Phỏng vấn Linh Mục Antonio Spadaro, giám đốc nguyệt san ”Văn minh Công Giáo”
Ngày mùng 5-11-2014 các nhà sách tại Italia đã bầy bán cuốn sách tựa đề ”Bên kia bức tường. Đối thoại giữa một người hồi giáo, một rabbi do thái và một kitô hữu”. Cuốn sách tập trung trên các buổi nói chuyện của cha Antonio Spadaro, tiến sĩ Omar Abboud và Rabbi Abraham Skorka, là hai nhân vật đã ôm hôn Đức Thánh Cha Phanxicô trước bức tường khóc tại Giêrusalem, khi Đức Thánh Cha đến cầu nguyện tại đây trong chuyến viếng thăm Thánh Địa các ngày từ 24 đến 26 tháng 5 năm nay 2014. Hình ảnh đó đã trở thành hình ảnh biểu tượng triều đại của Đức Phanxicô.
Nó lại càng là một biểu tượng mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh chính trị xã hội và tôn giáo căng thẳng tại Giêrusalem trong các ngày qua. Lý do là vì các tranh chấp giữa người Israel và người Palestine liên quan tới sân Đền Thờ Giêrusalem, nơi có đền thờ hồi giáo thuộc quyền kiểm soát của người Palestine xây trên nền Đền Thờ do thái xưa kia, nhưng giờ đây nhiều người Do thái muốn tái chiếm để tái thiết Đền Thánh của họ.
Hai nhóm Hamas và Jihad Islamica đã kêu gọi người Palestin ồ ạt xuống đường biểu tình tại Gaza, Giêrusalem và vùng Cisgiordania, để bầy tỏ liên đới với đền thờ El Aqsa, chống lại chủ trương do thái hóa thành Giêrusalem. Ngoài ra còn có sự kiện chính quyền Israel liên tục đưa ra các quyết định hạn chế số tín hữu hồi lên cầu nguyện trên đền thờ El Aqsa. Sheikh Azzam Al-Khatib, quản đốc đền thờ El Aqsa, cho biết cảnh sát Do thái đã cấm các công dân Palesstin dưới 35 tuổi đến cầu nguyện tại đây. Đền thờ hồi giáo El Aqsa thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Giordania, và ngày mùng 6-11-2014 nhà nước Amman đã triệu hồi đại sử của mình để phản đối các đường lối chính trị của chính quyền Israel. Trong các tuần qua cảnh sát đã hộ tống nhiều nhóm tín hữu do thái qúa khích vào cầu nguyện trong khu vực sân đền thờ. Và đã xảy ra các vụ đụng độ với các người Palestin biểu tình và các vụ tấn công chính đền thờ El Aqsa. Trong cuộc điện đàm với vua Abdallah của Giordania thủ tướng Netanyahu kể rằng đã có 150 tín hữu do thái cực đoan tụ tập nhau trong thành cổ Giêrusalem để tiến lên khu vực sân đền thờ.
Chính trong bối cảnh căng thẳng này, sự xuất hiện của cuốn sách ”Bên kia bức tường. Đối thoại giữa một người hồi giáo, một rabbi do thái và một kitô hữu” rất có ý nghĩa. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Cha Antonio Spadaro, giám đốc nguyệt san ”Văn minh Công Giáo” về cuốn sách này.
Ông Omar Abboud là người có thân phụ gốc Libăng, thân mẫu gốc Siria. Ông bà nội của ông đã di cư sang Argentina hồi thập niên 1930 để tìm các điều kiện sống tốt đẹp hơn. Ông nội ông đã thành lập nhà in El Nilo và đã xuất bản bản dịch Kinh Coran đầu tiên ra tiếng Tây Ban Nha, được dịch trực tiếp từ tiếng A Rập. Ông dậy tiếng Pháp, nhưng cũng rành tiếng Anh, tiếng Ý và biết một chút tiếng Đức và tiếng Nga. Ngày nay Argentina có khoảng 500 ngàn người hồi, nhưng có hơn 1 triệu người Argentina gốc vùng Trung Đông. Tại Flores và Buenos Aires các tín hữu Melkít, Hồi giáo, Do thái và Công Giáo quen sống hòa bình với nhau và tôn trọng nhau. Ông Omar Abboud đã sống kinh nghiệm này cùng với Đức Bergoglio từ mười năm nay và vẫn tiếp tục đồng hành với người bạn đã trở thành Giáo Hoàng.
Rabbi Abraham Skorka năm nay 64 tuổi là chuyên viên sinh vật lý học. ông là rabbi của cộng đoàn do thái Buenos Aires, giám đốc Trường rabbi Mỹ châu Latinh, kiêm giáo sư Thánh Kinh và nền Văn chương rabbi của trường, và là giáo sư danh dự về Luật do thái tại đại học el Salvador, Buenos Aires. Rabbi cũng là tác giả nhiều sách và đã cùng Đức Bergoglio đối thoại về nhiều đề tài như: Thiên Chúa, khuynh hướng hồi giáo qúa khích, người vô thần, cái chết, cuộc diệt chủng Do thái, đồng tính luyến ái, chế độ tư bản. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng và năm 2010 đã được đại học Công Giáo Buenos Aires trao tặng văn bằng tiến sĩ danh dự.
Hỏi: Thưa cha Spadaro, cuốn sách này nảy sinh từ đâu?
Đáp: Nó nảy sinh từ sự thu hút của một vòng tay ôm hôn, vòng tay ôm hôn được trao cho nhau trước Bức Tường Khóc giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, một tín hữu do thái là Rabbi Abraham Skorka và một thủ ]ãnh Hồi giáo là ông Omar Abboud. Vòng tay ôm hôn đó, sức mạnh của nó đã thành công trong việc chọc thủng bức tường, một bức tường mà chúng ta có thể nói là chia rẽ. Khi chúng ta nhận thức được sức manh của tình bạn, chúng ta cảm nhận được rằng tất cả các vũ khí chính đáng của ngoại giao và của các trung gian luôn có bên trong chúng một hình thức giả hình. Trái lại, tình bạn thì không: tình bạn đơn sơ và thẳng thắn. Vì thế tôi cho rằng vòng tay ôm hôn đó chỉ cho chúng ta một con đường, một con đường rất rõ ràng của một lộ trình dài, mà chúng ta không thể đi một mình.
Hỏi: Có thể nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô là một vị Giáo Hoàng luôn luôn đồng hành, nghĩa là luôn luôn bước đi cùng người khác, với những ai ngài gặp gỡ, chính ngài tiến lại gần người khác, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Đối với Đức Thánh Cha Thượng Hội Đồng Giám Mục là một lộ trình, một năng động, trước khi là một biến cố. Vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trong lộ trình đồng hành và việc cùng nhau bước đi đối với Đức Thánh Cha Phanxicô không chỉ là một chiến thuật hoán cải, nhưng là một cách thức sống cuộc sống của chúng ta trên trái đất này và để làm chứng cho Tin Mừng.
Hỏi: Có cái gì đã đánh động cha trong các buổi nói chuyện với ông Omar Abboud và rabbi Abraham Skorka, là hai người bạn lâu năm của Đức Thánh Cha Phanxicô?
Đáp: Đó là sự thân thiết và sức mạnh tình bạn mà Đức Thánh Cha Phanxicô có đối với hai người. Sách cũng kể lại các chi tiết rất sâu xa, sống động của tình bạn ấy. Khi nói chuyện với hai người tại Roma cũng như tại Buenos Aires, hai lần với cả hai vị tôi đã có thể tận mắt trông thấy các nơi trong đó họ sống. Chẳng hạn như thư viện của ông Omar Abboud, là người hồi giáo, lại có nhiều sách thần học kitô do chính Đức Thánh Cha tặng cho ông. Tôi ngạc nhiên khi trông thấy các sách đó trong thư viện của ông, và tôi đã hỏi ông tại sao và nhận ra rằng Đức Thánh Cha có mối dây bằng hữu rất mạnh mẽ với ông, và nó cũng đã trở thành sự thông truyền kinh nghiệm của sự khôn ngoan tôn giáo sâu xa và của niềm tin. Trong tương quan này có thể tiếp nhận sự khôn ngoan của người khác, khi nhìn vào ý nghĩa sâu xa, nghĩa là vượt qúa các hàng rào và các ngăn cách. Đây là một chứng tá sống động giúp chúng ta hiểu Đức Thánh Cha hơn, nhìn từ một viễn tượng do thái và từ một viễn tượng hồi giáo.
Hỏi: Thưa cha, ở ngoài bìa cuốn sách có viết một câu đã có trong lịch sử của thánh Phanxicô: ”Xây dựng hòa bình khó, nhưng sống mà không có hòa bình là một khổ đau bứt rứt”. Nói cho cùng, Đức Thánh Cha chỉ cho thấy con đường đơn sơ nhất, nhưng có lẽ là con đường thực sự là giải pháp cho hòa bình, nghĩa là con đường của sự đối thoaị và tình bạn, có phải thế không?
Đáp: Hòa bình rất khó mà đạt được, tuy nhiên đối với Đức Thánh Cha không thể đạt được bằng cách ngồi vào một bàn và thảo luận các ý tưởng trừu tượng. Quan niệm của ngài về đối thoại là một quan niệm rất cụ thể. Để đối thoại cần phải cùng nhau làm một cái gì đó. Cần phải cùng nhau xây dựng một cái gì đó. Đây là một chút bài học đến với chúng ta từ kinh nghiệm của ngài bên Argentina, nói cho cùng là một quốc gia đã được xây dựng trên sự di cư, và vì thế trên sự hợp lưu của các truyền thống tôn giáo rất khác nhau. Kinh nghiệm của các người này đó là họ không đi diễn thuyết, hay có các cuộc đối thoại trừu tượng, các cuộc hội luận bàn tròn, nhưng là đã cùng nhau xây dựng một cái gì đó, một mảnh xã hội, và đã cùng nhau suy tư về cái cùng nhau làm việc đó, rồi họ đã thành công đề nghị với chúng ta một mô thức đối thoại và một con đường cho hòa bình. (RG 5-11-2014)
Ngày mùng 5-11-2014 các nhà sách tại Italia đã bầy bán cuốn sách tựa đề ”Bên kia bức tường. Đối thoại giữa một người hồi giáo, một rabbi do thái và một kitô hữu”. Cuốn sách tập trung trên các buổi nói chuyện của cha Antonio Spadaro, tiến sĩ Omar Abboud và Rabbi Abraham Skorka, là hai nhân vật đã ôm hôn Đức Thánh Cha Phanxicô trước bức tường khóc tại Giêrusalem, khi Đức Thánh Cha đến cầu nguyện tại đây trong chuyến viếng thăm Thánh Địa các ngày từ 24 đến 26 tháng 5 năm nay 2014. Hình ảnh đó đã trở thành hình ảnh biểu tượng triều đại của Đức Phanxicô.
Nó lại càng là một biểu tượng mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh chính trị xã hội và tôn giáo căng thẳng tại Giêrusalem trong các ngày qua. Lý do là vì các tranh chấp giữa người Israel và người Palestine liên quan tới sân Đền Thờ Giêrusalem, nơi có đền thờ hồi giáo thuộc quyền kiểm soát của người Palestine xây trên nền Đền Thờ do thái xưa kia, nhưng giờ đây nhiều người Do thái muốn tái chiếm để tái thiết Đền Thánh của họ.
Hai nhóm Hamas và Jihad Islamica đã kêu gọi người Palestin ồ ạt xuống đường biểu tình tại Gaza, Giêrusalem và vùng Cisgiordania, để bầy tỏ liên đới với đền thờ El Aqsa, chống lại chủ trương do thái hóa thành Giêrusalem. Ngoài ra còn có sự kiện chính quyền Israel liên tục đưa ra các quyết định hạn chế số tín hữu hồi lên cầu nguyện trên đền thờ El Aqsa. Sheikh Azzam Al-Khatib, quản đốc đền thờ El Aqsa, cho biết cảnh sát Do thái đã cấm các công dân Palesstin dưới 35 tuổi đến cầu nguyện tại đây. Đền thờ hồi giáo El Aqsa thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Giordania, và ngày mùng 6-11-2014 nhà nước Amman đã triệu hồi đại sử của mình để phản đối các đường lối chính trị của chính quyền Israel. Trong các tuần qua cảnh sát đã hộ tống nhiều nhóm tín hữu do thái qúa khích vào cầu nguyện trong khu vực sân đền thờ. Và đã xảy ra các vụ đụng độ với các người Palestin biểu tình và các vụ tấn công chính đền thờ El Aqsa. Trong cuộc điện đàm với vua Abdallah của Giordania thủ tướng Netanyahu kể rằng đã có 150 tín hữu do thái cực đoan tụ tập nhau trong thành cổ Giêrusalem để tiến lên khu vực sân đền thờ.
Chính trong bối cảnh căng thẳng này, sự xuất hiện của cuốn sách ”Bên kia bức tường. Đối thoại giữa một người hồi giáo, một rabbi do thái và một kitô hữu” rất có ý nghĩa. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Cha Antonio Spadaro, giám đốc nguyệt san ”Văn minh Công Giáo” về cuốn sách này.
Ông Omar Abboud là người có thân phụ gốc Libăng, thân mẫu gốc Siria. Ông bà nội của ông đã di cư sang Argentina hồi thập niên 1930 để tìm các điều kiện sống tốt đẹp hơn. Ông nội ông đã thành lập nhà in El Nilo và đã xuất bản bản dịch Kinh Coran đầu tiên ra tiếng Tây Ban Nha, được dịch trực tiếp từ tiếng A Rập. Ông dậy tiếng Pháp, nhưng cũng rành tiếng Anh, tiếng Ý và biết một chút tiếng Đức và tiếng Nga. Ngày nay Argentina có khoảng 500 ngàn người hồi, nhưng có hơn 1 triệu người Argentina gốc vùng Trung Đông. Tại Flores và Buenos Aires các tín hữu Melkít, Hồi giáo, Do thái và Công Giáo quen sống hòa bình với nhau và tôn trọng nhau. Ông Omar Abboud đã sống kinh nghiệm này cùng với Đức Bergoglio từ mười năm nay và vẫn tiếp tục đồng hành với người bạn đã trở thành Giáo Hoàng.
Rabbi Abraham Skorka năm nay 64 tuổi là chuyên viên sinh vật lý học. ông là rabbi của cộng đoàn do thái Buenos Aires, giám đốc Trường rabbi Mỹ châu Latinh, kiêm giáo sư Thánh Kinh và nền Văn chương rabbi của trường, và là giáo sư danh dự về Luật do thái tại đại học el Salvador, Buenos Aires. Rabbi cũng là tác giả nhiều sách và đã cùng Đức Bergoglio đối thoại về nhiều đề tài như: Thiên Chúa, khuynh hướng hồi giáo qúa khích, người vô thần, cái chết, cuộc diệt chủng Do thái, đồng tính luyến ái, chế độ tư bản. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng và năm 2010 đã được đại học Công Giáo Buenos Aires trao tặng văn bằng tiến sĩ danh dự.
Hỏi: Thưa cha Spadaro, cuốn sách này nảy sinh từ đâu?
Đáp: Nó nảy sinh từ sự thu hút của một vòng tay ôm hôn, vòng tay ôm hôn được trao cho nhau trước Bức Tường Khóc giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, một tín hữu do thái là Rabbi Abraham Skorka và một thủ ]ãnh Hồi giáo là ông Omar Abboud. Vòng tay ôm hôn đó, sức mạnh của nó đã thành công trong việc chọc thủng bức tường, một bức tường mà chúng ta có thể nói là chia rẽ. Khi chúng ta nhận thức được sức manh của tình bạn, chúng ta cảm nhận được rằng tất cả các vũ khí chính đáng của ngoại giao và của các trung gian luôn có bên trong chúng một hình thức giả hình. Trái lại, tình bạn thì không: tình bạn đơn sơ và thẳng thắn. Vì thế tôi cho rằng vòng tay ôm hôn đó chỉ cho chúng ta một con đường, một con đường rất rõ ràng của một lộ trình dài, mà chúng ta không thể đi một mình.
Hỏi: Có thể nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô là một vị Giáo Hoàng luôn luôn đồng hành, nghĩa là luôn luôn bước đi cùng người khác, với những ai ngài gặp gỡ, chính ngài tiến lại gần người khác, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Đối với Đức Thánh Cha Thượng Hội Đồng Giám Mục là một lộ trình, một năng động, trước khi là một biến cố. Vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trong lộ trình đồng hành và việc cùng nhau bước đi đối với Đức Thánh Cha Phanxicô không chỉ là một chiến thuật hoán cải, nhưng là một cách thức sống cuộc sống của chúng ta trên trái đất này và để làm chứng cho Tin Mừng.
Hỏi: Có cái gì đã đánh động cha trong các buổi nói chuyện với ông Omar Abboud và rabbi Abraham Skorka, là hai người bạn lâu năm của Đức Thánh Cha Phanxicô?
Đáp: Đó là sự thân thiết và sức mạnh tình bạn mà Đức Thánh Cha Phanxicô có đối với hai người. Sách cũng kể lại các chi tiết rất sâu xa, sống động của tình bạn ấy. Khi nói chuyện với hai người tại Roma cũng như tại Buenos Aires, hai lần với cả hai vị tôi đã có thể tận mắt trông thấy các nơi trong đó họ sống. Chẳng hạn như thư viện của ông Omar Abboud, là người hồi giáo, lại có nhiều sách thần học kitô do chính Đức Thánh Cha tặng cho ông. Tôi ngạc nhiên khi trông thấy các sách đó trong thư viện của ông, và tôi đã hỏi ông tại sao và nhận ra rằng Đức Thánh Cha có mối dây bằng hữu rất mạnh mẽ với ông, và nó cũng đã trở thành sự thông truyền kinh nghiệm của sự khôn ngoan tôn giáo sâu xa và của niềm tin. Trong tương quan này có thể tiếp nhận sự khôn ngoan của người khác, khi nhìn vào ý nghĩa sâu xa, nghĩa là vượt qúa các hàng rào và các ngăn cách. Đây là một chứng tá sống động giúp chúng ta hiểu Đức Thánh Cha hơn, nhìn từ một viễn tượng do thái và từ một viễn tượng hồi giáo.
Hỏi: Thưa cha, ở ngoài bìa cuốn sách có viết một câu đã có trong lịch sử của thánh Phanxicô: ”Xây dựng hòa bình khó, nhưng sống mà không có hòa bình là một khổ đau bứt rứt”. Nói cho cùng, Đức Thánh Cha chỉ cho thấy con đường đơn sơ nhất, nhưng có lẽ là con đường thực sự là giải pháp cho hòa bình, nghĩa là con đường của sự đối thoaị và tình bạn, có phải thế không?
Đáp: Hòa bình rất khó mà đạt được, tuy nhiên đối với Đức Thánh Cha không thể đạt được bằng cách ngồi vào một bàn và thảo luận các ý tưởng trừu tượng. Quan niệm của ngài về đối thoại là một quan niệm rất cụ thể. Để đối thoại cần phải cùng nhau làm một cái gì đó. Cần phải cùng nhau xây dựng một cái gì đó. Đây là một chút bài học đến với chúng ta từ kinh nghiệm của ngài bên Argentina, nói cho cùng là một quốc gia đã được xây dựng trên sự di cư, và vì thế trên sự hợp lưu của các truyền thống tôn giáo rất khác nhau. Kinh nghiệm của các người này đó là họ không đi diễn thuyết, hay có các cuộc đối thoại trừu tượng, các cuộc hội luận bàn tròn, nhưng là đã cùng nhau xây dựng một cái gì đó, một mảnh xã hội, và đã cùng nhau suy tư về cái cùng nhau làm việc đó, rồi họ đã thành công đề nghị với chúng ta một mô thức đối thoại và một con đường cho hòa bình. (RG 5-11-2014)