiếp)

Hà Minh Thảo