Huyền nhiệm một con người!
Chị là một giáo viên quê ở Đà Lạt. Chị và anh đã có với nhau hai cô con gái, và người con chị đang cưu mang cũng là một bé gái. Chồng chị nhất quyết không chấp nhận cho bào thai ấy mở mắt chào đời, vì anh muốn có con trai. Chị hoàn toàn không nỡ giết bỏ bào thai vô tội này, vì lương tâm không cho phép. Đọc câu chuyện của chị, tôi bỗng tự hỏi mình: bào thai mà chị đang mang có phải là một vấn đề, hay nó là một huyền nhiệm?
Thông thường, người ta gọi “vấn đề” là chuyện chẳng lành, rắc rối và khó khăn, cần có giải pháp rốt ráo để giải quyết. Đó là cái nằm bên ngoài tôi và bị đặt ra trước mặt để tôi phán quyết, định đoạt, điều khiển và thao túng. Chẳng hạn, cái chân tôi đang bị đau và cái dằm đang ghim vào chân tôi, gây cho tôi cơn đau này là vấn đề. Tôi cần phải loại bỏ nó ra bằng mọi cách. Như vậy, dưới góc nhìn của vấn đề, bào thai trên đây có thể cân đo, tính toán thiệt hơn và đưa ra một giải pháp rốt ráo. Với người cha kia, bào thai ấy không là điều anh ta mong chờ, không mang lại lợi ích gì cho anh, thậm chí, nó có thể là một gánh nặng, nên tốt hơn là phá bỏ! Gabriel Marcel (1889-1973), một triết gia Công Giáo hiện sinh, đã nói rằng một khi nhìn con người thuần tuý dưới nhãn quan là “vấn đề”, ta có nguy cơ lãng quên khía cạnh rất quan trọng của con người, đó là sự hiện hữu. Vậy, nếu không dựa trên “hiện hữu người” với những phẩm giá thánh thiêng thì người ta vẫn còn gây cho nhau nhiều đau thương và tang tóc.
Ngày nay, nhiều người xem thường thân xác mình và người khác vì cái nhìn thiếu chính xác về thân xác. Theo Marcel, có một sự khác biệt giữa hai quan niệm: tôi có thân xác và tôi là thân xác. Khi nói rằng “tôi có thân xác” thì “thân xác” được hiểu như là cái gì đó mà tôi đang sở hữu; “thân xác” và “tôi” là hai thực thể tách biệt. Nhưng khi nói “tôi là thân xác” thì giữa “tôi” và “thân xác” chẳng có gì phân tách cả. Quả thực, nếu không có thân xác thì tôi không phải là tôi. Sở dĩ người ta có thể nhìn thấy, nhận biết tôi là nhờ tôi có thân xác. Khi tay tôi đau, thì không phải là “cái tay của tôi” đau, nhưng là chính tôi đau. Thân xác làm nên tôi và nó chính là tôi. Vì thân xác chính là con người nên xác phạm đến thân xác là xúc phạm đến chính con người, hủy hoại thân xác là hủy hoại chính con người. Chính vì vậy, nếu xem bào thai kia là một con người, hiểu theo nghĩa là một hiện hữu, thì việc phá bỏ hay giết chết nó là một tội ác thật kinh tởm.
Vì xem con người là một vấn đề nên ngày nay mối dây giữa các thành viên trong gia đình ngày càng lỏng lẻo. Con người trở nên lãnh đạm thờ ơ. Họ không còn xem sự hiện diện và sự sống của nhau như một quà tặng và một phẩm chất vô cùng thánh thiêng. Con người có giá trị độc tôn bởi tính huyền nhiệm của nó. Con người, dù kết cấu sinh học giống nhau, nhưng không ai giống ai cả, không ai có thể sống thay cho người khác và thay thế vị trí của người ấy trên thế giới này được. Sự hiện diện mà con người thụ hưởng từ Tạo Hóa làm cho con người trở nên huyền nhiệm. Gọi là huyền nhiệm vì chúng ta không thể nào hiểu nỗi và vì mỗi con người, xét cho cùng, chỉ thuộc về quyền định đoạt của Tạo Hóa mà thôi. Theo nghĩa đó, một người con là tặng phẩm Tạo Hóa trao gửi cho bố mẹ, chứ không phải là một cái do tự tay bố mẹ tạo ra và muốn làm gì với nó thì làm. Vậy, người cha có quyền để bỏ bào thai kia chứ?
Nếu xem con người là một huyền nhiệm, người ta sẽ nhìn nhận và kính yêu tha nhân như chính mình. Ta dành một sự tôn kính dành cho Thiên Chúa – Đấng huyền nhiệm – như thế nào, thì ta cũng phải dành cho chính mình và cho những con người khác, vốn là hình ảnh của Ngài, một sự tôn kính như vậy. Bởi lẽ, chính bản thân mỗi hiện hữu con người là hình ảnh của Ngài, và được thông chia sự huyền nhiệm của Ngài. Tư tưởng này giúp định hướng cho thái độ của ta đối với mọi con người, thậm chí là những sinh linh đang còn trong bụng mẹ. Thật quan trọng biết bao khi ta biết tập để chuyển cái nhìn về con người, từ “vấn đề” trở thành “huyền nhiệm”. Xem con người là “huyền nhiệm” chính là đưa con người về đúng phẩm giá cao quý của họ. Còn xem con người là “vấn đề” chính là hạ thấp phẩm giá của người khác, đồng thời tự hủy đi nét cao quý của chính mình.
Tôi muốn kết đề tài này với tin vui của gia đình chị trên đây. Chị cho biết: “Nhờ vào lời cầu nguyện của một nữ tu, người đã lắng nghe và chia sẻ những bối rối của chị, mà Thiên Chúa đã phù hộ cho chồng chị thay đổi cái nhìn”. Bây giờ anh chị có thêm một cô công chúa xinh đẹp ngoan hiền, trong một gia đình hạnh phúc; nơi đó sự hiện diện của mỗi thành viên là một huyền nhiệm, một quà tặng cao quý.
Lạy Chúa, xin ban cho con ánh mắt của Chúa để chúng con có thể nhìn tha nhân với lòng yêu mến và tôn trọng, vì Chúa dựng nên con người một cách quá huyền nhiệm và lạ kỳ. Xin đừng để con đặt anh em mình thành vấn đề để giải quyết, nhưng nhìn anh em như là một huyền nhiệm để sẻ chia và nâng đỡ.
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Chị là một giáo viên quê ở Đà Lạt. Chị và anh đã có với nhau hai cô con gái, và người con chị đang cưu mang cũng là một bé gái. Chồng chị nhất quyết không chấp nhận cho bào thai ấy mở mắt chào đời, vì anh muốn có con trai. Chị hoàn toàn không nỡ giết bỏ bào thai vô tội này, vì lương tâm không cho phép. Đọc câu chuyện của chị, tôi bỗng tự hỏi mình: bào thai mà chị đang mang có phải là một vấn đề, hay nó là một huyền nhiệm?
Thông thường, người ta gọi “vấn đề” là chuyện chẳng lành, rắc rối và khó khăn, cần có giải pháp rốt ráo để giải quyết. Đó là cái nằm bên ngoài tôi và bị đặt ra trước mặt để tôi phán quyết, định đoạt, điều khiển và thao túng. Chẳng hạn, cái chân tôi đang bị đau và cái dằm đang ghim vào chân tôi, gây cho tôi cơn đau này là vấn đề. Tôi cần phải loại bỏ nó ra bằng mọi cách. Như vậy, dưới góc nhìn của vấn đề, bào thai trên đây có thể cân đo, tính toán thiệt hơn và đưa ra một giải pháp rốt ráo. Với người cha kia, bào thai ấy không là điều anh ta mong chờ, không mang lại lợi ích gì cho anh, thậm chí, nó có thể là một gánh nặng, nên tốt hơn là phá bỏ! Gabriel Marcel (1889-1973), một triết gia Công Giáo hiện sinh, đã nói rằng một khi nhìn con người thuần tuý dưới nhãn quan là “vấn đề”, ta có nguy cơ lãng quên khía cạnh rất quan trọng của con người, đó là sự hiện hữu. Vậy, nếu không dựa trên “hiện hữu người” với những phẩm giá thánh thiêng thì người ta vẫn còn gây cho nhau nhiều đau thương và tang tóc.
Ngày nay, nhiều người xem thường thân xác mình và người khác vì cái nhìn thiếu chính xác về thân xác. Theo Marcel, có một sự khác biệt giữa hai quan niệm: tôi có thân xác và tôi là thân xác. Khi nói rằng “tôi có thân xác” thì “thân xác” được hiểu như là cái gì đó mà tôi đang sở hữu; “thân xác” và “tôi” là hai thực thể tách biệt. Nhưng khi nói “tôi là thân xác” thì giữa “tôi” và “thân xác” chẳng có gì phân tách cả. Quả thực, nếu không có thân xác thì tôi không phải là tôi. Sở dĩ người ta có thể nhìn thấy, nhận biết tôi là nhờ tôi có thân xác. Khi tay tôi đau, thì không phải là “cái tay của tôi” đau, nhưng là chính tôi đau. Thân xác làm nên tôi và nó chính là tôi. Vì thân xác chính là con người nên xác phạm đến thân xác là xúc phạm đến chính con người, hủy hoại thân xác là hủy hoại chính con người. Chính vì vậy, nếu xem bào thai kia là một con người, hiểu theo nghĩa là một hiện hữu, thì việc phá bỏ hay giết chết nó là một tội ác thật kinh tởm.
Vì xem con người là một vấn đề nên ngày nay mối dây giữa các thành viên trong gia đình ngày càng lỏng lẻo. Con người trở nên lãnh đạm thờ ơ. Họ không còn xem sự hiện diện và sự sống của nhau như một quà tặng và một phẩm chất vô cùng thánh thiêng. Con người có giá trị độc tôn bởi tính huyền nhiệm của nó. Con người, dù kết cấu sinh học giống nhau, nhưng không ai giống ai cả, không ai có thể sống thay cho người khác và thay thế vị trí của người ấy trên thế giới này được. Sự hiện diện mà con người thụ hưởng từ Tạo Hóa làm cho con người trở nên huyền nhiệm. Gọi là huyền nhiệm vì chúng ta không thể nào hiểu nỗi và vì mỗi con người, xét cho cùng, chỉ thuộc về quyền định đoạt của Tạo Hóa mà thôi. Theo nghĩa đó, một người con là tặng phẩm Tạo Hóa trao gửi cho bố mẹ, chứ không phải là một cái do tự tay bố mẹ tạo ra và muốn làm gì với nó thì làm. Vậy, người cha có quyền để bỏ bào thai kia chứ?
Nếu xem con người là một huyền nhiệm, người ta sẽ nhìn nhận và kính yêu tha nhân như chính mình. Ta dành một sự tôn kính dành cho Thiên Chúa – Đấng huyền nhiệm – như thế nào, thì ta cũng phải dành cho chính mình và cho những con người khác, vốn là hình ảnh của Ngài, một sự tôn kính như vậy. Bởi lẽ, chính bản thân mỗi hiện hữu con người là hình ảnh của Ngài, và được thông chia sự huyền nhiệm của Ngài. Tư tưởng này giúp định hướng cho thái độ của ta đối với mọi con người, thậm chí là những sinh linh đang còn trong bụng mẹ. Thật quan trọng biết bao khi ta biết tập để chuyển cái nhìn về con người, từ “vấn đề” trở thành “huyền nhiệm”. Xem con người là “huyền nhiệm” chính là đưa con người về đúng phẩm giá cao quý của họ. Còn xem con người là “vấn đề” chính là hạ thấp phẩm giá của người khác, đồng thời tự hủy đi nét cao quý của chính mình.
Tôi muốn kết đề tài này với tin vui của gia đình chị trên đây. Chị cho biết: “Nhờ vào lời cầu nguyện của một nữ tu, người đã lắng nghe và chia sẻ những bối rối của chị, mà Thiên Chúa đã phù hộ cho chồng chị thay đổi cái nhìn”. Bây giờ anh chị có thêm một cô công chúa xinh đẹp ngoan hiền, trong một gia đình hạnh phúc; nơi đó sự hiện diện của mỗi thành viên là một huyền nhiệm, một quà tặng cao quý.
Lạy Chúa, xin ban cho con ánh mắt của Chúa để chúng con có thể nhìn tha nhân với lòng yêu mến và tôn trọng, vì Chúa dựng nên con người một cách quá huyền nhiệm và lạ kỳ. Xin đừng để con đặt anh em mình thành vấn đề để giải quyết, nhưng nhìn anh em như là một huyền nhiệm để sẻ chia và nâng đỡ.
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.