Chuyến viếng thăm Strasbourg, nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đọc hai bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu, đã diễn ra rất ngắn ngủi. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng đã tổ chức một cuộc họp báo trên chuyến bay trở lại Rôma.
Liên quan đến thông điệp được đưa ra trong bài phát biểu của ngài, một ký giả đã hỏi liệu Đức Thánh Cha có nghĩ ngài theo khuynh hướng "dân chủ xã hội" hay không.
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: "Tôi không dám xác định bản thân mình thuộc về phe này hay phe khác. Nhưng tôi dám nói rằng điều này xuất phát từ Tin Mừng: đó là sứ điệp của Tin Mừng, là nền tảng của học thuyết Xã hội Công Giáo".
Để trả lời một câu hỏi khác, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng ngài cảm thấy một lòng sùng kính mạnh mẽ với Thánh Giuse, và nói thêm rằng bất cứ khi nào ngài dâng lời nguyện xin thánh nhân, những lời cầu nguyện của ngài đều được nhậm lời.
Các ký giả đã chuyển hướng sang một vấn đề nghiêm trọng hơn khi hỏi Đức Thánh Cha về một cuộc điều tra lạm dụng tính dục đang diễn ra tại Granada, Tây Ban Nha. Nạn nhân đã viết một bức thư gửi cho Đức Giáo Hoàng, chia sẻ rằng anh đã bị các linh mục lạm dụng vào thời niên thiếu và các linh mục này vẫn còn hoạt động trong giáo xứ.
Đức Thánh Cha trả lời: "Tôi đã biết tin này. Bức thư gửi đến cho tôi, tôi đã đọc, tôi đã gọi điện thoại cho người đó và nói ‘Ngày mai anh phải đến gặp Đức Giám Mục’. Tôi đã viết thư cho vị giám mục yêu cầu ngài tiến hành điều tra. Tôi đã tiếp nhận tin tức ra sao? Rất đau đớn, rất buồn rầu. Nhưng sự thật là sự thật, chúng ta không thể che giấu nó".
Sau đó ngài được hỏi giờ đây ngài có cảm giác giống như là Tổng Giám mục của Buenos Aires, Argentina nơi quê hương ngài không. Đức Giáo Hoàng trả lời giờ đây nó là một phần của quá khứ của ngài và của những kỷ niệm trìu mến của ngài. Khi nói đến Âu Châu, ngài cho hay rằng ngài lo lắng, và nói thêm các chính trị gia từ Cựu lục địa có thể học được rất nhiều từ các thế hệ trẻ hơn.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: "Tôi đã nhìn thấy điều này, khi tôi nói chuyện với các chính trị gia trẻ ở Vatican, từ các đảng phái và các nước khác nhau. Họ nói chuyện với một cung giọng khác hướng đến giao điểm. Điều này rất có giá trị! Họ không sợ vượt ra bên ngoài và tham gia vào đối thoại, trong khi vẫn sống đúng với bản thân. Họ can đảm! Tôi nghĩ chúng ta phải bắt chước điều này dựa trên một cuộc đối thoại giữa các thế hệ".
Liên quan đến chuyến tông du của ngài tại Thổ Nhĩ Kỳ, những bách hại tôn giáo và thậm chí có thể nói thẳng ra là chủ nghĩa khủng bố đã được đề cập đến. Đức Giáo Hoàng được hỏi ngài có tin rằng có thể đối thoại với các phần tử cực đoan về tôn giáo được không.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời: "Tôi không bao giờ xem một điều gì đó là vô phương cứu vãn, không bao giờ. Có lẽ đối thoại là không thể, nhưng đừng bao giờ đóng kín cửa. Có thể là khó đấy, người ta có thể nói là gần như không thể được, nhưng cánh cửa phải luôn rộng mở".
Chuyến tông du quốc tế cuối cùng của Đức Giáo Hoàng trong năm nay sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 2015, ngài sẽ bắt đầu năm mới bằng chuyến tông du Sri Lanka và Philippines vào giữa tháng Giêng.
Liên quan đến thông điệp được đưa ra trong bài phát biểu của ngài, một ký giả đã hỏi liệu Đức Thánh Cha có nghĩ ngài theo khuynh hướng "dân chủ xã hội" hay không.
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: "Tôi không dám xác định bản thân mình thuộc về phe này hay phe khác. Nhưng tôi dám nói rằng điều này xuất phát từ Tin Mừng: đó là sứ điệp của Tin Mừng, là nền tảng của học thuyết Xã hội Công Giáo".
Để trả lời một câu hỏi khác, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng ngài cảm thấy một lòng sùng kính mạnh mẽ với Thánh Giuse, và nói thêm rằng bất cứ khi nào ngài dâng lời nguyện xin thánh nhân, những lời cầu nguyện của ngài đều được nhậm lời.
Các ký giả đã chuyển hướng sang một vấn đề nghiêm trọng hơn khi hỏi Đức Thánh Cha về một cuộc điều tra lạm dụng tính dục đang diễn ra tại Granada, Tây Ban Nha. Nạn nhân đã viết một bức thư gửi cho Đức Giáo Hoàng, chia sẻ rằng anh đã bị các linh mục lạm dụng vào thời niên thiếu và các linh mục này vẫn còn hoạt động trong giáo xứ.
Đức Thánh Cha trả lời: "Tôi đã biết tin này. Bức thư gửi đến cho tôi, tôi đã đọc, tôi đã gọi điện thoại cho người đó và nói ‘Ngày mai anh phải đến gặp Đức Giám Mục’. Tôi đã viết thư cho vị giám mục yêu cầu ngài tiến hành điều tra. Tôi đã tiếp nhận tin tức ra sao? Rất đau đớn, rất buồn rầu. Nhưng sự thật là sự thật, chúng ta không thể che giấu nó".
Sau đó ngài được hỏi giờ đây ngài có cảm giác giống như là Tổng Giám mục của Buenos Aires, Argentina nơi quê hương ngài không. Đức Giáo Hoàng trả lời giờ đây nó là một phần của quá khứ của ngài và của những kỷ niệm trìu mến của ngài. Khi nói đến Âu Châu, ngài cho hay rằng ngài lo lắng, và nói thêm các chính trị gia từ Cựu lục địa có thể học được rất nhiều từ các thế hệ trẻ hơn.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: "Tôi đã nhìn thấy điều này, khi tôi nói chuyện với các chính trị gia trẻ ở Vatican, từ các đảng phái và các nước khác nhau. Họ nói chuyện với một cung giọng khác hướng đến giao điểm. Điều này rất có giá trị! Họ không sợ vượt ra bên ngoài và tham gia vào đối thoại, trong khi vẫn sống đúng với bản thân. Họ can đảm! Tôi nghĩ chúng ta phải bắt chước điều này dựa trên một cuộc đối thoại giữa các thế hệ".
Liên quan đến chuyến tông du của ngài tại Thổ Nhĩ Kỳ, những bách hại tôn giáo và thậm chí có thể nói thẳng ra là chủ nghĩa khủng bố đã được đề cập đến. Đức Giáo Hoàng được hỏi ngài có tin rằng có thể đối thoại với các phần tử cực đoan về tôn giáo được không.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời: "Tôi không bao giờ xem một điều gì đó là vô phương cứu vãn, không bao giờ. Có lẽ đối thoại là không thể, nhưng đừng bao giờ đóng kín cửa. Có thể là khó đấy, người ta có thể nói là gần như không thể được, nhưng cánh cửa phải luôn rộng mở".
Chuyến tông du quốc tế cuối cùng của Đức Giáo Hoàng trong năm nay sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 2015, ngài sẽ bắt đầu năm mới bằng chuyến tông du Sri Lanka và Philippines vào giữa tháng Giêng.