Sau thánh lễ chiều Chúa Nhật 18 tháng Giêng tại công viên Rizal của thủ đô Manila, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã có cuộc họp báo dành cho các ký giả tường thuật chuyến tông du Phi Luật Tân của Đức Thánh Cha về tác động của chuyến đi này.
Khía cạnh đầu tiên cha Lombardi muốn nhấn mạnh là những con số rất lớn những người tham dự các biến cố với Đức Giáo Hoàng. Ngài nhìn thấy "những kỳ vọng lớn lao và mong muốn mãnh liệt được hiện diện bên cạnh Đức Giáo Hoàng". Điều đó cho thấy người Phi Luật Tân có một cảm xúc tôn giáo rất mạnh.
Khía cạnh thứ hai là Đức Giáo Hoàng đã công bố Tin Mừng một cách chú tâm đặc biệt đến sự nhạy cảm của người dân địa phương. Ngài nhấn mạnh đến những giọt nước mắt và sự than khóc là điều người dân ở đây hiểu rất rõ. Nhưng, Đức Giáo Hoàng nói với họ rằng họ cũng phải đi xa hơn tình cảm để vươn tới một sự hoán cải thực sự và sau đó chuyển thành hành động, giống như Đức Giáo Hoàng giải thích với những người trẻ ở Manila rằng họ phải "cảm nhận, suy nghĩ và hành động".
Cha Lombardi cũng nói đến sự bất bình đẳng đầy tai tiếng ở Phi Luật Tân mà, theo quan điểm của Đức Giáo Hoàng, là "một cái gì đó phải được được giải quyết với một quyết tâm". Nhận định này của Cha Federico Lombardi có lẽ là để trả lời những phàn nàn của các Giám Mục Phi Luật Tân với đường lối lãnh đạo của tổng thống Aquino. Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người nghèo là trung tâm của Tin Mừng và ngài mong muốn rằng Giáo Hội có thể đề cao tầm nhìn này để giúp xã hội thay đổi. Chuyến đi này, theo đánh giá của cha Lombardi, là một kinh nghiệm đáng kinh ngạc về các khả năng Giáo Hội có thể giúp thay đổi đời sống xã hội, nhưng đó cũng chính là một thách đố đối với Giáo Hội và dân Chúa.
Khi được hỏi về những tác động của cuộc tông du này lên chính Đức Giáo Hoàng, cha Lombardi trả lời rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người rất chú ý đến đối thoại, đến cả tiếp nhận lẫn trao ra. Ngài đặc biệt nhắc đến những lời Đức Hồng Y Bergoglio nói ngay tại thời điểm ngài được bầu làm Giáo Hoàng rằng ngài phải đến châu Á, là nơi đã không có một chuyến tông du chính thức nào trong hai thập kỷ qua. Trong chuyến đi tới ba nước châu Á khác nhau, Cha Lombardi cho biết, Đức Giáo Hoàng đã cảm nhận được "sự kỳ vọng rất lớn" của người dân và hiểu được sự cần thiết phải tập trung vào việc rao giảng Tin Mừng tại lục địa này.
Trong khi người dân đã thể hiện một sự quan tâm rất lớn đến những thông điệp của Đức Thánh Cha, Cha Lombardi bày tỏ mong muốn rằng giới cầm quyền cũng nên đón nhận những thông điệp này vào tâm hồn mình.
Khía cạnh đầu tiên cha Lombardi muốn nhấn mạnh là những con số rất lớn những người tham dự các biến cố với Đức Giáo Hoàng. Ngài nhìn thấy "những kỳ vọng lớn lao và mong muốn mãnh liệt được hiện diện bên cạnh Đức Giáo Hoàng". Điều đó cho thấy người Phi Luật Tân có một cảm xúc tôn giáo rất mạnh.
Khía cạnh thứ hai là Đức Giáo Hoàng đã công bố Tin Mừng một cách chú tâm đặc biệt đến sự nhạy cảm của người dân địa phương. Ngài nhấn mạnh đến những giọt nước mắt và sự than khóc là điều người dân ở đây hiểu rất rõ. Nhưng, Đức Giáo Hoàng nói với họ rằng họ cũng phải đi xa hơn tình cảm để vươn tới một sự hoán cải thực sự và sau đó chuyển thành hành động, giống như Đức Giáo Hoàng giải thích với những người trẻ ở Manila rằng họ phải "cảm nhận, suy nghĩ và hành động".
Cha Lombardi cũng nói đến sự bất bình đẳng đầy tai tiếng ở Phi Luật Tân mà, theo quan điểm của Đức Giáo Hoàng, là "một cái gì đó phải được được giải quyết với một quyết tâm". Nhận định này của Cha Federico Lombardi có lẽ là để trả lời những phàn nàn của các Giám Mục Phi Luật Tân với đường lối lãnh đạo của tổng thống Aquino. Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người nghèo là trung tâm của Tin Mừng và ngài mong muốn rằng Giáo Hội có thể đề cao tầm nhìn này để giúp xã hội thay đổi. Chuyến đi này, theo đánh giá của cha Lombardi, là một kinh nghiệm đáng kinh ngạc về các khả năng Giáo Hội có thể giúp thay đổi đời sống xã hội, nhưng đó cũng chính là một thách đố đối với Giáo Hội và dân Chúa.
Khi được hỏi về những tác động của cuộc tông du này lên chính Đức Giáo Hoàng, cha Lombardi trả lời rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người rất chú ý đến đối thoại, đến cả tiếp nhận lẫn trao ra. Ngài đặc biệt nhắc đến những lời Đức Hồng Y Bergoglio nói ngay tại thời điểm ngài được bầu làm Giáo Hoàng rằng ngài phải đến châu Á, là nơi đã không có một chuyến tông du chính thức nào trong hai thập kỷ qua. Trong chuyến đi tới ba nước châu Á khác nhau, Cha Lombardi cho biết, Đức Giáo Hoàng đã cảm nhận được "sự kỳ vọng rất lớn" của người dân và hiểu được sự cần thiết phải tập trung vào việc rao giảng Tin Mừng tại lục địa này.
Trong khi người dân đã thể hiện một sự quan tâm rất lớn đến những thông điệp của Đức Thánh Cha, Cha Lombardi bày tỏ mong muốn rằng giới cầm quyền cũng nên đón nhận những thông điệp này vào tâm hồn mình.